Lời nói đầu 1
Chương I 2
I. Nội dung cơ bản của luật phá sản doanh nghiệp: 2
1. Khái niệm phá sản: 2
2. Đối tuợng có thể bị tuyên bố phá sản: 3
3. Người có quyền yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp: 4
II. Vai trò của pháp luật về phá sản trong nền kinh tế thị trường : 5
1.Bảo vệ lợi ích của chính bản thân doanh nghiệp mắc nợ: 5
2.Bảo vệ lợi ích của người lao động: 5
3.Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội: 6
Chương II 7
I. Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp 7
1. Nộp đơn 7
2. Thụ lý đơn: 9
II. Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp: 10
1.Xem xét khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp: 10
2.Ra quyết định mở ( hoặc không mở) thủ tục: 10
III. Lập danh sách chủ nợ: 11
IV. Phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại kinh doanh: 12
1.Phương án hoà giải: 12
2.Phương pháp tổ chức lại kinh doanh: 12
V. Hội nghị chủ nợ: 12
1.Định nghĩa: 12
2.Thành phần hội nghị chủ nợ: 12
Chương III 13
I. Căn cứ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp: 13
II. Nội dung của quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp: 13
III. Giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp; 14
Kết luận 15
20 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, các tranh chấp xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô lớn và tính chất phức tạp. Tranh chấp kinh tế phát sinh đòi hỏi phải được giải quyết thoả đáng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm trật tự và kinh doanh. Ơ nướcta hiện nay, Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các tranh chấp kinh tế chủ yếu được giải quyết tại toà án.
Để giải quyết kinh tế nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật người thẩm phán phải có kỹ năng nghề nghiệp thành thục, kiến thức sâu rộng về pháp luật, nội dung và tố tụng, hiểu biết về thực tiễn kinh doanh.Và thủ tục giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp cũng là một trong vấn đề rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh tuy đây không phải là tranh chấp kinh tế.
Với nội dung liên quan đến những vấn đề hết sức phức tạp của pháp luật kinh tế và tố tụng kinh tế, do đó bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong đợi vầ chân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy cô để chất lượng bài tiểu luận này của em tốt hơn.
CHƯƠNG I
PHÁP LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
I. Nội dung cơ bản của luật phá sản doanh nghiệp:
1. Khái niệm phá sản:
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là căn cứ để Toà án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với nó (mở thủ tục phá sản). Quyết định này của toà án gây ra những hậu quả xấu vè nhiều mặt cho nhiều đối tượng, nhất là các chủ doanh nghiệp. Ví dụ, quyết định mở thủ tục phá sản ảnh hưởng xấu đến thanh danh, uy tín của nhà doanh nghiệp, đồng thời hạn chế quyền quản lý tài sản và quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ (thể hiện qua hệ quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản). Như vậy, quan niệm sai, không khoa học, không phù hợp với thực tế khách quan sẽ gây thiệt hại không những cho từng nhà doanh nghiệp mà còn cho cả nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, Nhà nước nào cũng dành sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề này.
Theo Luật Phá sản doanh nghiệp nước ta thì tình trạng phá sản là tình trạng một doanh nghiệp ngừng trả nợ. Bằng chứng của việc ngừng trả nợ là việc doanh nghiệp không thanh toán được các món nợ đến hạn. Tuy nhiên, việc không thanh toán được nợ đến hạn lại có mức độ khác nhau: có khi đó chỉ là một hiện tượng tạm thời có thể khắc phục được, nhưng có khi đó lại là một hiện tượng trầm trọng, thuộc về bản chất và vô phương cứu chữa.
Toà án sẽ căn cứ vào chứng cứ do chủ nợ và con nợ cung cấp mà đưa ra nhận định của mình về tính chất của tình trạng không thanh toán được đến hạn và trên cơ sở đó mà quyết định mở thủ tục phá sản đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Chính trên quan điểm như vậy mà điều 2 Luật Phá sản doanh nghiệp nước ta quy định “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”.
Như vậy tình trạng phá sản chỉ phát sinh khi:
- Chủ thể kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đó đã mất khả năng thanh toán các món nợ thương mại đến hạn.
- Tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn không còn là hiện tượng tạm thời, có thể khắc phục được mà đã trở thành trầm trọng, vô phương cứu chữa.
