Khởi động:
A.Hoạt động cơ bản.5p
CTHĐTQ mời các bạn nhắc lại tên các bài hát đã học.
Việc 1: Gv nêu mục tiêu bài học.
Việc 2: Thảo luận về mục tiêu.
B.Hoạt động thực hành.25p
Ôn luyện 3 bài hát:
Việc 1: Khởi động giọng.
Việc 2: Hát cá nhân ( HSNK)
Việc 3: - Hát theo đàn và gõ đệm.
Việc 4: - Ôn lại các bài hát theo sự điều hành của nhóm trưởng.
Việc 5: CTHĐ mời các nhóm lần lượt biểu diễn và chia sẽ ý kiến.
Trò chơi: nghe nhạc và đoán bài hát. 5p
Việc 1: Chia nhóm thành hai đội.
Việc 2: GV đàn từng câu hát các bài hát đã học.
Việc 3: HS đoán tên bài hát và hát lại câu hát đó.
Việc 4: tuyên dương.
12 trang |
Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc khối 1 đến khối 5 - Trường tiểu học Hoa Thủy - Năm 2016 - 2017 - Tuần 15, 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 29 tháng 11 năm 2016. ( Dạy lớp 4B ).
Thứ 5 ngày 01 tháng 12 năm 2016. ( Dạy lớp 4D ).
TIẾT 1: KHỐI 4:
TUẦN 15: HỌC HÁT BÀI ĐỊA PHƯƠNG EM YÊU TRƯỜNG EM.
Điệu hò hụi Cảnh Dương.
Lời mới: Quách Mộng Lân.
I. Mục tiêu:
- Hát thuộc bài “Em yêu trường em” theo điệu Hò hụi Cảnh Dương.
- Hát đúng giai điệu và lời ca, kết hợp gõ đệm.
- Yêu và tự hào ngôi trường với nhiều cảnh đẹp. Yêu thích làn điệu hò quê hương.
II. Chuẫn bị:
- GV: Sách tài liệu địa phương; băng đĩa.
- HS: Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách,.)
III. Tiến trình dạy học:
Khởi động:
Tổ chức trò chơi: nghe bài hát đoán tên bài, làn điệu dân ca vùng miền nào?
A. Hoạt động cơ bản: 20p
- GV Giới thiệu bài – ghi bảng.
- Cả lớp đọc đồng thanh đề bài.
Việc 1: Nghe GV hát mẫu. Nói cảm nhận về bài hát, nội dung lời ca của bài hát.
Việc 2: HS đọc lời ca .
Việc 3: Khởi động giọng
Việc 4; Nghe GV tập hát từng câu và bắt nhịp cho HS hát mỗi câu 3 lần.
( GV lưu ý hướng dẫn lấy hơi, luyến láy)
Việc 5: Hát cả bài.
B. Hoạt động thực hành.10p
Việc 1: Cá nhân hát thầm lại bài hát vừa tập 3 lần.
Việc 2: Cả nhóm cùng nhau ôn lại bài hát 3 lần. Bài hát có hai phần: Phần hó cái một người hát, phần xố con tập thể hát.
Việc 3: Nhóm trưởng cho cả nhóm hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp.
Việc 4: CTHĐTQ mời cá nhân HSNK hát hò cái, lớp hát xố con.
Các nhóm lên trình bày bài hát, nhóm bạn nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng (3p)
Việc 1: Cá nhân trả lời câu hỏi ?Hôm nay chúng ta học bài hát gì? Làn điệu dân ca vùng miền nào?
Em tự đánh giá thế nào về việc học tập của mình?
Hát ở mức độ tốt.
Hát ở mức độ chưa tốt.
Về nhà em hãy hát cho cả nhà nghe bài hát Cảnh sắc quê hương theo điệu HKLT
Hát bài hát trong các buổi sinh hoạt lớp; sinh hoạt CLB HKLT. HS tự đặt lời mới cho bài hát vận dụng để sinh hoạt dưới cờ...
TIẾT 2: KHỐI 4:
TUẦN 16: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT EM YÊU HÒA BÌNH.
BẠN ƠI LẮNG NGHE, CÒ LẢ.
I.Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết vỗ tay hoăc gõ đệm theo bài hát.
- Tập biễu diễn các bài hát.
* HSNK: Hát và biễu diễn tốt bài các bài hát.
II. Chuẫn bị:
- Giáo viên: Đàn và bộ gõ.
