LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Sự cần thiết phải huy động vốn đối với các doanh nghiệp
1.2. Các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp.
1.2.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp.
1.2.2. Các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn
của doanh nghiệp
1.3.1. Yếu tố chủ quan.
1.3.2. Yếu tố khách quan
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY XNK HAI BÀ TRƯNG
2.1. Khái quát về công ty XNK Hai Bà Trưng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
2.1.3. Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
2.2. Thực trạng huy động vốn tại công ty XNK Hai Bà Trưng
2.2.1. Vốn chủ sở hữu
2.2.2. Vay vốn ngân hàng.
2.2.3. Sử dụng các hình thức tín dụng thương mại
2.3. Đánh giá tình hình huy động vốn tại công ty
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI CÔNG TY XNK HAI BÀ TRƯNG
3.1. Nhu cầu vốn ở Công ty XNK HBT trong thời gian tới
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.1.2. Nhu cầu vốn của Công ty thời gian tới.
3.2. Một số giải pháp tăng cường huy động vốn
ở Công ty XNK HBT
3.2.1. Tăng vay vốn ngân hàng thông qua việc sử dụng linh hoạt các hình thức tín dụng XNK
3.2.2. Phát hành trái phiếu công ty
3.2.3. Cổ phần hoá doanh nghiệp
3.2.4. Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thông các hình thức tín dụng XNK
3.3.2. Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất nhập khẩu
3.3.3. Nhà nước cấp vốn bổ sung cho doanh nghiệp
3.3.4. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp cổ phần hoá
3.3.5. Cần nhanh chóng phát triển TTTC
KẾT LUẬN
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn ở Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng - Một trong những vấn đề, mà theo em, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p lệ trước khi tính thuế. Do đó việc tăng tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn sẽ làm giảm chi phí vốn của doanh nghiệp.
- Thu nhập dân cư cũng là một nhân tố tác động đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Thu nhập của dân cư ở mức cao đồng nghĩa với khả năng tích luỹ cao và kết quả là lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế dồi dào. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách dễ dàng hơn thông qua các công cụ của thị trường vốn như cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ có thể chuyển đổi đặc biệt là ở những nước có thị trường tài chính phát triển hoàn thiện.
Ngoài những yếu tố cơ bản trên, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác như: yếu tố thị trường, yếu tố cạnh tranh cạnh tranh, tỷ giá… Thị trường chính là nơi hoạt động của doanh nghiệp. Trong môi trường này, các doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời còn phải cạnh tranh với rất nhiều doanh nghiệp khác để chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, quá trình huy động vốn của doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố thị trường và cạnh tranh. Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu thì sự biến động của tỷ giá cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với việc sử dụng ngoại tệ nên việc tỷ giá lên cao hay xuống thấp đều gây ảnh hưởng đến lượng vốn mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Doanh nghiệp cần phải phân tích những yếu tố này, xem xét tình trạng hiện tại, dự đoán tình hình trong tương lai để lựa chọn phương án huy động vốn cho thích hợp nhằm tạo được lợi thế của mình trên thị trường.
1.3.2.3. Loại hình doanh nghiệp.
Đây là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường, mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm về hình thức sở hữu, cơ cấu tổ chức và quản lý khác nhau, do đó khả năng huy động vốn cũng khác nhau. Điều này được thể hiện khá rõ nét trong kế hoạch huy động vốn của doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập.
Chẳng hạn, để tài trợ cho vốn đầu tư ban đầu các doanh nghiệp Nhà nước được cấp vốn từ ngân sách Nhà nước trong khi doanh nghiệp tư nhân phải huy động từ vốn tự có của chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp còn công ty cổ phần thì bằng vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp dưới hình thức vốn cổ phần. Trong quá trình hoạt động, các loại hình doanh nghiệp này cũng có các phương án bổ sung vốn cho nhu cầu mở rộng kinh doanh khác nhau. Đối với doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần thì ngoài nguồn vốn vay có thể huy động từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, để tăng thêm vốn các doanh nghiệp này có thể phát hành trái phiếu công ty hoặc phát hành thêm cổ phiếu mới trong khi các công ty trách nhiệm hữu hạn thì chỉ được phép tăng thêm vốn từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động hoặc vốn góp liên doanh.
Như vậy, rõ ràng là, việc doanh nghiệp lựa chọn nguồn vốn gì, hình thức huy động như thế nào phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp của doanh nghiệp đó.
Sự phát triển của thị trường tài chính.