2. Đối tượng có thể bị tuyên bố phá sản:
Theo thông lệ trên thế giới thì bất cứ ai (thể nhân hay pháp nhân) miễn là thương gia thì đều có thể bị toà án tuyên bố phá sản.
ở Việt Nam chỉ có cơ sở sản xuất kinh doanh nào được pháp luật gọi là doanh nghiệp thì mới có thể bị toá án tuyên bố phá sản. Chính vì vậy, luật phá sản của ta gọi là luật phá sản doanh nghiệp.
Tuy nhiên xuất phát từ vai trò đặc biệt của doanh nghiệp này mà Nhà nước phải có sự đối xử khác so với các doanh nghiệp khác. Cụ thể là, khi doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng lâm vào tình trạng phá sản thì:
- Người quản lý doanh nghiệp phải báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ quan quản lý cấp trên về tình hình tài chính của mình.
- Cơ quan cấp trên trực tiếp phải có biện pháp giúp đỡ, đồng thời báo caó thủ tướng chính phủ biết để xem xét quyết định để cứu hay không cứu doanh nghiệp khỏi bị tuyên bố phá sản.
-Toà án chỉ ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp khi nhận được ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc không áp dụng các biện pháp tài chính để vực doanh nghiệp.
3. Người có quyền yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
a. Chủ nợ: Chế độ pháp luật quy định về phá sản được đặt ra trước hết là nhằm bảo vệ các quyền về tài sản của chủ nợ. Do vậy, đối tượng đầu tiên được pháp luật quy định có quyền này là chủ nợ. Tuy nhiên, chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ được quyền bán tài sản thế chấp, cầm cố để thu lại các khoản tiền mà mình đã cho con nợ vay, cho nên, không được quyền làm đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Vì vậy theo điều 7 Luật phá sản doanh nghiệp, thì chỉ có chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mới có quyền này.
b.Doanh nghiệp mắc nợ: Theo khoản 1 Điều 9 Luật Phá sản doanh nghiệp thì sau khi phát hiện mình đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không thoát khỏi tình trạng đó thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải nộp đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản. Như vậy, so với các chủ nợ thì làm đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản là nghĩa vụ chứ không phải là quyền của doanh nghiệp mắc nợ.
c. Người lao động: Chủ thể thứ ba có quyền và lợi ích liên quan đến việc phá sản doanh nghiệp là người lao động. Do đó, Luật phá sản doanh nghiệp đã cho phép họ quyền được làm đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp nơi họ đang làm việc với điều kiện “doanh nghiệp không trả được lương người lao động trong ba tháng liên tiếp” (Điều 8). Như vậy, điều kiện để người làm công được làm đơn là :
Tính chất nợ là nợ lương
Thời gian nợ là 3 tháng lương liên tiếp;
- Có văn bản thể hiện ý chí chung của tập thể người lao động về việc đưa doanh nghiệp ra toà án để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản ( Nghị quyết của công đoàn chẳng hạn)
Ngoài các chủ thể kể trên, không ai được quyền này, kể cả toà án ( Điều 10 Luật phá sản doanh nghiệp) hay Viện kiểm sát.
II. Vai trò của pháp luật về phá sản trong nền kinh tế thị trường :
Bảo vê một cách có hiệu quả lợi ích chính đáng của các chủ nợ:
Có hai phương pháp đòi nợ: Đòi nợ bằng biện pháp thông thường và đòi nợ bằng một cơ chế đặc biệt (thông qua thủ tục phá sản). Thủ tục phá sản là một thủ tục đòi nợ đặc biệt. Tính đặc biệt của thủ tục này thể hiện ở chỗ, Toà án phải ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp mắc nợ bị phá sản để rồi nhân việc đó mà bán toàn bộ tài sản của nó để thanh toán cho các chủ nợ.
Chính nhờ thủ tục phá sản mà nhà nước tạo ra cho các chủ nợ một phương cách hữu hiệu nhất để bảo vệ lợi ích của mình, hạn chế tình trạng chây ỳ, dây dưa trong việc thanh toán công nợ, suy cho cùng là tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh làm ăn.
1.Bảo vệ lợi ích của chính bản thân doanh nghiệp mắc nợ:
Khi mới xuất hiện, pháp luật phá sản không đặt vấn đề bảo vệ lợi ích cho các con nợ. Người ta cho rằng, phá sản là tội phạm và chủ doanh nghiệp phá sản là phạm nhân, do đó họ không những không được bảo vệ mà còn bị trừng phạt, kể cả hình phạt tù.
