Giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kì 2006 - 2010

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 3

I. Các vấn đề cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địa phương: 3

1. Khái niệm: 3

2. Phân loại các ngành kinh tế của địa phương : 3

3. Cơ cấu ngành kinh tế hợp lý của một địa phương : 4

4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế địa phương : 6

II. Những yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương : 7

1. Nhóm các yếu tố tự nhiên : 7

2. Nhóm các yêu tố xã hội : 8

3. Nhóm các yếu tố chính trị : 9

III. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địa phương : 9

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KÌ 2001-2005 11

I. Điều kiện tự nhiên và kinh tế -xã hội tỉnh Bình Thuận: 11

1. Điều kiện tự nhiên : 11

2. Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2000 – 2004 : 17

2.1. Tăng trưởng kinh tế : 17

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế : 17

3. Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế, trong nước và thị trường tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận : 18

3.1. Bối cảnh quốc tế và thị trường nước ngoài : 18

3.2. Bối cảnh và thị trường trong nước : 19

4. Những thuận lợi và hạn chế : 21

4.1. Thuận lợi : 21

4.2. Hạn chế và thách thức : 21

II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kì 2001-2005 : 22

1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001-2005 22

2.1. Nông lâm ngư nghiệp : 24

2.2. Công nghiệp : 31

2.3. Dịch vụ : 34

3. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001 – 2005: 36

3.1. Những thành tựu : 36

3.2. Hạn chế: 39

3.3. Nguyên nhân : 41

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KÌ 2006 - 2010 43

I. Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kì 2001 – 2010 : 43

1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kì 2006 – 2015 : 43

2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Thuận thời kì 2006-2010 : 45

2.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2010 : 45

2.1. Các mục tiêu chủ yếu : 46

II. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kì 2006-2010 : 47

1. Phương hướng chung : 47

2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Bình Thuận thời kì 2006-2010 : 48

2.1. Định hướng chung : 48

2.2. Hướng phát triển các nhóm ngành chính : 49

3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp tỉnh Bình Thuận thời kì 2006-2010 : 51

4. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ tỉnh Bình Thuận thời kì 2006-2010 : 61

III. Giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kì 2006-2010 : 65

1. Giải pháp về quy hoạch không gian kinh tế lãnh thổ : 65

2. Xây dựng các chương trình phát triển và các dự án khả thi : 68

2.1. Các chương trình phát triển : 68

2.2. Các công trình, dự án đầu tư chủ yếu thời kì 1996-2010 : 69

3. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư : 70

4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực : 71

5. Giải pháp về phát triển khoa học-công nghệ và bảo vệ môi trường : 72

6. Một số giải pháp khác : 74

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kì 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng của cả nước, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, hàng năm đóng góp khoảng 60 – 65% ngân sách của Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ năm 2001 – 2005 ước đạt 12,05%, cao hơn so với thời kỳ 1996 – 2000. Thời kỳ 1996 – 2000 các khu công nghiệp của Tỉnh còn đang triển khai nên chưa thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nên giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP toàn Tỉnh. Thời kỳ 2001 – 2004 các khu công nghiệp đã hình thành, nhiều cơ chế chính sách và hình thức khuyến khích đầu tư được áp dụng đã tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều đó thể hiện qua tổng số vốn đầu tư qua các năm tăng nhanh. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh qua các năm, năm 2000 chiếm 22,61% đến năm 2004 là 27,78% và năm 2005 ước là 28,59%. So với các ngành khác thì công nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP và liên tục tăng qua các năm. Bảng 5 : Giá trị sản xuất ngành công nghiệp. (giá 1994) Đơn vị : tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 KH 2005 1. Công nghiệp QD 354 340 300 280 160 - TW 9 22 53 67 130 - Địa phương 345 318 248 213 230 2. Công nghiệp ngoài QD 610 758 973 1.226 1.380 3. Công nghiệp có vốn ĐTNN 1 12 20 30 60 Nguồn : Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận. Ngành công nghiệp của Tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực, phát huy thế mạnh của tỉnh về công nghiệp chế biến và vật liệu xây dựng, đồng thời tạo ra được một số sản phẩm có giá trị như : dầu thô, đá xây dựng, cát sỏi xây dựng, cát thuỷ tinh, sa khoáng… Nhiều cơ sở vật chất tăng thêm, tạo bước phát triển cho các ngành kinh tế khác. Giá trị sản xuất của công nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm, đặc biệt là công nghiệp do địa phương quản lý, từ 345 tỷ đồng năm 2001 giảm xuống còn 213 tỷ đồng năm 2004. Trong đó, công nghiệp do TW quản lý tuy có tăng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với giá trị sản xuất của công nghiệp quốc doanh. Thời gian vừa qua đánh dấu sự tăng nhanh của công nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2004 đạt 1.226 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2001. Năm 2001 công nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm 62,3% so với tổng giá trị sản xuất của ngành, đến năm 2004 chiếm 79,8%. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ năm 2001 chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ thì đến năm 2004 đã có sự thay đổi rõ rệt, từ hầu như không có đến năm 2004 chiếm 1,95% trong tổng giá trị sản xuất của ngành. Qua đó cho thấy rõ cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Năng lực sản xuất ở một số ngành chủ yếu gồm : các cơ sở chế biến hạt điều tổng công suất 8.500 tấn nguyên liệu/năm, năng lực chế biến hải sản có 40 tấn công suất cấp đông/ngày, 1.000 tấn kho lạnh, năng lực chế biến hải sản khô cao cấp 700 tấn/ngày; nhà máy đường công suất 1.000 tấn mía cây/ngày… Các khu công nghiệp Hàm Tân, Phan Thiết – Hàm Thuận Nam, Tuy Phong bước đầu đã ổn định, thu hút được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nhiều ngành nghề được tập trung đầu tư, khai thác phát huy thế mạnh của tỉnh, quan trọng nhất là giải quyết một số lượng lớn lao động trong Tỉnh. Trong năm 2004 đã giải quyết được việc làm cho 21.000 người, góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người, nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP của Tỉnh. Nhìn chung công nghiệp chế biến tuy có phát triển nhưng so với tiềm năng nguồn nguyên liệu tại chỗ vẫn còn quá nhỏ bé, thiết bị công nghệ đa phần lạc hậu hết thời gian khấu hao, sản phẩm ở dạng bán thành phẩm, giá trị chưa cao, chưa tạo tiền đề ổn định để tiêu thụ sản phẩm nông lâm hải sản. Công nghiệp dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp qui mô còn nhỏ, một số ngành nghề truyền thống chưa khôi phục. Tuy nhiên cơ cấu cấu sản phẩm còn đơn điệu, chậm đôỉ mới, nhiều ngành hàng tiêu dùng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ngành thu hút nhiều lao động như may mặc, giầy da,… chưa được sản xuất nhiều trong tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu ngay cả thị trường nội tỉnh. Công nghiệp quỗc doanh do địa phương quản lý có công nghệ lạc hậu, yếu kém về tài chính, tổ chức lao động do đó hoạt động kém hiệu quả, các doanh nghiệp mới đầu tư công suất còn thấp. Công nghiệp ngoài quốc doanh tuy đã có bước phát triển khá hơn trước nhưng chưa mạnh, chưa phát huy hết nội lực trong nhân dân, các chính sách khuyến khích đầu tư chưa đồng bộ và chưa được quan tâm tổ chức chỉ đạo thực hiện. 1.3. Dịch vụ : Trong những năm qua dịch vụ là ngành đạt tốc độ tăng trưởng khá, đều qua các năm. Giá trị của ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm GDP toàn Tỉnh liên tục tăng qua các năm, năm 2000 đạt 683 tỷ đồng, năm 2004 đạt 1.169 tỷ đồng, ước tính tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 – 2005 đạt 14,94%. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ chỉ sau công nghiệp – xây dựng, tỷ trọng của ngành trong cơ cấu GDP ngày càng tăng, năm 2000 chiếm 35,43% thì đến năm 2004 chiếm 38,03%. Các hoạt động Dịch vụ thương mại phát triển nhanh và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, nhất là hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, bưu chính viễn thông, vận tải, tiền tệ, du lịch và các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Hoạt động thương mại đã có những bước phát triển đáng kể, hàng hoá lưu thông ngày càng thuận lợi, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của dân cư cũng như yêu cầu phát triển sản xuất của các ngành kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng trưởng ổn định với nhịp độ khá, từ 2.468 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 5.006 tỷ đồng năm 2004; tốc độ tăng trưởng bình quân trong suốt thời kỳ 2001 – 2005 ước đạt 18,5%. Thương mại dân doanh tiếp tục phát triển, chiếm tỷ trọng lơn trong các ngành và là lực lượng chủ yếu trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong tỉnh. ( đặc biệt là vùng nông thôn). Thương mại đã xây dựng và phát triển thị trường với ngày một nhiều thành phần kinh tế tham gia. Thị trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi các tỉnh lân cận hay trong nước mà đã hướng ra xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ 2000 – 2004 đạt hơn 278 triệu USD, năm 2000 đạt 46,728 triệu USD và năm 2004 đạt 75 triệu USD, tăng gấp 1,6 lần; nhịp độ tăng bình quân thời kỳ 2001 – 2005 ước đạt 18,7%. Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như : nhân hạt điều, thanh long, hải sản đông lạnh, hải sản khô. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong thời kỳ 2000 – 2004 khoảng 88 triệu USD, bình quân 22 triệu USD/năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động chế biến xuất khẩu, nguyên phụ liệu may mặc, nguyên liệu sản xuất tấm lợp và một số thiết bị sản xuất chuyên dùng của các ngành có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó tư liệu phục vụ sản xuất chiếm 78,4%. Hoạt động du lịch có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong những năm gần đây. Thời kỳ 2000 – 2004 tổng lượt khách du lịch đến Bình Thuận là 5.193.000 lượt khách, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 1996 – 2000 là 24,3%, đến thời kỳ 2001 – 2005 ước đạt 27,1%. Năm 2000, lượng khách du lịch đến tỉnh là 513.000 lượt khách, năm 2004 tăng lên 1.500.000 lượt khách và năm 2005 ước đạt 1.700.000 lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế chiếm 12 – 15%. Doanh thu hoạt động du lịch đóng góp vào giá trị sản xuất dịch vụ rất lớn, doanh thu liên tục tăng nhanh qua các năm. Năm 2001 đạt 178 tỷ đồng và năm 2005 ước đạt 450 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 ước đạt 29,6%. Dịch vụ đã có những chuyển biến khởi sắc, đặc biệt trong 2 – 3 năm gần đây. Đã có 4 dự án đầu tư nước ngoài về sân golf, khách sạn, làng nghỉ mát được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư 20,6 triệu USD. Các khách sạn nội địa được đầu tư mới, sữa chữa nâng cấp, trang bị khá hơn để đáp ứng nhu cầu của khách. Cơ sở vật chất du lịch tăng nhanh đáng kể, năm 2000 toàn tỉnh có 238 phòng khách sạn, trong đó có 