Trong chiến lược phát triển du lịch năm 2010, mục tiêu cụ thể phát triển du lịch Việt Nam được xác định đến năm 2010 đón 5,5 triệu đến 6 triệu lượt khách quốc tế tăng 3 lần so với năm 2000 và 25 triệu lượt khách nội địa tăng gấp hơn hai lần so với năm 2000 tạo thêm 100.000 lao động trực tiếp và 1 triệu lao động gián tiếp cho xã hội. Năm 2020 phấn đấu đạt 10 đến 11 triệu lượt khách quốc tế và 35 triệu lượt khách nội địa, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD vào năm 2010, đưa tổng sản phẩm du lịch (GDP) đạt xấp xỉ 6% tổng GDP cả nước. Tốc độ tăng GDP trung bình cho thời kỳ đạt 11,5 % đến 12% trên năm.
Nhìn vào số liệu trên chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc phát triển kinh doanh du lịch nói chung và việc phát triển kinh doanh lữ hành nội địa nói riêng đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhận biết được thực tế đó cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng luôn phát huy hết khả năng, năng lực của mình để hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ sở vật chất kỹ thuật, triển khai hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa có hiệu quả và dần tự khẳng định mình trên thị trường.
75 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thuộc Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác mối quan hệ giữa các doanh nghiệp du lịch khác...
b. Tổ chức bán
Xí nghiệp bán các chương trình du lịch trọn gói cho khách hàng một cách trực tiếp và thông qua các đại lý du lịch và các doanh nghiệp khác. Hiện tại Xí nghiệp kết hợp với một số đối tác trong việc cùng tham gia hoạt động bán và nhận khách như Công ty du lịch Hà Nội, Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội, Công ty du lịch Sài Gòn Tourist, Công ty du lịch Hoà Bình, Vinatour... Do Xí nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực du lịch đường sông là chủ yếu nên trong thường hợp Xí nghiệp có những khách lẻ có nhu cầu đi du lịch đường bộ ở các tuyến điểm khác mà số khách không đủ để tổ chức một chương trình du lịch thì Xí nghiệp có thể bán cho các công ty, đại lý trên và ngược lại. Do Xí nghiệp có chương trình khách lẻ, ở một vài tuyến điểm du lịch cho nên chính sách phân phối hiện nay là gom khách lẻ thành đoàn. Do vậy việc sử dụng các đại lý là cần thiết nhưng chi phí trung gian thì lớn nên lợi nhuận thấp và luôn phải phụ thuộc họ vào để đánh giá.
Khi bán các chương trình du lịch Xí nghiệp đã kỹ kết hợp đồng cụ thể giữa bên bán và bên mua, nội dung hợp đồng bao gồm:
+ Tên hợp đồng, thời gian, địa điểm soạn thảo
+ Tên và địa chỉ của doanh nghiệp
+ Tên và địa chỉ khách hàng
+ Địa điểm và thời gian xuất phát kết thúc hành trình
+ Các điều kiện cụ thể về phương tiện vận chuyển, ăn uống...
+ Số lượng khách tối thiểu
+ Giá trọn gói và phương thức thanh toán
+ Cam đoan của khách hàng về hợp đồng
2.2.1.3 Công tác tổ chức thực hiện các chương trình du lịch
Để tổ chức thực hiện các chương trình du lịch thì Xí nghiệp đã cử người dẫn đoàn làm nhiệm vụ thay mặt Xí nghiệp dẫn đoàn khách đi du lịch theo lịch trình đã định. Người dẫn đoàn chịu trách nhiệm về toàn bộ việc điều hành, quản lý, giám sát hướng dẫn toàn bộ hoạt động của đoàn khách du lịch từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Người dẫn đoàn làm công việc sau:
+ Giao dịch với đối tác cung cấp dịch vụ
+ Nhận thông báo của khách về những vấn đề liên quan đến các nhà cung ứng dịch vụ
+ Cung cấp các thông tin cho khách về: phong tục tập quán nơi đến, các dịch vụ sẽ cung cấp cho khách, các dịch vụ khác ngoài chương trình...
