Hoạt động 1: Ôn Bài Chúc mừng
Nhạc : Nga
Lời việt: Hoàng Lân
GV: HS nghe lại bài hát mẫu 1 lần
GV: Cả lớp hát bài hát chúc mừng.
GV: Nghe và nhận xét
GV cho HS ôn tập dưới nhiều hình thức: Ôn theo dãy, nhóm.
GV Cho HS hát có lĩnh xướng và hòa giọng (đồng ca).
- 1 HS hát (lĩnh xướng): Cùng đàn cùng hát .người thân
- Cả lớp hòa giọng: Nhớ mãi phút giây.thiết tha lâu bền
Để bài hát thêm sinh động cô mời các em vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 3/4 : GV nhắc lại: P1 – Phách mạnh: Các em vỗ 2 tay vào nhau , P2 các em đưa tay phải ra trước, P3 các em đưa tay trái ra trước, các em cùng thực hiện nào.
GV: Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
Cùng đàn cùng hát vang lừng, họp vào ngày tết tưng bừng
x - - x - - x - - x - -
Tập biểu diễn bài hát với nhiều hình thức: Đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca
GV: Bài hát chúng ta vừa được ôn là bài hát gì? Nhạc nước nào? Lời Việt của ai? GV nhận xét
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Tiết 25: Ôn hai bài hát: Chúc mừng – bàn tay mẹ nghe nhạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HẢI CHÂU
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẠCH ĐẰNG
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Người soạn : NGUYỄN LÊ NHƯ QUỲNH
Ngày soạn : 28/ 02/ 2019
Môn : Âm nhạc
Lớp giảng dạy: Lớp 4/2
Năm học : 2018 – 2019
Thứ sáu ngày 1 tháng 3 năm 2019
ÂM NHẠC
Tiết 25 ÔN HAI BÀI HÁT: CHÚC MỪNG – BÀN TAY MẸ
NGHE NHẠC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS được ôn lại để hát thuần thục , thuộc lời 2 bài hát Chúc mừng, Bàn tay mẹ
- HS nghe nhạc , tìm hiểu về bài Lí cây bông. Dân ca Nam Bộ
2. Kỹ năng:
- HS biết trình bày 2 bài hát ở mức độ hoàn chỉnh và biết kết hợp vận động hoặc gõ đêm theo nhạc khi hát.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh nghiêm túc trong giờ học cũng như giờ chơi.
- Qua giai điệu các bài, đem đến cho các em một đời sống tinh thần phong phú, hồn nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Giáo viên
- Đàn organ, băng đĩa hát, máy nghe ( nếu có )
- Bài hát và tranh ảnh bài Chúc mừng, Bàn tay mẹ và bài Lí cây bông
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập cần thiết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định :Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ :Đan xen trong bài
3. Bài mới :
Cô chào các em, ở những tiết trước chúng ta đã được học bài hát Chúc mừng và bàn tay mẹ rồi, hôm nay cô và các em cùng ôn lại 2 bài hát để chúng ta hát thuần thục và chính xác các bài hát hơn nữa các em nhé!
Trước khi vào ôn chúng ta cùng luyện giọng nhé!
&==r=====t=====v====t======r==.
À A Á A À
GV cho HS nghe một đoạn nhạc, các em đoán xem đây là bài hát nào mà chúng ta đã học?
GV nhận xét
* Hoạt động 1: Ôn Bài Chúc mừng
Nhạc : Nga
Lời việt: Hoàng Lân
GV: HS nghe lại bài hát mẫu 1 lần
GV: Cả lớp hát bài hát chúc mừng.
GV: Nghe và nhận xét
GV cho HS ôn tập dưới nhiều hình thức: Ôn theo dãy, nhóm.
GV Cho HS hát có lĩnh xướng và hòa giọng (đồng ca).
- 1 HS hát (lĩnh xướng): Cùng đàn cùng hát.người thân
- Cả lớp hòa giọng: Nhớ mãi phút giây...........thiết tha lâu bền
Để bài hát thêm sinh động cô mời các em vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 3/4 : GV nhắc lại: P1 – Phách mạnh: Các em vỗ 2 tay vào nhau , P2 các em đưa tay phải ra trước, P3 các em đưa tay trái ra trước, các em cùng thực hiện nào.
GV: Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
Cùng đàn cùng hát vang lừng, họp vào ngày tết tưng bừng
x - - x - - x - - x - -
Tập biểu diễn bài hát với nhiều hình thức: Đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca
GV: Bài hát chúng ta vừa được ôn là bài hát gì? Nhạc nước nào? Lời Việt của ai? GV nhận xét
GV: Bài hát chúc mừng nói lên tình cảm ấm áp của những người thân được gặp nhau trong ngày Tết tưng bừng, dù ở VN hay ở bất cứ nước nào. Ngày Tết là một ngày vui, và ngày vui đó luôn vang lên tiếng nhạc, tiếng hát, mọi người trao cho nhau những tình cảm chân thành, tha thiết. Đó là những giây phút khó quên trong cuộc đời mỗi người.
