MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ 6
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VÈ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 10
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA FDI 10
1.1.1 Khái niệm 10
1.1.2 Vai trò của Đầu tư trực tiếp nước ngoài 12
1.2 CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN FDI 17
1.2.1 Lý thuyết chu kì sống quốc tế của sản phẩm 17
1.2.2 Lý thuyết về quyền lực thị trường 18
1.2.3 Lý thuyết về tính không hoàn hảo của thị trường 18
1.2.4 Lý thuyết chiết trung 19
1.2.5 Lý thuyết năng suất biên của vốn 19
1.3 CÁC HÌNH THỨC CỦA FDI 22
1.3.1. Xét về hình thức sở hữu 22
1.3.2 Phân loại theo mục đích đầu tư 23
1.3.3. Phân loại theo địa điểm đầu tư 24
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI FDI 25
1.4.1 Khái niệm môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài: 26
1.4.2 Phân loại môi trường đầu tư 28
1.4 XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA DÒNG FDI TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY 30
1.5.1 FDI tăng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đầu tư phát triển kinh tế đối với mỗi quốc gia 30
1.5.2 Sự phân bổ dòng vốn FDI không đều, phần lớn tập trung ở các nước công nghiệp phát triển. 31
1.5.3 Có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng của chủ đầu tư quốc tế và một số nước đang phát triển cũng dần trở thành nhà đầu tư nước ngoài 31
1.5.4 Có sự thay đổi lớn trong lĩnh vực đầu tư, chuyển từ đầu tư vào những lĩnh vực truyền thống sang đầu tư vào dịch vụ và những ngành có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao 32
1.5.5 Đông Á và Đông Nam Á đang trở thành khu vực thu hút nhà đầu tư nước ngoài 32
1.5.6 Dòng vốn FDI đang chịu sự chi phối và kiểm sóat chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia ở các nước công nghiệp phát triển 33
1.5.7 Có nhiều dạng mới của hình thức đầu tư: Hợp đồng licensing, hợp đồng quản lý công trình đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, hợp đồng phân chia sản phẩm 34
1.5.8 FDI ngày càng được chi phối bởi các hiệp định quốc tế 34
1.6 KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA HÀ NỘI 35
1.7 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ S Ử DỤNG VỐN FDI VÀO HẢI
PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2006 39
2.1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA HẢI PHÒNG 39
2.1.1 Nhóm yếu tố khung chính sách FDI 39
2.1.2 Nhóm nhân tố kinh tế 46
2.2 TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG 54
2.1.1 Số dự án và tổng số vốn đầu tư 54
2.2.2. Cơ cấu đầu tư 56
2.2.4 Đặc điểm thu hút FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất Hải Phòng 61
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI CỦA HẢI PHÒNG 62
2.3.1 Thành công đạt được trong thu hút vốn FDI vào Hải Phòng 62
2.3.2 Hạn chế trong thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng 71
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút vốn FDI vào Thành phố Hải Phòng 75
2.5 TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ: 77
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO. 82
3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNGTHU HÚT FDI VÀO HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2007- 2010. 82
3.1.1 Dự báo nhu cầu và khả năng thu hút vốn FDI vào Hải Phòng. 82
3.1.2 Mục tiêu và phương hướng thu hút vốn FDI vào Hải Phòng giai đoạn 2007 - 2010 85
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI VÀO HẢI PHÒNG 86
3.2.2 Giải pháp từ phía Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng 86
3.2.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 94
3.2.3.1 Các doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ và lao động 94
3.2.2.2 Chủ động tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư 94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 98
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2952 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bàn được bảo hộ chỉ khoảng gần 220 đối tượng, thì liên tục trong 2 năm, số lượng đơn đăng ký bảo hộ đã tăng vọt: Năm 2002: 165 đơn, năm 2003: 200 đơn, năm 2004: 255 đơn. Đến cuối năm 2004, đã có 397 đối tượng sở hữu công nghiệp trên địa bàn được bảo hộ, tăng 80,5% so với đầu năm 2002, trong đó có 6 đơn đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.
