LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG HOA KÌ 2
I. SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG HOA KỲ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 2
1. TIỀM NĂNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 2
1.1 Tiềm năng sản xuất 2
1.2 Năng lực chế biến 3
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 3
2.1 Vị trí của xuất khẩu cà phê trong nền kinh tế Việt Nam 3
2.2 Tầm quan trọng của thị trường Mỹ đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam 4
II. THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG MỸ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 5
1. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MỸ 5
1.1 Tình hình kinh tế Mỹ trong giai đoạn hiện nay 5
1.2 Chính trị - luật pháp 7
1.3 Văn hóa – Xã hội 7
1.4 Rào cản thương mại của Mỹ với hàng nông sản 8
1.4.1 Hàng rào thuế quan 8
1.4.2 Hạn ngạch thuế quan: 9
1.4.3 Các biện pháp phi thuế quan 10
1.4.3.1 Các biện pháp bảo hộ khẩn cấp 10
1.4.3.2 Hàng rào kĩ thuật 10
2. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ TRONG THỜI GIAN QUA 11
2.1. Tiến trình quan hệ thương mại Việt Mỹ 11
2.2 Những điều cơ bản về hiệp định thương mại Việt Mỹ 12
2.3 Cơ hội và thử thách thức của Việt Nam khi kí kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ 13
2.3.1 Cơ hội 13
3. NHU CẦU TIÊU THỤ CÀ PHÊ CỦA MỸ VÀ NHỮNG DỰ BÁO 15
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 16
1. Các biện pháp liên quan đến tổ chức tạo nguồn- mua hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu 16
1.1 Tạo nguồn- mua hàng 16
1.2 Cải biến cơ cấu xuất khẩu 17
1.2.1 Cải biến cơ cấu mặt hàng 17
1.2.2 Cải biến cơ cấu thị trường: 17
2. Các biện pháp tài chính - tín dụng 17
2.1 Đa dạng hoá hình thức hỗ trợ. 17
2.2 Chủ động áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu để 18
2.3 Ổn định danh mục mặt hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách. 18
3. Các biện pháp thể chế, tổ chức 19
4. Đánh giá chung về chính sách , biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của nhà nước 19
CHƯƠNG II: 21
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 21
I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 21
1. Tổng quan về cà phê của Việt Nam 21
2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam 21
3. Đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua 22
3.1 Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu: 22
3.2 Tính phù hợp của sản phẩm xuất khẩu 22
3.3 Về thị trường xuất khẩu: 23
3.4 Về chất lượng: 23
3.5 Về thương hiệu 23
3.6 Về giá cả: 23
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA 24
1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA 24
2. NHỮNG THUẬN LỢI, VÀ KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 26
2.1 THUẬN LỢI 26
2.2 KHÓ KHĂN 27
2.2.1 Những khó khăn thách thức từ phía Việt Nam: 27
2.2.2 Những khó khăn thách thức từ phía Mỹ mang lại: 28
2.2.2.1 Sự khác biệt trình độ phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 28
2.2.2.2 Yêu cầu về nhãn hiệu thương hiệu sản phẩm ở thị trường Hoa Kỳ 28
2.2.2.3 Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Mỹ 28
2.2.2.4 Rào cản thương mại của Hoa Kỳ 29
2.2.2.5 Những rủi ro thương mại đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam 29
3. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 29
3.1 Nâng cao chất lượng của sản phẩm cà phê xuất khẩu 29
3.2. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê bằng nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm 30
3.3. Tạo mối liên kết bền vững giữa người nông dân, nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu 31
4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 32
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 33
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 33
I. CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 33
1. Quan điểm, định hướng phát triển của ngành cà phê Việt Nam 33
2. Mục tiêu chiến lược 34
3. Định hướng xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ 35
II. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG HOA KÌ 35
1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường Hoa Kì 35
2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 36
3. Hoàn thiện tổ chức và quản lý hoạt động xuất khẩu 36
4. Nâng cao vai trò của hiệp hội cà phê- ca cao Việt Nam 37
5. Sự tham gia hỗ trợ từ phía nhà nước 37
6. Nâng cao hiệu quả của chính sách khuyến khích xuất khẩu 38
43 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê 33 Việt Nam sang thị Trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế phát triển
Nước Mỹ có vai trò nòng cốt, chi phối hoạt động của các định chế tài chính và thương mại quốc tế như IMF, WTO, WB, ADB, cho nên ký hiệp định thương mại với Mỹ tạo ra khả năng tăng cường sự ảnh hưởng thuận lợi của các tổ chức trên với nền kinh tế của Việt Nam và giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới.
Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được soạn thảo dựa vào các tiêu chuẩn nội dung của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dành cho các nước kém phát triển, cho nên ký được hiệp định thương mại với Mỹ là một bước tiến quan trọng giúp cho Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức WTO.
Khi thâm nhập vào thị trường Mỹ chúng ta có nhiều khả năng và điều kiện tiếp cận công nghệ hiện đại, nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp
2.3.2 Thách thức
2.3.2.1 Thách thức trên thị trường Việt Nam
Theo như cam kết trong hiệp định thì Việt Nam phải mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ như giảm thuế, bãi bỏ hàng rào phi thuế quan, trao Quy chế Tối huệ quốc và Quy chế Đối xử quốc gia cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi họ đưa hàng hóa và dịch vụ vào Việt Nam kinh doanh. Như vậy ngay trên sân nhà, các hàng hóa và dịch vụ Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các hàng hóa dịch vụ xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam.
Một số doanh nghiệp nhà nước sẽ mất đi những đặc quyền, đặc lợi trong hoạt động thương mại và dịch vụ đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối. Doanh nghiệp Việt Nam phải tự cạnh tranh bình đẳng trong điều kiện mất đi sự bảo hộ, ưu đãi từ phía Nhà nước với các nhà thương mại và cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ.
Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khi phải cạnh tranh các nhà đầu tư Hoa Kỳ được hưởng quyền tương tự như mình: Cơ chế một giá được xác lập, quyền tự do đầu tư nhiều hơn, thuế tương tự
Một số doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất đi quyền sử dụng phát minh, sáng chế, công thức chế tạo, thương hiệu của nước ngoài bất hợp pháp. Họ phải tự xác lập thương hiệu, thiết kế, kiểu dáng riêng hoặc mua quyền sở hữu trí tuệ do đó chi phí sản xuất sẽ tăng hơn, khả năng cạnh tranh về giá sẽ giảm.
Phải tái cơ cấu, cải tổ nền kinh tế; phải minh bạch và công khai chính sách ngoại thương, chính sách thuế làm giảm tính độc lập và tự chủ của Chính phủ trong quản lý nền kinh tế.
2.3.2.2 Thách thức từ phía thị trường Mỹ
Người tiêu dùng Mỹ đang quen với việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ do các nước khác xuất khẩu sang, mà họ đã là nước xuất khẩu lâu năm đã gây dựng được uy tín, thương hiệu trên thị trường Mỹ. Trong khi đó thì nhiều hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam chưa có ưu thế cạnh tranh cả về giá, chất lượng
Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn, hệ thống luật pháp của Mỹ thì hết sức phức tạp trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận thị trường này thì việc am hiểu đúng, đầy đủ luật pháp của Hoa kỳ là một điều hết sức khó khăn, nó tạo ra rào cản trong việc xâm nhập và tiếp cận thị trường
Có rất nhiều các nhà xuất khẩu từ các nước khác trên thế giới đều coi thị trường Mỹ là một thị trường chiến lược, vì vậy Việc số lượng nhà xuất khẩu nhiều trong cùng một thị trường nhập khẩu thì tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thấp và chậm được cải thiện mà sức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ thì việc tìm kiếm và duy trì thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam là khó khăn
Khoảng cách từ Việt Nam đến thị trường Mỹ là rất xa, chi phí vận tải biển và chuyên chở lớn, thời gian vận chuyển dài làm cho một số hàng như nông sản bị giảm về chất lượng, tỷ lệ hao hụt tăng, đây cũng chính là nguyên nhân khách quan làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên Thị trường Mỹ giảm xuống
3. NHU CẦU TIÊU THỤ CÀ PHÊ CỦA MỸ VÀ NHỮNG DỰ BÁO
Hoa Kỳ là nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Người Mỹ uống cà phê như người Việt Nam uống chè. Hoa Kỳ không trồng cà phê nên tất cả cà phê tiêu dùng ở Hoa Kỳ kể cả cà phê nguyên liệu đều từ nguồn nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu cà phê của nước này tương đối ổn định mỗi năm trên 1 triệu tấn. Tuy nhiên, do giá cà phê thế giới thường biến động nên trị giá nhập khẩu cũng thường biến động theo
Bảng 11: Trị giá nhập khẩu cà phê vào Hoa Kỳ:
Tr.USD
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Trị giá
1.515
1.524
1.776
2.064
2.775
% tăng
0,6%
16,53%
16,21%
16,21%
34,47%
Nguồn
Khoảng 70% cà phê nhập khẩu vào Hoa Kỳ là loại cà phê arabica (Chủ yếu từ Côlômbia, Brazil, Mêhicô...) và 30% còn lại là cà phê robusta (chủ yếu từ Việt Nam và Inđônêxia).