Chúng ta đều biết rằng các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phần lớn là nguồn ngắn hạn. Do đó việc tìm kiếm các nguồn tài trợ dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là trên thị trường tài chính thông qua hai hình thức cơ bản là phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
Như vậy, có thể thấy rằng, thị trường tài chính, với chức năng là chiếc cầu nối hữu hiệu giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, có ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm được các nguồn tài trợ trung và dài hạn cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng và có hiệu quả hơn. Hơn nữa, khi thị trường tài chính chưa phát triển một cách hoàn thiện, các tổ chức trung gian tài chính không những chưa thể đảm nhận đầy đủ trách nhiệm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn mà hoạt động tài trợ ngắn hạn cũng không phát huy hết hiệu quả của nó.
ở nước ta hiện nay, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chính trong nền kinh tế. Thị trường chứng khoán đã được hình thành nhưng vẫn chưa phát huy được vai trò của nó là tạo ra đầy đủ nhất các hình thức đầu tư, thúc đẩy và mở rộng những chu chuyển vốn trung và dài hạn, tạo nhiều cơ hội để vốn nhàn rỗi trong dân chúng tham gia vào đầu tư phát triển sản xuất. Vì thế, khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp còn rất hạn chế, đặc biệt là khả năng huy động vốn để tài trợ cho các dự án có quy mô lớn và thời gian thu hồi vốn chậm. Đây là một yếu tố bất lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Chương II
Thực trạng huy động vốn tại công ty xuất nhập
khẩu Hai Bà Trưng
2.1. Khái quát về Công ty XNK Hai Bà Trưng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng tiền thân là Công ty dịch vụ quận Hai Bà Trưng được thành lập từ năm1984 theo quyết định số 4071/QD-UB ngày 15/09/1984; là một Công ty kinh doanh thương nghiệp hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản và sử dụng con dấu riêng, chịu sự quản lý toàn diện của UBND Quận Hai Bà Trưng Hà Nội và sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Thương mại thành phố Hà Nội. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là tổ chức các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân như: cắt uốn tóc, may đo, giặt là quần áo… với tổ chức bộ máy gồm có :
- Chủ nhiệm, từ 1-2 phó chủ nhiệm giúp việc.
- Các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, các cửa hàng, xưởng sản xuất, chế biến.
Cùng với sự đổi mới của đất nước, sau hơn 10 năm hoạt động với sự phấn đấu nỗ lực Công ty đã từng bước mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng cơ cấu ngành nghề. Điều đó được thể hiện qua các bước trưởng thành của Công ty :
- Theo quyết định số 925/QD-UB ngày 9/3/1990 của UBND Thành phố Hà nội, Công ty dịch vụ quận Hai Bà Trưng đổi tên thành Công ty dịch vụ, kinh doanh xuất nhập khẩu quận Hai Bà Trưng với chức năng nhiệm vụ được bổ sung như sau:
+ Đại lý hàng hoá cho các đơn vị kinh tế trong nước.
+ Đại lý bán vé máy bay, vé tàu, vé xe.
+ Dịch vụ khách sạn, du lịch.
+ Sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu và bao bì đóng gói.
- Theo quyết định số 2687/QĐ-UB ngày 4/11/1992 của UBND thành phố Hà nội, Công ty dịch vụ, kinh doanh xuất nhập khẩu quận Hai Bà Trưng đổi tên thành Công ty sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng, với nhiệm vụ bổ sung như sau :
+ Tổ chức sản xuất, thu mua, gia công hàng xuất khẩu.
+ Được phép liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài.
- Thực hiện nghị định 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập và tổ chức lại các doanh nghiệp Nhà nước, theo quyết định số 316/QĐ-UB ngày 19/1/1993 và quyết định số 540/QĐ-UB ngày 1/4/1994 của UBND thành phố Hà nội, Công ty mang tên Công ty xuất nhập khẩu hai bà trưng.
Trụ sở tại : 53 Lạc Trung – Hà nội.
Tên giao dịch quốc tế : Hai Ba Trưng Import export Company.
Tên viết tắt : (HABAMEXCO).
Tel : 6360229 / Fax : 6360227.
Từ một công ty chỉ kinh doanh nội địa và làm các dịch vụ nhỏ (năm 1984) đến nay Công ty đã phát triển thành một công ty xuất nhập khẩu trực tiếp theo giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp số 2.05.1.069/GP do Bộ Thương mại cấp ngày 8/2/1994.