Các đối tượng mới của sở hữu công nghiệp như kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giả pháp hữu ích được hướng dẫn chi tiết về thủ tục và quy trình nộp đơn đã tạo ra bước ngoặt về nhận thức của doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng nhái, hàng giả, chống gian lận thương mại đã được các cơ quan hữu quan bước đầu thực hiện có hiệu quả
- Về hoạt động chuyển giao công nghệ:
Hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn một số năm gần đây bước đầu đã được khởi động thông qua một số dự án đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Các thiết bị công nghệ được đầu tư chủ yếu có xuất xứ từ các nước công nghiệp và các nước đang phát triển (các nước công nghiệp chiếm 42%, các nước đang phát triển chiếm 35%, Việt nam sản xuất 23%). Một điểm đáng quan tâm là ngay trong khâu đầu tư trực tiếp cho mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị công nghệ, tỷ lệ phân bố khoảng 51% doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất với dây chuyền thiết bị công nghệ tương đương; 46,6% đầu tư đổi mới công nghệ; 3,4% cho mục đích khác.
Nhìn chung, thời gian qua các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn đã quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đóng góp quan trọng cho chỉ tiêu tăng trưởng GDP của thành phố, cũng như chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước những thách thức của quá trình hội nhập.
e. Cơ sở hạ tầng
* Hệ thống cảng biển của Hải Phòng có lượng hàng hoá thông qua lớn nhất trong các cảng miền Bắc. Cảng Hải Phòng có trang thiết bị hiện đại, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Lượng hàng hoá dự kiến thông qua cảng thời kỳ 2001 - 2003 vào khoảng 8,5 - 12 triệu tấn/ năm. Dự án được phê chuẩn đối với cảng Container Chùa Vẽ sẽ làm cho Cảng này thành khu chu chuyển hàng hoá lớn nhất và hiện đại nhất trong khu vực phía Bắc với công suất khoảng 500.000 tấn/ năm. Cảng có 17 khu vực neo đậu cho các tầu thuyền ra vào cảng với chiều dài 2.700 m và độ sâu khoảng 8,5 m sát cạnh các kho Container. Thêm vào đó, hệ thống cảng biển bao gồm 9 điểm hạ neo cho tàu có trọng tải tối đa 50000 DWT trong khu vực vùng tàu Hạ Long - Hòn Gai và 3 điểm hạ neo cho tàu có trọng tải lên tới 40000 DWT. Các kho chứa hàng có diện tích là khoảng 600,000 m2 dùng cho công việc chứa hàng, 200,000 m2 dành cho Container và 400, 000 m2 dành cho các kho dự trữ ngoài trời (Thép, trang thiết bị, hàng hoá). Ðã có sẵn khoảng 51,000m2 kho bãi. Các kho bãi được chia ra thành nhiều khu thuận tiện cho việc chứa hàng và vận chuyển. Ga bốc xếp Container có diện tích 7,500m2. Tất cả các phương tiện phục vụ bốc xếp đều có sẵn. Phương tiện bao gồm hệ thống hai giàn cần trục, đoàn xe chở Container trọng tải từ 2.5 - 42 tấn, bệ cần trục trọng tải: 5 - 42 tấn, một cần trục di động có trọng tải 50 tấn , một máy đóng gói tự động với công suất 4000 tấn hàng/ ngày, một giàn cần trục nổi có trọng tải 85 tấn, một ga cân hàng có trọng tải 80 tấn
* Mạng lưới đường bộ của Hải Phòng rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thông qua Quốc lộ số 5 và Quốc lộ số 10
* Mạng lưới đường sông của Hải Phòng cũng rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá
* Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, nối liền với Côn Minh (tỉnh Vân Nam - Trung Quốc) tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá tới phía Nam Trung Quốc. Tuyến Hải Phòng - Hà Nội nối liền trực tiếp với nhiều thành phố thị xã đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh
* Sân bay chính của thành phố Hải Phòng là sân bay Cát Bi, cách trung tâm thành phố 5km có thể tiếp nhận máy bay Airbus 320 hoặc các loại máy bay có trọng tải tương tự. Sân bay hiện nay được sử dụng cho các chuyến bay trong nước tới thành phố Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng và Hà Nội. Từ các thành phố này đều các chuyến bay ra quốc tế
* Hải Phòng có các khu công nghiệp, chế xuất và khu kinh tế. Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng nằm trên đường Quốc lộ số 5 nối Hải Phòng - Hà Nội và khu kinh tế Đình Vũ nằm gần cảng nước sâu mới xây dựng. Khu công nghiệp Nomura được coi là tốt nhất Việt Nam về hạ tầng cơ sở, có diện tích 153 ha, trạm cung cấp điện độc lập 50 MW, nhà máy nước, 1 tổng đài điện thoại 2.000 đường dây và nhiều phương tiện công cộng khác. Khu kinh tế Đình Vũ được chia thành 3 phần: khu vực chế biến xuất khẩu, khu công nghiệp và khu dân cư. Khu kinh tế Đình Vũ có diện tích xấp xỉ 1.152 ha, khi hoàn thành Đình Vũ sẽ trở thành một khu công nghiệp, cảng nước sâu cho tàu có trọng tải tới 20.000 tấn và công suất 12 triệu tấn hàng hoá/ năm, khu thương mại và dân cư hiện đại.