- Học sinh: SGK Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách,.)
III. Tiến trình dạy học:
Khởi động:
A.Hoạt động cơ bản.5p
CTHĐTQ mời các bạn nhắc lại tên các bài hát đã học.
Việc 1: Gv nêu mục tiêu bài học.
Việc 2: Thảo luận về mục tiêu.
B.Hoạt động thực hành.25p
Ôn luyện 3 bài hát:
Việc 1: Khởi động giọng.
Việc 2: Hát cá nhân ( HSNK)
Việc 3: - Hát theo đàn và gõ đệm.
Việc 4: - Ôn lại các bài hát theo sự điều hành của nhóm trưởng.
Việc 5: CTHĐ mời các nhóm lần lượt biểu diễn và chia sẽ ý kiến.
Trò chơi: nghe nhạc và đoán bài hát. 5p
Việc 1: Chia nhóm thành hai đội.
Việc 2: GV đàn từng câu hát các bài hát đã học.
Việc 3: HS đoán tên bài hát và hát lại câu hát đó.
Việc 4: tuyên dương.
C. Hoạt động ứng dụng (3p)
- Đánh giá việc học hát của mình bằng cách đánh(X) vào 1 trong 4 mức độ:
Hát thực hành ở mức độ tốt.
Hát thực hành ở mức độ khá.
********************
Thứ 3 ngày 29 tháng 11 năm 2016. ( Dạy lớp 5D ).
Thứ 6 ngày 02 tháng 12 năm 2016. ( Dạy lớp 5Đ ).
TIẾT 1: KHỐI 5:
TUẦN 15: ÔN TĐN SỐ 3, SỐ 4. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC.
I. Mục tiêu:
- Tập biễu diễn một số bài hát đx học.
- Biết nội dung câu chuyện và nghe bản dạ cổ hoài lang.
- Biết đọc nhạc và ghép lơi ca bài TĐN số 3, số 4.
II. Chuẫn bị:
-GV: Đàn, bộ gõ.
-HS : SGK, thanh phách.
III. Tiến trình dạy học
Khởi động
A. Hoạt động cơ bản.5p
Khởi động: Tổ chức trò chơi “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
Giơi thiệu bài – ghi bảng.
Việc 1: -GV nêu mục tiêu bài học ( 2lần)
Việc 2: - CTH§TQ hái: Để đạt được mục tiêu ta cần làm gì?
Hát theo đàn bài hát đã học.
B. Hoạt động thực hành.22p
Nội dung 1: Ôn TĐN số 3, số 4.15p.
Việc 1: Nhóm trưởng điều khiễn các bạn luyện tập.
Đọc nhạc kết hợp gõ đệm.
Việc 2: Mời các nhóm trình bày
Việc 3: Các bạn nhận xét nhóm bạn
Nọi dung2: Kể chuyện âm nhạc.7p
A. Hoạt động cơ bản
Việc 1: Cá nhân đọc thầm câu chuyện Nghệ sĩ Cao văn Lầu.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về nội dung câu chuyện.
Việc 3: Trả lời các câu hỏi.
B. Hoạt động thực hành
Việc 1: - HS tìm hiểu trả lời câu hỏi trong sách.
Việc 2: Đại diện chia sẽ trước lớp
Việc 3: Nhắc lại nội dung chính câu chuyện
* Gv chốt ý nghĩa câu chuyện
C. Hoạt động ứng dụng (3p)
- Đánh giá việc học hát của mình:
+ Đọc được bài Tập đọc nhạc.
+ Đọc chưa chính xác về cao độ.
TIẾT 2: KHỐI 5:
TUẦN 16: HỌC HÁT BÀI ĐỊA PHƯƠNG CẢNH SẮC QUÊ HƯƠNG.
Điệu hò khoan Lệ Thủy
I. Mục tiêu::
- Hát thuộc bài Cảnh sắc quê hương theo điệu Hò khoan Lệ Thủy
- Hát đúng giai điệu và lời ca, kết hợp gõ đệm.
- Yêu và tự hào về quê hương Quảng Bình với nhiều cảnh đẹp. Yêu thích làn điệu hò khoan Lệ Thủy.
II. Chuẫn bị:
- GV: Sách tài liệu địa phương; băng đĩa
- HS: Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách,.)
III. Tiến trình dạy học
Khởi động: Tổ chức trò chơi: nghe bài hát đoán tên bài, làn điệu dân ca vùng miền nào?
