Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ nay đến 2020

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ FDI VÀ FDI TẠI VIỆT NAM 5

1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2. Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6

1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam) 7

1.1.4. Tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9

1.4.1.1. Đối với nước đi đầu tư 9

1.4.1.2. Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư 10

1.1.5. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế. 12

1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 13

1.6.1.1. Tình hình chính trị 13

1.6.1.2. Chính sách – pháp luật 13

1.6.1.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 14

1.6.1.4. Trình độ phát triển của nền kinh tế: 14

1.6.1.5. Đặc điểm phát triển văn hóa – xã hội 14

1.6.1.6. Quy mô thị trường 15

1.2. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam trong những năm qua 15

1.2.1 Qui mô vốn đầu tư 15

1.2.2. Cơ cấu đầu tư 18

1.2.3. Đóng góp của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam 22

1.2.4. Những tồn tại, hạn chế 25

1.2.5. Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số địa phương 26

Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VĨNH PHÚC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 32

2.1. Giới thiệu khái quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên 32

2.1.1.1. Vị trí địa lý 32

2.1.1.2. Địa hình 32

2.1.1.3. Khí hậu – thủy văn 33

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 33

2.1.2.1. Dân số, lao động 33

2.1.2.2. Giao thông & cơ sở hạ tầng 34

2.1.3. Đặc điểm về môi trường đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc 35

2.2. Thực trạng tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FD) của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010 38

2.2.1. Qui mô vốn đầu tư 38

2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương 42

2.2.3. FDI phần theo ngành, lĩnh vực đầu tư. 43

2.2.4. FDI theo đối tác đầu tư. 44

2.2.5. Kết quả hoạt động SXKD của các dự án đầu tư 45

2.3. Đánh giá tổng quát về tình hình thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc 50

2.3.1. Những đóng góp tích cực 50

2.3.1.1. FDI tạo nguồn vốn bổ xung quan trọng 50

2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá 51

2.3.1.3. Chuyển giao công nghệ. 53

2.3.1.4. Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động 54

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 55

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 59

3.1. Định hướng và mục tiêu đề ra đối với hoạt động thu hút FDI tỉnh Vĩnh Phúc. 59

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. 59

3.1.2. Định hướng thu hút FDI của tỉnh 61

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát thu hút FDI 61

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể thu hút FDI 62

3.2. Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Vĩnh Phúc trong những năm tới 63