Với phương châm “ Duy trì, ổn định và phát triển kinh doanh nội địa, đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, phát triển mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới ”, Công ty đã vươn tầm hoạt động ra khắp nơi, địa bàn hoạt động không những trong nước mà còn phát triển ra trên 30 nước trên thế giới.
Hoạt động kinh doanh của Công ty tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu ở các lĩnh vực sau :
Hoạt động xuất nhập khẩu:
- Xuất khẩu : Hàng nông sản (lạc, gạo, chè…).
- Nhập khẩu : Chủ yếu nhập hoá chất, điện lạnh, điện dân dụng, hàng trang trí nội thất, vật liệu xây dựng, xe máy…
Hoạt động kinh doanh nội địa :
Chủ yếu kinh doanh các mặt hàng : điện dân dụng, quần áo may sẵn, đồ dùng gia đình, hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân và làm đại lý bán vé máy bay.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý.
Về tổ chức bộ máy làm việc của Công ty có thể nói là khá gọn nhẹ. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng do giám đốc đứng đầu quản lý, điêù hành trực tiếp toàn diện từ các phòng ban đến các cửa hàng.
Sơ đồ: Bộ máy tổ chức Công ty.
Ban giám đốc
Phòng Tổ chức
hành chính
Phòng tài vụ
Phòng XNK I
Phòng XNK II
Phòng Kinh doanh
CH.
Bạch mai
CH.
Chơ Mơ
CH.
Chợ Hôm
CH. Chợ
Trương Định
CH. Trần
Cao Vân
*Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban như sau :
Ban giám đốc : Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
Giám đốc: Là người đại diện toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty.xét duyệt, lập kế hoạch kinh doanh và phát triển của Công ty.
Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc quản lý, điều hành, giải quyết công việc trong pham vi nhiệm vụ, quyền hạn được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.
Phòng Tổ chức-Hành chính: Tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác:
- Tổ chức nhân sự, quản lý sắp xếp đào tạo đội ngũ CBCNV.
- Lao động tiền lương và các chế độ chính sách như BHXH, BHYT…
- Một số công việc khác mang tính chất hành chính.
Phòng Tài vụ:
Thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về tài chính, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý tài chính, đảm nhiệm trọng trách về hạch toán kế toán, đảm bảo về vốn cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Xây dựng các kế hoạch tài chính, kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Các phòng kinh doanh và cửa hàng.
Là những đơn vị trực tiếp thực hiện công tác kinh doanh của Công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh. Tìm kiếm nguồn hàng và thị ttrương tiêu thụ. Trực tiếp ký kết theo uỷ quyền của giám đốc và thực hiện các hợp đồng kinh kế và chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình.
Các phòng kinh doanh gồm:
Phòng XNK 1:
Chủ yếu kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng : Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, đồ điện gia dụng, xe đạp, xe máy, lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, hương liệu dùng trong chế biến thực phẩm, máy móc thiết bị.
Phòng XNK 2:
Chủ yếu kinh doanh XNK các mặt hàng : Đồ điện gia dụng như điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, bếp ga, lò vi sóng…
Phòng KD Tổng hợp:
Kinh doanh XNK các mặt hàng : Vật liệu xây dựng, hoá chất phục vụ sản xuất, trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải…
Các cửa hàng :
Gồm các cửa hàng chợ Mơ, cửa hàng chợ Hôm, cửa hàng chợ Trương Định, cửa hàng Trần Cao Vân là các đầu mối bán buôn bán lẻ hàng hoá do tự khai thác hay do Công ty nhập về.
2.1.3. Đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.1.3.1. Đặc điểm hoạt động của Công ty.
Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng quan hệ hợp tác giữa các nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, ngày càng phát triển. Đại bộ phận các doanh nghiệp, công ty hiện nay, dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến giao dịch ngoại thương. Tuy nhiên, không như buôn bán trong nước, buôn bán giữa các doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau có nhiều điểm phức tạp hơn do việc giao dịch chỉ được thực hiện trên cơ sở lựa chọn trên một thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh, hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới các quốc gia khác nhau, phải tuân theo những thông lệ quốc tế cũng như pháp luật của bản thân mỗi quốc gia…
Là một doanh nghiệp thương mại hoạt động trên lĩnh vực ngoại thương, Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố trên và do đó hoạt động của Công ty có những đặc điểm sau:
Việc kinh doanh xuất nhập khẩu có người mua và người bán thuộc hai quốc gia khác nhau với luật pháp kinh doanh, chính sách, cơ chế vận hành và đặc biệt là đồng tiền sử dụng khác nhau. Trong khi giao dịch, hai bên sẽ áp dụng những điều luật trong thương mại quốc tế làm nền tảng xử lý tranh chấp nhưng mỗi bên vẫn phải tuân thủ theo pháp luật của nước mình.