A. Hoạt động cơ bản: 20p
- GV Giới thiệu bài – ghi bảng.
- Cả lớp đọc đồng thanh đề bài.
Việc 1: Nghe GV hát mẫu. Nói cảm nhận về bài hát, nội dung lời ca của bài hát.
Việc 2: HS đọc lời ca .
Việc 3: Khởi động giọng
Việc 4; Nghe GV tập hát từng câu và bắt nhịp cho HS hát mỗi câu 3 lần.
( GV lưu ý hướng dẫn lấy hơi, luyến láy)
Việc 5: Hát cả bài.
B. Hoạt động thực hành.10p
Việc 1: Cá nhân hát thầm lại bài hát vừa tập 3 lần.
Việc 2: Cả nhóm cùng nhau ôn lại bài hát 3 lần. Bài hát có hai phần: Phần hó cái một người hát, phần xố con tập thể hát.
Việc 3: Nhóm trưởng cho cả nhóm hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp.
Việc 4: CTHĐTQ mời cá nhân HSNK hát hò cái, lớp hát xố con.
Các nhóm lên trình bày bài hát, nhóm bạn nhận xét.
C. Hoạt động ứng dụng (3p)
Việc 1: Cá nhân trả lời câu hỏi ?Hôm nay chúng ta học bài hát gì? Làn điệu dân ca vùng miền nào?
Em tự đánh giá thế nào về việc học tập của mình?
Hát ở mức độ tốt.
Hát ở mức độ chưa tốt.
Về nhà em hãy hát cho cả nhà nghe bài hát Cảnh sắc quê hương theo điệu HKLT
Hát bài hát trong các buổi sinh hoạt lớp; sinh hoạt CLB HKLT. Sinh hoạt dưới cờ...
Thứ 3 ngày 29 tháng 11 năm 2016. ( Dạy lớp 1A ).
Thứ 4 ngày 30 tháng 11 năm 2016. ( Dạy lớp 1B ).
Thứ 6 ngày 02 tháng 12 năm 2016. ( Dạy lớp 1C,1D ).
TIẾT 1: KHỐI 1:
TUẦN 15: ÔN TẬP HAI BÀI HÁT
ĐÀN GÀ CON, SẮP ĐẾN TẾT RỒI.
I. Mục tiêu:
- Biết hát thuộc lời ca và đúng giai điệu hai bài hát.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gừ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng.
- Làm quen biểu diễn 2 bài hát.
- HSKT: Hát kết hợp vận động phụ hoạ cùng các bạn.
II. Chuẩn bị :
- Đàn máy nghe và băng nhạc.
- Nhạc cụ gõ (thanh phách để gõ đệm theo tiết tấu lời ca).
- Tranh minh họa hai bài hát.
III. Hoạt động dạy học:
Nội dung - TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: (2- 3')
2. Bài mới:
*HĐ 1: Ôn bài hát “Đàn gà con" (10 - 15’)
*HĐ 2: Ôn bài hát “Sắp đến tết rồi" (10 - 15’)
3. Củng cố - dặn dũ: (3- 4')
- Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn
- KTBC: Tiến hành trong quá trình ôn.
- GV giới thiệu bài và ghi đề lên bảng.
* GV cho HS xem tranh minh hoạ bài hát Đàn gà con kết hợp nghe giai điệu bài hát và hỏi HS tên bài hát vừa đựơc nghe, tác giả?
- GV hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hỡnh thức.
+ Bắt nhịp cho HS hát (GV giữ nhịp bằng tay)
+ Đệm đàn và bắt nhịp cho HS.
+ Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
- GV hướng dẫn HS ôn hát kết hợp động tác phụ hoạ.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp (hát kết hợp vận động phụ hoạ).
- GV chia HS thành 4 nhóm tập hát đối đáp từng câu.
- GV hướng dẫn HS tập hát lĩnh xướng.
- GV nhận xét.
* GV cho HS nghe giai điệu bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca để HS đoán tên bài hát vừa đựơc nghe, tác giả?
- GV hướng dẫn HS ôn bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca.
- GV hướng dẫn HS ôn hát kết hợp động tác phụ hoạ.
- Gọi HSKT lên biểu diễn lại một trong hai bài hát.
- Cho HS nhắc lại bài học.
Nhận xét tiết học: Khen các nhân và nhữmg nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt để lần sau các em cố gắng hơn.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh, nghe giai điệu và đoán tên bài hát.