3.2.1. Giải pháp tầm vĩ mô của Nhà nước 63

3.2.2. Giải pháp tầm vi mô của tỉnh Vĩnh Phúc 64

3.2.2.1. Cải thiện chính sách đất đai 64

3.2.2.2. Xây dựng nhà ở cho công dân khu công nghiệp 64

3.2.2.3 Tăng cường hơn nữa các chính sách ưu đãi và khuyến khích FDI 65

3.2.2.4. Quy hoạch và đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng 65

3.2.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư 67

3.2.2.6. Cải cách thủ tục hành chính 67

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2851 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ nay đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i là một cơ quan làm thay tất cả các công việc của các ngành liên quan mà là đầu mối khâu nối tổng hợp ý kiến các ngành trên cơ sở thống nhất ý kiến của các ngành dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh. Các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh: Miễn tiền thuê đất Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài việc được hưởng miễn thuế đất thuế quy định hiện hành của nhà nước, còn được hưởng miễn thêm như sau: - Dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trên địa bàn huyên Lập Thạch và các xã miền núi của huyện Tam Dương, Bình Xuyên được miễn thêm 8 năm; Đầu tư vào các KCN, CCN và các địa bàn khác được miễn thêm 5 năm. - Các dự án thoả mãn một trong các điều kiện sau đây được miễn 100% tiền thuê đất: + Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (Từ 3 tầng trở lên) để cho thuê ở đô thị, phục vụ KCN, CCN. + Đầu tư xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ nhân dân. + Chế biến nông sản, thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc. Hỗ trợ đền bù giải phóng và san lấp mặt bằng - Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN được hỗ trợ 8%. - Sử dụng công nghệ cao và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%. - Có vốn đầu tư từ 10 tỷ VND trở lên và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%. - Chế biến nông sản thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 15%. - Đầu tư vào các KCN, CCN vùng đồng bằng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc được hỗ trợ 20%. - Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (Từ 3 tầng trở lên) cho thuê ở đô thị, phục vụ KCN, CCN ở thành phố Vĩnh Yên, các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, ytế, giáo dục được hỗ trợ từ 50 - 100%. - Đầu tư sản xuất ở huyện Lập Thạch, các xã miền núi của các huyện Tam Dương, Bình Xuyên và các CCN ở Vĩnh Yên được hỗ trợ 100% (không tính đất trồng lúa). Hỗ trợ lãi xuất tiền vay Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh. Dự án được hưởng ưu đãi theo quy định này là dự án đầu tư mới, sử dụng lao động chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách của tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 VND/người.Trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đào tạo nghề ở mức cơ bản thì doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ 200.000 VND/người. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề nêu trên được thanh toán cho doanh nghiệp vào thời điểm sau 12 tháng kể từ khi dự án đi vào sản xuất trên cơ sở số lao động thực tế mà chủ đầu tư cam kết (bằng văn bản) sử dụng ổn định ít nhất 36 tháng kể từ ngày ký hợp đồng lao động. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng: Tỉnh đảm bảo xây dựng hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào của KCN, CCN, khu xử lý chất thải, rắn công nghiệp tập chung khi quy hoạch chi tiết của KCN,CCN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2.2. Thực trạng tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FD) của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010 2.2.1. Qui mô vốn đầu tư 2.2.1.1. Giai đoạn 1998 - 2002 Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII "... Phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tận dụng mọi nguồn lực bên trong và ngoài tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế theo cơcấu công nghệp - nông nghiệp - dịch vụ, thực hiện phân công lại lao động xã hội ...". Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh đã tập trung cao độ, chỉ đạo sát sao, đề ra các biện pháp và chính sách cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư, phát huy lợi thế và vị trí địa lý, tích cực thu hút mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Vì vậy, kết quả thu hút đầu tư trong những năm qua có sự tiến bộ vượt bậc, Trong giai đoạn 5 năm 1998 – 2002 tổng số dự án FDI vào Vĩnh Phúc chưa hẳn là đã cao - 23 dự án với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 107,816 triệu USD nhưng tình hình thu hút vốn FDI của Vĩnh Phúc rất khả quan (xem bảng) Bảng 2.1: Tình hình thu hút FDI của Vĩnh Phúc (Giai đoạn 1998 - 2002) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Số dự án 1 1 4 4 13 Số vốn đăng ký ( triệu USD) 0,2 12,5 13,916 16,8 64,4 Tỷ trọng % 0,19 11,5 12,9 15,5 59,73 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc) Chỉ với một dự án "Sản xuất hương không mùi - nguyên liệu làm hương" với số vốn đăng ký ít ỏi là 200.000 USD năm 1998 và năm 1999 cũng chỉ với một dự án FDI nhưng với số vốn đăng ký là 12,5 triệu USD. Đến năm 2000 và 2001 mỗi năm Vĩnh Phúc thu hút được 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 13,916 triệu USD và 16,8 triệu USD. Năm 2002 Tỉnh đã thu hút được 13 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 64,4 triệu USD, tăng 3,2 lần về số dự án và 3,83 lần về số vốn đầu tư so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 59,73% của cả giai đoạn 1998 - 2002.Các dự án trên đã đầu tư vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhưng riêng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp có tỷ trọng cao nhất chiếm 52%, chế biến nông lâm sản - thực phẩm chiếm 17,3%, sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 12%, đặc biệt số dự án sử dụng công nghệ cao chiếm 8%. 2.2.1.2. Giai đoạn 2003 – 2010 Đối với tỉnh Vĩnh Phúc thì đây là giai đoạn có nhiều biến động nhất về thu hút vốn FDI. Tình hình thu hút FDI qua các năm của tỉnh được thẻ hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2. 2: Tình hình thu hút FDI ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2003 - 2010 (Đơn vị tỷ đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số dự án 34 22 27 35 14 32 18 15 Số vốn đăng ký(triệu USD) 365,636 198,14 212,6 190 178,66 302,9 120 250 Tỷ trọng (%) 20 11 11,7 10,5 9,8 16,6 6,6 13,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh phúc) Năm 2003, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 143 dự án đầu tư vào tỉnh. Trong đó có 34 dự án có vốn FDI và 109 dự án trong nước. Mặc dù số dự án FDI chỉ chiếm 23,8% tổng số dự án nhưng lại có số vốn đăng ký kinh doanh rất cao là 365,636 triệu USD tương đương 5484,54 tỷ VNĐ gần bằng một nửa tổng số vốn đăng ký của 143 dự án. Điều này cho thấy lượng vốn FDI đầu tư thông qua các dự án chiếm xấp xỉ 1/2 tổng lượng vốn đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc tính đến tháng 2/2003. Riêng hai tháng đầu năm 2003, tỉnh Vĩnh phúc đã thu hút được 22 dự án đầu tư, trong đó có 4 dự án có vốn đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 38 triệu USD đạt 36% kế hoạch năm, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2005: Trên địa bàn tỉnh thu hút được 81 dự án, trong đó: 54 dự án DDI với tổng số vốn đầu tư là 3.304 tỷ đồng; 27 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 212,6 triệu USD, trong đó có 07 dự án tăng vốn, mở rộng sản xuất với số vốn tăng là 100 triệu USD, tăng 1,3 lần về số dự án và 1,7 lần về số vốn đầu tư so với năm 2004, đạt 177,2% về số vốn đầu tư so kế hoạch năm. Trong cơ cấu giá trị GDP của tỉnh, giá trị sản xuất CN-XD từ 39% năm 2000, tăng lên 52,2% năm 2005. Năm 2006, thực hiện cả năm trên địa bàn tỉnh thu hút được 75 dự án trong đó có 35 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký 190 triệu USD, tăng 30% về số dự án; 40 dự án trong nước, với số vốn đăng ký là 2.500 tỷ đồng.   