60 phòng đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế, đến năm 2004 số lượng buồng là 1.000 phòng (chưa kể các nhà trọ). Số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế là 61,55%. Về chất lượng phòng nghỉ, trang thiết bị tiện nghi và chất lượng dịch vụ cũng được chú ý đầu tư nâng lên với chất lượng tốt hơn, tăng cường công tác tiếp thị.quảng cáo. Đến năm 2004, toàn Tỉnh có 140 khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, trong đó khách sạn 3 sao trở lên là 15 cái. Công suất sử dụng phòng luôn đạt trên 55%. Trên cơ sở phân tích đã thấy được sự đóng góp của ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm GDP của tỉnh liên tục tăng. Ngoài ra Bình Thuận được ưu ái về tiềm năng du lịch nên trong thời gian tới cần khai thác tốt hơn nữa thế mạnh này, nâng cao giá trị của du lịch. Cùng với nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển nhanh chóng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế. Qua đó ta thấy sự phát triển thương mại - dịch vụ và cơ cấu ngành trong cơ cấu GDP của tỉnh đã thể hiện rõ mức tăng trưởng khá và việc chuyển dịch nền kinh tế của tỉnh theo hướng phát huy và sử dụng tốt khả năng theo hướng tích cực của các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển thương mại dịch vụ nói riêng. 2. Kết luận chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Thuận thời kì 2001 – 2005 : 2.1. Những thành tựu : Qua việc phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận thời gian qua, trên cơ sở so sánh giữa mục tiêu và kết quả đã đạt được của các chỉ tiêu. Đề tài rút ra một số nhận xét về kết quả đạt được như sau: Một là, thông qua các chính sách phát triển như cho phép tự do hoá lưu thông, chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế, các luật khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước được ban hành và có sự đổi mới ngày càng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, các chính sách tài chính, tín dụng ưu đãi cho đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng... đã thu hút được đông đảo mọi thành phần kinh tế trong cũng như ngoài tỉnh tham gia phát triển kinh tế. Nó thực sự là những động lực và hành lang pháp lý hữu hiệu bền vững cho sự tăng trưởng và phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thời kỳ 2000 - 2004, cơ cấu kinh tế có sự tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng năm 2000 đạt 9,98%, năm 2004 đạt 13,07% và ước tính tốc độ tăng trưởng bình quân năm thời kỳ 2000 – 2005 đạt 12,05%. Do vậy tạo được tiền đề cho bước phát triển nhanh hơn trong giai đoạn tiếp theo. Hai là, đã huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển , đặc biệt là năm 2004 đạt 2.486 tỷ đồng, cao gấp 3,33 lần năm 2000, bình quân thời kỳ 2000 -2004 mỗi năm huy động được 1.500 – 1.800 tỷ đồng cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư tăng nhanh, đặc biệt ưu tiên dành cho lĩnh vực phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Trong thời kỳ này đặc biệt đã thu hút được một khối lượng vốn đầu tư lớn trong dân cư, phục vụ cho đầu tư phát triển, từ 156 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 440 tỷ đồng năm 2004. Bên cạnh đó không thể không nói tới vai trò của vốn đầu tư nước ngoài, giá trị sản xuất của khu vực này luôn chiếm tỷ trọng cao, những mặt hàng xuất khẩu đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế. Sự xuất hiện của vốn đầu tư nước ngoài đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho Bình Thuận. Sự đóng góp từ khu vực này là rất to lớn, và sẽ là nhân tố để thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh trong thời gian tới. Ba là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP toàn tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp tăng lên đáng kể và trong thời gian tới vẫn sẽ là ưu tiên phát triển của tỉnh, từ 22,61% năm 2000 tăng lên 27,78% năm 2004. Cơ cấu ngành công nghiệp chủ yếu là công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 93% chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm chủ lực như chế biến hải sản, nông sản, nước khoáng, muối, nước đá… Giá trị sản xuất của công nghiệp liên tục tăng, ước tính tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 – 2005 đạt 17%… Bước đầu đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung, tạo điều kiện phát triển một số ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh. Tỷ trọng nông nghiệp tuy giảm nhưng trong cơ cấu ngành