Ngày nay, không còn quan niệm như vậy nữa. Tuyệt đại đa số các nước đều cho rằng kinh doanh là việc khó, đầy rủi ro, vì vậy pháp luật cần phải đối xử nhân đạo với các nhà doanh nghiệp. Chính vì vậy mà nhà nước đã:
Không bắt tù họ
Ngăn cấm các chủ nợ có hành vi xúc phạm thể xác và tinh thần của
con nợ
- Bằng mọi cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp mắc nợ khó khắc phục khó khăn để khôi phục lại sản xuất mà không tuyên bố phá sản ngay.
2.Bảo vệ lợi ích của người lao động:
- Người lao động được quyền làm đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp hoặc phản đối yêu cầu tuyên bố phá sản của các chủ nợ khác đối với doanh nghiệp mà trong đó mình đang làm việc
- Người lao động được quyền đại diện tham gia tổ chức quản lý tài sản
- Được tham gia hội nghị chủ nợ…
3.Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội:
Pháp luật về phá sản doanh nghiệp sẽ đưa vấn đề phân chia tài sản của con nợ vào nề nếp, công bằng trật tự bằng cách qui định rõ ai có quyền làm đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp; điều kiện và thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; nghĩa vụ hoà giải giữa chủ nợ và con nợ và đặc biệt là thứ tự ưu tiên thanh toán tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ cho các chủ nợ… Làm được điều này là pháp luật về phá sản doanh nghiệp đã góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
CHƯƠNG II
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
I. Nộp đơn và thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
1. Nộp đơn
Chủ nợ
Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Ví dụ: doanh nghiệp vay của ngân hàng 1 tỷ đồng với tài sản thế chấp trị giá 1,2 tỷ đồng. Ngân hàng là chủ nợ có bảo đảm của doanh nghiệp.
Chủ nợ có bảo đảm một phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó. Ví dụ: doanh nghiệp vay của ngân hàng 1 tỷ đồng với tài sản thế chấp trị giá 800 triệu đồng. Ngân hàng là chủ nợ có bảo đảm một phần của doanh nghiệp mắc nợ với phần nợ được bảo đảm là 800 triệu đồng và phần nợ không được bảo đảm là 200 triệu đồng.
Chủ nợ không có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Ví dụ: doanh nghiệp vay 1 tỷ đồng của ngân hàng mà không có tài sản bảo đảm. Ngân hàng là chủ nợ không có bảo đảm của doanh nghiệp.
Theo qui định tại Điều 7 Luật Phá sản doanh nghiệp thì các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mới có quyền nộp đơn đến toà án yêu cầu giải quyết phá sản doanh nghiệp. Quyền nộp đơn yêu cầu của những đối tượng này chỉ phát sinh từ ngày thứ 31, kể từ ngày chủ nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán.
Đơn yêu cầu của chủ nợ phải ghi rõ: Họ tên, địa chỉ, người làm đơn; tên và trụ sở chính của doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản. Kèm theo đơn phải gửi bản sao giấy đòi nợ, các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho các khoản nợ các tài liệu chứng minh doanh nghiệp không thanh toán nợ đúng hạn.
Toà án nhận đơn kiện phải thông báo cho người nộp đơn tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc phá sản. Mức tiền tạm ứng lệ phí là 300.000 đồng. Số tiền tạm ứng lệ phí này được doanh nghiệp mắc nợ hoàn trả lại cho các chủ nợ trong trường hợp Toà án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản hoặc toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp vì doanh nghiệp không còn lâm vào tình trạng phá sản(khoản 1 Điều 34 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính Phủ quy định về án phí, lệ phí toà án).
đại diện người lao động:
Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp khi có hai điều: 1/ doanh nghiệp không trả được lương người lao động ba tháng liên tiếp; 2/ có nghị quyết của công đoàn hoặc biên bản cuộc họp của tập thể người lao động về việc yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Kèm theo đơn kiện, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động phải nộp các giấy tờ chứng minh cho yêu cầu của mình như hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể , bảng chấm công, bản nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ, bản thanh toán tiền lương hoặc tiền công, các chứng từ chi bảo hiểm xã hội và các chứng từ có liên quan đến các lợi ích xã hội khác.