GV: Cho HS xem tranh và đoán tên bài hát chúng ta đã được học. GV nhận xét
* Hoạt động 2: Ôn Học hát: Bàn tay mẹ
Nhạc : Bùi Đình Thảo
Lời: Tạ Hữu Yên
GV: Cho HS nghe lại bài hát mẫu.
GV: Cả lớp hát bài hát Bàn tay mẹ.
GV: Nghe và nhận xét
GV: Cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
GV hướng dẫn: Chữ “Bàn tay” là phách yếu hay gọi là nhịp lấy đà vì thế các em vỗ bắt đầu vào chữ “ mẹ”
Bàn tay mẹ bế chúng con, bàn tay mẹ chăm chúng con
x x x xx
GV: Chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm A: Hát, Nhóm B vỗ tay theo nhịp và ngược lại
GV: Để bài hát thêm sinh động chúng ta cùng múa phụ họa bài hát này nhé! Ở tiết trước, chúng ta đã được cô hướng dẫn múa phụ họa rồi, bạn nào có thể múa lại cho cả lớp xem?
GV: Mời 4 HS lên múa hát lại bàn tay mẹ
GV: HS nhận xét, GV nhận xét
GV: Cả lớp đứng múa phụ họa.
Tập biểu diễn bài hát với nhiều hình thức: Đơn ca, song ca, tam ca, tốp cakết hợp gõ đệm hoặc múa phụ họa.
GV: Bài hát chúng ta vừa được ôn là bài hát gì?
Nhạc và lời của ai?
GV: Đây là bài hát rất hay viết về mẹ, bài hát Bàn tay mẹ được bình chọn là 1 trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 đấy các em ạ!
Trong lớp mình có ai nhớ ngày sinh nhật của mẹ mình không?
Vào ngày sinh nhật của mẹ, các em hãy nhớ tặng mẹ những thành tích tốt trong học tập và đừng quên hát tặng mẹ bài hát Bàn tay mẹ mà chúng ta vừa học nhé!
* Hoạt động 3: Nghe nhạc
GV giới thiệu: Bài Lí cây bông là bài hát dân ca Nam Bộ có giai điệu thật giản dị mà dễ thương. Bài hát được hình thành từ câu lục bát: Bông xanh bông trắng bông vàng
Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông.
Từ Bông của người Nam Bộ tức là bông hoa. Chính vì vậy người dân Nam Bộ đã sáng tác Lý cây bông để thể hiện trong các dịp lễ hội đấy các em ạ!
GV cho HS xem 1 số hình ảnh về Nam Bộ
GV cho HS nghe bài hát Lí cây bông lần1 rồi hỏi:
Các em có biết đó là bài hát nào không? Các em thấy bài hát này như thế nào? Trong lớp mình em nào thuộc bài này và có thể hát cho cả lớp nghe được không?
* Kết luận.
Bài hát : “Lý cây bông” có giai điệu mộc mạc, giản dị, thể hiện niềm lạc quan, tin yêu trong cuộc sống. Là 1 bài dân ca với nét nhạc uyển chuyển duyên dáng như điệu múa dâng bông. Về nhà các em thường xuyên tìm hiểu và nghe những bản nhạc khác nữa nhé!
Bây giờ cô mời các em xem các bạn thiếu nhi biểu diễn bài hát này nhé!
GV:Cho HS xem video bài Lý cây bông.
GV: Các em có thể vừa nghe vừa hát và vỗ tay theo bài .
4. Củng cố:
Ngoài bài Lý cây bông em còn biết thêm bài lý nào nữa không?
Qua bài học ngày hôm nay, Em sẽ làm những việc gì để giúp đỡ mẹ? Cả lớp hát lại bài hát Bàn tay mẹ.
GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về nhà ôn luyện nhiều để hát thuần thục 2 bài hát
Chuẩn bị bài mới.
HS: Ổn định
HS: Nghe
HS: Khởi động giọng
HS: Nghe và đoán tên bài.
HS: Nghe
HS: Hát
HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV
HS: Thực hiện
HS trả lời: Bài Chúc mừng
Nhạc : Nga
Lời việt: Hoàng Lân
HS: Nghe và cảm nhận
HS: Xem tranh và trả lời
HS: Nghe
HS: Thực hiện
HS: Chú ý
HS: Thực hiện
HS: Thực hiện
HS: Biểu diễn trước lớp
HS: Thực hiện
HS: Trả lời Bàn tay mẹ
Nhạc : Bùi Đình Thảo
Lời : Tạ Hữu Yên
HS: Nghe và cảm nhận
HS: Nghe và cảm nhận
HS: Xem tranh
HS: Nghe
HS: Trả lời theo sự hiểu biết
HS: Nghe và cảm nhận
HS: Xem và hát theo
HS: Trả lời theo sự hiểu biết
HS: Ghi nhớ và thực hiện
\
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 25 On tap 3 bai hat Chuc mung Ban tay me Chim sao Nghe nhac_12540862.docx