Gián án Toán 6 - Tập hợp Z các số nguyên

Chú ý:

- Số 0 không phải là số nguyên âm cũng không phải là số nguyên dương

- Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a .

- Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau

pdf5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gián án Toán 6 - Tập hợp Z các số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§2 . TẬP HỢP Z CÁC SỐ NGUYÊN Ta có thể dùng số nguyên để nói về Các đại lượng có hai hướng khác nhau I.- Mục tiêu : - Biết được tập hợp các số nguyên , điểm biểu diển các số nguyên a trên trục số , số đối của số nguyên . - Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau . - Bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn . II.- Phương tiện dạy học : - Sách Giáo khoa , Hình vẽ trục số III Hoạt động trên lớp : 1./ On định : Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp 2 ./ Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh vẽ một trục số , đọc một số nguyên , chỉ ra những số nguyên âm , số tự nhiên - Kiểm tra bài tập về nhà – Học sinh sữa sai 3./ Bài mới : Giáo viên Học sinh Bài ghi - GV giới thiệu các số nguyên âm , các số nguyên dương - Các số nguyên dương đôi khi còn viết +1 ; +2 ; +3 . . . - Học sinh vẽ một trục số , đọc một số nguyên , chỉ ra những số nguyên âm , số tự nhiên I .- Số nguyên : - Các số tự nhiên khác 0 còn gọi là các số nguyên dương - Các số –1 ; -2 ; -3 ; -4 . . . gọi là số nguyên âm - Tập hợp gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm gọi là tập hợp Z các số nguyên . Z = { . . . –4 ; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 . . . } - Nhận xét số 0 trên trục số (có –0 ? ) - Hoạt động theo nhóm Làm các bài tập ?1 ; ?2 ; ?3 - ?2 Cả hai trường hợp a và b chú ốc sên đều cách A 1m . a) + 1m b) - 1m Chú ý : - Số 0 không phải là số nguyên âm cũng không phải là số nguyên dương . - Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a . - Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng - Có nhận xét gì về các số đối nhau - Học sinh cho thêm ví dụ về các số đối nhau . - Các số đối nhau giống nhau về số , khác nhau về dấu . - Học sinh làm bài tập ?4 ngược nhau. II.- Số đối : Trên trục số các điểm 1 và –1 ; 2 và –2 ; 3 và –3 ; . . . cách đều điểm 0 và nằm ở hai phía của điểm 0 . Ta nói các số 1 và –1 ; 2 và –2 ; 3 và –3 ; . . . là các số đối nhau . 1 là số đối của –1 ; -1 là số đối của 1 2 là số đối của –2 ; -2 là số đối của 2 3 là số đối của –3 ; -3 là số đối của 3 . . . 4./ Củng cố : Tập hợp các số nguyên được ký hiệu như thế nào ? Viết tập hợp Z các số nguyên Các số đối nhau như thế nào với nhau Bài tập 6 và 7 trang SGK 5./ Dặn dò : Là m các bài tập 8 , 9 , 10 SGK trang 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_5999.pdf
Tài liệu liên quan