Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn

về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam. Qua đó, đánh giá đúng thực

trạng các quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về giám đốc thẩm và

thực tiễn thực hiện chúng, nhận diện được những hạn chế, bất cập và tìm ra các giải

pháp khắc phục nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giám đốc thẩm.

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ

nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các vấn đề lý luận về thủ tục giám đốc thẩm

trong tố tụng dân sự, phân tích cụ thể các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt

Nam hiện hành về giám đốc thẩm và khảo sát việc thực hiện chúng tại các cơ quan tiến

hành tố tụng dân sự Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về giám đốc thẩm trong tố

tụng dân sự, chế định giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và thực

tiễn thực hiện tại các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự Việt Nam. Ngoài ra, việc nghiêncứu đề tài cũng được thực hiện đối với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự một

số nước trên thế giới về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự để so sánh, tham khảo.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi luận văn thạc sĩ việc nghiên cứu đề tài

chỉ giới hạn trong phạm vi tố tụng dân sự theo nghĩa hẹp, không bao gồm cả lĩnh vực

kinh tế và lao động. Mặt khác, việc khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp

luật tố tụng dân sự Việt Nam về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự cũng chủ yếu thực

hiện tại TANDTC, các TAND cấp tỉnh và trong những năm gần đây

pdf10 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam Hà Thị Thuý Hà Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Công Bình Năm bảo vệ: 2014 103 tr . Abstract. Kết luận khoa học về khái niệm giám đốc thẩm, các đặc điểm cơ bản của giám đốc thẩm, ý nghĩa của giám đốc thẩm. Cơ sở khoa học của các quy định về giám đốc thẩm, sự hình thành và phát triển của những quy định về giám đốc thẩm. Làm rõ nội dung quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về giám đốc thẩm. Đánh giá một cách chi tiết về thực tiễn áp dụng các quy định về giám đốc thẩm trong khoảng 5 năm từ năm 2008 đến nay. Phân tích, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về giám đốc thẩm trên phương diện lập pháp và thực tiễn. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay. Keywords.Luật dân sự; Luật tố tụng dân sự; Giám đốc thẩm; Pháp luật Việt Nam Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, có hiệu lực pháp luật từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đã đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. BLTTDS không chỉ quy định trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình mà còn giải quyết cả các tranh chấp kinh doanh, thương mại và tranh chấp lao động với mục tiêu đảm bảo việc giải quyết các vụ việc này một cách nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng luật. Do vậy, bên cạnh những thủ tục xét xử thông thường là xét xử sơ thẩm và phúc thẩm thì BLTTDS còn quy định về thủ tục giám đốc thẩm với mục đích xem xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Trong một vài năm trở lại đây, việc các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm tăng ngày càng nhanh về số lượng và mức độ phức tạp. Việc nội dung đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự của đương sự, của cá nhân, cơ quan, tổ chức được chấp nhận cũng có nghĩa là số lượng bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị nhiều hơn. Các vụ việc dân sự được xem xét lại một cách khách quan hơn nhằm đảm bảo quyền lợi cho đương sự nhưng cũng có những vụ việc bị xử đi, xử lại nhiều lần dẫn đến tốn kém về cả thời gian, công sức và tiền bạc của cả Nhà nước và công dân. Tình trạng này còn làm cho người dân mất lòng tin vào ngành Tòa án nhân dân (TAND) nói riêng và các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 02 tháng 6 năm 2005 về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", trong đó xác định việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động TAND là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; tổ chức lại hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Mặt khác, hoàn thiện chính sách pháp luật về tố tụng dân sự cũng là một trong những nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp. Theo đó từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật v.v... Trên cơ sở định hướng của Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 02 tháng 6 năm 2005, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS vào ngày 29 tháng 3 năm 2011 (Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS), trong đó việc sửa đổi đáng quan tâm nhất là những quy định về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Việc sửa đổi, bổ sung những quy định có liên quan đến trình tự, thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của BLTTDS là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS cho thấy đã phát sinh những bất cập nhất định. Vì vậy, vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam để từ đó có những đề xuất thiết thực, cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về giám đốc thẩm và nâng cao hiệu quả công tác giám đốc thẩm của Tòa án. Vì lý do trên, học viên đã chọn đề tài "Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về