Giáo án Âm nhạc lớp 3 - Năm 2010 - 2011

 Hoạt động 1: Học hát: Quốc ca Việt Nam

- Giới thiệu:Bài Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944, được tác giả đặt tên là Tiến quân ca. Bài hát đã kêu gọi, thúc giục nhân nhân Việt Nam anh dũng đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp, Tại kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa I, bài hát này đã được Bác Hồ đề nghị chọn làm Quốc ca Việt Nam.

-GV hát mẫu ( hoặc mở băng).

-GV hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu

 GV hỏi: Trong bài có từ “ Sa trường” em nào có thể giải thích ý của từ này?

GV giải thích từ này nghĩa là chiến trường.

- Đọc lời theo tiết tấu lời ca.

Tập gõ hình thiết tấu câu thứ nhất

GV gõ hình thiết tấu làm mẫu khoảng 2 –3 lần

GV chỉ định một vài HS gõ lại tiêt tấu

- Luyện thanh: 1 – 2 phút

 

doc36 trang | Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc lớp 3 - Năm 2010 - 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h bày một lần. - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3: GV hướng dẫn - Hát kết hợp vận động theo nhịp 3: GV hướng dẫn 7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. 8.Tập hát lĩnh xướng: Một HS hát 4 câu đầu, cả lớp hát 4 câu tiếp theo. 9. Củng cố bài:- HS lên trình bày bài hát Dặn dò HS về học bài HS ghi bài HS theo dõi HS nghe và cảm nhận 1 2 em đọc lời ca HS gõ lại tiết tấu HS đọc lời và gõ tiết tấu HS luyện thanh HS tập hát HS thực hiện HS hát, tập lấy hơi HS trình bày HS thực hiện HS hát và gõ đệm HS hát và vận động HS thực hiện HS tham gia Trình bày theo tổ HS ghi nhớ Tuần: 13 Ngày soạn: Tiết: 13 Ngày dạy: Ôn Tập Bài Hát: CON CHIM NON I. YÊU CẦU: - Biết hát đúng giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vận động theo nhịp 3/4 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN. - Đàn và hát thuần thục bài: Con chim non - Hướng dẫn HS vỗ tay theo nhịp 3 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS hát bài Con chim non. Hỏi dân ca gì? - GV đàn giai điệu bài hát - HS nhận xét - GV nhận xét bổ sung 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Ôn tập bài hát: Con chim non 1. hát kết hợp gõ đệm - Hát kết hợp gõ theo phách: GV làm mẫu 4 câu. HS hát và tập gõ đệm cả bài hát. GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày. - Hát kết hợp gõ theo nhịp. GV làm mẫu 4 câu, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát. GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày. 2. Hát kết hợp vận động - Vỗ tay theo nhịp 3: Hai HS ngồi đối diện, phách 1 hai em võ tay vào nhau. Phách 2 và 3, mỗi em tự vỗ hay tai của mình. - Bước chân theo nhịp 3: - GV hướng dẫn HS một vài động tác vận động đã chuẩn bị. - HS trình bày bài hát và vận động. - GV mời HS lên trình bày trước lớp theo nhóm 2-4 em hoặc cá nhân. 3.Biểu diễn bài hát theo một vài hình thức: HS nêu yêu cầu thi đua biểu diễn bài hát theo tổ. Mỗi tổ trình bày bài hát kết hợp gõ theo phách, theo nhịp hoặc vận động. GV chấm điểm Củng cố: HS nhắc lại tên bài hát, tính chất của bài. Dặn dò HS về nhà tập biểu diễn bài hát HS ghi bài HS thực hiện HS trình bày HS thực hiện HS trình bày HS thực hiện HS hát và vận động HS trình bày HS tham gia HS thực hiện HS nhắc lại tên bài hát: Con chim non, dân ca Pháp. Bài hát có tính chất nhẹ nhàng uyển chuyển -HS ghi nhớ Tuần: 14 Ngày soạn: Tiết: 14 Ngày dạy: Học Hát Bài: NGÀY MÙA VUI (Dân ca Thái) I. YÊU CẦU: - Biết hát theo giai điệu và thuộc lời 1. - Biết đây là bài hát của dân tộc Thái ở Tây Bắc. - Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Đàn và hát thuân thục bài Ngày mùa vui - Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ nội dung bài hát -Chép lời một lên bảng thành 8 dòng, tương đương 8 câu hát. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ của GV H§ cña HS Học hát: Ngày mùa vui 1. Giới thiệu: Hương lúa chín và tiếng chim hót trong vườn, gợi lên phong cảnh thiên nhiên thanh bình. Đó là phong cảnh của vùng nông thôn, nơi đang có cuộc sống ấm no hạnh phúc, nơi có những con người chăm chỉ lao động và biết yêu quê hương. Đó là nộ dung bài hát: Ngày mùa vui, dân ca Thái (Tây Bắc) 2. Nghe bài hát HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày. 3. Đọc lời ca: HS đọc lời ca trên bảng. GV hỏi: Trong bài hát có từ nào các em chưa hiểu? Nếu có, GV giải thích từ khó. Ví dụ từ “ nô nức” Nếu HS không hiểu, GV giải thích từ này có ý nghĩa là sự đông vui, nhộn nhịp. 4. Luyện thanh: 1- 2 phút. 5. Tập hát từng câu: GV hát mẫu câu một, sau đó đàn giai điệu câu này 2 - 3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo. GV tiếp tục đàn câu một và bắt nhịp ( đếm 1-2) cho HS hát cùng với đàn Tập tương tự với các câu tiếp theo Khi tập xong 2 câu thì GV cho hát nối liền hai câu với nhau GV hát hai câu, đàn giai điệu và yêu cầu HS hát cùng với đàn. GV nhắc HS lấy hơi trước mỗi câu hát, ở dấu lặng đơn. GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này Tiến hành dạy những câu còn lại tương tự như trên. 6. Hát đẩy đủ cả bài. - Cả lớp hát lời một - Nửa lớp hát câu 1 - 4, nửa kia hát từ câu 5 - 8, rồi đảo lại. 7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. GV yêu cầu HS khi hát thể hiện sự rộn ràng, sôi nổi. 8. Sử dụng một vài cách hát tập thể: - Tập hát nối tiếp: Mỗi tổ hát 2 câu, nối tiếp nhau đến hết bài. - Tập hát đối đáp: Hai tổ hát đối đáp, mỗi tổ hát một câu. GV chỉ định từng cặp HS hát đối đáp. * Củng cố bài - Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng cử một HS bắt nhịp. HS ghi bài HS theo dõi HS nghe và cảm nhận 1-2 em đọc lời ca HS nêu câu hỏi HS luyện thanh HS tập hát HS thực hiện HS tập lấy hơi khi hát HS trình bày HS thực hiện HS hát đúng sắc thái HS trình bày HS thực hiện HS trình bày HS ghi nhớ Tuần: 15 Ngày soạn: Tiết: 15 Ngày dạy: Học Hát Bài: NGÀY MÙA VUI (tiếp theo) Giới Thiệu Một Vài Nhạc Cụ Dân Tộc I. YÊU CẦU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 và kết hợp vận động phụ hoạ. - Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN. - Tranh ảnh đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, chuẩn bị máy nghe, băng đĩa nhạc có âm thanh của những nhạc cụ này. - Đàn và hát thuần thục bài Ngày mùa vui. Chuẩn bị động tác phụ hoạ cho bài hát. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Học hát: Ngày mùa vui 1. Nghe bài hát HS nghe toàn bộ bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày 2. Trình bày lời một đã học. GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến hết lời một. GV chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài. 3- HS đọc lời trên bảng - GV chia lớp thành hai nửa. Nửa lớp hát lời một bằng nguyên âm “La”, đồng thời nửa kia hát lời hai. - Tập hát lời hai theo cách hát đối đáp. GV chỉ định 2 HS trình bày 4. Hát đầy đủ cả hai lời - Cả lớp hát hoà giọng cả hai lời, GV nhận xét - Nửa lớp hát lời một , nửa kia hát lời hai, rồi đổi ngược lại. - Cả lớp hát hai lời theo cách hát đối đáp. 5. Hát kết hợp vận động. - GV mời 1 –2 HS học khá lên trước lớp, hát và vận động phụ hoạ cho bài hát. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa. - Một vài nhóm HS lên hát và vận động phụ hoạ, GV nhận xét, cho điểm tượng trưng. * Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. * Đàn bầu:GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn bầu chỉ có một dây, nó còn có tên là độc huyền cầm. Âm thanh của đàn bầu ngân nga, thánh thót. * Đàn nguyệt:HS xem tranh, GV thuyết trình: Cây đàn này có thân đàn hình tròn, giống như mặt trăng tròn nên được gọi là đàn nguyệt. Một số nơi còn gọi là đàn kìm. Đàn nguyệt có hai dây. *Đàn tranh:GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn tranh có 16 dây vì vậy còn có tên là đàn thập lục. * Củng cố – Dặn dò: Nhắc lại nội dung vừa học. - Dặn dò HS về nhà tập hát tốt bài hát. HS ghi bài HS nghe HS thực hiện - Hát theo tổ - Đọc lời ca theo tiết tấu - HS tập lấy hơi sau mỗi câu hát. - Hát theo kiểu đối đáp - 2 HS trình bày theo yêu cầu HS thực hiện HS trình bày HS hát và vận động HS thực hiện HS ghi bài HS theo dõi HS nhắc lại ND bài học Hát ôn bài hát Ghi nhớ Tuần: 16 Ngày soạn: Tiết: 16 Ngày dạy: Kể Chuyện Âm Nhạc: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC Giới Thiệu Tên Nốt Nhạc Qua Trò Chơi I. YÊU CẦU: -Biết nội dung câu chuyện -Biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí nốt nhạc qua trò chơi. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Một vài tranh ảnh để giới thiệu về loài cá heo. - Tập chỉ nốt nhạc trên bàn tay cho thuần thục. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Kể chuyện âm nhạc Cá heo với âm nhạc - Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe câu chuyện Cá heo với âm nhạc. Em nào có thể nói hiểu biết của mình về loài cá heo? - GV treo tranh ảnh về cá heo và thuyết trình: Cá heo là loài cá sống ở biển khơi. Chúng có trọng lượng khá lớn nhưng lại rất hiền lành và thông minh. Trong các loài cá, cá heo là loài thông minh nhất. Chúng sống khá thân thiện với con người, đã có nhiều câu chuyện kể về các heo cứu giúp những người bị nạn trên biển. Con người đã nghiên cứu và nhận thấy những khả năng đặc biệt của các heo. Trên thế giới có nhiều trung tâm huấn luyện cá heo để biểu diễn hoặc để cứu nạn trên biển. Bây giờ các em nghe câu chuyện. - GV đọc câu chuyện một lần, sau đó mời HS xung phong đọc lại. - Điều gì đã khiến đàn cá heo bơi theo con tàu ra biển. - Em nào có thể kể lại câu chuyện vừa nghe? Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi. Giới thiệu về các nốt nhạc: Trên thế giới có hàng triệu bài hát, nhưng hầu hết những bài hát đó chỉ sử dụng 7 nốt nhạc mà chúng ta làm quen hôm nay. Cũng giống như với các chữ cái mà từ đó người ta có thể viết nên hàng ngàn câu chuyện, 7 nốt nhạc này có thể viết nên những bản nhạc diễn tả được mọi niềm vui, nỗi buồn, mọi tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của con người. Chẳng lẽ 7 nốt nhạc này lạic ó phép màu thần kỳ như vậy sao? Không phải như vậy. Những nốt nhạc này không có phép thuật gì, sự thần kỳ chính ở tài năng của những nhạc sĩ, những người biết cách sử dụng những nốt nhạc này. Bảy nốt nhạc là: Đô Rê Mi Pha Son La Si - GV cho HS tập đọc kĩ tên 7 nốt nhạc, hướng dẫn cách phát âm chuẩn xác. Yêu cầu các em tập viết vào vở rồi mới tiến hành trò chơi “ bảy anh em” và “ Khuông nhạc bàn tay” HS ghi bài HS theo dõi HS phát biểu HS theo dõi HS nghe vµ c¶m nhËn HS tr¶ lêi HS theo dâi HS nghe HS tËp viÕt tªn nèt nh¹c vµo vë HS tham gia Tuần: 17 Ngày soạn: Tiết: 17 Ngày dạy: Ôn Tập Ba Bài Hát: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT, CON CHIM NON, NGÀY MÙA VUI. I. YÊU CẦU: - Biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca. -Biết hát kết hợp vận động theo nhạc II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe. - Đàn và hát thuần thục ba bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Ngày mùa vui. - Tranh ảnh minh hoạ cho ba bài hát. - Một vài động tác minh hoạ cho ba bài hát. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết - Hát kết hợp gõ theo phách: GV làm mẫu câu 1 và 2 HS hát và tập gõ đệm cả bài hát GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày. - Hát kết hợp gõ theo nhịp: GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát. GV chỉ định 2 HS song ca kết hợp gõ theo nhịp. Ôn tập bài hát: Con chim non - Hát kết hợp vận động: + hát và vỗ tay theo nhịp 3: GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày. + Hát và bước chân theo nhịp 3: GV chỉ định một vài nhóm lên trình bày trước lớp. + Hát và tập đánh nhịp 3: GV hướng dẫn đánh nhịp 3.động tác thực tế mềm mại và uyển chuyển hơn so với sơ đồ. GV hát và đánh nhịp làm mẫu rồi hướng dẫn HS thực hiện. Sau đó chỉ định một vài HS trình bày. Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui: - Hát kết hợp gõ theo phách: GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát. GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày. - Hát kết hợp gõ theo nhịp và vận động: GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát GV yêu cầu HS tập biễu diễn bài hát bằng các hình thức song ca, tốp ca. * Củng cố – Dặn dò: - Dặn dò HS về nhà tập biểu diễn tốt hơn nữa các bài hát đã ôn. HS ghi bài HS thực hiện HS trình bày HS thực hiện HS trình bày HS ghi bài HS thực hiện HS tập đánh nhịp HS thực hiện HS trình bày HS tập hát kết hợp gõ đệm và vận động HS trình bày - Lắng nghe, ghi nhớ Tuần: 18 Ngày soạn: Tiết: 18 Ngày dạy: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC I. YÊU CẦU: - HS biểu diễn một cách tự nhiên các bài hát đã học trong học kỳ I. - Khuyến khích HS sự tự tin khi trình bày các bài hát. Động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học. - GV đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của các em. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Sổ điểm cá nhân. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Biểu diễn các bài hát đã học - Mỗi HS sẽ trình bày hai bài hát, một bài đơn ca, một bài hát theo tổ: - Hình thức đơn ca, mỗi em tự chọn một bài hát đã học và lên trình bày trước lớp. Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ hoạ hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp. Trình bày theo tổ, tổ trưởng sẽ chọn bài hát và bắt nhịp cho các bạn cùng trình bày. Khi trình bày bài hát, các em có thể vận động phụ hoạ hoặc dùng nhạc cụ tự gõ đệm theo phách, theo nhịp. - GV đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của các em. - Khuyến khích GV sự tự tin khi trình bày các bài hát. Động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học. HS trình bày bài hát * Nhận xét : Tuyên dương những HS hát hay, múa đẹp. Nhắc nhở những HS hát chưa tốt. HS ghi bài HS ghi nhớ cách trình bày HS ghi nhớ cách trình bày HS thực hiện - Lắng nghe GV nhận xét Tuần: 19 Ngày soạn: Tiết: 19 Ngày dạy: Học Hát Bài: EM YÊU TRƯỜNG EM (Nhạc Và Lời: Hoàng Vân) I. YÊU CẦU: - Biết hát theo giai điệu và thuộc lời 1, biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Vân. - Biết hát kết hợp gõ đệm theo pháhc và theo tiết tấu lời ca. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN. - Nhạc cụ quen dùng. - Đàn và hát thuần thục bài: Em yêu trường em - Băng nhạc, máy nghe,tranh vẽ cô giáo và các HS quây quần trong sân trường. - Chép lời một lên bảng (hai dòng là một câu hát) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Học hát: Em yêu trường em 1.Giới thiệu về bài hát:Mái trường thân thương giống như một gia đình, nơi có bạn bè và thầy cô giáo,nơi chúng ta học tập, rèn luyện để trở thành những người tốt, mai sau xây dựng cuộc sống. Hình ảnh về mái trường với bạn bè, thầy cô,lớp học,sách vở,bút mực,bảng đen,phấn trắng sẽ mãi không phai mờ trong tâm trí của chúng ta.Đó là nội dung bài hát Em yêu trường em mà chúng ta sẽ học trong tiết này. 2. Nghe bài hát: HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày. 3.Đọc lời theo tiết tấu lời caGV gõ hình tiết tấu làm mẫu khoảng 2-3 lần HS tập đọc lời và kết hợp gõ tiết tấu lời ca. 5.Luyện thanh: 1-2 phút. 6. Tập hát từng câu: GV hát mẫu câu một, sau đó đàn giai điệu câu này2-3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo. GV tiếp tục đàn câu một và bắt nhịp(1-2) cho học sinh hát cùng với đàn. Tập tương tự với các câu tiếp theo. GV hát hai câu,đàn giai điệu và yêu cầu HS hát cùng với đàn. GV nhắc học sinh lấy hơi mỗi câu hát . GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này. Tiến hành dạy những câu tiếp theo tương tự. 7. Hát đầy đủ lời một: - Cả lớp cùng hát hoà giọng. 8. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh: GV yêu cầu HS hát thể hiện sự sôi nổi, vui tươi và nhí nhảnh. 9. Sử dụng một vài cách hát tập thể: - Một HS hát từ đầu đến “muôn vàn yêu thương”, tất cả hát hoà giọng phần tiếp theo. - Tập hát đối đáp: Chia lớp thành hai nữa,mổi bên hát một câu, đối đáp đến hết bài(lời 1). - Tập hát và gõ tiết tấulời ca: chia lớp thành hai nửa, một bên hát câu 1-3-5-7, mmột bên gõ theo tiết tấu lời ca câu 2-4-6-8. Sau đó đổi lại cách trình bày. 10. Trình bày hoàn chỉnh: GV dạo nhạc, lời một dùng cách hát đối đáp. GV dạo nhạc giửa bài, lần hai dùng cách hát lĩnh xướng. Kết thúc bài bằng cách hát câu cuối thêm một lần. 11. Củng cố bài: - Từng tổ đứng tại chổ trình bày bài hát, tổ trưởng cử một học sinh bắt nhịp. - GV dặn HS về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời cavà hát tự nhiên,rõ lời HS ghi bài HS theo dõi HS nghe và cảm nhận 1-2 em đọc lời ca HS theo dõi HS đọc lời HS luyện thanh HS tập hát HS thực hiện HS tập lấy hơi HS trình bày HS hát lời 1 HS trình bày HS hát đúng sắc thái tình cảm HS thực hiện HS thực hiện HS trình bày HS thực hiện - HS ghi nhớ Tuần: 20 Ngày soạn: Tiết: 20 Ngày dạy: Học Hát Bài: EM YÊU TRƯỜNG EM; Ôn Tập Tên Nốt Nhạc I. YÊU CẦU: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời 2. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ và tập biểu diễn bài hát. - Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Nhạc cụ quen dùng. Băng nhạc, máy nghe. - Đàn và hát thuần thục bài Em yêu trường em. - Chuẩn bị một số động tác vận động phụ hoạ. - Chép lời hai lên bảng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong tiết dạy 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Học hát: Em yêu trường em 1.Nghe bài hát: HS nghe toàn bộ bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày. 2.Trình bày lời một đã học: Theo cách hát đối đáp: GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nữa hát một câu đối đáp nhau đến hết lời một. GV chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài. 3.Tập hát lời hai: - HS đọc lời hai trên bảng. - GV chia lớp thành hai nửa. Nửa lớp hát lời một bằng nguên âm “ La”, đồng thời nửa kia hát lời hai. GV nhắc HS lấy hơi hai lần mỗi câu hát. GV chỉ định 1-2 học sinh hát lời hai, GV nhận xét và hướng dẫn những chỗ cần thiết. 4. Hát đầy đủ cả hai lời: - Cả lớp hát hoà giọng cả hai lời,GV nhận xét. - Nửa lớp hát lời 1,nửa kia hát lời 2,rồi đổi lại phần trình bày. 5. Trình bày bài hát: HS ghi bài HS theo dõi HS thực hiện theo yêu cầu của GV HS chú ý lấy hơi HS trình bày theo tổ HS hát 2 lời HS đọc lời ca HS thực hiện HS chú ý lấy hơi 1-2 HS thực hiện HS tập hát theo hướng dẫn của GV GV yêu cầu các em thể hiện sự trong sáng và sôi nổi trong bài hát. 6. Tập một vài cách hát tập thể: 7. Hát kết hợp vận động: - GV mời 1-2 HS học khá lên trước lớp, hát và vận động phụ hoạ cho bài hát. - Một vài nhóm HS lên hát và vận động phụ hoạ, GV nhận xét, cho điểm tượng trưng. Ôn tập tên nốt nhạc - GV hướng dẫn lại về vị trí nốt nhạc qua trò chơi “Khuông nhạc bàn tay”. Giới thiệu thêm nốt nhạc Đố ở khe 3. GV chỉ định 2 HS ở hai tổ lên bảng: + Em A nói tên nốt, em B chỉ lên khuông nhạc bàn tay. + Em B chỉ lên khuông nhạc bàn tay, em A phải theo dõi và đọc thành tên nốt. Em nào sai là thua, sẻ trỡ về chỗ để HS khác lên chơi thay. GV đánh giá việc nhớ tên nốt nhạc của các tổ. HS thực hiện HS trình bày HS thực hiện hát kết hợp vận động HS trình bày HS tham gia HS thực hiện Tuần: 21 Ngày soạn: Tiết: 21 Ngày dạy: Học Hát: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG (Nhạc Và Lời: Hoàng Lân) I. YÊU CẦU: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. -Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN -Nhạc cụ quen dùng -Đàn và hát thuần thục bài Cùng múa hát dưới trăng -Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ(trang 20 trong tập bài hát lớp 3) -Chép lời lên bảng, hai dòng là một câu hát. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định tổ chức: Quản ca bắt hát tập thể 2/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS hát biểu diễn bài hát: Em yêu trường em, Nhạc và lời? 1 em nói vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay. 3/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Học hát: Cùng múa hát dưới trăng 1. Giới thiệu về bài hát Vào một đêm trăng sáng, ở trong khu rừng nhỏ. Mẹ con nhà thỏ cùng nhau nắm tay vui múa hát. Những con thú trong rừng cũng tìm đến và hoà chung nhịp múa cùng gia đình thỏ. Âm nhạc và ca hát không chỉ đem lại niềm vui cho con người mà còn đem lại tình thân ái cho các loài vật. Bài hát Cùng múa hát dưới trăng miêu tả khung cảnh thiên nhiên thanh bình và tình thân ái giữa những con thú ngộ nghĩnh, đáng yêu. 2. Nghe bài hát:Học sinh nghe bài hát qua băng đĩa. 3. đọc lời ca: HS đọc lời ca chép trên bảng. 4. Luyện thanh 1-2 phút. 5. Tập hát từng câu(hai dòng là một câu hát): GV hát mẫu câu một, sau đó đàn giai điệu câu này2-3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo. HS ghi bài HS theo dõi HS nghe và cảm nhận 1-2 em đọc lời ca HS luyện thanh HS tập hát HS nghe giai điệu. GV tiếp tục đàn câu một và bắt nhịp(đếm 1-2) cho học sinh hát hoà cùng tiếng đàn. Tập tương tự với các câu tiếp theo. Khi tập xong hai câu thì GV cho hát nối liền hai câu với nhau GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này. Tiến hành dạy những câu còn lại theo cách tương tự. 6. Hát đầy đủ cả bài:Hát cả bài hai lần. Một vài học sinh trình bày bài hát. 7. Sử dụng một vài cách hát tập thể: - Tập hát đối đáp: chia lớp thành hai nửa, một dãy hát câu 1-3, dãy kia hát câu 2-4, câu 5 cả hai cùng hát. - Tập hát nối tiếp: 4 tổ trong lớp, mổi tổ hát một câu, câu 5 cả lớp cùng hát. - Tập hát lĩnh xướng: Một học sinh hát câu 1-2, cả lớp hát câu 3-4-5. 8. Trình bày bài hát:GV yêu cầu HS hát nhẹ nhàng, thể hiện tính chất mềm mại của bài hát. 9. Củng cố bài: - Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng bắt nhịp. HS tập hát HS thực hiện HS trình bày HS thực hiện HS trình bày HS trình bày Tuần: 22 Ngày soạn: Tiết: 22 Ngày dạy: Ôn Tập Bài Hát: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG Giới Thiệu Khuông Nhạc Và Khóa Son I. YÊU CẦU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, kết hợp vận động phụ hoạ bài hát. -Biết khuông nhạc, khoá Son và các nốt trên khuông. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Nhạc cụ quen dùng. Băng nhạc, máy nghe. - Đàn và hát thuần thục bài Cùng múa hát dưới trăng. - Tranh ảnh minh hoạ. Chuẩn bị một vài động tác múa minh hoạ cho bài hát. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Quản ca bắt hát tập thể. Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát 2. Bài cũ: Gọi HS hát bài Cùng múa hát dưới trăng ( 2 em) ? Bài hát nhạc và lời do ai sáng tác? Nội dung bài hát? 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng - Nghe bài hát: GV mở băng nhạc hoặc tự trình bày bài hát. - Ôn tập: Cả lớp trình bày bài hát hai lần - Tập hát đối đáp: Chia lớp thành hai nửa, một dãy hát câu 1 –3, dãy kia hát câu 2 – 4, câu 5 cả hai dãy cùng hát. -Hát kết hợp vận động: GV hướng dẫn HS hát và bước chân theo nhịp 3. GV hướng dẫn học HS hát và múa theo động tác đã chuẩn bị. GV chỉ định một nhóm 4-5 em lên trình bày. HS ghi bài HS nghe bài hát HS thực hiện HS trình bày HS hát và vận động HS trình bày Giới thiệu khuông nhạc và khoá Son. -Giới thiệu về khuông nhạc.