Giáo án An toàn giao thông 4 cả năm - Trường TH Thạnh An 3

Tiết : 5 (Chủ đề 4) KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Ngày soạn : / / 201 Tên bài : AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC

Ngày dạy : / / 201 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

 Môn : AN TOÀN GIAO THÔNG

 I. MỤC TIÊU

- HS biết thực hiện an toàn khi đi trên xe ô tô buýt công cộng; Biết thực hiện an toàn khi đi trên tàu hỏa; tàu thủy và khi đi phà qua sông.

- Có thói quen ngồi ngay ngắn, không chen lấn khi lên xuống ô tô, tàu hỏa; Mặc áo phao khi tham gia các phương tiện giao thông trên đướng thủy.

- Thực hiện qui định bảo đảm an toàn giao thông để bảo vệ mình và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.

II. CHUẨN BỊ

- Các tranh ảnh liên quan đến bài học.

- Nội dung bài học viết bằng giấy khổ lớn.

 

doc17 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông 4 cả năm - Trường TH Thạnh An 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------------------------------------------------------------------------ Tiết : 2 (Chủ đề 2) KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày soạn : / / 201 Tên bài : BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ Ngày dạy : / / 201 Môn : AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU - HS biết hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam gồm 5 nhóm biển báo. - HS nhận biết nội dung các biển báo - Khi đi đường, có ý thức xem các biển báo, tuân theo luật và đi đúng yêu cầu của các biển báo. II. CHUẨN BỊ Chuẩn bị các loại biển báo hiệu SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động (1’): Hát vui KTBC (3’) Gọi 3 HS kể tên các biển báo giao thông đường bộ đã được học ở lớp 3 (HS nhớ lại 11 biển báo đã học) Nhận xét Bài mới Giới thiệu bài (1’) Các hoạt động TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS 16’ 10’ 3’ Hoạt động 1: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm và biển hiệu lệnh Mục tiêu: HS biết các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm và biển hiệu lệnh Cách tiến hành a) Treo tranh các biển báo cấm và giới thiệu cho HS các biển báo cấm giao thông đường bộ: Đường cấm; Cấm đi ngược chiều; Cấm xe đạp; Cấm người đi bộ; Dừng lại; Cấm rẽ trái; Cấm rẽ phải; Cấm quay đầu xe. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và nêu đặc điểm của các loại biển báo cấm. - Nhận xét, kết luận b) Treo tranh các biển báo nguy hiểm và giới thiệu cho HS. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và nêu đặc điểm của các loại biển báo nguy hiểm. - Nhận xét, kết luận. - Treo tranh các biển hiệu lệnh và giới thiệu cho HS. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và nêu đặc điểm của các loại biển hiệu lệnh. - Nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Giới thiệu các biển chỉ dẫn và các biển phụ Mục tiêu: HS biết thêm các biển chỉ dẫn và các biển phụ. Cách tiến hành - GV treo tranh các biển chỉ dẫn. Giới thiệu cho HS nhận biết hình dạng và đặc điểm của các loại biển chỉ dẫn. - Kết luận - GV treo tranh các biển phụ. Giới thiệu cho HS nhận biết hình dạng và đặc điểm của các loại biển phụ. - Kết luận - Treo bảng Ghi nhớ cho HS đọc và ghi vở. Củng cố - Gọi 3 HS đọc ghi nhớ - Tuyên dương - GDTT – Nhận xét - Quan sát tranh. - Thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm phát biểu: + Đa số là hình tròn (trừ biển STOP); nền trắng, viền đỏ, hình màu đen - Thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm phát biểu: Hình tam giác; nền vàng; viền đỏ; hình màu đen. - Thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm phát biểu - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - Quan sát tranh + Nền xanh nước biển + Chữ trắng - Nhận xét - Quan sát tranh. - Lắng nghe. - Ghi vở - 3 HS đọc. - Lắng nghe IV. Hoạt động nối tiếp (1’) - Dặn về nhà ghi nhớ các loại biển báo và chấp hành đúng yêu cầu của các biển báo mỗi khi tham gia giao thông trên đường. - Nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tiết : 3 (Chủ đề 3) KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày soạn : / / 201 Tên bài : ĐI XE ĐẠP AN TOÀN Ngày dạy : / / 201 Môn : AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU - Biết đi xe đạp là phương tiện giao thông. Biết những qui định của luật Giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp. - Có thói quen đi sát lề đường và luôn luôn quan sát khi đi đường. - Có ý thức đi xe cỡ nhỏ của trẻ em. Chỉ đi xe đạp khi cần thiết và thực hiện qui định bảo đảm an toàn giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Khởi động (1’): Hát vui KTBC (3’) Dán một số biển báo trên bảng, kiểm tra học sinh về tên và nhận dạng (5 HS) Nhận xét Bài mới Giới thiệu bài (1’) Các hoạt động TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS 9’ 9’ 8’ 3’ Hoạt động 1: Chuẩn bị trước khi đi xe đạp Mục tiêu: HS xác định được đúng loại xe đạp dành cho trẻ em và biết kiểm tra các yêu cầu an toàn của xe trước khi tham gia giao thông. Cách tiến hành - GV dẫn vào bài: Ở lớp ta, những em nào đã biết đi xe đạp? Ai tự đi đến trường bằng xe đạp? - GV đưa ra ảnh một chiếc xe đạp có đầy đủ bộ phận an toàn. Cho HS thảo luận nhóm. + Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe đạp như thế nào? - Kết luận: Đi đúng xe của trẻ em, xe đạp phải còn tốt, có đủ bộ phận, đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Hoạt động 2: Cách đi xe đạp an toàn Mục tiêu: Biết được cách đi xe đạp an toàn, biết thực hiện nghiêm chỉnh luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh trang 16 và 17. - Cho HS thảo luận nhóm và đưa ra những hành vi đúng khi đi xe đạp. Nhận biết những hành vi sai khi tham gia giao thông bằng xe đạp. - Chỉ trong các tranh có những hành vi sai. - GV nêu câu hỏi cho học sinh kể những hành vi đi xe đạp ngoài đướng cho là an toàn. - Cho học sinh nhắc lại qui định trong ghi nhớ sách giáo khoa. - Kết luận Hoạt động 3: Bài tập Mục tiêu: Giúp HS nhớ nội dung bài. Cách tiến hành - GV đưa ra một số câu hỏi cho HS trả lời cá nhân: + Hành vi nào dưới đây là đi xe đạp an toàn + Theo em, đi xe đạp sai làn đường (phần đường) có nguy hiểm gì? + Nhận xét hành vi đúng và hành vi sai của các bạn trong hình. - Kết luận chung Củng cố -Hỏi: + Vì sao phải đi xe đạp dành cho trẻ em? - GDTT - Lắng nghe - Trả lời câu hỏi - HS quan sát - Thảo luận nhóm đôi - HS trình bày các bộ phận đầy đủ của xe đạp an toàn. - Lắng nghe - HS quan sát tranh. - HS theo dõi và thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm phát biểu: Không lạng lách, không buông tay khi chạy xe, không sử dụng điện thoại, không che dù khi đi xe, không đu bám kéo đẩy xe khác, - Đi vào phần đường dành cho xe đạp (hoặc sát mép phải của đường. - Tuân thủ đèn tín hiệu, khi đèn đỏ phải dừng lại trước vạch đường. - Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. - 2 HS nhắc lại như trong SGK. - HS phát biểu: Đáp án C. - 1, 2 HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Đội mũ bào hiểm khi đi xe đạp điện; Đi sát lề đường bên phải. - Sai: Đi không đúng phần đường dành cho xe thô sơ. - Lắng nghe - 2 HS trả lời - Lắng nghe IV. Hoạt động nối tiếp (1’) - Dặn về nhà học thuộc bài. Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiêt học Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết : 4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày soạn : / / 201 Tên bài : ÔN CHỦ ĐỀ 1, 2, 3 Ngày dạy : / / 201 Môn : AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU - HS biết thêm các loại biển báo giao thông. Hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của biển báo. - Hiểu ý nghĩa, tác dụng của các loại đường quốc lộ. - Biết đi xe đạp là phương tiện giao thông. Biết những qui định của luật Giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp. - Có thói quen đi sát lề đường và luôn luôn quan sát các biển báo khi đi đường. - Chỉ đi xe đạp khi cần thiết và thực hiện qui định bảo đảm an toàn giao thông. II. CHUẨN BỊ - Các biển báo - Phiếu học tập - Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Khởi động (1’): Hát vui 2.KTBC (3’) Tổ chức trò chơi: Hộp thư chạy. GV giới thiệu trò chơi, cách chơi HS nhận biết và ứng xử nhanh khi gặp biển báo Nhận xét 3.Bài mới a)Giới thiệu bài (1’) b)Các hoạt động TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 8’ 10’ 8’ 3’ Hoạt động 1: Quốc lộ Mục tiêu: Biết công dụng của các đường quốc lộ Cách tiến hành - GV nêu các câu hỏi để HS nhớ lại và trả lời - Yêu cầu HS kể tên một vài quốc lộ và cho biết quốc lộ đó đi qua những tỉnh nào; Dài bao nhiêu Km; Tầm quan trọng đối với các tỉnh (TP) nơi nó đi qua - Yêu cầu HS nêu các loại phương tiện giao thông trên đường bộ. - Người tham gia giao thông phải làm gì? - Kết luận Hoạt động 2: Biển báo hiệu đường bộ Mục tiêu: Nhớ lại các nhóm biển báo Giao thông đường bộ. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát tranh lần lượt các nhóm biển báo. - Yêu cầu HS nêu được hình dạng, đặc điểm của từng nhóm biển báo. - Kết luận Hoạt động 3: Đi xe đạp an toàn Mục tiêu: Biết đi xe đạp là phương tiện giao thông. Biết những qui định của luật Giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp. Cách tiến hành - Phát phiếu học tập, nội dung đã viết trong phiếu. Yêu cầu HS làm bài. - Thu phiếu và hỏi HS: - Thế nào là đi xe đạp an toàn? - Cho HS phát biểu và nhận xét đúng/ sai. - Nhận xét, tuyên dương - Kết luận Củng cố - GV dán 1 số biển báo trên bảng và kiểm tra 5 – 7 HS - Tuyên dương - GD đi đường thực hiện theo những gì đã học biết - Nhận xét Hoạt động cả lớp - HS trả lời - 2, 3 HS trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - HS nêu: Xe ô tô (các loại); xe mô tô hai bánh; xe đạp điện; xe đạp, xe súc vật kéo, - 1, 2 HS nêu. - Lắng nghe Hoạt động cá nhân - Quan sát, theo dõi - HS trả lời + Nhóm biển báo cấm + Nhóm biển báo nguy hiểm + Nhóm biển hiệu lệnh + Nhóm biển chỉ dẫn + Nhóm biển phụ - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - HS nhận phiếu học tập và điền vào các nội dung. -1 vài HS phát biểu: Không lạng lách, không buông tay khi chạy xe, không sử dụng điện thoại, không che dù khi đi xe, không đu bám kéo đẩy xe khác, - Đi vào phần đường dành cho xe đạp (hoặc sát mép phải của đường. - Tuân thủ đèn tín hiệu, khi đèn đỏ phải dừng lại trước vạch đường. - Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. - Lắng nghe. - 5 đến 7 HS đọc tên các biển báo. Nêu tác dụng của từng biển báo - Lắng nghe IV. Hoạt động nối tiếp (1’) Dặn về nhà học bài Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết : 5 (Chủ đề 4) KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày soạn : / / 201 Tên bài : AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC Ngày dạy : / / 201 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG Môn : AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU - HS biết thực hiện an toàn khi đi trên xe ô tô buýt công cộng; Biết thực hiện an toàn khi đi trên tàu hỏa; tàu thủy và khi đi phà qua sông. - Có thói quen ngồi ngay ngắn, không chen lấn khi lên xuống ô tô, tàu hỏa; Mặc áo phao khi tham gia các phương tiện giao