Cà phê được tiêu thụ trên đất nước Mỹ thì phẩn lớn đựợc cung cấp từ các nơi trên thế giới như : Brazil,Viet Nam, Mexico, ColombiaTheo thống kê, người Mỹ ở mọi tầng lớp thì uống nhiều cà phê nhất thế giới, trung bình họ uống từ 7-8 ly cà phê/ ngày. Mỹ là nước nhập khẩu cà phê từ nhiều nước trên thế giới, và đứng đầu trong danh sách các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam
Biểu đồ 1 : Cà phê nhập khẩu của thị trường Mỹ
Đơn vị: 1000 bao
(Nguồn : .
Theo cuộc khảo sát về số lượng người uống cà phê của hiệp hội cà phê quốc gia Hoa Kỳ (NCA)và đầu năm 2008 vừa qua thì 17% người trưởng thành thưởng thức cà phê có chất lượng cao mỗi ngày, tăng 14% của năm 2007. Cũng theo khảo sát mức tiêu dùng cà phê của Mỹ trong năm 2008 có thể giảm từ 57% xuống còn 55% so với năm trước đó. Năm 2004, con số này là 49%.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
1. Các biện pháp liên quan đến tổ chức tạo nguồn- mua hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu
1.1 Tạo nguồn- mua hàng
Là toàn bộ hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của thị trường trong kì kế hoạch của doanh nghiệp
Để quá trình xuất nhập khẩu được diễn ra thông suốt, thì việc tạo nguồn hàng để xuất khẩu phải đảm bảo các yếu tố sau
Nguồn hàng tạo ra phải ổn đinh
Nguồn hàng phải đồng bộ
Nguồn hàng phải đủ về số lượng
Nguồn hàng phải đảm bảo chất lựợng
Nguồn hàng đúng về thời hạn
Nguồn hàng với giá cả hợp lý
1.2 Cải biến cơ cấu xuất khẩu
1.2.1 Cải biến cơ cấu mặt hàng
Ở Việt Nam thì tỷ trọng xuất khẩu hàng qua chế biến so với tổng tỷ trọng còn rất thấp. Việc xuất khẩu các mặt hàng ở dạng thô, không qua chế biến thì giá trị mang lại thấp vì đã bỏ qua giá trị gia tăng của sản phẩm trong khâu chế biến. 16 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ đô la Mỹ năm 2007 đều thuộc về các nhóm xuất thô và gia công như: xăng dầu, may mặc, thủy sản, cà phê, gạo và một số mặt hàng khác.