* Mạng lưới bưu chính viễn thông :Với cơ sở vật chất và mạng lưới viễn thông hiện đại, Hải Phòng đã tạo ra một phạm vi rộng lớn cho dịch vụ liên lạc trong nước và quốc tế như dịch vụ điện thoại, điện thoại thẻ, fax, điện thoại di động, dịch vụ trả trước, e-mail và dịch vụ internet. Ðảm bảo tính nhanh gọn trong các loại hình dịch vụ bưu chính trên toàn cầu như EMS, DHL, FedEx
* Nguồn cung cấp năng lượng:
Hải Phòng gần đây đã được cung cấp năng lượng từ mạng lưới điện quốc gia, chủ yếu từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, nhà máy nhiệt điện Phả Lại và nhà máy nhiệt điện Uông Bí. Hải Phòng cói 06 nhà máy cung cấp điện Một nhà máy điện có có công suất từ 300 tới 600 MW sẽ đảm bảo cho việc cung cấp năng lượng công nghiệp và công cuộc hiện đại hoá của thành phố.
* Nguồn cung cấp nước:
Có 6 nhà máy nước tại Hải Phòng như: An Dương, Cầu Nguyệt, Vật Cách, Ðồ Sơn, Uông Bí, và Ðình Vũ với công suất cung ứng là 152,000 m3/nước ngày Nhờ có nguồn nước mặt dồi dào từ các sông Ðá Ðỏ, An Kim Hai , Giá cũng như trữ lượng nước ngầm, những nhà máy cấp nước khác cũng đang được tiến hành xây dựng để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ở thành phố, đặc biệt cho các khu công nghiệp và các khu đô thị mới
* Dịch vụ tàu biển: Hải Phòng là nơi tập trung nhiều công ty sản xuất tàu biển của Việt Nam bao gồm Vosco, Vinaship, Germatrans, Vinalines, Vitranchart và Vietfract. Rất nhiều tuyến đường hàng hải, đại lý tàu biển trong nước và quốc tế cũng đã thiết lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở Hải Phòng, bao gồm Vosa, APM-Saigon, Sealand, Mitsui, Evergreen, Maerk, P&O Nedloyd, NYK, APL, Hapaglloy, Yangming, DSR, Huyndai, KMTC, CMA, MISC, Hanjin, K-line, Cosco, Heung-A
* Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế:
Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng nằm trên đường Quốc lộ số 5 nối Hải Phòng - Hà Nội và khu kinh tế Đình Vũ nằm gần cảng nước sâu mới xây dựng. Khu công nghiệp Nomura được coi là tốt nhất Việt Nam về hạ tầng cơ sở, có diện tích 153 ha, trạm cung cấp điện độc lập 50 MW, nhà máy nước, 1 tổng đài điện thoại 2.000 đường dây và nhiều phương tiện công cộng khác. Khu kinh tế Đình Vũ được chia thành 3 phần: khu vực chế biến xuất khẩu, khu công nghiệp và khu dân cư. Khu kinh tế Đình Vũ có diện tích xấp xỉ 1.152 ha, khi hoàn thành Đình Vũ sẽ trở thành một khu công nghiệp, cảng nước sâu cho tàu có trọng tải tới 20.000 tấn và công suất 12 triệu tấn hàng hoá/ năm, khu thương mại và dân cư hiện đại.