Năm 2007: Đến hết tháng 6/2007 trên địa bàn tỉnh có 474 dự án còn hiệu lực gồm 120 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 1,06 tỷ USD và 354 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 21.581,6 tỷ đồng. Về thu hút dự án mới được tăng cường, đầu tư trong nước thu hút được 24 dự án mới và 4 dự án điều chỉnh, với tổng số vốn đầu tư là 1.417,1 tỷ đồng, bằng 86,3% về số vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 35,4% kế hoạch năm, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp như: thiết bị điện tử, linh kiện xe máy, dược phẩm, khoá cửa, giấy ăn cao cấp…đầu tư nước ngoài thu hút được 14 dự án với tổng số vốn đầu tư là 178,66 triệu USD tăng 53% về vốn đầu tư so với cùng kỳ. Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ các nền kinh tế: Đài Loan (3 dự án, vốn đầu tư 18,56 triệu USD), Đức (01 dự án, vốn đầu tư 12,4 triệu USD), Hàn Quốc (3 dự án, vốn đầu tư 6,7 triệu USD), Nhật Bản (5 dự án, vốn đầu tư 6,2 triệu USD).... Trong đó các dự án đầu tư về lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 81,65% về số dự án, tiếp theo là lĩnh vực du lịch - dịch vụ, đô thị chiếm 14,14% về số dự án, tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp chiếm 2,74% về số dự án, còn lại là lĩnh vực đào tạo nghề. Năm 2008: Lĩnh vực thu hút đầu tư tiếp tục đạt kết quả cao với 124 dự án đầu tư mới, trong đó có 31 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 93 dự án đầu tư trong nước (DDI), đưa tổng số dự án FDI đến hết năm 2008 đạt 164 dự án với tổng vốn đăng ký 1,14 tỷ USD và 265 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 15,5 ngàn tỷ đồng. Tính đến hết năm 2008, đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Vĩnh Phúc,  trong đó có các dự án đầu tư lớn của các Tập đoàn điện tử công nghệ cao của Đài Loan như: Compal, Hồng Hải. Kết quả thu hút đầu tư trong năm qua tiếp tục đưa Vĩnh Phúc vào tốp các tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tư trong cả nước và xếp thứ ba về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ sau thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bình Dương. Nhìn chung các dự án đầu tư vào tỉnh, đặc biệt là các dự án FDI đều triển khai xây dựng nhanh và đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư, kinh doanh tại Vĩnh Phúc. Niềm tin đó xuất phát từ việc tỉnh luôn sát cánh, cùng tháo gỡ khó khăn với DN; DN chia sẻ khó khăn chung với tỉnh. Năm 2010, riêng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ước thực hiện năm 2010, trên địa bàn tỉnh thu hút được 160 dự án tăng 44,1% so với năm 2009 (tăng 49 dự án), trong đó: 15 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký khoảng 250 triệu USD tăng 154,3% so với năm 2009 và 145 dự án DDI mới (tăng 44 dự án), với tổng số vốn đăng ký đạt 6.749,4 tỷ đồng, giảm 2,5% so với năm 2009 do chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ. Lũy kế đến hết năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 601 dự án, trong đó 197 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký là 2.323,4 triệu USD; vốn thực hiện ước đạt 40,4% tổng vốn đăng ký và 480 dự án DDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 30.278 tỷ đồng; vốn thực hiện ước đạt 35% tổng vốn đăng ký. 2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương Đối Vĩnh Phúc, các dự án FDI có ở tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh. Nhưng