- HS hát theo hướng dẫn của GV
+ Hát không có nhạc.
+ Hát theo nhạc đệm.
+ Hát và vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
- HS ôn hát kết hợp động tác phụ hoạ.
- HS biểu diễn trước lớp:
+ Từng nhóm.
+ Cá nhân.
- HS tập hát đối đáp từng câu theo hướng dẫn.
- HS tập hát lĩnh xướng theo hướng dẫn của GV
- HS lắng nghe.
- HS nghe giai điệu và tiết tấu lời ca, đoán tên bài hát, tác giả.
- HS ôn hát theo hướng dẫn:
+ Cả lớp hát.
+Từng dãy, nhóm, cá nhân.
- HS tập biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS tập biểu diễn bài trước lớp.
- 2 - 3 HS nhắc lại bài học.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2: KHỐI 1:
TUẦN 16: NGHE QUỐC CA. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC.
I. Mục tiêu:
- HS làm quen với bài “Quốc ca”.
- HS được nghe bài “Quốc ca” và biết “Quốc ca” được hát khi nào.
- HS biết khi chào cờ, hát “Quốc ca” phải đứng nghiêm trang.
- Giáo dục HS thái độ khi chào cờ và hát “Quốc ca”
- Biết nội dung câu chuyện “Nai Ngọc”. Thấy được mối liên quan giữa âm nhạc với đời sống qua câu chuyện “Nai Ngọc”.
- HSKT: Hiểu được nội dung câu chuyện “Nai Ngọc”.
II. Chuẩn bị:
- Đàn Organ.
- Thanh phách, song loan, đĩa nhạc.
- Tranh minh hoạ câu chuyện Nai Ngọc.
III. Hoạt động dạy học:
Nội dung- TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: (2 - 3')
2. Bài mới:
*HĐ 1: Nghe “Quốc ca”
(8 - 10’)
*HĐ 2: Kể chuyện “Nai Ngọc” (8 - 10')
*HĐ 3: Trò chơi "Tên tôi, tên bạn" ( 8 - 10')
3. Củng cố - dặn dò: (3 - 4')
- Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn
- KTBC: Gọi 2HS nhắc lại bài học hôm trước.
- GV giới thiệu bài và ghi đề lên bảng.
- GV giới thiệu đôi nét gắn gọn về “Quốc ca” : Là bài hát chung của cả nước do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Trước đây có tên là “Tiến quân ca”
- GV hỏi HS:
+ Quốc ca được hát khi nào?
+ Khi chào cờ và hát Quốc ca phải đứng như thế nào?
- GV nhắc lại cho HS hiểu và nhớ: “Quốc ca” được hát khi chào cờ. Khi chào cờ và hát “Quốc ca” phỉ đứng thẳng, nghiêm trang, mắt hướng về Quốc kỳ.
- GV cho HS nghe Quốc ca qua băng đĩa.
- GV hướng dẫn HS đứng chào cờ, nghe “Quốc ca” với thái độ trang nghiêm.
* GV kể cho HS nghe câu chuyện "Nai Ngọc".
- GV hỏi HS:
+ Tại sao các loài vật lại quên cả việc phá hoại nương rẫy, mùa màng?
+ Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về?
- GV kết luận: Tiếng hát tuyệt vời của Nai Ngọc có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi được muông thú phá hoại mùa màng, nương rẫy. Mọi người đều yêu quý Nai Ngọc và tiếng hát của em.
- GV hướng dẫn HS tập nói tên theo tiếtt tấu của câu hát trong bài "Sắp đến tết rồi":
Tôi tên là Nam
Bạn tên là gì?
- GV hướng dẫn trò chơi cho HS và cho HS chơi.
- GV có thể cho HS thay giới thiệu tên mình bằmg giới thiệu về "cây" hoặc “con vật".
- Nhận xét tiết học: Khen các nhân và nhữmg nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt để lần sau các em cố gắng hơn.
- Dặn dò HS nhớ lại tư thế và thái độ khi chào cờ, hát “Quốc ca” để thiện hiện tốt trong các buổi chào cờ đầu tuần.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS nhắc lại bài học.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS đứng tập chào cờ va nghe “Quốc ca” nghiêm túc theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời:
+ Vì mải mê nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé.
+ Vì tiếng hát của Nai Ngọc hay quá.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tập nói tên tiết tấu theo hướng dẫn của GV.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS thay cách giớ thiệu tên mình bằng tên "cây" hoặc "con vật".