+ Thường xuyên liên lạc với bộ phận điều hành của Xí nghiệp để có những phương án giải quyết những vấn đề phát sinh trong chuyến đi.
Ví dụ: Khi thực hiện chương trình du lịch
Hà Nội - Đền Đầm - Đền Đại Lộ - Đền Chử Đồng Tử - Bát Tràng
Người dẫn đoàn của Xí nghiệp làm những công việc sau:
+ Gặp đoàn khách để nhận đoàn
+ Đưa khách lên tàu
+ Hướng dẫn khách ăn uống đi lại trên tàu
+ Nghe những yêu cầu riêng của khách để sử lý
+ Dẫn dắt đoàn trong suốt chương trình từ Hà Nội đến Bát Tràng
+ Có thách nhiệm hướng dẫn thuyết minh cho khách về lịch sử của mỗi điểm đến và trả lời những câu hỏi của khách…
+ Đưa khách về Hà Nội
+Xin phiếu đánh giá của khách hàng
2.2.1.4 Công tác thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng.
Sau khi kết thúc chương trình Xí nghiệp tiến hành thanh quyết toán hợp đồng trên các báo cáo của người dẫn đoàn. Tuy nhiên trong các mẫu báo cáo người dẫn đoàn mới chỉ dừng lại ở việc thanh quyết toán các khoản tiền chi phí cho chuyến đi chứ chưa nêu lên được được tình hình cụ thể trong chương trình như việc có thực hiện đầy đủ các dịch vụ trong chương trình hay không? chưa thể hiện được sự phục vụ của các đối tác cung cấp dịch vụ…Xí nghiệp cũng đã rút kinh nghiệm sau mỗi chương trình thông qua các phiếu điều tra của khách nhưng việc thực thi công việc này còn rất nhiều hạn chế, nguyên nhân không chỉ do Xí nghiệp mà còn do những yếu tố khách quan khác.
2.2.2 Các yếu tố phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Xí nghiệp đầu tư và phát triển Du lịch Sông Hồng.
2.2.2.1. Tình hình lao động của Xí nghiệp
Đây là nguồn lực cơ bản để phát triển hoạt đông kinh doanh lữ hành của Xí nghiệp. Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng có 43 lao động mà đảm nhiệm một khối lượng công việc khá lớn. Trong số đó có 33 người lao động trực tiếp, số còn lại là lao động gián tiếp.Trước một thực tế là số lao động không đáp ứng được nhu cầu khi vào mùa vụ du lịch. Vào chính vụ từ tháng1đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng hết tháng 11 công việc nhiều nên nhiều khi Xí nghiệp phải bố trí lao động không “đúng người đúng việc”. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong công việc, nhưng cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp vẫn cố gắng khắc phục để làm tốt công việc của mình . Bên cạnh sự nỗ lực của toàn Xí nghiệp, thì Xí nghiệp luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các phòng, ban và các bộ phận khác của Công ty. Tình hình lao động của Xí nghiệp được thể hiện qua (bảng 2.2).
Bảng 2: Cơ cấu lao động của Xí nghiệp
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
2004
2005
So sánh 2005/2004
+/-
%
1
Tổng số lao động
Người
43
43
0
0
2
2.1
2.2
2.3
Lao động gián tiếp
-Tỷ trọng
Ban giám đốc
Bộ phận kế toán
Bộ phận hành chính
Người
%
Người
Người
Người
10
23,26
3
4
3
11
25,58
3
4
4
1
(0.657)
0
0
1
110
-
0
0
133,33
3
3.1
3.2
3.3
Lao động trực tiếp
-Tỷ trọng
Bộ phận kinh doanh
Đội tàu
Bộ phận bảo vệ
Người
%
Người
Người
Người
33
76,74
11
19
3
32
74,42
12
18
2
-1
(-2,32)
1
-1
-1
96,97
-
109,09
94,74
66,67
4
4.1
4.2
Lao động theo giới tính
-Nam giới
Tỷ trọng
-Nữ giới
Tỷ trọng
Người
%
Người
%
25
58,14
18
41,86
23
53,49
20
46,51
-2
(- 4,65)
2
4,65
92
-
111,11
-
5
5.1
5.2
5.3
Trình độ lao động
- Đại học
Tỷ trọng
- Trung cấp
Tỷ trọng
-Sơ cấp
Tỷ trọng
Người
%
Người
%
Người
%
13
30,23
21
48,84
9
20,93
15
34,78
21
48,84
7
16,28
3
(4,55)
0
0
-2
0
115,38
-
0
-
77,78
-
6
Độ tuổi bình quân
Tuổi
36,8
36,2
0,6
98,37
Qua biểu cơ cấu lao động của Xí nghiệp ta thấy: Số lao động năm 2005 tăng so với năm 2004 không biến động nhưng:
- Lao động gián tiếp năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1 người tương ứng với 10%. Trong đó: Ban giám đốc và bộ phận kế toán không thay đổi trong hai năm vừa qua, bộ phận hành chính năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1 người tương ứng với 33,33%.