cũng như tình trạng chung của cả nước, những dự án FDI ở tỉnh cũng chủ yếu tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi về hạ tầng có nhiều lợi thế về giao thông gần trung tâm của tỉnh và giáp với Hà Nội. Bảng 2.3:FDI tại Tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2006 – 2008 chia theo huyện thị. Huyện, thị Số dự án Tổng số vốn đầu tư(USD) Chiếm tỷ lệ % về Số dự án Số vốn đăng ký 1. Thành phố Vĩnh Yên 55 771.712.000 33,7 29,68 2. Thị xã phúc Yên 4 309.600.000 4,5 11,9 3.Huyện Bình Xuyên 41 616.000.000 8 23,69 4. Huyện Tam Đảo 2 6.050.000 2,3 0.23 5. Huyện Tam Dương 2 4.731.000 2,3 0,18 6.Huyện lập Thạch 1 1.945.000 1,5 0,07 7. Huyện Vĩnh Tường 1 5.000.000 0,21 Cộng 171 2.600.000.000 100 100 (Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh phúc) Qua bảng số liệu trên ta thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã tập trung chú ý của mình đến các địa điểm thuộc Thành phố Vĩnh yên, Thị xã Phúc Yên, và huyện Bình Xuyên. Do có vị thế thuận lợi khoảng cách đến thành phố Hà Nội gần, giao thông gần quốc lộ nên thuận tiện cho vận chuyển và giao lưu buôn bán hàng hóa.Và tỉnh có ưu đãi đầu tư khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh đầu tư. Do vậy số dự án vào các địa phương ngay càng tăng. 2.2.3. FDI phần theo ngành, lĩnh vực đầu tư. Xem xét một cách tổng thể, cơ cấu ngành của các dự án đầu tư nước ngoài trong những năm qua của Vĩnh Phúc cũng tương đối giống so với hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước nói chung và các tỉnh thành phố nói chung. Tỷ trọng của các dự án FDI tại Vĩnh Phúc phân theo cơ cấu ngành như sau: Bảng 2.4: Cơ cấu ngành của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 - 2005 TT Ngành Dự án Vốn đầu tư Số dự án Tỷ trọng (%) Số vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Công nghiệp 50 84,75 431,890 84,40 2 Khách sạn, du lịch 3 5,08 6,350 1,24 3 Y tế, giáo dục, thông tin, văn hóa 2 3,39 45,000 8,79 4 Nông, lâm nghiệp 1 1,69 12,500 2,44 5 Thủy sản 1 1,69 14,000 2,74 6 Dịch vụ 1 1,69 0,500 0,1 7 GT-VT, Bưu chính 1 1,69 1,500 0,3 8 Xây dựng 0 0 0 0 9 Tài chính ngân hàng 0 0 0 0 Tổng số 59 100% 511,740 100% (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc) Nhìn bảng số liệu trên có thể thấy từ năm 1998 – 2005 vốn đầu tư nước ngoài vào Vĩnh Phúc vẫn còn ít ỏi và nhỏ lẻ. Ngành được đầu tư nhiều nhất là công nghiệp với 50 dự án, chiếm trên 80% tổng số dự án của tỉnh. Các ngành khác thì chưa thực sự thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, số dự án còn hạn chế, ngành ngân hàng và xây dựng của tỉnh còn không thu hút được nhà đầu tư. 2.2.4. FDI theo đối tác đầu tư. Đến hết năm 2004 có các công ty của 12 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó các nhà đầu tư Châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…) chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn đầu tư và tổng số dự án. Dự án FDI phân theo vùng lãnh thổ đến hết năm 2008: Tính đến hết năm 2008, đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh, nguồn vốn đầu tư tập trung chủ yếu vẫn là các nước Đông Bắc Á : Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc … đứng đầu là Đài Loan có 40 dự án, vốn đầu tư 1.157,6 triệu USD, chiếm 58,3% tổng vốn đầu tư, tiếp đến là Nhật Bản có 14 dự án, vốn đầu tư 522,2 triệu USD, chiếm 26,5%, Hàn Quốc có 28 dự án, vốn đầu tư 165,9 triệu USD, chiếm 8,4%, còn lại là các nước Trung Quốc, Mỹ, Italia, Đức, Malaysia, Singapore… Nhìn chung, các dự án hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN đều hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là các dự án FDI đạt kết quả khá, các chỉ tiêu kinh tế về giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, xuất khẩu, nộp Ngân sách của các dự án đều tăng cao hơn so với năm 2007 và