Tóm lại, có thể khẳng định, cơ sở hạ tầng của Hải Phòng đã được quan tâm và cải thiện trong những năm gần đây, nhưng thực trạng của nó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển của thành phố và thu hút FDI.
2.1.2.3 Nhóm nhân tố về hiệu quả
a. Chi phí đầu vào và chi phí của hàng hóa trung gian
Giá thuê đất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hải Phòng là:
Khu vực thành thị: Tỷ lệ tối thiểu: 0.8USD/m2/năm, tỷ lệ tối đa: 9.6USD/m2/nămKhu vực nông thôn:Tỷ lệ tối thiểu: 0.06USD/m2/năm, tỷ lệ tối đa: 0,36USD/m2/năm
b. Gia nhập các hiệp định của khu vực và thế giới để thiết lập mạng lưới hợp tác. Xem phần 2.1.1.4
2.1.2.4 Nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh
a. Xúc tiến đầu tư
Thành phố Hải Phòng đặc biệt quan tâm tới công tác xúc tiến đầu tư. Sở kế hoạch và đầu tư cùng với Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Hải Phòng là 2 đơn vị thực hiện hoạt động vận động và xúc tiến đầu tư tại địa bàn. Đây cũng là điạ chỉ để các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu về điều kiện và cơ hội đầu tư tại Hải Phòng
Những hoạt động xúc tiến đầu tư của Sở có thể kể đến là: lập danh mục các dự án kêu gọi ĐTNN, xuất bản các tài liệu xúc tiến đầu tư để tuyên truyền tại các cuộc hội thảo, gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài...
Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư được lập hàng năm, nhằm định hướng, vận động các chủ đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào đúng ngành, lĩnh vực, địa bàn theo quy hoạch của UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tạo ra những kết quả tích cực về kinh tế, xã hội, tạo tiền đề đạt được những mục tiêu phát triển đã đề ra, tránh việc đầu tư dàn trải, vào những ngành, lĩnh vực, khu vực, địa bàn không hiệu quả.
Công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài luôn được thành phố coi là một nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo; trong năm Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đã cùng với UBND thành phố đã tổ chức nhiều đoàn công tác xúc tiến đầu tư do lãnh đạo thành phố dẫn đầu đến các thị trường trọng điểm, đồng thời kết hợp với các Bộ, ngành Trung ương cử các đoàn cán bộ tham gia. Đó là các cuộc vận động, xúc tiến đầu tư đến Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu (08- 19/09/2006)...
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng là đơn vị được UBND thành phố uỷ quyền phát hành Sách giới thiệu chung về Hải Phòng cho các nhà đầu tư bằng tiếng Anh, đĩa DVD giới thiệu môi trường đầu tư của thành phố bằng 04 thứ tiếng (Anh, Nhật, Hàn, Trung), đặt đường link Website Sở Kế hoạch và Đầu tư trên Website của ASEM connect; đang xây dựng cuốn cẩm nang hướng dẫn đầu tư, trong đó sẽ nêu những nội dung cần thiết, các quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư... để giúp nhà đầu tư trong việc chuẩn bị hồ sơ dự án, biết được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện dự án đầu tư tại Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung
b. Biện pháp khuyến khích đầu tư
Ưu đãi thuê đất và giảm giá thuê đất:
Áp dụng giá thuê đất mềm dẻo với lãi suất thấp nhất và ưu đãi nhất.
Tiền thuê đất được giảm đến 15 năm sau.
Ðền bù giải phóng mặt bằng và rà phá vật liệu nổ:
Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng sẽ chịu trách nhiệm đền bù giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục cho thuê đất cũng như chi phí trong khi thi công với giá từ 50% - 100%.
Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng sẽ phải thanh toán các chi phí về rà phá vật liệu
Hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng:
Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng sẽ hỗ trợ 25% chi phí san lấp mặt bàng tuỳ theo điều kiện mặt bằng
Ðảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tới chân hàng rào:
Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng sẽ đảm bảo điều kiện thuận lợi cho xây dựng khung cơ sở hạ tầng kỹ thuật tới chân hàng rào.