thủ tục xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được công bố. Về luận văn, luận án, có luận văn thạc sĩ luật học: "Thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam", của Ngô Anh Dũng, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 1997; luận án tiến sĩ luật học: "Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", của Mai Ngọc Dương, bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008; luận án tiến sĩ luật học: "Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng kinh tế, dân sự ở Việt Nam", của Đào Xuân Tiến, bảo vệ tại Viện Nhà nước và Pháp luật, 2009. Về đề tài khoa học, có đề tài khoa học cấp Bộ năm 2012 "Thực trạng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao" của TANDTC, do tiến sĩ Nguyễn Huy Du làm chủ nhiệm đề tài v.v... Ngoài ra, còn có một số chuyên đề, bài viết của các tác giả đăng trong các sách, báo, tạp chí chuyên ngành như: "Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thi hành", của Trần Anh Tuấn, Tạp chí Luật học, số Đặc san về tố tụng dân sự năm 2005; "Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Điều 285, Điều 288 Bộ luật tố tụng dân sự", của Hà Tĩnh, Tạp chí TAND, Kỳ 1 tháng 9, 2010; "Một số ý kiến đối với Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004", của Nguyễn Như Bích, Tạp chí TAND, kỳ 1 tháng 9, 2010; "Một số vấn đề về thủ tục giám đốc thẩm", của Nguyễn Quang Hiền, Tạp chí TAND, kỳ 1 tháng 4, 2009; "Bàn về Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 284B Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011", của Nguyễn Hồng Nam, Tạp chí TAND, tháng 5, 2012 (kỳ 2) và tháng 6, 2012 (kỳ 1); chuyên đề "Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự và thủ tục xem xét lại các quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao", của Trần Anh Tuấn, trong cuốn Bình luận khoa học BLTTDS sửa đổi năm 2011 v.v... Tuy nhiên, những bài viết của các tác giả chỉ nghiên cứu, đề cập đến một hoặc một số vấn đề của thủ tục giám đốc thẩm. Cho đến nay, nhất là từ sau khi có Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các vấn đề về lý luận và thực tiễn vấn đề giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam. Qua đó, đánh giá đúng thực trạng các quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về giám đốc thẩm và thực tiễn thực hiện chúng, nhận diện được những hạn chế, bất cập và tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giám đốc thẩm. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện các vấn đề lý luận về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự, phân tích cụ thể các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về giám đốc thẩm và khảo sát việc thực hiện chúng tại các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự, chế định giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự Việt Nam. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài cũng được thực hiện đối với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự một số nước trên thế giới về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự để so sánh, tham khảo. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi luận văn thạc sĩ việc nghiên cứu đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi tố tụng dân sự theo nghĩa hẹp, không bao gồm cả lĩnh vực kinh tế và lao động. Mặt khác, việc khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự cũng chủ yếu thực hiện tại TANDTC, các TAND cấp tỉnh và trong những năm gần đây. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài luận văn "Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam" được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về cải cách tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử nói chung và xét xử các vụ án dân sự nói riêng. Quá trình nghiên cứu học viên cũng đã sử dụng các phương pháp khoa học truyền thống như phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, khảo sát, diễn giải, so sánh v.v... Để chứng minh cho các luận điểm của mình học viên cũng đã sử dụng các số liệu thống kê của ngành TAND và lựa chọn một số vụ án đã được Tòa dân sự TANDTC xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm làm ví dụ minh họa. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Việc nghiên cứu đề tài, đã có những đóng góp mới cho khoa học luật dân sự ở những điểm sau: - Làm rõ thêm những vấn đề lý luận về giám đốc thẩm dân sự; - Đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về giám đốc thẩm và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án trong những năm gần đây; - Đề xuất một số kiến nghị xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự về giám đốc thẩm nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giám đốc thẩm của TAND. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giám đốc thẩm dân sự Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về giám đốc thẩm và kiến nghị. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Như Bích (2010), "Một số ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004", Tòa án nhân dân, (17), tr. 27- 33. 2. Nguyễn Bình (2004), "Chế định giám đốc thẩm dân sự", Luật học, (4), tr 12-17. 3. Nguyễn Việt Cường (1999), "Phạm vi giám đốc thẩm dân sự", Tòa án nhân dân, (6), tr. 11-14. 