Xét về thời gian, kinh doanh xuất nhập khẩu có chu kỳ nói chung dài hơn và hàng hoá xuất nhập khẩu đòi hỏi có chất lượng cao hơn, hợp với nhu cầu của từng quốc gia có quan hệ mua bán trong từng thời kỳ nhất định.
Điều kiện về mặt địa lý, phương tiện chuyên chở, điều kiện thanh toán có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình kinh doanh, làm kéo dài thời gian tồn tại của hợp đồng xuất nhập khẩu.
Việc thanh toán thường chỉ thông qua một số ngân hàng có chức năng thanh toán với nước ngoài như Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Vietindebank)… để đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Hơn nữa, do giữa các nước có sự khác nhau về nguồn lực và điều kiện sản xuất nên hao phí lao động và giá thành sản phẩm khác nhau. Việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước phải dựa trên cơ sở giá cả quốc tế.
Ngoài ra, kinh doanh xuất nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu cả hai thị trường: thị trường xuất nhập khẩu (để xem nên xuất khẩu hàng hoá gì, số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao, xuất sang thị trường nước nào..) và thị trường nhập khẩu (để xác định cần nhập khẩu hàng hoá gì, từ đâu, giá cả, chất lượng, số lượng ra sao…).
Do những đặc điểm cơ bản nói trên, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng nói riêng đứng trước nhiều khó khăn thách thức, và để đạt kết quả cao trong kinh doanh, giành được ưu thế cạnh tranh trên thị trường cả trong và ngoài nước đòi hỏi phải có sự năng động trong quản lý, sự đầu tư đúng mức vào nhân tố con người và hệ thống cung ứng sản phẩm hoàn hảo. Tất cả những điều này gắn với một vấn đề hết sức quan trọng: đó là việc kết hợp một cách nhịp nhàng uyển chuyển các giải pháp phù trợ về tài chính hay nói một cách khác là khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong mọi tình huống phức tạp của thị trường. Do đó, huy động vốn là vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm 1998, 1999, 2000.
Những năm đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, Công ty gặp không ít khó khăn: khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, về nguồn vốn…
Trong một số năm trở lại đây, do những biến động phức tạp của thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các đơn vị kinh doanh cả trong và ngoài nước, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhờ sự năng động trong quản lý của ban lãnh đạo và nỗ lực phấn đấu của các cán bộ công nhân viên, Công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, phản ánh qua những số liệu cụ thể sau:
Về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung:
Theo như bảng 1 ta thấy, trong ba năm qua (1998, 1999, 2000), tình hình kinh doanh của Công ty tương đối tốt. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều trong các năm: từ 6318057.86 USD năm 1998 đến 6549210.7 USD năm 2000. Đây là cũng là doanh số cao nhất từ trước đến giờ của Công ty. Điều này thể hiện xu hướng hoạt động ngày một phát triển của Công ty. Mặc dù, vào năm 1999 kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty thấp hơn so với năm 1998 với 6250721.2 USD, nhưng tình hình này xuất phát từ nhiều nguyên nhân về phía môi trường kinh doanh. Đó có thể là do hiện nay Nhà nước cho phép rất nhiều loại hình doanh nghiệp được thực hiện xuất nhập khẩu. Thêm vào đó, đối với một số mặt hàng như đồ điện tử, hàng thực phẩm, may mặc… kim ngạch nhập khẩu của Công ty giảm do Nhà nước thực hiện hạn chế nhập khẩu các mặt hàng này để bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra, trong những năm gần đây thị trường hàng nhập ngoại hầu như bị thả nổi. Hàng nhập lậu tràn vào thị trường Việt Nam từ nhiều phía và tất nhiên gắn liền với trốn thuế nên giá rẻ, tạo nên một sự cạnh tranh không cân sức với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, do Công ty đã biết phát huy thế mạnh của mình, tận dụng được uy tín đã có bấy lâu, đa phương hoá, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, mở rộng đối tác đồng thời nhanh chóng chuyển hướng sang các mặt hàng mới như hoá chất (Nhật), giấy nhôm (Hàn Quốc), thuỷ tinh chì (Trung Quốc)… nên đến năm 2000, kim ngạch XNK của Công ty không hề bị suy giảm mà đã tăng hơn so với năm 1999 là 298489.5 USD, đạt 104.78% so với năm 1999. Điều đó thể hiện khả năng vươn lên thích ứng với thị trường của Công ty là khá cao.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giảm kéo theo tổng doanh thu của Công ty cũng giảm với tổng doanh thu năm 1999 chỉ đạt 95.12% so với năm 1998 tương đương với 172890.678 triệu đồng. Song sang đến năm 2000 tổng doanh thu của Công ty đã tăng lên 192893.39 triệu đồng, đạt 111.57% so với năm 1999. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận của Công ty lại thay đổi theo chiều hướng khác. Năm 2000, mặc dù là năm có tổng doanh thu lớn nhất, nhưng tổng lợi nhuận lại thấp hơn so với năm 1999 (chỉ đạt 112280.785 triệu đồng tương đương 93.567 % )-năm có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và tổng doanh thu thấp nhất. Điều này có thể được giải thích khi ta nhìn vào mức nộp ngân sách Nhà nước trong ba năm của Công ty. Như chúng ta thấy, năm 1999 là năm Công ty có mức nộp Ngân sách thấp nhất, chỉ đạt 968.156 triệu đồng, bằng 41.07% so với năm 1998 và 44.53% so với năm 2000. Như vậy, có thể năm 1999, do tình hình thị trường có nhiều khó khăn, Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi cho Công ty như miễn giảm thuế xuất nhập khẩu hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp. Song cũng có thể một phần do Công ty thay đổi cung cách làm ăn, giảm những chi phí không cần thiết, mua được rẻ nhưng bán đắt hoặc do sự biến động của tỷ giá theo hướng có lợi…nên hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Về tình hình tài chính của Công ty.
Nghiên cứu bảng cân đối kế toán sơ lược của Công ty trong ba năm (Bảng 2), ta có thể đánh giá một cách khái quát về tình hình tài chính của Công ty như sau:
Tổng tài sản của Công ty thấp nhất vào năm 1999 với số tiền là 28827.798 triệu đồng và cao nhất vào năm 2000 với số tiền là 32942.523 triệu đồng.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quy mô của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và tổng doanh thu của các năm. Xét chiều hướng phát triển theo thời gian thì năm 1999 tổng tài sản của Công ty giảm so với năm 1998, chỉ bằng 91.51% , song đến năm 2000, tổng tài sản của Công ty lại tăng lên đáng kể, vượt hơn 4114.725 triệu đồng, bằng 114.27% so với năm 1999.
Nguồn vốn của Công ty cũng có những thay đổi tương tự. Năm 1998 tổng nguồn vốn của Công ty là 27086.965 triệu đồng. Đến năm 1999 tổng nguồn vốn của Công ty giảm 2687.238 triệu đồng, bằng 90.079% so với năm 1998. Tuy nhiên, Công ty lại khôi phục được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vào năm 2000 với nguồn vốn tăng thêm 11.87% so với năm 1999 tương đương 28517.126 triệu đồng. Điều này chứng tỏ quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty có chiều hướng tăng lên, đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh và đạt mục tiêu tăng trưởng, phát triển.
Về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm vừa qua chúng ta sẽ xem xét các chỉ tiêu sau:
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một trăm đồng doanh thu và được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu tiêu thụ.
Bảng 3. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Đơn vị: Triệu đồng.
Các chỉ tiêu
Năm1998
Năm 1999
Năm2000
So sánh
99/98
2000/99
(1). Lợi nhuận sau thuế
100
120
112.28
120 %
93.56%
2). Doanh thu tiêu thụ
181763.41
172890.678
192893.39
95.11 %
111.57%
(3). Doanh lợi tiêu thụ
0.055 %
0.069 %
0.058 %
126.15%
83.864%
Sản phẩm = (1)/(2)
Nguồn : Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng
Theo bảng 3 ta thấy doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng đều trong các năm. Năm 1998 là 0.055% tức là cứ 100 triệu doanh thu thì có 0.055 triệu tiền lãi. Năm 1999 con số này là 0.069% tương đương với 0.014 triệu tiền lãi được tăng thêm trong 100 triệu doanh thu. Đến năm 2000, mặc dù doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã chững lại song vẫn cao hơn so với năm 1998. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này có thể là do trong năm 1999, khi Công ty chuyển hướng từ các mặt hàng điện tử đã tràn ngập thị trường sang các mặt hàng mới như thuỷ tinh chì, giấy nhôm… bán được với giá cao nên lợi nhuận sau thuế tăng nhanh. Nhưng năm 2000, vì có thêm nhiều doanh nghiệp cũng tham gia xuất nhập khẩu những mặt hàng này nên lợi nhuận sau thuế không còn tăng được như trước.