Vì vậy Việt Nam nên chuyển đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu thô giảm thiểu tình trạng lắp ráp, gia công thuần túy và thay thế bằng những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, kết hợp với việc mở rộng thị trường để tiến tới cân bằng cán cân xuất-nhập khẩu. Nhưng Chúng ta cũng cần phải nắm rõ, ngành hàng nào có thế mạnh trong nhóm này để có hướng đầu tư phát triển. Dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu mà chúng ta không nắm được cụ thể nhóm hàng nào thì không thể dịch chuyển được. Tránh xuất khẩu một cách ồ ạt không hiệu qủa
1.2.2 Cải biến cơ cấu thị trường:
Ở Việt Nam hiện này, chúng ta mới chủ yếu xuất khẩu sang các nước Châu Á. Còn việc xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp phát triển còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu.Chỉ có xuất khẩu sang các nước phát triển thì mới đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, vì ờ những thị trường này họ thường nhập khẩu những hàng hóa với khối lượng lớn, hàng hóa có chất lựong cao, tăng nhập hàng đã qua chế biến và giảm nhập khẩu thô.
Tuy nhiên chúng ta còn nhiều mặt hạn chế trong việc xuất khẩu sang các nước phát triển, chúng ta vẫn phải duy trì thị trường xuất khẩu truyển thống, kết hợp với mở rộng thị trường
2. Các biện pháp tài chính - tín dụng
Trong những năm qua, chính sách tài chính- tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước đã phát huy tác dụng tích cực, tuy nhiên trong thời gian tới, nhà nước cũng cần phải có những thay đổi nhất định để các biện pháp hỗ trợ có hiệu quả hơn.
2.1 Đa dạng hoá hình thức hỗ trợ.
Tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay đối với người bán với những phương thức cho vay linh hoạt hơn, hình thức cho vay đa dạng hơn
Nghiên cứu bổ sung hoạt động cho vay đối với người mua (cho vay nhà nhập khẩu) để hỗ trợ việc bán hàng của doanh nghiệp trong nước. Đây là hình thức cho vay đối với nhà nhập khẩu để thanh toán cho nhà xuất khẩu của Việt Nam, trong đó nguồn vốn cho vay đối với nhà nhập khẩu nước ngoài được trả trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Hình thức này có ưu điểm là sẽ cho phép nhà xuất khẩu nhận được thanh toán ngay mà không bị rủi ro trong thanh toán với bên nhập khẩu. Tuy nhiên, khi thực hiện hoạt động cho vay với bên nhập khẩu cần có sự đảm bảo về khả năng thanh toán của bên nhập khẩu (thông qua các cam kết bảo lãnh của Chính phủ bên nhập khẩu).
Nhà nước cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, nhất là các chương trình cấp tín dụng ưu đãi cho thuế xuất khẩu.
2.2 Chủ động áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu để tránh vi phạm các nguyên tắc cơ bản của WTO
Hiện nay, hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng xuất khẩu chịu sự điều chỉnh của 2 hiệp định quốc tế, bao gồm Hiệp định của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) về tín dụng xuất khẩu chính thức và Hiệp định của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM).
2.3 Ổn định danh mục mặt hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách.
Việc xác định danh mục theo thời hạn từng năm đã ảnh hưởng đến việc cân đối nguồn vốn để phục vụ cho kế hoạch sản xuất và xuất khẩu lâu dài của doanh nghiệp.
Hơn nữa, thực tế cho thấy việc ban hành danh mục thường chậm hơn so với yêu cầu hàng năm, chính vì vậy đã tạo nên sự bất ổn về tâm lý đối với người vay vốn tại quỹ hỗ trợ phát triển. Tất nhiên, do tiềm lực của Nhà nước còn hạn chế, Chính phủ chỉ tập trung hỗ trợ đối với những mặt hàng thật sự cần thiết phù hợp với chiến lược, kế hoạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ chiến lược, kế hoạch đó, Chính phủ cần có nghiên cứu để kéo dài thời gian ổn định danh mục mặt hàng, có thể trong khoảng 3-5 năm để đảm bảo tính ổn định của chính sách.
2.4 Chính sách phải được thiết kế theo hướng bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế, không phân biệt trong nước và ngoài nước.
Bởi vì theo quy định hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không được tiếp cận với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Điều này sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Như vậy sẽ không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong thời gian tới Chính phủ cần có điều chỉnh chính sách theo hướng bình đẳng hoá, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước và ngoài nước có cơ hội tiếp cận chính sách như nhau.