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Thứ 5 ngày 01 tháng 12 năm 2016. ( Dạy lớp 3Đ ).
TIẾT 1: KHỐI 3:
TUẦN 15: HỌC HÁT BÀI NGÀY MÙA VUI
GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
Dân ca Thái.
Lời mới: Hoàng Lân.
I.Mục tiêu:
- Biết hát giai điệu lời 2, cả bài.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.
- HSKT: Hát thuộc lời bài hát.
II.Chuẩn bị:
- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm theo bài hát.
III. Hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản. 15p
Khởi động
Hát bài hát tập thể.
A. Hoạt động cơ bản.10p
Giới thiệu bài- ghi bảng.
Việc 1: GV nêu mục tiêu cần đạt ( 2lần)
Việc 2:- Nhóm trưởng hỏi: Để đạt được mục tiêu ta cần làm gì?
Việc 3: Nghe lại bài hát.
Việc 4: Đọc thầm lời ca( lời 2).
Việc 5: CTHĐTQ mời HSNK hát trước lớp.
B. Hoạt động thực hành.17p
Nội dung 1: Ôn bài hát.
Việc 1: CTHĐTQ điều hành các bạn hát và kết hợp gõ đệm.
Mời cá nhân, bàn, nhóm....
Việc 2: CTHĐTQ điều hành các nhóm trình bày và nhận xét.
Việc 6: Dựa vào cao độ giai điệu lời 1, hát lời 2
Nội dung 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
Việc 1: Quan sát tranh về các loại nhạc cụ dân tộc
Việc 2: HS gọi tên và miêu tả hình dáng.
C. Hoạt động ứng dụng (3p)
Hát lại bài hát 2 lời theo đàn
Về nhà hát cho người thân nghe. Tìm một số động tác phụ họa đơn giản.
Tự đánh giá khi học xong bài hát
1. Hát thuộc lời, đúng giai điệu lời 1,2
2. Hát chưa thuộc lời 2
3. Hát chưa đúng giai điệu
TIẾT 2: KHỐI 3:
TUẦN 16: kcÂN: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC
GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI
I.Mục tiêu:
- Biết nội dung câu chuyện.
- Biết tên của các nốt nhạc.
- HSNK: Biết tên gọi của các nốt nhạc qua trò chơi.
II .Chuẫn bị:
GV:
Đàn và bộ gõ.
HS:- Sách âm nhạc lớp 3; vở BT
- Thanh phách
III. Tiến trình dạy học:
Khởi động
TC: Ai nhanh hơn
A. Hoạt động cơ bản.10p
- Giới thiệu nội dung bài mới-ghi bảng.
- Nêu mục tiêu ( 2lần)
Nội dung 1: Kể chuyện âm nhạc
Việc 1: HS đọc thầm câu chuyện.
Việc 2: Trao đổi cùng bạn câu hỏi trong vở BT.
Việc 3: Đọc nối tiếp câu chuyện theo cá nhân.
Thông qua câu chuyện cho chúng ta biết thêm điều gì.
B. Hoạt động thực hành.17p
Việc 1: Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
Việc 2: Nhóm cử đại diện đọc câu chuyện theo đoạn.
Việc 3: Xem tranh kể chuyện( thi giữa các nhóm)
Nội dung 2: Biết tên gọi của nốt nhạc qua trò chơi
A. Hoạt động cơ bản 5p
Việc 1: Gọi tên một số nốt nhạc mà em biết.
Việc 2: Quan sát trong vở BT. Thảo luận cùng bạn bên cạnh câu hỏi? Để biết được vị trí và xác định được tên nốt nhạc chúng ta cần có gì?
Việc 3: Giới thiệu khuông nhạc bàn tay.
B. Hoạt động thực hành.10p
Việc 1: CTHĐTQ điều khiển các bạn nói tên nốt nhạc qua khuông nhạc bàn tay.
ViÖc 2: CTHĐTQ điều hành các nhóm thi nói tên nốt nhạc qua trò chơi.
Mỗi bạn làm một nốt nhạc và nói tên lần lượt.
C. Hoạt động ứng dụng (3p)
Việc 1: Nhắc lại nội dung câu chuyện.
Việc 2: Tự đánh giá khi học xong bài hát
1. Nói được tên nốt nhạc qua trò chơi
2. Chưa viết vị trí một số nốt nhạc
3. Chưa nói được tên nốt nhạc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao-an - Tuần 15.doc