- Lao động trực tiếp năm 2005 giảm so với năm 2004 là 1 người tương ứng với giảm 3,03%. Trong đó: Bộ phận kinh doanh năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1 người tương ứng với tỷ lệ 9,09%, đội tàu giảm 1 người tương ứng với tỷ lệ giảm 5,26 %, bộ phận bảo vệ giảm 1 người tương ứng với tỷ lệ giảm 33,33%.
- Lao động nam giới năm 2005 giảm so với năm 2004 là 2 người tương ứng với tỷ lệ giảm 8%. Lao động nữ giới tăng 2 người tương ứng với 11.11%.
- Số người có trình độ đại học năm 2005 tăng so với năm 2004 tăng 2 người tương ứng với tỷ lệ 15,38%. Số người có trình độ trung cấp không biến động trong hai năm vừa qua. Số người có trình độ sơ cấp giảm 2 người tương ứng với giảm 22,22 %.
Độ tuổi lao động bình quân của Xí nghiệp năm 2005 so với năm 2004 giảm 0.6 tuổi tương ứng với giảm 1,63%. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đang dần trẻ hoá đội ngũ lao động, đưa những người có trình độ cao vào làm việc, góp phần nâng cao hiệu quả lao động.
Hiện nay, lao động của Xí nghiệp có trình độ cao là 15 người nhưng trong số đó chỉ có 4 người có bằng cấp về du lịch mà thôi, do đó việc quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch của Xí nghiệp chưa thật sự tốt. Việc bố trí cơ cấu lao động cũng chưa hợp lý, nguyên nhân là do có một số bộ phận phải đảm trách cùng một lúc công việc của nhiều người nên gây nên hiện tượng quá tải công việc vào mùa vụ du lịch. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. Số lao động nữ giới và nam giới hiện nay của Xí nghiệp gần tương đương nhau, với mức độ công việc như hiện nay thì con số này rất tốt, đảm bảo cho sự tương hỗ lẫn nhau trong mọi công việc.
Một bất lợi lớn đối với Xí nghiệp hiện nay là lao động có trình độ ngoại ngữ còn rất thấp. Hiện nay trong Xí nghiệp chỉ có khoảng 3 người có trình độ C, 2 người trình độ B, 5 người trình độ A số còn lại không biết ngoại ngữ. Vì vậy, nếu Xí nghiệp đầu tư thu hút khách du lịch quốc tế thì còn rất nhiều hạn chế.
2.2.2.2 Vốn và cơ sở vất chất kỹ thuật
* Nguồn vốn của Xí nghiệp: Bao gồm vốn kinh doanh tự có và các nguồn vốn huy động khác khi cần thiết. Đây là điều kiện rất cần thiết để phát triển hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp, ở nước ta dường như nhịp độ tăng trưởng du lịch tương ứng với nhịp độ đổi mới. Du lịch nước ta đang ở bước khởi đầu nên vấn đề về vốn kinh doanh của Xí nghiệp càng trở nên quan trọng và bức thiết. Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng trực thuộc Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long nên Xí nghiệp được sự giúp đỡ rất lớn về tài chính, chính vì vậy mà Xí nghiệp luôn có một nguồn tài chính ổn định và vững chắc. Hiện nay nguồn vốn cố định mà Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng có là 6394 triệu đồng được công ty cung cấp dùng cho hoạt động kinh doanh lữ hành và kinh doanh các dịch vụ khác.
Hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của Xí nghiệp trong hai năm vừa qua đă có những bước phát triển đáng mừng, lượng khách mà kinh doanh lữ hành đón được tăng lên đáng kể. Chính vì vậy trong hoạt động kinh doanh lữ hành rất cần có nguồn tài chính tốt để mở rộng phát triển. Trong thời gian tới Xí nghiệp cần tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh lữ hành để xây dựng hoạt động kinh doanh này thành hoạt động mang lại doanh thu lợi nhuận cao nhất cho Xí nghiệp đúng như tiềm năng của nó. Nguồn vốn này có thể xin hỗ trợ thêm từ phía Công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long hoặc là huy động thêm từ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp, kêu gọi sự đầu tư từ các bạn hàng, các cổ đông khác.
*Cơ sở vật chất kỹ thuật của Xí nghiệp
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ cùng với các yếu tố về kinh tế xã hội đă đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trong công ty mở rộng và đa dạng. Đặc biệt đối với Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng tuy mới đi vào hoạt động đã gặp không ít những khó khăn, thử thách song Xí nghiệp đã phát triển chiến lược kinh doanh trong đó có kinh doanh lữ hành là chủ yếu .
Như phần trước đă đề cập, Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng có đầy đủ trang thiết bị tiện nghi phục vụ đáp ứng những mong muốn, yêu cầu của khách du lịch khi đến với Xí nghiệp. Văn phòng của Xí nghiệp trang thiết bị một số đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc kinh doanh lữ hành bao gồm: một máy vi tính, một máy in, một máy Fax, hai máy điện thoại, hai quạt bàn, hai tủ đứng để đựng các tài liệu của Xí nghiệp, một bộ bàn ghế dùng để tiếp khách. Nói chung việc bố trí trang thiết bị tại văn phòng của Xí nghiệp là hợp lý thuận lợi cho việc đón giao dịch với khách. Một số trang thiết bị của Xí nghiệp rất hiện đại như máy vi tính, máy in, máy Fax phục vụ tốt cho công việc kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số trang thiết bị còn kém hiện đại và thô sơ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách cũng như nhu cầu của cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp như bộ bàn ghế để đón tiếp khách, hai tủ đựng tài liệu. Đây là hai trang thiết bị tưởng như không quan trọng đối với Xí nghiệp nhưng lại rất cần thiết góp phần tạo bộ mặt ấn tượng cho du khách khi đến với Xí nghiệp .
Văn phòng của Xí nghiệp lại nằm ngay sát bến Chương Dương nên rất thuận lợi cho việc tiếp xúc với khách. Cùng với sự giúp đỡ của toàn công ty, Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng đang dần hoàn thành các tour trọn gói đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của khách.
Về phương tiện vận chuyển: Hiện nay Xí nghiệp có 3 tàu Hà Nội 3, Sông Hồng 5, và Thăng Long, tuy nhiên các tàu này còn kém thẩm mỹ và độ chạy tàu thấp từ 12-15km/h. Hiện nay, nhu cầu du lịch của thị trường ngày càng phát triển đặc biệt là thủ đô Hà Nội , nhịp độ tăng trưởng kinh tế chung ngày càng lớn, ngành du lịch cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân thủ đô và cả nước nhất là khách du lịch nước ngoài đến thủ đô Hà Nội. Cùng với việc quy hoạch tổng thể kè hai bờ của tuyến sông Hồng là việc xây dựng cảng hành khách dành riêng cho du lịch cuả thủ đô Hà Nội và kết hợp với các địa phương xung quanh Hà Nội xây dựng các bến đỗ tàu thuỷ tại những nơi có điểm du lịch nổi tiếng thường được các khách du lịch đến tham quan, nghỉ mát thì các phương tiện vận tải thuỷ của Xí nghiệp chỉ phục vụ khách được trên những luồng tuyến ngắn và có hai tàu đã quá cũ không còn phù hợp đưa vào vận chuyển du lịch đó là tàu Hà Nội 3 và tàu Thăng Long.