Doanh lợi vốn (hay còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư) được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản có của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư.
Bảng 4. Doanh lợi vốn
Đơn vị: Triệu đồng.
Các chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
So sánh
99/98
2000/99
(1). Lợi nhuận sau thuế
100
120
112.28
120
93.567 %
(2). Tổng tài sản có
31502.401
28827.798
32942.524
91.5 %
114.27%
(3). Doanh lợi vốn
0.317 %
0.416 %
0.341 %
131.13%
81.879 %
(3) = (1)/(2)
Nguồn: Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng.
Theo bảng 4 ta thấy doanh lợi vốn của Công ty cũng thay đổi tương tự như doanh lợi tiêu thụ sản phẩm. Năm 1999 là năm có doanh lợi vốn cao nhất là 0.416% tức là cứ một đồng tài sản thì cho 0.416 đồng lợi nhuận, tăng 31.13% so với năm 1998. Năm 2000, như đã trình bày ở trên do những thay đổi của thị trường nên lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm đi so với năm 1999, một đồng tài sản đưa vào kinh doanh chỉ đem lại 0.341 đồng lợi nhuận, tức là giảm 18.878% so với năm 1999. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đòi hỏi Công ty cần năng động hơn nữa trong việc khai khác các nguồn hàng mới, tìm kiếm các thị trường mới để tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
Như vậy, thông qua phân tích một cách sơ lược các chỉ tiêu cơ bản, chúng ta có thể thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm là tương đối tốt. Mặc dù vậy vẫn còn tồn tại một vài vấn đề chưa thật hoàn chỉnh mà Công ty cần phải xem xét và tìm phương án giải quyết, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi hơn.
2.2.Thực trạng huy động vốn tại Công ty
xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng.
2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu, như đã nói ở chương I, là thành phần không thể thiếu trong toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn tài trợ. Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng hoạt động với nguồn vốn chủ sở hữu tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng 14% so với tổng nguồn vốn kinh doanh.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sau một thời gian dài thành lập và hoạt động, vốn chủ sở hữu của Công ty luôn được bảo toàn và phát triển. Chỉ xét trong ba năm 1998, 1999, 2000, mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động, song ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được giữ khá ổn định, chỉ dao động trong khoảng 4415.436 triệu đồng đến 4428.116 triệu đồng. Năm 1999, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng nhiều nhất, khoảng 3% tương đương 12.68 triệu đồng. Năm 2000, nguồn vốn của Công ty bị chững lại do sự bão hoà của thị trường và có giảm đi song tỷ lệ này rất nhỏ (khoảng 0.06%). Nhờ thế nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty được huy động vào kinh doanh luôn được bổ sung, góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty trong mọi tình huống phức tạp của thị trường.
Điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty tương đối tốt, Công ty làm ăn có lãi. Chính phần lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh đã bổ sung và làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu bởi vì trong những năm gần đây, công ty không còn được cấp vốn Ngân sách như trước nữa. Công ty cũng chưa thực hiện cổ phần hoá nên chưa thể bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu.
2.2.2. Vay vốn ngân hàng.
Với nguồn vốn chủ sở hữu tương đối nhỏ so với nhu cầu vốn lưu động như đã nói ở trên (chỉ chiếm khoảng 14% tổng nguồn vốn), vay vốn ngân hàng được coi như một giải pháp hữu hiệu để đảm bảo nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, Công ty đã sử dựng một cách triệt để các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng ngoại thương Việt Nam hiện nay, trong đó chủ yếu là các hình thức vay vốn để thu mua hàng xuất khẩu theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết, đơn đặt hàng và mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu. Các hình thức vay vốn thông qua mở L/C này giúp cho Công ty đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh khi xuất hoặc nhập hàng một cách kịp thời. Thêm vào đó, hình thức vay vốn này giúp Công ty giảm một phần chi phí so với hình thức vay trực tiếp bằng ngoại tệ hoặc tiền đồng, vì khi vay tiền đồng đổi sang ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu, khách hàng phải mất một khoản tiền do chênh lệch tỷ giá mua, bán của ngân hàng.
Theo như bảng cân đối kế toán của Công ty, năm 1998 nguồn vốn vay ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, khoảng 68.815% tương đương 21678.354 triệu đồng. Đây cũng là năm Cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0011.doc