Hỗ trợ đào tạo lao động:
Lao động được các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tuyển mộ sẽ được đào tạo miễn phí tại các cơ sở đào tạo nghề của địa phương.
Trong trường hợp các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tự đào tạo lao động thì sẽ được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng hỗ trợ 30% chi phí đào tạo lao động.
Thời gian ngằn nhất để thẩm định hợp đồng: Thời gian để thẩm định hợp đồng không quá 3 - 5 ngày.
Chính sách một giá và chính sách nhiều giá:
Các loại phí và giá cả thuộc thẩm quyền quyết định của thành phố như: nước sinh hoạt, nước thô, phí thu gom rác, phí xây dựng sẽ được thống nhất một giá cho cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước
Các hỗ trợ tài chính khác:
Tài liệu chuẩn bị: Hỗ trợ 20 triệu đồng Việt Nam cho việc chuẩn bị tài liệu một dự án.Hoa hồng cho trung gian: Thưởng 20 triệu đồng cho cá nhân hoặc tổ chức có công trong việc giới thiệu một dự án đầu tư mới tại Hải Phòng
c. Chống tham nhũng và nâng hiệu quả quản lý hành chính
Hình 2.6 So sánh tính năng động và tiên phong của lãnh đạo
thành phố Hải Phòng và một số địa phương khác
Nguồn: Phòng VCCI
Như vậy, vai trò quản lý của cấp lãnh đạo thành phố Hải Phòng còn chưa phát huy hết được năng lực và còn chưa được các doanh nghiệp đánh giá cao. Đây là một điểm trừ trong hoạt động thu hút FDI của thành phố.
d. Có dịch vụ giải trí cho người nước ngoài
Hải Phòng có nhiều khách sạn, văn phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế cho thuê, nhiều nhà hàng đặc sản chất lượng cao, khu du lịch và các khu dân cư tốt phục vụ các nhà đầu tư và khách du lịch. Hải Phòng có nhiều khu vực và phương tiện vui chơi, giải trí như sân tennis, bể bơi, sân golf mini, câu lạc bộ câu cá, câu lạc bộ sức khoẻ, nhà hát, rạp chiếu bóng..., khu du lịch Đồ Sơn có casino Đồ Sơn duy nhất được hoạt động ở Việt Nam. Khu vui chơi, giải trí ở Đồ Sơn và Cát Bà sẽ được phát triển mạnh hơn nữa để thu hút du khách.
Chăm sóc sức khỏe cho người nước ngoài: Hải Phòng có 21 bệnh viện với 3.550 giường bệnh, 1.050 bác sĩ, 2.694 nhân viên y tế. Khoa quốc tế của Bệnh viện trung tâm thành phố đã cung cấp các dịch vụ y tế đặc biệt cho người nước ngoài.
e. Dịch vụ sau đầu tư
* Hệ thống ngân hàng bao gồm chi nhánh ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ tài chính tương đối đa dạng như chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư - Phát triển, chi nhánh ngân hàng á châu, ngân hàng Hàng Hải, chi nhánh Ngân hàng liên doanh Indovina, Vid Public... Một số hãng bảo hiểm nổi tiếng như AIA, Prudential, Chinfon Manulife, Bảo Việt, Pijico... cũng đã có mặt tại Hải Phòng làm đa dạng thêm các dịch vụ tài chính, bảo hiểm trên địa bàn thành phố. Hải Phòng nối mạng trực tiếp với thị trường chứng khoán quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và tương lai sẽ thành lập thị trường chứng khoán ở đây
* Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng
Thực tế cho thấy rằng: Các doanh nghiệp không hề dễ dang để tiếp cận nguồn tín dụng này. Nguyên nhân là những thủ tục hành chính và những vấn đề liên quan còn rườm rà, chưa thực sựu đơn giản, còn đòi hỏi quá nhiều giấy tờ cũng như những bằng chứng chứng minh về doanh nghiệp…
TỔNG KẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG THU HÚT FDI CỦA HẢI PHÒNG
Tuy có nhiều lợi thế so sánh sẵn có trong thu hút FDI nói riêng và hoạt động kinh tế trong điều kiện hội nhập nói chung, nhưng sức cạnh tranh của thành phố trong lĩnh vực thu hút FDI còn chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố.