2.2.2.2 Hệ thống sản phẩm lữ hành của Xí nghiệp
Hiện nay, Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng chỉ tổ chức các chương trình du lịch kết hợp và các chương trình du lịch bị động. Xí nghiệp hiện mới chỉ hoạt động với 2 chương trình chủ yếu sau:
Chương trình 1: Hà Nội- Đền Dầm - Đền Đại Lộ - Đền Chử Đồng Tử- Bát Tràng
8 h 00: Tàu rời bến xuôi theo dòng sông Hồng
10h00: Quý khách lên bờ thăm đền Dầm, đền Đại Lộ .
11h00: Quý khách trở lại tầu , xuôi theo dòng sông Hồng đến đền Chử Đồng Tử.
11h30: Lên bờ tham quan đền Chử ĐồngTử.
12h00: Lên tàu và ăn trưa trên tàu
12h30: Tàu tiếp tục ngược dòng sông Hồng .
14h30: Quý khách lên tham quan và mua đồ lưu niệm tại Bát Tràng .
15h30: Quý khách lên tàu trở về Hà Nội
16h30: Tàu trở về bến Hà Nội
Chương trình 2:Hà Nội- Đền Gióng- Chùa Kiến Sơ- Đền Mẫu- Chùa Bồ Đề-Hà Nội
8 h00 : Tàu rời bến ngược dòng sông Hồng
10h30: Quý khách lên tham quan quần thể đền Gióng, đền Mẫu, Chùa KiếnSơ
12h : Quý khách trở lại tàu và ăn trưa trên tàu
12h30: Tàu tiếp tục cuộc hành trình ngược dòng sông Đuống.
15h00: Quý khách lên tham chùa Bồ Đề.
16h00: Tàu trở về Hà Nội
16h30: Tàu Về bến kết thúc chương trình
Ngoài ra vào các dịp lễ, nôen, rằm trung thu…, Xí nghiệp còn tổ chức chương trình “Đêm hội Sông Hồng” với các hoạt động kéo dài từ 8h00 đến 10h30 tối. Trong đó có ca nhạc dân tộc như hát Quan Họ kèm theo đó là dự tiệc ngọt thả đèn hoa đăng cầu may trên sông Hồng.
Đối với những chương trình du lịch một ngày này đối tượng khách chủ yếu của Xí nghiệp là khách đi theo đoàn như học sinh, sinh viên và những người trung tuổi. Mức chi tiêu của những đối tượng khách này thường thấp nhưng bù lại họ thường đi theo đoàn với số lượng đông nên cũng góp phần quan trọng tăng lợi nhuận cho Xí nghiệp. Tuy nhiên với vị trí rất thuận lợi là Xí nghiệp nằm trên địa bàn Hà Nội nơi tập trung rất đông học sinh, sinh viên từ khắp mọi miền của đất nước nhưng cho đến thời điểm hiện nay lượng khách này đến với Xí nghiệp so với các công ty khác còn thấp nên chưa đạt được hiệu quả cao.
Chương trình du lịch Sông Hồng được xây dựng, tổ chức nhằm khai thác phục vụ cho thị trường mục tiêu là Hà Nội. Do vậy, các chuyến đi về mặt địa lý chỉ bao gồm 70 km sông lấy bến Chương Dương điểm xuất phát làm tâm điểm, đảm bảo cho khách có thể đi về trong ngày. Tài nguyên du lịch vùng ven sông rất đa dạng nhưng trong các điểm đến Xí nghiệp chỉ có thể đưa khách đến những nơi cách bến sông khoảng 1đến 2 km thôi. Nhiều di tích nằm sát bờ sông như chùa Bồ Đề, đền Đa Hoà, Đình Chèm, Đền Dầm…..và một số làng nghề thủ công truyền thống như Bát Tràng…thì đều được đưa vào tour du lịch.