4. Nguyễn Huy Du (Chủ nhiệm đề tài) (2012), Thực trạng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao, những vướng mắc và kiến nghị, Đề tài khoa học cấp Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội. 5. Mai Ngọc Dương (2008), Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 9. Trần Văn Độ, Trần Mai Bộ (2010), "Khái niệm giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự", Tòa án nhân dân, (15), tr. 10-15. 10. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), "Về quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự của Viện kiểm sát", Luật học, (11), tr. 10-12. 11. Nguyễn Minh Hằng (2012), Cơ sở lý luận của công tác tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị xem xét lại bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự, Đề tài khoa học cấp Bộ, (chuyên đề 10), Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội. 12. Nguyễn Quang Hiền (2009), "Một số vấn đề về thủ tục giám đốc thẩm", Tòa án nhân dân, (7), tr. 10-14. 13. Học viện tư pháp (2007), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 14. Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 15. Phan Thị Thanh Mai (2008), "Về chủ thể có thẩm quyền giám đốc thẩm", Luật học, (12), tr. 25-26. 16. Nguyễn Hồng Nam (2012), "Bàn về dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 284B Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011", Tòa án nhân dân, (10), tr. 13-20. 17. Nguyễn Hồng Nam (2012), "Bàn về dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 284B Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011", Tòa án nhân dân, (11) tr. 10-13. 18. Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 20. Quốc hội (1960), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 21. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 22. Quốc hội (1981), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 23. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 24. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 25. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 26. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 27. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 28. Đào Xuân Tiến (2009), Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng kinh tế, dân sự ở Việt Nam, luận án Tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật. 29. Hà Tĩnh (2010), "Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Điều 285, Điều 288 Bộ luật tố tụng dân sự", Tòa án nhân dân, (17), tr. 22-26. 30. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao (2008), "Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử án dân sự", Tòa án nhân dân, (24), tr. 13-18. 31. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và phương hướng công tác năm 2009, Hà Nội. 32. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và phương hướng công tác năm 2010, Hà Nội. 33. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và phương hướng công tác năm 2011, Hà Nội. 34. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011 và phương hướng công tác năm 2012, Hà Nội. 35. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng công tác năm 2013, Hà Nội. 36. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009, Hà Nội. 37. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010, Hà Nội. 38. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011, Hà Nội. 39. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2012, Hà Nội. 40. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2013, Hà Nội. 41. Tòa án nhân dân tối cao (2012), "Một số vấn đề cơ bản về hệ thống Tòa án và pháp luật tố tụng của Cộng hòa Pháp", Tòa án nhân dân, (15), tr. 30-40. 42. Trường Cán bộ tòa án - Tòa án nhân dân tối cao (2011), Tài liệu tập huấn Luật sửa đổi bổ sung mộ số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 43. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 44. Trần Anh Tuấn (2005), "Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thi hành", Luật học, (Đặc san về tố tụng dân sự), tr. 94-100. 45. Trần Anh Tuấn (2012), "Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự và thủ tục xem xét lại các quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao", Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, tr. 150-166. 46. Viện Khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (2004), Một số vấn đề về Luật tố tụng dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chuyên đề khoa học, Hà Nội. 47. Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao (1996), Hệ thống hóa các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 48. Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao (2008), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự năm 2008, Hà Nội. 49. Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao (2009), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự năm 2009, Hà Nội. 50. Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao (2010), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự năm 2010, Hà Nội. 51. Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao (2011), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự năm 2011, Hà Nội. 52. Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao (2012), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự năm 2012, Hà Nội. 53. Vụ Thống kê - Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao (2013), Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết và xét xử các vụ việc dân sự 7 tháng đầu năm 2013, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiam_doc_tham_trong_to_tung_dan_su_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan