Câu hát: “Trông xem kìa trông xem kìa ai đi như thế kia”: Cô làm động tác một chân cô bước lên dùng ngón tay trỏ chỉ kết hợp nhún chân theo nhịp bài hát và đổi bên.
+ Câu hát “ Phục phịch phục phịch đó là bác gấu đen” cô làm đông tác đi đều
- Sau mỗi câu phân tích cô hát và thực hiện lại động tác.
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc lớp Lá - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
Chủ đề: Thế giới động vật
Nội dung trọng tâm: Vận động minh họa bài “Đố bạn”
Nhạc và lời “Hồng Ngọc”
Nội dung kết hợp: 1. Nghe hát “ chị ong nâu và em bé”
2. Trò chơi âm nhạc: Ô của bí mật”
Đối tượng: Trẻ 4 – 5 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
Ngày soạn: 12/01/2018
Ngày dạy: 18/01/2018
Người soạn : Nguyễn Thị Trang
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết hát và vận động minh họa theo lời bài hát, trẻ cảm nhận được giai điệu (vui tươi, rộn ràng) của bài hát “ Đố bạn”.
- Củng cố tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát “Đố bạn”
- Trẻ biết tên bài hát, cảm nhận giai điệu vui tươi và hiểu được nội dung của bài hát: “Chị ong nâu và em bé”.
- Trẻ nắm được luật chơi và biết cách chơi trò chơi “Ô cửa bí mật”
2. Kỹ năng
- Trẻ bước đầu có kỹ năng vận động minh họa theo lời bài hát “Đố bạn”
- Rèn khả năng ca hát cho trẻ.
- Phát triển kỹ năng nghe và cảm thụ giai điệu âm nhạc, hưởng ứng và thể hiện cảm xúc phù hợp với bài hát được nghe.
- Trẻ chơi trò chơi âm nhạc đúng luật chơi, cách chơi.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động, yêu thích hoạt động âm nhạc, thích hát, nghe các giai điệu bài hát.
- Trẻ yêu quý và bảo vệ những con vật.
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm
- Phòng học lớp 4-5 tuổi A1 gọn gàng sạch đẹp.
2. Đồ dùng của cô
- Sân khấu âm nhạc, bàn để dụng cụ âm nhạc.
- Giáo án tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc
- Máy tính có hình ảnh “ô cửa bí mật”, màn hình chiếu.
- Nhạc bài “ Đố bạn, Chị ong nâu và em bé” và một số bài hát trong chủ điểm thế giới động vật.
3. Đồ dùng của trẻ
- Ghế ngồi cho trẻ
- Trang phục gọn gàng.
- Nơ tay, vô lăng, dụng cụ âm nhạc ( phách, mõ dừa)
III. Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1:Gây hứng thú (1-2 phút)
- Chào mừng quý vị và các be đến với chương trình “Sân chơi âm nhạc” với tựa đề “Những con vật đáng yêu”.
- Đến với sân chơi hôm nay xin trân trọng giới thiệu đội bên trái cô là đội số hươu sao, đội trước mặt cô là đội số voi to, đội bên phải cô là đội số gấu đen.
- Cô giới thiệu ban giám khảo và cô giáo cùng đồng hành với trẻ.
Cô giới thiệu 3 đội chơi.
+ Phần thứ nhất: “Thử tài bé yêu”
+ Phần thứ hai: “Tài năng tỏa sáng”.
+ Phần thứ ba: “Qùa tặng âm nhạc”.
- Ba đội đã sẵn sàng tham gia vào chương trình chưa?
- Trẻ hưởng ứng tham gia cùng cô.
- Trẻ lắng nghe và hưởng ứng tham gia.
- Trẻ xếp thành 3 đội chơi.
- Trẻ chào đón các cô giáo
-Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu.
2. Hoạt động 2: Bài mới
* Phần thứ nhất: Thử tài bé yêu
Trò chơi âm nhạc “ Ô cửa bí mật”
- Cách chơi: Đại diện mỗi đội sẽ lên chọn cho mình một ô cửa khi ô cửa mở ra có hình ảnh gì thì trẻ sẽ về nhóm thảo luận xem đội của mình sẽ hát bài gì phù hợp với hình ảnh đó.
- Luật chơi: Mỗi đội chỉ được chọn một ô cửa. Đội nào hát hay phù hợp với hình ảnh đã chọn đội đó sẽ chiến thắng.Thời gian suy nghĩ của mỗi đội là 10 giây.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô cho trẻ nhận xét lẫn nhau xem đội bạn thể hiện bài hát có phù hợp với hình ảnh không.Cô khen trẻ.
*Phần thứ hai: Hát và vận động minh họa bài “Đố bạn”qua phần “Tài năng tỏa sáng” (18 Phút)
- Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát “ Đố bạn”.
- Chúng mình vừa nghe giai điệu bài hát gì?
- Cô và trẻ cùng hát bài “ Đố bạn”
+ Các con vừa cùng cô hát bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
+ Chúng mình thấy bài hát có giai điệu như thế nào?