Để viết được bản nhạc hoặc bài hát, ngoài việc sử dụng nốt nhạc, chúng ta phải biết kẻ khuông nhạc. GV kẽ mẫu một khuông nhạc trên bảng, sau đó hướng dẫn các em tập kẽ khuông, kẽ 5 dòng từ trên xuống dưới. Tập đọc tên các dòng và khe. -Giới thiệu về khoá Son: Khoá là ký hiệu để chúng ta biết vị trí nốt nhạc trên khuông. Trong âm nhạc có một vài loại khoá khác nhau nhưng khoá Son là thông dụng nhất. GV viết khoá Son lên bảng và hướng dẫn HS tập viết tên khuông nhạc trong vở. -Nhận biết tên các nốt trong khuông: GV viết các nốt Đô-Rê- Mi – Pha – Son – La - Xi lên khuông nhạc, bên dưới đề tên từng nốt. GV chỉ vào từng nốt để HS tập đọc tên, sau đó xoá tên nốt để HS tự nhớ vị trí các nốt. * Củng cố-Dặn dò: GV điều khiển cuộc thi giữa các tổ: Một HS đứng dưới nói tên một nốt bất kì, một HS khác chỉ vào vị trí nốt đó trên khuông(mỗi lần 5 nốt). Em nào thua cuộc sẽ về chỗ để HS khác thực hiện. HS ghi nội dung HS theo dõi HS tập kẻ khuông nhạc HS tập đọc tên HS theo dõi HS tập viết khoá Son HS nhận biết tên nốt nhạc HS tham gia cuộc thi Tuần: 23 Ngày soạn: Tiết: 23 Ngày dạy: GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ HÌNH NỐT NHẠC I. YÊU CẦU: - Tập biểu diễn một số bài hát đã học. Nhận biết một số hình nốt nhạc. Tập viết các hình nốt nhạc.. Biết nội dung câu chuyện Du Bá Nha-Chung Tử Kỳ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Tranh vẽ các nốt nhạc trên khuông nhạc. - Tranh vẽ minh hoạ câu chuyện Bá Nha-Tử Kỳ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Giới thiệu một số hình nốt nhạc: Trong các bài hát, luôn có chỗ hát nhanh, hát chậm, có chỗ ngân dài, có chỗ ngân ngắn. vì trong bài hát, những chỗ đó dùng nốt nhạc có trường độ khác nhau. Trường độ của các nốt nhạc được biểu hiện bằng các loại hình nốt mà các em được làm quen sau đây: - Nốt trắng: gồm thân nốt hình bầu dục và đuôi nốt. - Nốt đen: nốt đen giống như nốt trắng nhưng thân nốt được tô đen - Nốt móc đơn: nốt móc đơn giống như nốt đen nhưng có thêm dấu móc hình vòng cung. - Nốt móc kép: nốt móc kép giống như nốt móc đơn nhưng có hai dấu móc hình vòng cung. Tập viết các hình nốt nhạc trên: - GV yêu cầu HS tập viết 4 loại hình nốt trên vào vở, chưa cần viết trên khuông nhạc. - Trong 4 loại hình nốt các em làm quen, ngân dài nhất là nốt trắng, rồi đến nốt đen, nốt móc đơn và ngân ngắn nhát là nốt móc kép. Trong âm nhạc, người ta quy định nốt trắng ngân dài = 2 nốt đen= 4 nốt mó đơn=8 nốt móc kép. Ví dụ trong thời gian một người đang hát một nốt trắng, người khác có thể hát được 4 nốtmóc đơn, người khác hát được 8 nốt móc kép - GV hỏi về đặc điểm của từng loại hình nốt: + Hình nốt nào có hai dấu móc hình vòng cung?(Nốt móc kép). + Hình nốt nào có thân nốt để trắng?(nốt trắng). + hình nốt nào có một dấu móc hình vòng cung?(nốt móc đơn). + hình nốt trắng khác hình nốt đen ở điểm nào? Nghe kể chuyện HS ghi bài HS theo dõi HS theo dõi HS tập viết các hình nốt HS nghe và nhắc lại HS theo dõi HS suy nghĩ và trả lời HS nghe kể chuyện GV đọc câu chuyện Bá Nha- Tử Kỳ và đặt một vài câu hỏi: - Trong hai người, ai là người biết chơi đàn?- Vì sao hai người lại kết thành đôi bạn thân?- Vì sao Bá Nha thề không bao giờ chơi đàn nữa?( vì bạn thân của ông đã mất và vì ông thấy không còn ai biết thưởng thức, hiểu được tiếng đàn của mình) GV nêu tính giáo dục của câu chuyện: các em phải cố gắng học tập môn âm nhạc để hiểu biết những nét của nghệ thuạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao_an_Am_nhac_lop_3.doc