nông nghiệp đã tăng dần giá trị sản xuất của chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng lương thực của tỉnh tăng nhanh, từ 393.000 tấn năm 2000 tăng lên 428.400 tấn năm 2004, sản lượng lúa năm 2000 là 321.400 tấn và đến năm 2004 là 338.400 tấn. Sản xuất lâm nghiệp đạt được kết quả, nhất là trong công tác trồng rừng. Diện tích trồng rừng tập trung đạt 27.500 ha, bình quân mỗi năm trồng 5.200 ha rừng. Cùng với giao khoán bảo vệ rừng, gắn kinh tế rừng với kinh tế xã hội miền núi như định canh, định cư, cho vay vốn, hỗ trợ vật tư kỹ thuật cho đồng bào phát triển sản xuất đã góp phần hạn chế việc phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép, đời sống đồng bào dân tộc được nâng lên. Thủy sản được xác định là ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh, cơ sở hạ tầng nghề cá được chú ý đầu tư xây dựng, cùng với chính sách khuyến khích về thuế, hỗ trợ vốn tín dụng đầu tư đánh bắt xa bờ của Chính Phủ là động lực thúc đẩy phát triển năng lực khai thác hải sản của tỉnh, sản lượng khai thác tăng nhanh. Trong cơ cấu dịch vụ cũng có nhiều biến chuyển, các hoạt động dịch vụ như bưu điện, tài chính ngân hàng ngày càng tăng, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất khu vực dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, vận tải... được tăng cường một bước. Hoạt động thương mại đã có những bước phát triển đáng kể, hàng hoá lưu thông ngày càng thuận lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng dân cư cũng như yêu cầu PTSX của các ngành kinh tế. Ngành du lịch của vùng hiện nay đang chiếm dần ưu thế, bên cạnh lượng khách trong nước, tỉnh đang ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch nước ngoài. Doanh thu của hoạt động du lịch liên tục tăng qua các năm, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất của ngành dịch vụ. Bốn là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận đã tạo điều kiện cho các vùng trong tỉnh phát triển kinh tế. Việc xây dựng Phan Thiết – Hàm Thuận Nam – Hàm Tân – Phú Quý thành vùng kinh tế động lực đã tạo điều kiện thúc đẩy các vùng khác trong tỉnh phát triển theo, mở ra hướng phát triển mới cho các ngành như : công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, hải sản... Bước đầu đã hình thành và phát triển các ngành kinh tế chủ lực, tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời có tác dụng thúc đẩy kinh tế chung của tỉnh. ở một số vùng đã phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng các vùng kinh tế hàng hoá chuyên canh kết hợp sản xuất tổng hợp. Vùng miền núi, vùng sâu, vùng cao đã ổn định được đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn thành cơ bản định canh định cư, chấm dứt đói giáp hạt, từng bước đi vầo sản xuất hàng hoá, nâng cao mức sống. Năm là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận là quá trình cải biến toàn diện trên mọi mặt của nền kinh tế xã hội, các quan niệm trong quan hệ kinh tế có sự thay đổi căn bản, những phong tục tập quán bảo thủ, lạc hậu trong sản xuất đời sống từng bước được xoá bỏ. Quá trình đó cũng chính là quá trình nâng cao tính tự chủ, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm với sản xuất kinh doanh, từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực trong tỉnh đã vươn lên đón lấy cơ hội từ bên ngoài để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh tích cực tham gia đầu tư nắm bắt các thông tin kinh tế, các xu hướng biến đổi của thị trường... phục vụ cho chính mình. Bên cạnh những kết quả đạt được, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian qua cũng đã bộc lộ những yếu kém của nó. Vì vậy để xác định những yếu kém, tồn tại và từ đó xác định các nguyên nhân cản trở nhằm đề ra các giải pháp cho sự phát triển tốt hơn, nhanh hơn trong giai đoạn tiếp theo, chúng ta sẻ xem xét tiếp mục : Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận. 2.2. Hạn chế : Ngoài những tiến bộ và kết quả đạt được, theo bài viết, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận trong những năm qua còn tồn tại một số yếu kém sau đây: Một là, khối lượng vốn đầu tư huy động chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh. Thời gian vừa qua tỉnh đã chú trọng đầu tư hoàn thiện và xây dựng mới cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội : giao thông, điện, cấp thoát nước… nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hai là, nguồn lao động tại chỗ chư a đáp ứng được yêu cầu phát triển. Bình Thuận có giá thuê lao động rẻ và đó cũng là lý do khiến nhiều nhà đầu tư chú ý. Nhưng vấn đề quan trọng là nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nguồn lao động ở Bình Thuận đa số là lao động nông nghiệp, trình độ thấp. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà đầu tư là tìm các lao động có trình độ, có khả năng thích nghi với các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Do đó, số lượng lao động trong nông nghiệp vẫn thừa, lao động có tay nghề và chất lượng tốt thì vẫn thiếu. Tỷ lệ số lao động được đào tạo năm 2000 là 7,78% và năm 2004 là 13,2%, tuy có sự chuyển biến nhưng so với yêu cầu đặt ra còn quá thấp. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ba là, năng lực triển khai các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ còn nhiều hạn chế; nguồn lực đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật còn thấp, dàn mỏng hiệu quả chưa cao. Trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá vai trò tác động của khoa học công nghệ là rất to lớn. Trong sản xuất nông lâm nghiệp, tác động của khoa học công nghệ chỉ mới tập trung vào lĩnh vực sản xuất lương thực. Việc nâng cao chất lượng các giống cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây thực phẩm, cây ăn quả trên các vùng sinh thái; đàn bò, đàn heo và gia cầm chưa được chú ý đúng mức. Bốn là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp còn khá lớn, chiếm 34,19% trong cơ cấu GDP năm 2004. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng chậm, đến năm 2004 chiếm 27,78%. Với tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP hiện nay để Bình Thuận trở thành một tỉnh có nền công nghiệp phát triển cần phải có kế hoạch thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nông lâm nghiệp : chất lượng các giống cây trồng, vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn chưa cao. Vẫn chưa giải quyết được mâu thuẩn giữa chăn nuôi và đồng cỏ bị thu hẹp, thiếu các dịch vụ và những biện pháp đồng bộ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Công tác khuyến ngư làm chậm hơn so với các tỉnh Duyên Hải Trung Bộ, các tiến bộ kỹ thuật về khai thác chưa làm được nhiều; tỷ lệ tàu thuyền công suất nhỏ đánh bắt ven bờ còn lớn làm suy giảm nguồn lợi, chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền còn khó khăn do hạn chế về cảng cá, luồng trạch. Công nghiệp : Công nghiệp chế biến tuy có phát triển nhưng so với tiềm năng nguồn nguyên liệu tại chỗ vẫn còn ở mức quá nhỏ, thiết bị công nghệ đa phần còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, tính cạnh tranh yếu. sản xuất công nghiệp còn quá thấp, sử dụng tài nguyên chưa hợp lý : phần lớn là sản phẩm sơ chế giá trị chưa cao; sản phẩm tinh chế với hàm lượng kỹ thuật cao chưa nhiều, ít phát triển các ngành nghề mới. Ngành thủ công mỹ nghệ sau khi mất thị trường truyền thống chậm được khôi phục. Dịch vụ : Những mặt hoạt động của thương mại và thị trường còn hạn chế, mạng lưới hoạt động chưa đều, ở vùng núi, nông thôn, vùng sâu vùng xa nhiều khi còn bị bỏ trống, hiện tượng buôn gian bán lận, hàng giả còn nhiều. Hoạt động thương mại chưa gắn với sản xuất, chưa làm được vai trò mở đường, hướng dẫn và kích thích sản xuất. Trong xuất khẩu, kim ngạch và mặt hàng xuất khẩu không vững chắc, thị trường bó hẹp không có thêm hàng mới. Đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh và chế biến vật liệu xây dựng chưa được chú ý đúng mức. Năm là, quy hoạch kiến trúc đô thị chưa hoàn chỉnh và chắp vá, trình tự xây dựng các công trình đô thị, cấp thoát nước, vỉa hè, lòng đường, chưa đồng bộ, mâu thuẩn nhau, gây lãng phí. Tốc độ đô thị hoá chậm trong khi chênh lệch giữa thành thị và nông thôn tăng ( Chênh lệch gay gắt về thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn). Sáu là, một yếu kém bao trùm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận là thiếu một chiến lược và chính sách ổn định lâu dài. Chưa có chiến lược và quy hoạch có luận cứ khoa học và có tính khả thi. Sự thiếu vắng chiến lược và chính sách nhất quán trước hết làm cho quy hoạch phát triển của các ngành, các vùng thiếu đi một cơ sở vững chắc. Việc chưa định hình rõ các ngành, các sản phẩm mũi nhọn then chốt phần nào có nguyên nhân từ sự thiếu vắng chiến lược và chính sách cơ cấu từ đó dẫn đến chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm yếu. Do vậy khả năng tăng trưởng kém và hậu quả tất yếu là cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch và kém hiệu quả. Bảy là, Một đặc điểm và đồng thời cũng là một yếu kém trong thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình Thuận thời gian qua là điểm xuất phát thấp, thực chất còn ở giai đoạn sơ khai của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song tư tưởng nóng vội muốn sử dụng lợi thế của tỉnh đi sau, tỉnh công nghiệp hoá muộn để đốt cháy giai đoạn đã làm cho bức tranh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận có phần hỗn tạp pha trộn, thể hiện chưa rõ. Tóm lại, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận thời gian qua tuy đã đạt được các thành tựu, góp phần tạo đà tăng trưởng kinh tế nhanh và tương đối ổn định. Song cũng phát sinh thêm nhiều vấn đề cần tiếp tục được tháo gỡ, nhất là trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy, cần xác định rõ nguyên nhân của những tồn tại trên trong quản lý là điều cần thiết để có những quyết định đúng đắn trong giai đoạn tiếp theo. 2.3. Nguyên nhân : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài... Song có thể tập trung lại mốt số nguyên nhân chủ yếu sau: Một là: Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện tự nhiên của Bình Thuận. Bình Thuận là một tỉnh Duyên Hải, nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam đang diễn ra sự phát triển năng động với tốc độ cao nhưng xuất phát điểm còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước và khu vực, hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, còn nhiều yếu tố chưa vững chắc, tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác tốt. Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa được đầu tư, còn nhiều yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ lạc hậu nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chất lượng lao động thấp, công nghiệp dịch vụ chưa phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Là một tỉnh mới tách ra từ tỉnh Thuận Hảo cũ nhưng trong bố trí, cân đối vốn ngân sách, đặc biệt là vốn đầu tư của Trung ương hàng năm vẫn không có gì hơn các tỉnh khác, thu ngân sách hàng năm không đủ để đầu tư phát triển ... Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận. Hai là: Cơ cấu ngành chưa có sự kết hợp chặt chẽ theo mục tiêu thống nhất với cơ cấu theo thành phần, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu công nghệ. Do vậy, về mặt chủ trương phát triển kinh tế đã có sự định hương khá rõ nhưng chủ trương đó không được thực hiện nghiêm túc và tính tự phát trong phát triển kinh tế còn nặng nề. Ba là: Trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý công nghiệp chậm được đổi mới, cơ chế cũ chưa được xoá đi hoàn toàn, đội ngũ cán bộ quản lý chưa thích ứng được với thị trường, tạo ra sức cản lớn đối với quá trình chuyển dịch, đổi mới. Bên cạnh đó, sức ép về giải quyết việc làm và thực hiện chính sách xã hội cũng không cho phép chuyển dịch mạnh mẽ sang các ngành kỹ thuật cao. Bốn là: Thị trường tiêu thụ hàng hoá trên địa bàn chưa phát triển và không ổn định, nhất là thị trường tiêu thụ hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận. Năm là: Vốn đầu tư cho sản xuất còn rất hạn chế, vốn đầu tư do tích luỹ được trong nền kinh tế của tỉnh còn rất thấp, trong khi đó lại không dám mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư mà chỉ chú trọng trông chờ vào vốn đầu tư của nhà nước. Một bộ phận doanh nghiệp và tư nhân có vốn nhưng lại không đầu tư vào sản xuất mà chỉ để mua sắm trang bị các tiện nghi đắt tiền cho tiêu dùng xa hoa lãng phí đã làm kìm hãm tiến trình đổi mới và hạn chế quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sáu là: Tư tưởng bảo thủ trì trệ, thiếu hiểu biết về thị trường và cơ chế thị trường hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đổi mới. Bảy là: Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong những năm qua mặc dù đã được trú trọng đầu tư, song so với các tỉnh và thành phố trong cả nước thì Bình Thuận còn quá thấp kém, vừa thiếu lại vừa không đồng bộ. Tám là: Các nhân tố khác như tình hình thiên tai, lũ lụt, hạn hán các biến động của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, thị trường trong nước bị hàng giả, hàng ngoại nhập tràn lan... cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình Thuận. Chương 3 định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh bình thuận thời kì 2006 - 2010. I. Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0037.doc