2.5 Cần minh bạch hoá và chuẩn hoá các quy trình, thủ tục, điều kiện vay vốn như quy định rõ danh mục mặt hàng, cơ chế xác định lãi suất, quy định tài sản đảm bảo tiền vay, thời hạn cho vay... để đảm bảo chính sách có thể được thực hiện ngay khi ban hành.
3. Các biện pháp thể chế, tổ chức
Thể chế hóa các chính sách và biện pháp khuyến khích thúc đẩy xuất khẩu
Tích cực đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại song phương, đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu
Gia nhập các ký kết các hiệp ước quốc tế để tạo điều kiện thúc đẩy tự do buôn bán, xúc tiến xuất khẩu
Cử phái đoàn thương mại ra nước ngoài tìm kiếm thị trường, Thiết lập chính sách xúc tiến xuất khẩu thông qua chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Ban hành biện pháp, chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Xây dựng định hướng, chiến lược xuất khẩu
Thành lập trung tâm cung cấp thông tin cho nhà xuất khẩu
Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp đỡ cho các nhà xuất khẩu
Tiến hành PR ở nước nhập khẩu
Tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài
Lập văn phòng đại diện ở nước ngòai
Đánh giá chung về chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của nhà nước
Ưu điểm
Nhìn chung trong thời gian qua, các chính sách và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của nhà nước đã có những thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Nó đã tạo ra rất nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường các nước, điều đó được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng qua các năm.
Các chính sách đã góp phần lớn trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu. Các thủ tục về hành chính, pháp luật liên quan đến xuất khẩu đã ngày một thông thoáng, minh bạch và ít phân biệt đối xử hơn. Các thủ tục về thuế quan, phi thuế quan ngày càng được cắt giảm và gỡ bỏ . Những chính sách trong việc hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao, và tăng mức độ phù hợp với thông lệ quốc tế
Nhược điểm
Tuy các chính sách và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của nhà nước có rất nhiều ưu điểm, tạo điều kiện trong việc xuất khẩu thì bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số nhược điểm của các chính sách, biện pháp này
Những chính sách, cơ chế, thủ tục hành chính đã có nhiều cải cách thông thoáng, nhưng thủ tục hành chính của chúng ta vẫn tồn tại nhiều bất cập liên quan tới xuất khẩu, đặc biệt là thuế và thủ tục hải quan. Đây chính là khâu vướng nhất, làm tăng chi phí cũng như thời gian giao dịch của các doanh nghiệp
Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian vừa qua cũng chỉ mang tính lý thuyết, tính áp dụng chưa cao. Nhiều biện pháp thúc đẩy xuất khẩu còn chưa đạt hiệu quả cao, chưa đúng với ý nghĩa của nó: ví dụ: Nhà nước có khoản trợ cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng tiền trợ cấp thì thường đến muộn, gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
1. Tổng quan về cà phê của Việt Nam
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở Việt nam có 5.900 ha.
Đến nay, Việt Nam đã đứng thứ 2 xuất khẩu cà phê trên thế giới với sản lượng 800 nghìn tấn/năm, đứng đầu thế giới xuất khẩu cà phê robusta và đang có kế hoạch tăng diện tích trồng cà phê arabica và nâng sản lượng lên 180 nghìn tấn/năm vào 2010.
ở Việt Nam có 3 loại cà phê chủ yếu là: Arabica, Robusta, Cheri, trong đó, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là Arabica và Robusta
2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Từ năm 2000, Việt nam đã trở thành nước đứng thứ hai thế giới ( sau Braxin và tương đuơng với Cô-lum-bia), đứng đầu về xuất khẩu cà phê robusta.
Bảng 12 : Xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Năm
Lượng XK
( ngàn tấn)
Trị giá
(triệu USD)
Giá bình quân (USD/tấn)
1999
482,5
585,2
1213
2000
733,9
501,4
693
2001
931,2
391,3
420
2002
718,6
322,3
449
2003
749,2
504,8
674
2004
974,8
641,0
657,5
2005
892,4
735,5
824,1
2006
808,375
907
1183,7
2007
1.200
1.820
1516,6
2008 (dự kiến)
1.100
1.8.