Sau khi nộp đơn, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn được coi là chủ nợ. Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nộp đơn thì không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Doanh nghiệp mắc nợ:
Theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp thì đối tượng áp dụng của Luật Phá sản doanh nghiệp là các chủ thể kinh doanh được coi là doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, hợp tác xã , doanh nghiệp tư nhân, các loại hình công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các hộ kinh doanh cá thể hoạt động theo nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03-02-2000 của chính phủ ề đăng ký kinh doanh không thuộc phạm viáp dụng của Luật Phá sản doanh nghiệp.
Khi phát hiện mất khả năng thanh toán doanh nghiệp phải áp các biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nếu doanh nghiệp vẫn không khôi phục được khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp phải nộp đơn đến toà án yeeu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản.
Đơn yêu cầu do chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký.
Khi nhận đơn Toà án phải yêu cầu doanh nghiệp nọp danh sách các chủ nợ, bản tường trình về các trách nhiệm của các chức danh quản lý doanh nghiệp đối với tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn; báo cáo tình hình kinh doanh 6 tháng trứoc khi mất khả năng thanh toán nợ đến hạn…
Doanh nghiệp mắc nợ phải nộp tạm ứng lệ phí giải quyết việc phá sản doanh nghiệp là 500.000 đồng (Điều 34 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 về án phí, lệ phí toà án).
2. Thụ lý đơn:
Cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp là toà án kinh tế toà án nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp mắc nợ đặt trụ sở chính.
Khi ngưòi nộp đơn yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp xuất trình chứng từ về việc đã nộp tiền tạm ứng lệ phí, toà án phải vào sổ thụ lý và cấp cho người đơn giấy báo đã nộp đơn, trong đó cần ghi rõ đã nhận được các loại giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn.
Trong trường hợp người nộp đơn là chủ nợ hoặc đại diện công đoàn, đại diện người lao động thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thụ lý đơn Toà án phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp mắc nợ biết kèm theo bản sao đơn và các tài liệu liên quan. Trong thông báo toà án ấn định thời hạn 10 ngày kể từ ngày được thông báo để doanh nghiệp mắc nợ gửi cho toà án báo cáo về khả năng thanh toán nợ.Trường hợp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp phải gửi đến toà án các báo cáo về tài liệu như đã đề cập ở phần trên.
II. Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
1.Xem xét khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp:
Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp có vai trò dặc biệt quan trọng trong thủ tục giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Đây là một văn bản của toà án xác định tình trạng hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợđến hạn của doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý dể toà ra quyết định mở thủ tục là doanh nghiệp đã thực sự lâm vào tình trạng phá sản, có nghĩa là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán noặ đến hạn. Bởi vậy Toa án cần xem xét kỹ lưỡng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Người có thẩm quyền ra quyết định mở (hoặc không mở) thủ tục đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp tren cơ sở giấy tờ tài liệu vàdoanh nghiệp mắc nợ nộp đến Toà án.
Trong quá trình xem xét khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, Chánh toà kinh tế có thể triệu tập chủ nợ, đại diện công đoàn, hoặc đại diện người lao động, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diẹn hợp pháp của doanh nghiệp đến toà án để trình bày về những vấn đề cần thiết hoặc yêu cầu họ cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
2. Ra quyết định mở ( hoặc không mở) thủ tục:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Toà án phải ra quyết định mở(hoặc không mở) thủ tục. Người có thẩm quyền ra quyết định mở (hoặc không mở) thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là Chánh tòa Toà án kinh tế cấp tỉnh.
Nếu doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợ (ví dụ: doanh nghiệp vẫn có khả năng huy động tiền mặt bằng các nguồn khác nhau để thanh toán nợ đến hạn hoặc thương lượng thành công với các chủ nợ để hoãn nợ, bảo lãnh nợ, mua nợ, giảm, xoá nợ) thì Chánh toà kinh tếra quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này phải nêu rõ lý do không mở thủ tục và phải gửi cho người làm đơnvà doanh nghiệp mắc nợ biết. Quyết định này có thể bị khiếu nại với Chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh theo thủ tục quy định tại Điều 13 Luật Phá sản doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp hoàn mất khả năng thanh toán nợ thì chánh toà án kinh tểa quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.Trong quyết định này phải nêu rõ lý do mở thủ tục; ấn định thời diểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp; họ tên của Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và cá nhân viên Tổ quản lý tài sản.Quyết định mở thủ tục được thông báo hợp lệ cho doanh nghiệp mắc nợ và được đăng báo trung ương, địa phương trng 3 số liên tiếp.
