Gián án Toán 10 - Phương trình tổng quát của đường thẳng
Tổ chức cho HS tự ôn tập kiến thức cũ –công thức tính góc
1. Cho học sinh nêu lại công thức lập phương
trình đường thẳng tổng quát
2. Hướng dẫn cách tìm tọa độ VTPT
Phân công cho từng nhóm tính toán cho kết quả
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3226 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gián án Toán 10 - Phương trình tổng quát của đường thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 27
PHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT CỦA ĐƯỜNG THẲNG
I. MỤC TIÊU:
GIÚP HỌC SINH
1) Về kiến thức:
- Học sinh nắm được cách tính khoảng cách từ một
điểm đến một đường thẳng và công thức tính cosin
của góc giữa hai đường thẳng
- Học sinh cần nhớ và biết vận dụng linh hoạt khi sử
dụng công thức tính khoảng cách vào các bài tập
thực hành khia đường thẳng không phải là dạng tổng
quát
- Vận dụng công thức khoảng cách để lập phương
trình đường phân giác của góc giữa hai đường thẳng
2) Về kỹ năng:
- Thành thạo công thức tính khoảng cách
- Vận dụng linh hoạt khi tìm đường phân giác
3) Về thái độ-tư duy:
- Hiểu được các công thức tính khoảng cách
- Biết quy lạ về quen.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
1) Thực tiễn: Học sinh đã học xong phương trình đường thẳng
2) Phương tiện:
- Chuẩn bị các bảng kết quả hoạt động
- Chuẩn bị phiếu học tập.
- Chuẩn bị các bài tập trong sách bài tập , sách nâng
cao.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
1) Các tình huống học tập:
* Tình huống 1:
Ôn tập kiến thức cũ: GV nêu vấn đề bằng bài tập, giải
quyết vấn đề qua 3
hoạt động sau:
HĐ1: Nêu công thức tính khoảng cách từ một điểm đến
đường thẳng
HĐ2: Biết áp dụng vào bài tập
HĐ3: Củng cố kiến thức thông qua bài tập tổng hợp
* Tình huống 2:
Cho điểm A(-1;2) và đường thẳng (d) :
ty
tx
2
21
Tính khoảng cách từ A đến (d)
HĐ 1: Củng cố kiến thức tìm PTTQ của đường thẳng
HĐ 2: Cho học sinh tự tìm tích trên. Chia làm 4 nhóm
thực hiện
HĐ 3: Cho kết quả của từng nhóm
2) Tiến trình bài học:
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Với tình huống 2: Từ HĐ1 đến HĐ 2, GV có thể tổ chức
cho lớp HĐ nhóm, với mỗi nội dung nên cho HS học
theo kiểu trò chơi
- Cách tiến hành trò chơi: Sau khi chia nhóm giao nhiệm
vụ cho cho mỗi nhóm, GV điều khiển trò chơi bằng cách
đưa ra câu hỏi, nhóm nào đưa ra câu hỏi đúng và nhanh
nhất được ghi điểm. Sau khi hoàn thành mỗi nội dung,
nhóm nào được nhiều điểm nhất là thắng. Kết thúc trò
chơi, GV cho điểm vào sổ với nội dung đó cho học sinh.
- Chú ý: Các câu hỏi phải định hướng hành động sao cho
sau khi hoàn thành các câu hỏi thì HS đã hoàn thành nội
dung học tập. Nên cho mỗi nhóm nêu cách thắng của
nhóm mình sau mỗi hoạt động.
B/ BÀI MỚI : LUYỆN TÂP
Hoạt động 1 : Cho tam giác ABC có A(2;0) , B(4;1) , C(1;2)
a) Lập phương trình đường thẳng BC
b) Tính chiều cao của tam giác ABC kẻ từ A. Từ đó tính diện
tích ABC
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Nghe hiểu nhiệm
vụ
- Tìm phương án
thắng
- Trình bày kết quả
Tổ chức cho HS tự ôn tập kiến thức cũ
1. Cho biết từng phương án kết quả
2. Thông qua hình vẽ tìm ra đáp số
3. Các nhóm nhanh chóng cho kết quả
- Chỉnh sửa hoàn
thiện
- Ghi nhận kiến thức
Đáp số: * Phương trình cạnh BC: x+3y-7=0
* Khoảng cách từ A đến BC là
2
105
h ; S=5/2
Hoạt động 2 : Lập phương trình đường thẳng qua A(-2;0) và tạo với
(d) : x+3y-3=0
Một góc 450
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Nghe hiểu nhiệm
vụ
- Tìm phương án
thắng
- Trình bày kết quả
- Chỉnh sửa hoàn
thiện
- Ghi nhận kiến thức
Tổ chức cho HS tự ôn tập kiến thức cũ – công
thức tính góc
1. Cho học sinh nêu lại công thức lập phương
trình đường thẳng tổng quát
2. Hướng dẫn cách tìm tọa độ VTPT
Phân công cho từng nhóm tính toán cho kết
quả
Đáp số: 2x+y+4=0 ; x-2y+2=0
Bài TNKQ : Khoảng cách từ gốc tọa độ đến (d) : 4x-3y-5=0 bằng
bao nhiêu:
(A) 0 ; (B) 1 ; (C) – 5 ; (D) 1/5
Hoạt động 3 : Củng cố kiến thức thông qua bài tập sau:
Cho đường thẳng : mx+3y-1=0 . Tìm m để khoảng cách từ A(-1;2)
đến (d) bằng 4
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Nghe hiểu nhiệm
vụ
- Tìm phương án
thắng
- Trình bày kết quả
- Chỉnh sửa hoàn
thiện
- Ghi nhận kiến thức
* Tổ chức cho HS tự ôn tập kiến thức cũ
1. Công thức tính khoảng cách
2. Cho khoảng cách bằng 4 suy ra m
3. Cho HS ghi nhận kiến thức thông qua lời
giải
Hoạt động 4: * Củng cố bài luyện :
Nhắc lại quy tắc về phép nhân vô hướng
hai véctơ
Quy tắc nhân hai véctơ thông qua tọa độ
của nó
- Làm bài tập 36 đến 39 SBT nâng cao trang 106
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet_27_8331.pdf