-
( Nguồn: Bộ thương mại & TCTK & Niên giám thống kê 2005)
Cho đến năm 2007 cà phê Việt Nam đã gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD với lượng xuất khẩu 1.200 nghìn tấn tương đương với 1.820 triệu USD.Theo dự kiến của ngành cà phê Việt Nam thì cà phê Việt Nam có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD trong năm 2008,
Cà phê của Việt Nam vẫn giữ được thị trường truyền thống như Mỹ, Đức, Bỉ, và tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Mỹ la tinh như thị trường Ecuador, Mexico
Trong niên vụ (từ tháng 10-2006 đến tháng 7-2007), cà phê xuất khẩu Việt Nam liên tục tăng trưởng nhanh. So với niên vụ trước, sản lượng xuất khẩu của cả nước đạt 844 ngàn tấn, tăng 74%, giá trị cả niên vụ đạt 1,4 tỷ USD.
3. Đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua
3.1 Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu:
Tỷ lệ cà phê xuất khẩu chiếm 90% sản lượng cà phê gieo trồng cà nước. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ( hàng năm chỉ chiếm khoảng trên dưới 10%) và hầu hết là xuất khẩu cà phê thô, chưa qua chế biến, hoặc chê biến chưa sâu
3.2 Tính phù hợp của sản phẩm xuất khẩu
Cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê Robusta (cà phê vối), sản lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao. So với lượng cà phê vối trên thị trường thế giới, Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trở thành nước đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu loại cà phê này.
Tuy nhiên điều đó nói lên rằng cà phê của Việt nam thì chưa phù hợp cao với thị hiếu người tiêu dùng, vì mức độ tiêu dùng cà phê loại Arabica trên thế giới cao hơn rất nhiều so với loại cà phê Rubusta. Thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cà phê Arabica (chiếm 70-80% nhu cầu cà phê hàng năm), trong khi đó 65% diện tích cà phê ở Việt Nam lại là cà phê Rubusta
Bảng 13: Cơ cấu chủng loại tiêu dùng cà phê trên thế giới
Sản lượng
Tỷ lệ tiêu dùng
Niên vụ 1999/2000
Arabica
Robusta
112,75 triệu bao
72,87 triệu bao
39,88 triệu bao
100%
64,62%
35,37%
Niên vụ 2000/2001
Arabica
Robusta
116,32 triệu bao
71,50 triệu bao
44,82 triệu bao
100%
61,47%
38,53%
Niên vụ 2001/2002
Arabica
Robusta
114,85%
69,71 triệu bao
45,14 triệu bao
100%
60,70%
39,30%
Nguồn: :
3.3 Về thị trường xuất khẩu:
Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã mở rộng ra nhiều nứoc trên thé giới như Đức: 17,8%; Mỹ: 13,8%; Anh: 12,7%; Bỉ: 7,3%; Tây Ba Nha: 6,9%; Italia: 5,6%; Nhật Bản: 3,2% và Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc Trong nhóm 10 nước này chiếm thị phần lớn tới 3/4 khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
3.4 Về chất lượng:
Điểm yếu nhất của việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam là chất lượng cà phê. Trong thời gian qua, chất lượng cà phê Việt Nam đã không ngừng được nâng cao, xong những chuyển biến đó mới chỉ là bước đầu, vẫn chưa thật ổn định và chưa phản ánh đúng bản chất vốn có của cà phê Việt Nam, chưa đáp ứng cao nhu cầu tiêu thụ của các nước theo tập quán quốc tế
Bảng 14: Bảng mô tả chất lượng cà phê Việt Nam và tập quán quốc tế
Các chỉ tiêu
Tập quán Việt Nam
Tập quán quốc tế
Thử nếm
Hạt lỗi (khoảng 30 hạt khác nhau)
Tạp chất
Độ ẩm
Kích cỡ
Khi có yêu cầu
Chỉ dùng hạt đen và vỡ
Thông dụng 1%
12,5%- 13%
Theo cấp loại
Bắt buộc
Tính % hoặc đếm trên tổng số lỗi
Dưới 0,2%
Dưới 12%
Theo cấp loại
Nguồn: (Tạp chí thương mại số30/2005)
3.5 Về thương hiệu
Có thể nói rằng, Tuy là một nước đứng thứ hai trong việc xuất khẩu cà phê trên thị trường thế giới, nhưng hầu hết các sản phẩm cà phê của Việt Nam chưa được người tiêu dùng nước ngoài biết tới.. Còn có những sản phẩm xuất khẩu sang nước ngoài, rồi sau đó họ chỉ cần đóng gói và mang tên thương hiệu của họ thôi thì giá chênh lệch so với giá gốc là rất nhiều, và cà phê Việt có thể lại quay trở lại Việt Nam và được người tiêu dùng đón nhận với một thương hiệu nổi tiếng.