Ngoài ra Xí nghiệp cũng đã đưa vào hoạt động kinh doanh ba chương trình du lịch khác như:
Chương trình 3: Hà Nội- Chùa Bút Tháp - làng Tranh Đông Hồ
Chương trình 4: Hà Nội- Chùa Bồ Đề –Bát Tràng
Chương trình 5: (20 đến 22h30): Đêm hội sông Hồng
Tuy nhiên, trong số các chương trình du lịch trên chỉ có chương trình 1 là được thực hiện thường xuyên và dường như có sức hấp dẫn nhất đối với du khách. Vì chương trình 1 vừa có thể là du lịch lễ hội đền chùa cũng có thể là du lịch mua sắm được. Từ năm 1999, trở lại đây Xí nghiệp vẫn duy trì chương 1 như cũ không có cải tiến , đổi mới một chút nào.
Chương trình 2,3 ít được thực hiện vì từ bến đỗ thuyền vào đến các chương trình tham quan cách xa đến 2 cây số. Do đó Xí nghiệp rất khó có thể tổ chức được. Đây chính là yếu điểm của Xí nghiệp. Trong hai chương trình này thì chương trình 2 thực hiện được 4% tổng các chương trình còn chương trình 3 chưa thực thi được lần nào.
Chương trình 4: nếu được thực hiện thì Xí nghiệp sẽ thu được lợi nhuận rất ít vì tàu chỉ chạy nửa ngày. Thực tế hiện nay tour này thường xuyên được thực hiện đối với đơn đặt hàng của Saigon Tourist.
Xí nghiệp cũng đang cố gắng để biến chương trình 5 thành chương trình du lịch chủ động vào các tối thứ bẩy hàng tuần. Đây là chương trình mới được xây dựng năm 2001 nhưng tiến độ thực hiện còn chậm.
Tuy nhiên về bến bãi hiện nay Xí nghiệp đang quản lý và khai thác bến tàu khách 42 Chương Dương Độ – Hà Nội. Nhưng điều kiện văn phòng, sân bến đón khách trước khi lên tàu chưa có , đường vào bến bị nhiều yếu tố. Chật hẹp ,các phương tiện bộ lấn chiếm lòng đường, vệ sinh môi trường, ánh sáng chưa được đảm bảo, cầu bến chưa được nâng cấp cải tạo, luồng lạch ra vào bến chưa ổn định, chưa có nhà gửi xe cho khách. Với tiềm năng và tầm quan trọng của sông Hồng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thủ đô và đất nước, UBND thành phố Hà Nội, đã có dự án kè hai bờ Sông Hồng đoạn đi qua Hà Nội và chỉnh trị dòng chảy cùng với quy hoạch phát triển thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2010 phát triển kinh tế xã hội thủ đô về hai bên phía bờ sông, ưu tiên phát triển mạnh về phía Bắc. Sông Hồng sẽ giữ vị trí trung tâm và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nhân dân thủ đô không những thuận tiện cho giao thông đi lại mà còn là nơi vui chơi giải trí bổ ích cho người dân thủ đô và đặc biệt có ý nghĩa vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Thị trường khách hàng
Hiện tại Xí nghiệp đầu tư và phát triển Du lịch Sông Hồng mới chỉ thực hiện đựoc các tour du lịch ngắn ngày với khoảng cách không xa Hà Nội. Chính vì vậy mà khả năng cung ứng sản phẩm cuả Xí nghiệp cho thị trường không phong phú và đa dạng nên chưa thu hút được đông đảo khách du lịch.
Thị trường khách hiện tại của Xí nghiệp là khách nội địa, đặc điểm của khách nội địa này là họ đi du lịch với mục đích tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam thắng cảnh ở khắp mọi miền đất nước. Đối tượng khách tiêu dùng sản phẩm của Xí nghiệp chủ yếu là khách công vụ, những cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp, các tỉnh huyện. Vì vậy họ có mức chi tiêu cao hơn đối tượng khách là học sinh, sinh viên và thời gian đi du lịch của họ thường dài hơn. Do đó lợi nhuận mà Xí nghiệp thu được từ đối tượng khách này thường cao hơn so với đối tượng khách khác. Việc đi sâu vào khai thác thị trường khách này được Xí nghiệp chú trọng để đầu tư phát triển. Như vậy hiện nay Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng đang chú trọng đi vào khai thác thị trường khách du lịch nội địa đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu đặt ra của việc phát triển bền vững cả dưới góc độ về kinh tế và góc độ về xã hội.