Theo kết quả của cuộc khảo sát về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Công nghiệp và thương mại VCCI kết hợp với Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh - VNCI thực hiện thì chỉ số năng lực cạnh tranh ( PCI ) của Hải Phòng là 49,98 điểm, đứng thứ 42/ 64 tỉnh thành phố, xếp loại trung bình. ( Hà Nội:50,34 đứng thứ 40; Hà Tây:40,73 xếp hạng 62; Hải Dương:52,70 xếp thứ 29; Bắc Ninh:54,79 ở vị trí thứ 22;) Tham khảo phụ lục III:
Theo một cuộc điều tra khác của Tổng cục Thống kê: bảng xếp hạng môi trường đầu tư cấp tỉnh năm 2006, Hải Phòng đứng ở vị trí 53/63 tỉnh thành. (cũng đứng ở tốp cuối còn có Hà Nội – 50/63 ).
Có thể thấy rằng Hải Phòng có nhiều những lợi thế so sánh thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng hầu hết những lợi thế này đều là những lợi thế ở trạng thái “tĩnh”: vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tài nguyên khoáng sản, điều kiện kinh tế xã hội. Nhưng những thuận lợi đó của Hải Phòng chưa phát huy được những tác dụng của nó trong thời gian qua, nguyên nhân là Hải Phòng còn nhiều có những hạn chế trong môi trường đầu tư thuộc nhóm “nhân tố động”như: chính sách thu hút và ưu đãi trong đầu tư, thái độ của nhà quản lý, trình độ lao động, chính sách đất đai… Chính những hạn chế trong những nhân tố nói trên đã vô hình dung tạo ra những rào cản cản trở nhà đầu tư đến với Hải Phòng trong thời gian qua.
Như vậy, thực trạng môi trường đầu tư của Hải Phòng còn nhiều bất cập cần giải quyết trong thời gian tới để Hải Phòng phát huy được một cách hiệu quả những lợi thế so sánh sẵn có của mình trong thu hút FDI.
2.2 TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI TẠI HẢI PHÒNG
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam, một môi trường đầu tư thuận lợi và lành mạnh hơn đã được xây dựng với chính sách mở cửa nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho việc xuất nhập khẩu, cho kinh doanh đồng thời áp dụng các chính sách khuyến khích của chính phủ có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, Hải Phòng đã đạt được những kết quả đáng kể trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.1.1 Số dự án và tổng số vốn đầu tư
Hải Phòng là một trong những địa phương đứng đầu cả nước (đứng thứ 6 ) và đứng thứ hai miền Bắc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tham khảo phụ lục II: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương ( 1988- 2006)
Hình 2.7 Kết quả thu hút FDI vào Hải Phòng
giai đoạn 1995 - 2006
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng
Tình hình thực hiện FDI của Hải Phòng được phân tích theo hai giai đoạn: giai đoạn trước năm 2002 và giai đoạn 2003- nay. ( Năm 2002 là năm Hải Phòng bắt đầu thực hiện cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư, trong đó đặc biệt là quy chế “một cửa liên thông”).
Giai đoạn 1997- 2002, nhìn chung tình hình thu hút FDI của Hải Phòng không ổn định và mức thu hút đầu tư thấp. Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động đầu tư cả nước nói riêng gặp khó khăn bởi cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á năm 1997. Trong đó, năm 2000 là năm thành phố đạt mức thu hút vốn đầu tư nước ngoài thấp nhất, chỉ thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho 06 dự án với tổng số vốn đăng kí là 6.890.000 USD bằng 17,5% vốn đầu tư và 60% số dự án so với năm 1999. Đến năm 2002, thu hút FDI của thành phố đã có dấu hiệu tăng trưởng khá so vơi những năm trước cả về số dự án và số vốn đầu tư: có 24 dự án cấp mới với số vốn 40.854.231 USD; 4 lượt điều chỉnh tăng vốn với số vốn là 20.860.000 USD. Như vậy, tổng số vốn đăng kí là 61.714.231 USD bằng 109% tổng số vốn đầu tư đăng kí năm 2001.