3.6 Về giá cả:
Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thé giới, nhưng một sự thật là cà phê Việt Nam vẫn chưa có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến giá thế giới, mà ngược lại giá xuất khẩu cà phê thường bị ảnh hưởng từ giá thế giới, và giá cà phê của Việt Nam thường thấp hơn giá trên thị trường thế giới
Biểu đồ 3 : Mối quan hệ giữa giá cà phê ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế
Nguồn:
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA
1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG THỜI GIAN QUA
Hàng năm Mỹ nhập khẩu cà phê của Việt Nam với khối lượng lớn, giá trị kim ngạch cao so với các mặt hàng khác trong cùng nhóm hàng nông sản
Bảng 15: Xuất khẩu cà phê sang Mỹ qua các năm
2002
2003
2004
2005
Cà phê
Lượng
1000T
Trị giá (Tr.USD
Lượng
1000T
Trị giá (Tr.USD
Lượng
1000T
Trị giá (Tr.USD
Lượng
1000T
Trị giá (Tr.USD
Mỹ
146,0
60,1
90,1
39,5
135,38
88,89
117,5
99,05
Tổng
931,1
391,2
722,2
321,6
976,1
641,9
912,6
740,25
Kim ngạch xuất khẩu ( Tr. USD)
Tốc độ (%)
2006
2007
Tháng 1&2/2007
Tháng 1&2/2008
2007 so với 2006
T1&2/2008 so cùng kỳ
Cà phê
240
340
80
71
41,7
-11,3
Nguồn: Số liệu tính toán theo : xuất khẩu Việt Nam 20 năm đổi mới ( Nxb thống kê và trang web:
Xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ luôn đứng trong top 10 hàng hóa xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam vào thị trường này ( đứng thứ 6 vào năm 2006, đứng thứ 7 vào năm 2007)
Bảng 16: Top 10 hàng hóa xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam vào Mỹ
Kim ngạch xuất khẩu ( Tr. USD)
Tốc độ (%)
2006
2007
Tháng 1&2/2007
Tháng 1&2/2008
2007 so với 2006
T1&2/2008 so cùng kỳ
May mặc
3.152
4.292
559
812
36,2
45,3
Đồ gỗ nội thất
902
1.229
191
246
36,3
28,8
Da giầy
1.089
1.193
205
229
9,6
11,7
Dầu thô
956
697
123
141
-27,1
14,6
Thủy sản
651
692
102
127
6,3
24,5
Cà phê
240
340
80
71
41,7
-11,3
Hoa quả
154
201
20
33
30,5
65,0
Máy móc thiết bị điện
210
350
49
52
66,7
6,1
Máy móc thiết bị cơ khí
222
287
36
34
29,3
-5,6
Tổng kim ngạch xuất khẩu
8.463
10.541
1539
1958
24,6
27,2
Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC
Mỹ là thị trường xếp thứ hai trong các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam
Bảng 17: 10 nước nhập khẩu hàng đầu cà phê Việt Nam
STT
Tên nước
Số lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Tỷ phần so với tổng xuất khẩu (%)
1
Bỉ
138.603
57.947.984
15,85
2
Mỹ
137.501
59.371.585
15,72
3
Đức
134.321
60.054.805
15,36
4
Tây Ban Nha
73.852
31.666.889
8,44
5
Ý
62.559
27.796.789
7,15
6
Pháp
45.998
20.147.381
5,26
7
Ba Lan
38.155
17.171.839
4,36
8
Anh
30.153
13.055.058
3,45
9
Nhật
26.905
13.274.686
3,08
10
Hàn Quốc
26.288
11.310.104
3,01
Nguồn:
Tuy xuất khẩu vào Mỹ với số lượng lớn cà phê như vậy, nhưng chất lượng cà phê xuất khẩu của còn thấp, chủ yếu là xuất khẩu thô, chưa qua chế biến. và chủ yếu là xuất khẩu cà phê Robusta trong khi đó thì thị trường lại ưa chuộng loại cà phê Arabica hơn, thêm vào đó là hàng xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu chưa có thương hiệu, hoặc thương hiệu không nổi tiếng với người nước ngoài, và thường phải dựa vào các nước khác để xuất khẩu như Thái Lan
Sự mất giá của đồng đô-la Mỹ trong thời gian vừa qua cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam, làm cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải lao đao và thua lỗ lớn.
Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới thường thấp hơn so với các nhà xuất khẩu khác từ 50-70 USD/tấn và chỉ bằng khoảng 70% so với cà phê của Brazil và Inđonêsia.
2. NHỮNG THUẬN LỢI, VÀ KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1 THUẬN LỢI
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê với số lượng lớn, có thể gây ảnh hưởng đến giá cà phê thế giới
Nước ta có nửa triệu ha canh tác cà phê, sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn/năm, điều đó cho thấy năng suất cà phê của Việt Nam ở mức cao nhất thế giới, (năng suất bình quân 17 tạ/ha)
Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở phía Bắc bán cầu, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế của cà phê Việt Nam. Nhất là trong niên vụ 2007-2008, các nước phía Nam bán cầu bị mất mùa cà phê trong đó Brazil giảm tới 23%, Indonesia giảm 19%...
Nhu cầu tiêu dùng tại các nước sản xuất, xuất khẩu cà phê cũng đang tăng cao, làm cho sản lượng xuất khẩu của họ có thể giảm. ví dụ: Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất, nhưng nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ sau Mỹ , hàng năm Braxin tiêu thụ khoảng 53% lượng cà phê được sản xuất trong nước và Indonesia dự kiến phải nhập khẩu khoảng 60.000 tấn cà phê trong quý 1/2008.
Lượng cà phê trên thế giới giảm,làm giá cà phê tăng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
Nhà nước có sự hỗ trợ người nông dân, người sản xuất, chế biến và nhà xuất khẩu cà phê dưới các hình thức khác nhau
2.2 KHÓ KHĂN
2.2.1 Những khó khăn thách thức từ phía Việt Nam:
2.2.1.1 Về vấn đề cải cách hành chính và hòan thiện hệ thống luật pháp của Việt Nam.
Cải cách thủ tục hành chính trong xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là các thủ tục về thuế và hải quan cũng là việc cần phải quan tâm. Thời gian qua, hai loại thủ tục này đã có rất nhiều tiến bộ nhưng qua khảo sát thì thấy rằng, vướng mắc, tốn phí nhất lại là ở khâu này. Việc cần làm đối với Việt Nam là phải cải cách mạnh hơn nữa để giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu. Mặt khác hệ thống luật pháp của Việt Nam trong vấn đề xuất nhập khẩu đôi khi còn không rõ ràng, minh bạch và thiếu tính dồng bộ cao, gây rất nhiều khó khăn trong việc thông quan xuất nhập khẩu, hạn chế việc tìm kiếm đối tác của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam
.
2.2.1.2 Về vấn đề chất lượng, thương hiệu của Cà phê Việt nam
Tuy là nước thứ hai trên thế giới về sản lượng, và xuất khẩu cà phê, nhưng chất lựong cà phê của Việt Nam thì kém hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Brazil, Inđônêsi thể hiện ở tỷ lệ thải loại cà phê của Việt Nam chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng số cà phê thải loại của thế giới (chiếm 88% vào năm 2007), điều đó đã làm giảm uy tín của cà phê Việt Nam, gây hạn chế trong việc đàm phán giá
Chủ yếu cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ ở dạng thô, chưa qua chế biến, hoặc chế biến chưa sâu, chưa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của thế giới.
Các sản phẩm cà phê chất lượng cao, chất lựợng đặc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6059.doc