vượt kế hoạch đề ra. Các dự án đầu tư vào các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đã tạo nên diện mạo mới cho ngành công nghiệp của tỉnh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của điạ phương. Bảng 2.5: Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu đến từ các nền kinh tế lớn. Quốc Gia Chi tiêu Năm 2006 2007 2008 Đài Loan Số dự án 26 35 40 Tổng số vốn( triệu USD) 104,3 749,7 992,2 Tỷlê/tổng VĐT(%) 11,5 41,3 53,6 Hàn Quốc Số dự án 25 31 28 Tổng số vốn( triệu USD) 116,4 153,7 165 Tỷlê/tổng VĐT(%) 12,9 8,5 9,6 Nhật Bản Số dự án 25 27 14 Tổng số vốn( triệu USD) 461,7 651,3 514 Tỷlê/tổng VĐT(%) 51,3 40 30 Trung Quốc Số dự án 15 13 Tổng số vốn( triệu USD) 52,7 47,9 Tỷlê/tổng VĐT(%) 5,8 2,6 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc) Nhìn vào bảng trên ta thấy nước đầu tư vào tỉnh nhiều nhất là Đài Loan, đúng thứ 2 là Hàn Quốc và Nhật Bản, đúng thứ 3 là Trung Quốc. Cụ thể là trong 3 năm từ năm 2006 đến 2007 số dự án đầu tư của Đài Loan vào Vĩnh Phúc ngày càng nhiều từ 26 dự an năm 2006 thì đến 2008 lên đến 40 dự án, số vốn tăng từ 104,3 lên đến 992,2 triệu USD. Tỷ lệ % vốn đầu tư của Đài Loan chiếm 53,6% năm 2008, chiếm ½ tỷ lệ vốn đầu tư và tỉnh. 2.2.5. Kết quả hoạt động SXKD của các dự án đầu tư Với 35 dự án đầu tư đang hoạt động trên địa bàn đã góp phần tạo ra sức tăng trưởng GDP cao. Trong đó không thể không nhấn mạnh đến sự đóng góp to lớn của các dự án FDI. Chính nhờ có các dự án FDI này, Vĩnh Phúc đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, khai thác tốt hơn nguồn nội lực, góp phần chuyển giao công nghệ, cải thiện kỹ năng lao động, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. - Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2005- 2010 của Vĩnh Phúc đạt 17,4%/năm. Ước năm 2010 giá trị công nghiệp - xây dựng chiếm 56,03%; dịch vụ 30,23%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 13,74% . Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 31 triệu đồng, tương đương 1.630 USD, gấp 3,45 lần so với năm 2005. - Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI năm sau cao hơn năm trước và chiếm từ 65% đến 69% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh. - Thu ngân sách từ các doanh nghiệp FDI và DDI (Domestic Direct Investment) năm 2002 so với năm 2001 tăng 4,11% (năm 2001 thu từ khu vực FDI và DDI là 671,7 tỷ VNĐ/841,8 tỷ VNĐ = 86,4% tổng nguồn thu ngân sách. Năm 2002 là 1.417, 9 tỷ VNĐ/1.612 tỷ VNĐ = 90,51% tổng nguồn thu ngân sách của Tỉnh). Và đến năm 2006 Vĩnh Phúc đã vươn lên đứng thứ 9 trong các tỉnh/thành trên cả nước về thu ngân sách với 4.027 tỷ đồng. Năm 2005: - Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp (giá CĐ 94): các dự án đi vào sản xuất đã tạo ra GTSX công nghiệp đạt 15.223 tỷ đồng, chiếm 96% giá trị SXCN toàn tỉnh, tăng 134% so với năm 2004, trong đó đóng góp của các dự án DDI là 2.960 tỷ đồng, FDI là 12.263 tỷ đồng. - Đóng góp vào xuất khẩu: các dự án đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 158,2 triệu USD, chiếm 83,57% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, tăng 150,8% so với năm 2004, trong đó giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp DDI là 13,8 triệu USD và của các doanh nghiệp FDI là 144,4 triệu USD. - Nộp ngân sách của các dự án: các dự án nộp ngân sách đạt 2.600 tỷ đồng, chiếm 75% tổng thu ngân sách toàn tỉnh, tăng 153% so với năm 2004, trong đó nộp ngân sách của các dự án DDI là 123 tỷ đồng, của các dự án FDI là 2.477 tỷ đồng. Năm 2006: - Đóng góp của các dự án FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp( giá cố định 1994): đạt 15.772tỷ đồng, tăng 28,61%( 15.772/12.263 tỷ đồng) so với cùng kỳ và đạt 103,43% kế hoạch đề ra.và doanh thu đạt 1,3 tỷ USD (FDI), 4.268 tỷ đồng (DDI). - Thu ngân sách đạt 4500tỷ đồng trong