Từ năm 2003 đến nay, thành phố đã áp dụng các biện pháp xúc tiến đầu tư, quảng bá, tuyên truyền về môi trường đầu tư của thành phố, đặc biệt là việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhìn nhận tổng thể tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng các đoàn, cá nhân đến Hải Phòng khảo sát tìm kiếm cơ hội đầu tư, thành lập công ty có vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng có dấu hiệu tăng vượt trội so với giai đoạn trước. Năm 2003 được coi là năm thành công nhất trong công tác thu hút FDI của Hải Phòng. Trong năm này, cả thành phố có 42 dự án đầu tư được cấp giấy phép, trong đó có 12 dự án điều chỉnh tăng vốn, nâng tổng vốn đầu tư năm 2003 lên 170.303.642 USD. Năm 2004, vốn FDI vào Hải Phòng tiếp tục tăng, nhưng số lượng dự án đầu tư giảm đi đáng kể so với năm 2003 ( từ 42 xuống còn 18 dự án ). Điều này được giải thích như sau: Ngày 22/12/2003 Chính phủ ban hành Nghị định 164/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp đã điều chỉnh và có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút vốn FDI vào địa bàn thành phố. Điều này đã khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc khi quyết định đầu tư đặc biệt vào các dự án trong khu công nghiệp – khu chế xuất. Số lượng dự án vào khu công nghiệp, khu chế xuất đã giảm so với năm 2003 từ 15 dự án xuống còn 4 dự án. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 154/2004/NĐ-CP ngày 06/08/2004 sau đó có sửa đổi, bổ sung lại một số điều so với nghị định 164/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những giải pháp của Chính phủ, đã làm tình hình thu hút FDI của cả nước nói chung trong đó có Hải Phòng tiếp tục tăng trở lại. Năm 2005, 2006, vốn FDI vào thành phố tiếp tục tăng .Năm 2006, cả thành phố thu hút 37 dự án đầu tư trong đó có 33 dự án điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đầu tư là 193.610.421 USD. Như vậy, việc thực hiện cơ chế ưu đãi và khuyến khích đầu tư đã tạo môi trường đầu tư thông thoáng, cởi mở, hơn cho nhà đầu tư nước ngoài, tạo một sức hút đối với vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng.
Tính đến quý I năm 2007, Hải Phòng có khoảng trên 240 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng kí trên 2,5 tỷ USD ( tính cả số vốn điều chỉnh bổ sung cho các dự án đang hoạt động. Tính đến thời điểm ngày 26/03/2007, thành phố có235 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí là 2,356 tỷ USD. Vốn pháp định là 953,031 triệu USD( chiếm 40,45 % tổng số vốn ). Trong đó, tổng vốn pháp định nước ngoài đóng góp là 772,745 triệu USD; vốn đối ứng của Việt Nam là 180,286 triệu USD, chiếm 18,92 %.Vốn thực hiện tính đến thời điểm nói trên là 1,375 tỷ USD, đạt tỷ lệ trên 55% tổng vốn đã đăng kí Tham khảo phụ lục I: Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Phòng đến ngày 26/03/2007
. Vốn FDI của đăng kí của Hải Phòng chiếm 3,62 % tổng vốn đăng kí của cả nước, số dự án đầu tư chiếm 3,2 %, vốn pháp định chiếm 3,51 %, vốn đầu tư thực hiện chiếm 4,34% vốn đầu tư của cả nước. Như vậy, Hải Phòng là địa phương đứng thứ 6 cả nước và thứ hai khu vực miền Bắc trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong quý đầu năm 2007, tình hình thu hút FDI vào Hải Phòng đã có sự khởi sắc đáng kể so với cùng kì năm ngoái. Cả thành phố đã cấp hơn 20 giấy phép đầu tư với tổng vốn gần 80 triệu USD. Đây là dấu hiệu hứa hẹn một năm thành công trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI của thành phố Hải Phòng.
2.2.2. Cơ cấu đầu tư
2.2.2.1. Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư
Hiện nay, có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Hải Phòng. Theo quy mô đầu tư, đứng đầu là quần đảo Trinh Nữ thuộc Anh, tiếp đó là Nhật Bản, singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông… Trên thực tế, có một số dự án lớn mà chủ đầu tư đăng kí tại BVI nhưng thực chất có nguồn gốc từ Singapore và Đài Loan. Như vậy, nếu phân loại theo nguồn gốc thực thì Đài Loan mới là đối tác đầu tư lớn nhất tại thị trường Hải Phòng.