thông trên đướng thủy. - Thực hiện qui định bảo đảm an toàn giao thông để bảo vệ mình và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện. II. CHUẨN BỊ - Các tranh ảnh liên quan đến bài học. - Nội dung bài học viết bằng giấy khổ lớn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Khởi động (1’): Hát vui 2.KTBC (3’) Thế nào là đi xe đạp an toàn? Em phải có thái độ nào khi tham gia giao thông? Nhận xét 3.Bài mới a)Giới thiệu bài (1’) b)Các hoạt động TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 10’ 8’ 8’ 3’ Hoạt động 1: An toàn khi đi xe ô tô buýt công cộng Mục tiêu: Biết thực hiện an toàn khi đi trên xe ô tô buýt công cộng Cách tiến hành + GV cho HS quan sát 3 bức tranh ở trang 20. Thảo luận nhóm đôi và cho biết điều gì nên và điều gì không nên khi chờ xe? Vì sao? - Mời đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Nhận xét, chốt ý. + Cho HS quan sát tranh trang 21 và hỏi: Khi lên, xuống xe ô tô buýt em phải làm gì? - Mời cá nhân phát biểu - Mời HS nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, chốt ý + Cho HS quan sát tranh trang 22 (phía trên) và hỏi: Em có đi xe buýt thường xuyên không? Nếu có em đã thực hiện trật tự, an toàn thế nào khi đi xe buýt? - Mời HS nhận xét, bổ sung. - Kết luận Hoạt động 2: An toàn khi đi tàu hỏa Mục tiêu: HS biết những việc cần làm để đảm bảo an toàn khi đi tàu hỏa. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát các tranh trang 22 (bên dưới) và tranh ở trang 23. Yêu cầu HS nêu những việc an toàn khi đi tàu hỏa. - Mời HS phát biểu cá nhân. - Mời HS nhận xét và bổ sung. - Kết luận Hoạt động 3: An toàn khi đi tàu thủy và khi đi phà qua sông Mục tiêu: Biết thực hiện an toàn khi đi tàu thủy hoặc đi phà qua sông. Cách tiến hành - Cho HS quan sát các hình trang 24 và 25. Thảo luận nhóm: + Khi đi tàu thủy, em phải làm gì để đảm bảo an toàn? + Khi đi phà qua sông, em phải làm những gì? + Những người đứng ngồi trong phà (hình trang 25) như vậy có đúng không? Vì sao? - Mời đại diện HS phát biểu. - Mời nhận xét, bổ sung. -Nhận xét. - Cho HS đọc ghi nhớ trang 25 Củng cố - Hỏi 1, 2 câu hỏi liên quan ND bài học. - GD đi đường thực hiện theo những gì đã học biết - Nhận xét - HS quan sát tranh và thảo luận - Đại diện nhóm trả lời: + Nên đứng trật tự trên vỉa hè hoặc ngồi ở ghế chờ xe. + Không nên đứng dưới lòng đường để chờ xe, vì gây cản trở giao thông và có thể gây tai nạn cho mình và cho người khác. - Nhận xét, bổ sung. - Quan sát tranh. - HS nêu: Chờ xe ô tô buýt dừng hẳn mới lên xe, xuống xe; Xếp hàng trật tự khi lên xe buýt; Không chen lấn xô đẩy nhau khi lên xe buýt. - Lắng nghe - Ngồi ngay ngắn, trật tự trên ghế hoặc đứng và bám chắc vào tay vịn; Không thò đầu ra ngoài khi xe đang chạy. - Nhận xét Hoạt động cá nhân - Quan sát, theo dõi - HS trả lời + Khi đứng ở sân ga chờ tàu, em phải theo sát người nhà để tránh bị lạc. + Không đứng sát đường tàu để đảm bảo an toàn. + Khi xuống tàu, không được nhảy từ trên toa xuống, không được leo trèo qua cửa sổ tàu. + Không chen lấn khi lên tàu. - Lắng nghe - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm. -1 vài HS phát biểu: + Mặc áo phao khi ngồi trong tàu thủy. Không chạy nhảy, đùa nghịch, không đứng hoặc ngồi ở mũi tàu để đảm bảo an toàn. + Khi xuống phà qua sông, phải xuống theo thứ tự, người đi bộ xuống sau cùng. Không được đừng trên mũi phà, mà phải đứng trong lòng phà, tay vịn vào thanh lan can. - Lắng nghe. - 1, 2 HS đọc. - 1, 2 HS trả lời. - Lắng nghe IV. Hoạt động nối tiếp (1’) Dặn về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết : 6 (Chủ đề 5) KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày soạn : / / 201 Tên bài : THỰC HIỆN VĂN HÓA GIAO THÔNG