=> Cô khái quát: Bài hát “Đố bạn” có giai điệu vui tươi miêu tả đặc điểm của các con vật sống ở tỏng rừng đấy các con ạ. Các động vật trong rừng rất là quý hiếm chúng mình phải biết yêu quý và bảo vệ các con vật này nhé!
- Để bài hát được hay, các con sẽ thể hiện cảm xúc vui tươi của bài hát bằng cách nào?
- Cô giới thiệu vận động minh họa theo lời vài hát “Đố bạn”. Muốn vượt qua thử thách này thì cô sẽ làm mẫu trước cho chúng mình cùng quan sát nhé.
*Lần 1: Cô làm mẫu hát và vận động minh họa cả bài hát không nhạc.
*Lần 2: Các con có cảm nhận gì khi nghe cô hát và vận động minh họa.
- Cô làm mẫu lần hai kết hợp với nhạc.
- Cô làm mẫu lần ba và phân tích từng động tác múa cho trẻ quan sát.
+ Câu hát “Trèo cây nhanh thoăn thoắt đố bạn biết con gì?” cô làm động tác: Một chân cô bước lên hai tay cô đưa ra trước song song trước ngực làm động tác quay tay theo theo nhịp bài hát và đổi bên.
+ Câu hát “ Đầu đội hai cái ná đúng là chú hươu sao, hai tai to phành phạch đó là chú voi to”. Cô làm động tác Hai tay cô đưa lên đỉnh đầu làm hai cái sừng sau đó chân nhún theo nhịp câu hát tiếp theo 2 tay cô đưa xuống 2 tai giả làm tai voi kết hợp nhún chân.
+ Câu hát: “Trông xem kìa trông xem kìa ai đi như thế kia”: Cô làm động tác một chân cô bước lên dùng ngón tay trỏ chỉ kết hợp nhún chân theo nhịp bài hát và đổi bên.
+ Câu hát “ Phục phịch phục phịch đó là bác gấu đen” cô làm đông tác đi đều
- Sau mỗi câu phân tích cô hát và thực hiện lại động tác.
- Cô cùng tập với cả lớp 2-3 lần.
- Cô cho trẻ thực hiện theo tổ,
- Cô cho trẻ thực hiện theo nhóm
- Cô mời các cá nhân, thi đua hát và vận động
-Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý quan sát hướng dẫn, động viên và sửa sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn hát và vận động lại một lần.
- Cô hỏi trẻ vừa hát và vận động minh họa bài gì?
*Phần thi thứ 3: Nghe hát “Chị ong nâu và em bé”qua phần thi “Qùa tặng âm nhạc”
- Cô dẫn dắt hát tặng trẻ bài hát “Chị ong nâu và em bé” của nhạc sỹ Tân Huyền.
*Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe kết hợp với thể hiện tình cảm, cử chỉ, điệu bộ.
+ Các con vừa nghe cô hát bài hát gì?
+ Các con có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát?
-> Cô khái quát: Bài hát “chị ong nâu và em bé”có giai điệu vui tươi, tình cảm. Nói về chị Ong không những chăm chỉ lao động mà còn rất ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ chăm học không nên lười đấy ! Qua bài hát chúng mình học được gì từ chị ong nâu nhỉ?
- Lần 2: Cô hát và trẻ múa phụ hoạ
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu cách chơi.
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu luật chơi.
- Trẻ chơi theo đội chơi.
- Hai đội còn lại ngồi quan sát và cổ vũ cho đội lên biểu diễn.
- Trẻ nhận xét đội bạn chơi
- Trẻ lắng nghe giai điệu bài hát
- Bài hát “ Đố bạn”
- Trẻ hát cùng cô bài “ Đố bạn”
- Trẻ trả lời bài hát “Đố bạn”
- Nhạc sỹ Hồng Ngọc.
- Bài hát có giai điệu vui tươi.
- Trẻ lắng nghe cô khái quát lại nội dung của bài
- Trẻ nêu cách vận động của mình: Hát thể hiện cảm xúc vui tươi qua nét mặt, vỗ tay, nhún nhảy.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô gợi ý
- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
- Trẻ lắng nghe và quan sát cô làm mẫu và phân tích.
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát cô phân tích các động tác.
- Trẻ thực hiện hát và vận động minh họạ theo lời bài hát cùng cô.
- Từng tổ lên hiện hát và vận động minh họạ theo lời bài hát
- Từng nhóm lên hiện hát và vận động minh họạ theo lời bài hát
- Từng cá nhân lên hiện hát và vận động minh họạ theo lời bài hát
Trẻ đứng thành vòng tròn hát và vận động minh họa theo lời bài hát.
- Hát và vận động minh họa bài “Đố bạn”
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Bài hát “ Chị ong nâu và em bé”
- Bài hát có giai điệu vui tươi, nhí nhảnh.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Chăm ngoan học giỏi nghe lời bố mẹ.
- Trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài hát cùng cô.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô khái quát lại hoạt động khen trẻ trao quà.
- Trẻ chú ý lắng nghe và chào các cô giáo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat trien tinh cam tham mi 4 tuoi_12536271.doc