đó FDI đóng góp 20%. - Nộp ngân sách:3.542,9 tỷ đồng( FDI:3.407 tỷ đồng. - Đóng góp vào xuât khẩu của các dự án: đạt 199 triệu USD ( FDI là 175 triệu USD, DDI:24 triệu USD), tăng 25,79%(199/158,2 triệu USD) và đạt 88,44% kế hoạch đề ra. Năm 2007: Năm 2007 được coi là mốc son quan trọng đối với chặng đường hơn 10 năm trải thảm đỏ thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc. Trong năm, các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút được 67 dự án đầu tư mới và 19 dự án tăng vốn, trong đó có 28 dự án FDI mới và 12 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký 900 triệu USD, 39 dự án DDI mới và 7 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký gần 4.000 tỷ đồng. Bước ngoặt không chỉ bởi Vĩnh Phúc đã có dự án “tầm cỡ” như dự án 500 triệu USD của Tập đoàn Compal đầu tư sản xuất máy tính xách tay mà còn mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp của tỉnh trong tương lai. Đến hết năm 2007, trên địa bàn tỉnh có tổng số 500 dự án đầu tư, trong đó có 134 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 1.788 triệu USD và 366 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 23.900 tỷ đồng. Riêng trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong năm nay, số dự án giảm tới 18% nhưng số vốn tăng hơn 6 lần so với năm 2006 và bằng cả 9 năm trước đó cộng lại. Doanh thu: 2.245 triệu USD tăng 72,6% so với cùng kỳ. Đóng góp của các dự án FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp ( giá cố định 1994): 24.174.442 triệu đồng. Đóng góp vào xuât khẩu: 290 triệu USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ. Thu ngân sách: 5425 tỷ đồng trong dố khu vực FDI đón góp 20%. Nộp ngân sách: 4.372.700 triệu đồng. Bảng 2.6: Một số sản phẩm chủ yếu năm 2007 - 2008 Sản phẩm Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Ôtô Chiếc 24.256 27.500 Xe máy Chiếc 1.227.460 1.500.000 Săm lốp Chiếc 55.891.324 57.000.000 Gạch men Triệu m3 40,94 45 Ống thép Tấn 20.000 22.000 Bình nước nóng Sản phẩm 12.000 30.000 Sợi dệt Tấn 3.500 4.000 Tấm lợp kim loại Tấn 20.000 21.000 May mặc Sản phẩm 26.194.282 28.813.710 (Nguồn: Ban quản lý công nghiệp và thu hút đầu tư) Đặc biệt trong năm 2008: năm có thể nói là vô cùng khó khăn của các doanh nghiệp khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, nhưng tại Vĩnh Phúc việc thu hút đầu tư vẫn đạt được những kết quả hết sức khả quan. Năm 2008 có thêm 20 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ( 9 dự án DDI và 11 dự án FDI). Luỹ kế đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 144 dự án hoạt động (82 dự án DDI và 62 dự án FDI), chiếm 40,34% tổng số dự án đầu tư. Các dự án mới đi vào hoạt động trong năm 2008 tập trung chủ yếu tại các địa bàn KCN Bình Xuyên, KCN Khai Quang, CCN Hợp Thịnh,… Cụ thể, trong năm 2008, Ban đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 112 dự án và làm thủ tục tăng vốn đầu tư cho 15 lượt dự án, trong đó đối với đầu tư trong nước (DDI): cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 86 dự án đầu tư mới với số vốn đầu tư đăng ký là 5.516,08 tỷ đồng và 8 dự án đầu tư mở rộng với số vốn đăng ký tăng thêm là 415,79 tỷ đồng; về đầu tư nước ngoài (FDI): cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 26 dự án đầu tư mới với số vốn đầu tư đăng ký là 526,2 triệu USD và có 7 lượt dự án tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng số vốn tăng là 14,8 triệu USD. Tính chung cả vốn đầu tư của dự án tăng vốn và cấp mới trong năm 2008, tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án FDI là 541 triệu USD, đạt 67,62% về vốn đầu tư so với kế hoạch năm; của các dự án DDI là 3.713,7 tỷ đồng đạt 148,3% về vốn đầu tư so với kế hoạch năm. Như vậy, tính đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 357 dự án thực hiện thủ tục đầu tư qua bán còn hiệu lực, gồm 100 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 1.986,4 triệu USD và 257 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 15.437,32 tỷ đồng. Trong đó: - Đầu tư trong KCN, CCN: có 171 dự án (87 dự án DDI và 84 dự án FDI), chiếm 47,9% tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư là 1.512,65 triệu USD (chiếm 76,15% tổng vốn đầu tư của dự án FDI) và 3.246,84 tỷ đồng (chiếm 21,03% tổng VĐT của các dự án DDI). - Đầu tư ngoài KCN, CCN: có 186 dự án (170 dự án DDI và 16 dự án FDI), chiếm 52,1% tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư là 473,806 triệu USD (chiếm 23,85% tổng vốn đầu tư của dự án FDI) Về cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực: - Lĩnh vực công nghiệp: có 246 dự án, gồm 90 dự án FDI với số vốn đầu tư 1.765,7 triệu USD, chiếm 88,89% tổng vốn đầu tư FDI - Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: có 75 dự án, gồm 5 dự án FDI với số vốn đầu tư 178,84 triệu USD, chiếm 9,0% tổng vốn đầu tư FDI. - Lĩnh vực nông nghiệp: có 11 dự án, gồm 5 dự án FDI với số vốn đầu tư 41,92 triệu USD, chiếm 2,11% tổng vốn đầu tư FDI và 6 dự án DDI với số vốn đầu tư 71,7 tỷ đồng, chiếm 0,46% tổng vốn đầu tư DDI. 2.3. Đánh giá tổng quát về tình hình thu hút và sử dụng FDI của tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1. Những đóng góp tích cực 2.3.1.1. FDI tạo nguồn vốn bổ xung quan trọng Trong ngắn hạn cũng như dài hạn, nguồn vốn FDI là rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của tỉnh nói riêng. Vĩnh Phúc là một tỉnh còn non trẻ, mới được thành lập tháng 7/1997 (trước đó sáp nhập chung với Việt Trì và Phú Thọ và gọi chung là tỉnh Vĩnh Phú), do vậy nhìn chung Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh nghèo của Việt Nam, trình độ sản xuất thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, mức sống người dân nhìn chung còn thấp (trừ mức sống của người dân thị xã Vĩnh Yên). Đó là lý do khiến nhu cầu về vốn của tỉnh rất lớn, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế thời kỳ 2001 - 2005 là trên 2,5 tỷ USD. Trong khi đối với Việt Nam, nguồn vốn trong nước đóng vai trò chính (chiếm 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) thì đối với Vĩnh Phúc vốn nước ngoài đóng một vị trí rất quan trọng (chiếm 49,1% tổng vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn1995 - 2000). Việc thu hút nguồn vốn FDI không chỉ cho phép Vĩnh Phúc phát huy những lợi thế, tiềm năng của mình (cụ thể là nhằm phát triển KCN - CCN) mà quan trọng hơn là đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh (7,0%/năm giai đoạn 1995 - 2000), nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất của nhân dân trong tỉnh. 2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá Có thể nói đóng góp quan trọng nhất của việc thu hút nguồn vốn FDI và Vĩnh Phúc thời gian qua là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp. Mặc dù tốc độ chuyển dịch chưa mạnh nhưng đây là bước đầu đáng ghi nhận. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng nhanh, từ 12,7% năm 1995 lên 39,0% năm 2000 và 49,7% năm 2004; dự kiến đạt 50,4% vào năm 2005, trong đó công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành (87-90%). Một số ngành công nghiệp đã chuyển sang sử dụng công nghệ cao, nhiều khu cụm công nghiệp tập trung đã được xây dựng, tạo môi trường hấp dẫn đầu tư. Tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp từ 55,7% năm 1995 giảm xuống  31,2% năm 2000 và còn 24,1% năm 2004, dự kiến 21,3% vào năm 2005. Lĩnh vực dịch vụ - thương mại chiếm tỷ trọng khoảng 28-31%. Biểu đồ 2.1 :  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế so sánh năm 1995 với 2004 của tỉnh Vĩnh Phúc  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ nay đến 2020.doc
Tài liệu liên quan