* Thị trường khách hàng hiện tại
Đối với Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng thì khách du lịch hiện tại chủ yếu là khách du lịch nội địa với quy mô hẹp khách chủ yếu là nằm ở địa bàn Hà Nội mà khách du lịch ở địa phận cách xa Hà Nội thì rất ít biết đến Xí nghiệp. Do Xí nghiệp có quy mô nhỏ, các nguồn lực về tài chính và con người còn khó khăn nên Xí nghiệp chưa đi vào khai thác thị trường khách quốc tế. Bởi vì khách quốc tế có nhu cầu rất cao để đáp ứng nhu cầu của họ đòi hỏi Xí nghiệp phải có một lượng vốn lớn đồng thời cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp ngoài kiến thức chuyên môn phải có trình độ ngoại ngữ giỏi thì mới đáp ứng được yêu cầu của họ. Mà các điều kiện này Xí nghiệp còn rất hạn chế cả về nguồn vốn và nguồn nhân lực.
Xí nghiệp tập trung đi sâu vào khai thác thị trường khách du lịch nội địa bởi vì khách du lịch nội điạ là khách đòi hỏi các điều kiện như trình độ ngoại ngữ, lượng vốn thấp hơn so với khách quốc tế. Nếu như khách du lịch quốc tế là đối tượng được tập trung chú ý như một nguồn thu ngoại tệ chính của ngành du lịch thì khách nội địa có vai trò duy trì sự phát triển và tăng trưởng chung cho toàn ngành du lịch. Việc khuyến khích được người dân trong nước đi du lịch đã tạo điều kiện phân phối lại thu nhập giữa các thành phần lao động trong xã hội, hỗ trợ tích cực cho các chương trình cứu trợ của chính phủ như chương trình xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ nhận thức cho cộng đồng.
*Thị trường khách hàng tiềm năng
Kể từ khi Nhà nước và Chính phủ ta thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam thì đã có rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để làm ăn để đi du lịch, tham quan nghỉ ngơi đây là nguồn khách du lịch rất lớn. Mức thu nhập của người nước ngoài cao hơn mức thu nhập của người dân Việt Nam chính vì vậy mà mức chi tiêu của họ rất lớn. Chính vì vậy mà mức chi tiêu của họ rất lớn. Bởi lẽ đó mà trong những năm tới Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng sẽ mở rộng thị trường ngoài việc tổ chức các tour du lịch đường sông Xí nghiệp sẽ mở thêm các tour du lịch đường bộ không chỉ phục vụ khách du lịch trong nước mà còn phục vụ khách du lịch nước ngoài, tổ chức các tour du lịch sang các nước láng giềng đặc biệt là Trung Quốc. Mấy năm trở lại đây khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam rất đông nhưng mức chi tiêu của họ thường không cao từ 30 đến 35 USD/1người/1ngày và thời gian lưu trú của họ rất ngắn từ 2 đến 3 ngày. Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng có lợi thế lớn là một bộ phận của Công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long, mà công ty này là một công ty lớn với quy mô hoạt động với nhiều lĩnh vực. Do đó Xí nghiệp được công ty quảng bá và thu hút được đông đảo khách là bạn hàng hay đối tác kinh doanh của công ty mẹ. Không chỉ là người trong nước mà còn cả người nước ngoài. Trong những năm tới Công ty du lịch thương mại và tổng hợp Thăng Long nói chung và Xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng nói riêng phải tập trung nghiên cứu kỹ thị trường để có thể nắm bắt tốt các cơ hội để mở rộng thị trường, mở rộng kinh doanh thoả mãn tất cả mọi nhu cầu đi du lịch của cả khách trong nước và khách quốc tế, từ người có thu nhập cao đến người có thu nhập thấp.