Trong quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Toà án cần phải ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp.Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Phá sản doanh nghiệp thì kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; ngiêm cấm doanh nghiệp mắc nợ tiến hành một số hành vi cụ thể (như cất giấu, tẩu tán tài sản, cầm cố thế chấp chuyển nhượng…) trong đó có việc thanh toán nợ.
III. Lập danh sách chủ nợ:
Theo các Điều khoản 21, 22 Luật Phá sản doanh nghiệp, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ Tổ quản lý tài sản phải lập xong danh sách đòi nợ, trong đó phải ghi rõ họ tên, địa chỉ,phân loại từng chủ nợ (chủ nợ không có bảo đảm, có bảo đảm một phần, có bảo đảm) và phân loại nợ(nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nọ đến hạn thanh toán, nợ chưa đến hạn thanh toán).
Danh sách chủ nợ được niêm yết công khai tại Toà án cấp tỉnh, trụ sở chính và csc chi nhánh của doanh nghiệp.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách chủ nợ, các chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ có quyền khiếu nại với thẩm phán.
IV. Phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại kinh doanh:
1. Phương án hoà giải:
Kiến nghị xoá nợ, hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ và các biện pháp khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp; cam kết của doanh nghiệp mắc nợ về thời hạn, mức, phương thức thanh toán nợ.
2. Phương pháp tổ chức lại kinh doanh:
Các biện pháp tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: các biện pháp tài chính, tổ chức lại bộ máy, đổi mới công nghệ. Từng biện pháp có thời hạn cụ thể.
Phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được lập thành văn bản và có chữ ký của đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
V. Hội nghị chủ nợ:
1. Định nghĩa:
Hội nghị chủ nợ là cuộc họp của các chủ nợ do Thẩm phán triệu tập và chủ trì để thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
2.Thành phần hội nghị chủ nợ:
Các chủ nợ có tên trong danh sách
Đại diện doanh nghiệp mắc nợ
Đại diện người lao động
CHƯƠNG III
TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
I. Căn cứ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh.
Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không có mặt tại hội nghị chủ nợ để trình bày phương án hoà giải và các biện pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án hoà giải và cac giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hết thời hạn tổ chức lại hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Trong thời hạn tổ chức lại kinh doanh, doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng những thoả thuận tại hội nghị chủ nợ và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Trong quá trình giải quyết việc phá sản doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ trốn hoặc bị chết và người thừa kế từ chối thừa kế hoặc khônh có người thừa kế.
II. Nội dung của quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
Quyết định của tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải có những nội dung sau:
- Tên của Toà án; họ tên của thẩm phán guiaỉ quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Ngày tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Lý do tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp .
Khi quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp có hiệu lực, thẩm phán phải đăng báo 3 số liên tiếp về quyết định này.
III. Giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
Khi giải quyết khiếu nại, kháng nghị Toà phúc thẩm có quyền:
Bác khiếu nại kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Sửa đổi một phần quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Huỷ quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp và đình chỉ việc
giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
d. Huỷ quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp và giao cho Tòa án cấp có thẩm quyền giải quyết yêu càu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo thủ tục chung.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cùng với chính sách mở cửa thì luật pháp là một vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm đến. Việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng và cách giải quyết ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy nước ta có những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này và những thực tế đã xảy ở nước ta, bài tiểu luận đã cố gắng vận dụng được kiến thức cơ bản dựa trên cơ sở khoa học cho việc phân tích vấn đề này.
Qua tình hình thực tế em đã nhận thấy giữa thực tế và lý thuyết có mối liên hệ hữu cơ.Để có được thành công trong việc quản lý nền kinh tế thời mở cửa thì nhà nước ta cần phải có những công cụ quản lý mang tính khoa học hơn.
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình “Kỹ năng giải quyết các vụ án kinh tế”, NXB Công an nhân dân, 20001.
Giáo trìng luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà nội – PGS Nguyễn Hữu Viện, 2000
Giáo trình luật kinh tế, trường Đại học quản lý và kinh doanh, 1999.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0166.doc