Có thể thấy rằng, vốn đầu tư trực tiếp vào Hải Phòng chủ yếu vẫn là nguồn vốn đến từ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những nước nói tiếng Hoa. Khu vực nhiều tiềm năng và ổn định là Tây Âu và Bắc Mỹ chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Hình 2.8 Cơ cấu FDI vào Hải Phòng phân theo đối tác Tính trong giai đoạn 1988 - 2006
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng
2.2.2.2 Cơ cấu theo ngành nghề
Cơ cấu FDI là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI ở một quốc gia nói chung và một địa phương nói riêng. Cơ cấu vốn FDI theo ngành nghề là một bức tranh phản ánh sống động tác động của dòng vốn này đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương tiếp nhận vốn đầu tư. Cơ cấu FDI vào Hải Phòng theo ngành nghề đã cho thấy đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa luôn tồn tại trong mọi nhịp sống kinh tế của thành phố.
Trong tổng số 235 dự án còn hiệu lực ( tính đến thời điểm 26/03/2007 ) các dự án được phân theo những lĩnh vực chính được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 2.2 Cơ cấu FDI vào Hải Phòng theo những lĩnh vực chủ yếu
STT
Lĩnh vực đầu tư
Số dự án
Vốn đăng kí
( USD)
Tỷ lệ (%)
1
Sản xuất công nghiệp
175
1,508,005,648
68,7
2
Phát triển cơ sở hạ tầng
9
362,823,473
16,5
3
Du lịch - dịch vụ
21
171,823,743
7,8
4
Thương mại, phân phối hàng hóa
12
105,854,000
4,8
5
Giao thông - vận tải
9
36,271,800
1,7
6
Nông, lâm nghiệp, thủy, hải sản
5
11,925,000
0,5
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng
(Chỉ tính những dự án còn hiệu lực tại thời điểm 26/03/2007)
Hình 2.9 So sánh cơ cấu FDI vào Hải Phòng theo ngành nghề
giai đoạn 1988 - 2006
Theo số dự án đầu tư Theo vốn đầu tư
Như vậy, có thể thấy vốn FDI vào thành phố Hải Phòng không cân đối giữa các ngành nghề, trong đó vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp với một tỷ trọng chiếm ưu thế: 89% số dự án và 91% tổng vốn đầu tư vào Hải Phòng. Các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản thu hút được lượng vốn đầu tư không đáng kể.Điều này không khó hiểu với điều kiện Hải Phòng là thành phố cảng, thành phố công nghiệp lớn của cả nước. Về tổng thể, cơ cấu ngành nghề trong thu hút FDI đã khai thác lợi thế của Hải Phòng và thực hiện đúng hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nếu đem so sánh cơ cấu thu hút FDI vào Hải Phòng so với cả nước nói chung giai đoạn 1988 – 2006, có thể thấy cơ cấu đầu tư tại Hải Phòng có sự khác biệt: Ngành công nghiệp của Hải Phòng thu hút một lượng vốn đầu tư chiếm ưu thế áp đảo , trong khi đó ngành dịch vụ vẫn chưa được chú ý.
Bảng 2.3 So sánh cơ cấu FDI của Hải Phòng và cả nước giai đoạn 1988 – 2006
Hải Phòng (%)
Cả nước (%)
Theo số dự án
Công nghiệp
89
67,6
Nông nghiệp
2
12,2
Dịch vụ
9
20,2
Theo tổng
vốn đăng kí
Công nghiệp
91
62,9
Nông nghiệp
1
6,4
Dịch vụ
8
30.7
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế Hoạch và đầu tư
Trong những năm gần đây, vốn FDI vào Hải Phòng có xu hướng mới: ngày càng xuất hiện nhiều những dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ có giá trị lớn như: Dịch vụ đại siêu thị Bourbon, khu giải trí cao cấp PowerBowl, Ciname Megastar, dự án Parkson…
2.2.3 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
Trước đây, theo quy định của Pháp luật Việt Nam ,các dự án đầu tư vào Việt Nam được hình thành và hoạt động theo ba hình thức là :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11.doc