Những khó khăn mà Xí nghiệp gặp phải khi khai thác nguồn khách quốc tế:
- Đòi hỏi về sản phẩm cho khách quốc tế rất cao, cả về chất lượng thiết kế lẫn chất lượng thực hiện chương trình du lịch.
- Trình độ hướng dẫn viên chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
2.2.3 Các biện pháp phát triển hoạt đông kinh doanh lữ hành nội địa mà Xí nghiệp đang áp dụng
Trong những năm vừa qua mặc dù có sự cạnh tranh hết sức gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoạt động trong cả nước nhưng với sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp, hoạt động kinh doanh lữ hành của Xí nghiệp đang từng bước phát triển và đứng vững trên thị trường. Để đạt được kết quả đó Xí nghiệp đã thực hiện một số biện pháp sau đây:
2.2.3.1 Chính sách về sản phẩm
Sản phẩm của Xí nghiệp là các tour du lịch, Xí nghiệp bán ra các tour du lịch của mình đồng thời tổ chức các đoàn khảo sát các tour du lịch mới. Đặc biệt Xí nghiệp đã tập trung nghiên cứu kỹ các nhu cầu của khách để đa ra các chương trình phù hợp và có hiệu quả. Khách có nhu cầu đi du lịch có thể lựa chọn một số chương trình du lịch trọn gói khác nhau, các chương trình đều được Xí nghiệp xây dựng, tính toán giá cả, các tour đều được ghi đầy đủ lịch trình chi theo từng ngày, thậm chí ghi cả Km vận chuyển để khách không thắc mắc. Xí nghiệp đã thực hiện chính sách hạ giá sản phẩm tuỳ theo nhu cầu của khách khác nhau và khả năng thanh toán của họ. Với khách đi theo đoàn Xí nghiệp có chương trình du lịch riêng với chất lượng cao và mức giá thấp hơn đồng thời có thể xây dựng theo nhu cầu của đoàn. Các chương trình tự chọn phong phú đã phần nào thoả mãn nhu cầu của khách. Bên cạnh những ưu điểm về chính sách sản phẩm, Xí nghiệp còn có hạn chế là Xí nghiệp mới chỉ chú trọng đầu tư vào việc khai thác du lịch đờng sông mà chưa chú trọng vào việc phát triển du lịch ở các lĩnh vực khác. Chính vì vậy mà việc phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của Xí nghiệp còn rất nhiều hạn chế.
2.2.3.2 Chính sách xúc tiến quảng cáo
Như đã đề cập ở mục (2.2.1.2) Xí nghiệp đã đầu tư cho việc xúc tiến quảng cáo bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên công tác xúc tiến quảng cáo của Xí nghiệp vẫn chưa được coi trọng, do Xí nghiệp nhận thấy lợi thế hoạt động kinh doanh của mình là độc quyền, không có đối thủ canh tranh nên đã hờ hững với chính sách này. Do đó việc đầu tư kinh phí, lực lượng lao động cho hoạt động này còn hạn hẹp, chính vì vậy đối tượng khách của Xí nghiệp có quy mô rất hẹp, chủ yếu là khách du lịch trong thành phố.
Hiện tại Xí nghiệp quảng cáo trên các tờ rơi, tập gấp là chủ yếu. Xí nghiệp trực tiếp phát cho các khách du lịch đến mình và nhờ họ thông tin cho các khách khác hoặc gửi các tờ rơi tập gấp đến các đơn vị có nhu cầu. Tuy nhiên, hoạt động này không diễn ra thường xuyên và liên tục, Xí nghiệp mới chỉ hoạt động một cách ngắt quãng trong một số thời điểm nhất định. Vì vậy, chưa thu hút được đông đảo khách và chưa khơi dậy được nhu cầu của họ với chương trình du lịch của Xí nghiệp.
2.2.3.3 Chính sách phân phối
Với kênh phân phối khác nhau, Xí nghiệp sử dụng cho những loại khách khác nhau. Với lo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0109.doc