Ngày dạy : / / 201 Môn : AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU - HS biết thực hiện văn hóa khi tham gia giao thông; Xây dựng văn hóa giao thông là xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh và thân thiện. - Có cử chỉ, hành vi đẹp khi tham gia giao thông. - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn giao thông, nhường nhịn và quan tâm giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông. II. CHUẨN BỊ - Các tranh ảnh liên quan đến bài học. - Phiếu bài tập - Nội dung bài học viết bằng giấy khổ lớn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Khởi động (1’): Hát vui 2.KTBC (3’) - Em có đi xe buýt thường xuyên không? Nếu có em đã thực hiện trật tự, an toàn thế nào khi đi xe buýt? - Yêu cầu HS nêu những việc an toàn khi đi tàu hỏa. - Khi đi tàu thủy hoặc đi phà qua sông, em phải làm gì để đảm bảo an toàn? - Nhận xét 3.Bài mới a)Giới thiệu bài (1’) b)Các hoạt động TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 10’ 10’ 6’ 3’ Hoạt động 1: Những hành vi văn hóa khi tham gia giao thông Mục tiêu: Biết nhường nhịn và quan tâm giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông. Cách tiến hành + GV cho HS quan sát 3 bức tranh ở trang 26. Thảo luận nhóm đôi và cho biết nội dung của từng tranh. - Mời đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Nhận xét, chốt ý. + Giúp đỡ người già qua đường an toàn, đó là nét đẹp văn hóa giao thông mà chúng ta cần học tập. + Nên nhừng chỗ cho người già, em nhỏ và phụ nữ có thai khi đi tàu, xe. + Đỡ em bé bị ngã trên đường thể hiện sự quan tâm, tình thương yêu, là nét đẹp văn hóa giao thông. Hoạt động 2: Những việc làm thiếu văn hóa và không an toàn khi tham gia giao thông Mục tiêu: HS biết tránh những việc làm thiếu văn hóa và không an toàn khi tham gia giao thông. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát các tranh trang 27. Yêu cầu HS nêu những việc thiếu văn hóa khi tham gia giao thông. - Mời HS phát biểu cá nhân. - Mời HS nhận xét và bổ sung. - Chốt ý và Kết luận: + Đi xe vô ý làm té nước vào người khác là thiếu tôn trọng mọi người, thiếu văn hóa giao thông. + Đứng trên xe đạp là hành vi nguy hiểm, vi phạm an toàn giao thông, thể hiện thiếu văn hóa giao thông. + Đi xe đạp điện chở 2 người, không đội mũ bảo hiểm dễ xảy ra tai nạn giao thông và nguy hiểm, là hình ảnh không đẹp trong mắt mọi người. + Không nên đi dàn hàng 3 trên đường, vì rất dễ xảy ra tai nạn giao thông. Hoạt động 3: Bài tập Mục tiêu: Biết thực hiện văn hóa giao thông Cách tiến hành - Phát phiếu bài tập và cho HS thảo luận nhóm. - Mời đại diện HS phát biểu. - Mời nhận xét, bổ sung. -Nhận xét. - Treo giấy khổ lớn ghi nội dung Ghi nhớ và cho HS đọc ghi nhớ. Củng cố - Hỏi 1, 2 câu hỏi liên quan ND bài học. - GD thể hiện văn hóa giao thông khi đi trên đường. - Nhận xét Hoạt động nhóm đôi, lớp - HS quan sát tranh và thảo luận - Đại diện nhóm trả lời: + Giúp người già qua đường + Nhường chỗ cho người già, em nhỏ, phụ nữ có thai + Đỡ em bé bị ngã trên đường. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe Hoạt động cá nhân - Quan sát, theo dõi - HS trả lời + Chạy xe té nước vào người khác. + Không đứng trên xe vì vi phạm an toàn giao thông. + Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm dễ xảy ra tai nạn. + Không đi dàn hàng 3 trên đường. - Lắng nghe - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. -1 vài HS phát biểu: + Hành vi thể hiện văn hóa giao thông là D: Giúp người khiếm thị qua đường. + Hành vi của các bạn trong hình không thể hiện văn hóa giao thông, vì đi dàn hàng ngang trên đường và đi bộ dưới lòng đường. + HS phát biểu các hành vi văn hóa giao thông đã thực hiện và nêu cản nghĩ của mình. - Lắng nghe. - 1, 2 HS đọc. - 1, 2 HS trả lời. - Lắng nghe IV. Hoạt động nối tiếp (1’) Dặn về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết : 7 (Chủ đề 6) KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày soạn : / / 201 Tên bài : AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY Ngày dạy : / / 201 Môn : AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU - HS biết thực hiện an toàn khi đi trên đường thủy, khi đi trên cầu, khi đi đò trên sông nước. - Có thói quen đi đúng khi đi thuyền, qua cầu, đi đò qua sông; Mặc áo phao khi tham gia các phương tiện giao thông trên đướng thủy. - Thực hiện các qui định bảo đảm an toàn giao thông để bảo vệ mình và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện. II. CHUẨN BỊ - Các tranh ảnh liên quan đến bài học. - Phiếu bài tập - Nội dung bài học viết bằng giấy khổ lớn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Khởi động (1’): Hát vui 2.KTBC (3’) Nêu những hành vi văn hóa khi tham gia giao thông? Em đã thực hiện những hành vi nào khi tham gia giao thông? Nhận xét 3.Bài mới a)Giới thiệu bài (1’) b)Các hoạt động TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 16’ 10’ 3’ Hoạt động 1: An toàn khi tham gia giao thông đường thủy Mục tiêu: Biết thực hiện an toàn khi tham gia giao thông trên đường thủy, sông nước. Cách tiến hành + GV cho HS quan sát các bức tranh ở trang 29 và 30. Thảo luận nhóm đôi và cho biết nội dung các bức tranh. - Mời đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: Làm bài tập Mục tiêu: HS biết những hành vi an toàn và những hành vi cần tránh khi tham gia giao thông trên đường thủy để đảm bảo an toàn. Cách tiến hành - Phát phiếu bài tập và cho HS thảo luận nhóm. - Mời đại diện HS phát biểu. - Mời nhận xét, bổ sung. -Nhận xét. - Treo giấy khổ lớn ghi nội dung Ghi nhớ và cho HS đọc ghi nhớ. Củng cố - Hỏi 1, 2 câu hỏi liên quan ND bài học. - GD đi đường thực hiện theo những gì đã học biết - Nhận xét - HS quan sát tranh và thảo luận - Đại diện nhóm trả lời: + Đi trên thuyền phải mặc áo phao. + Đi trên cầu phao cũng phải mặc áo phao. + Đi trên cầu treo, đi sát thành cầu phía tay phải. + Cầu không có tay vịn, phải đi chậm tránh đi ngoài mép cầu. + Khi qua cầu khỉ, phải nắm chắc tay vịn, đi từ từ. + Không đi đò đông người. + Không đi bè chở đầy người và không có áo phao. + Không bơi qua sông, suối khi có lũ, nước dâng cao, - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. -1 vài HS phát biểu: + Hành vi an toàn khi đi trên sông nước là: B (mặc áo phao cứu sinh khi đi thuyền). + Ở ảnh 1, các bạn mặc áo phao và ngồi ngay ngắn là đúng. Ở hình 2: thuyền chở quá nhiều người và không có áo phao là sai. + HS trả lời câu hỏi về tham gia giao thông đường thủy. - 1, 2 HS đọc. - 1, 2 HS trả lời. - Lắng nghe IV. Hoạt động nối tiếp (1’) Dặn về nhà học bài. Hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông đường thủy do nhà trường tổ chức (vẽ tranh, thi tìm hiểu, diễn tiểu phẩm). Chuẩn bị bài sau Nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết : 8 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày soạn : / / 201 Tên bài : ÔN CHỦ ĐỀ 4, 5, 6 Ngày dạy : / / 201 Môn : AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU - HS biết thực hiện an toàn khi đi trên đường thủy, khi đi trên cầu, khi đi đò trên sông nước. - Có thói quen đi đúng khi đi thuyền, qua cầu, đi đò qua sông; Mặc áo phao khi tham gia các phương tiện giao thông trên đướng thủy. - Thực hiện các qui định bảo đảm an toàn giao thông để bảo vệ mình và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện. II. CHUẨN BỊ -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12420477.doc
Tài liệu liên quan