Giáo án An toàn giao thông cho học sinh THPT - Bài 4: Cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn

 1.Tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh trung học hiện nay. Những quy tắc yêu cầu bắt buộc đối với người tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện.

a/ Hình thức: Thuyết trình và Thảo luận

b/ Tiến trình dạy học

(1) Đại diện nhóm 1 trình bày bài thuyết trình

(2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành ghi nhận thông tin.

(3) Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu nhóm 1 tự đánh giá sản phẩm của mình và cho học sinh ở các nhóm khác nhận xét, đánh giá, đưa ra các câu hỏi (nếu có)

 (4) HS nhóm thuyết trình ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra phương án trả lời (nếu có)

 (5) GV quan sát, trợ giúp các nhóm và nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của HS. GV chuẩn hóa kiến thức chưa chính xác cho HS.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 17262 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông cho học sinh THPT - Bài 4: Cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TIẾT DẠY VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH THPT ---0--- BÀI 4 CÁCH ĐI XE ĐẠP VÀ XE ĐẠP ĐIỆN AN TOÀN 1. MỤC TIÊU DẠY HỌC * Về kiến thức: - Biết được tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh hiện nay, đặc biệt là các hành vi không an toàn khi tham gia giao thông. - Hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện hằng ngày; đồng thời tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. - Nêu và vận dụng được các quy định về các hành vi an toàn và không an toàn khi đi xe đạp, xe đạp điện; các hành vi bị nghiêm cấm khi đi xe đạp và xe đạp điện. * Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng chọn xe, kiểm tra xe, đi đúng phần đường, làn đường. - Biết và rèn luyện kĩ năng đi xe đạp, xe đạp điện qua đường an toàn. - Rèn luyện kĩ năng thuyết trình một nội dung học tập. - Phân tích, so sánh, tổng hợp và kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ, tranh ảnh. * Thái độ: - Không coi việc đi xe đạp, xe đạp điện là đơn giản và dễ dàng nên tùy tiện không tuân theo quy tắc giao thông đường bộ khi đi. Chú trọng đến các yêu cầu và qui tắc khi đi xe đạp. - Có thái độ không đồng tình, phản đối những hành vi không chấp hành Luật Giao thông đường bộ và những hành vi ứng xử không có văn hóa khi tham gia giao thông. 2. CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC * Chuẩn bị của giáo viên - Sách “ An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” - Máy tính, máy chiếu, bút chì; các đoạn phim nếu có. - Bảng hiệu quy định các quy tắc đối với xe đạp khi tham gia giao thông. - Phiếu học tập, các bản hợp đồng, bảng chấm sản phẩm. - Giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được - Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho HS - Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho HS - Báo cáo tổng kết * Chuẩn bị của học sinh - Tìm hiểu những lỗi phổ biến của học sinh khi đi xe đạp. - Tìm hiểu một số quy định trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với xe đạp và xe đạp điện. - Bản thân em đã thực hiện những quy tắc giao thông khi đi xe đạp hoặc xe đạp điện như thế nào? Hãy tự lập kế hoạch rèn luyện khắc phục những vi phạm và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. - Thực hiện dự án “Học sinh với an toàn giao thông khi đi xe đạp, xe đạp điện qua lăng kính chúng em”, bằng hình thức chụp ảnh tại trường mình. - Xây dựng thông điệp An toàn giao thông với xe đạp, xe đạp điện. 3. THỜI LƯỢNG Tùy theo đặc điểm của từng địa phương có thể tổ chức thành tiết dạy 45 phút, tổ chức dạy học theo dự án, dạy học ngoại khóa,... 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Tổ chức thành tiết dạy 45 phút trong giờ sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ 1. Mục tiêu: - Xây dựng được các nội dung chủ đề cần tìm hiểu - Thành lập được các nhóm theo sở thích - Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm 2. Thời gian: Tuần 1 – tiết Sinh hoạt lớp 3. Cách thức tổ chức hoạt động - GV có thể đặt câu hỏi để khai thác kinh nghiệm bản thân HS những hiểu biết tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh hiện nay, đặc biệt là các hành vi không an toàn khi tham gia giao thông. Bước 1. GV và HS cùng thảo luận để xác định các nội dung của chủ đề - Nội dung 1: Tìm hiểu tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh trung học hiện nay - Nội dung 2: Chuẩn bị đi xe đạp và xe đạp điện an toàn - Nội dung 3: Cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn Bước 2. Thành lập nhóm - GV phát phiếu thăm dò sở thích của HS HS điền vào phiếu - GV công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích Các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí Điều chỉnh các đối tượng học khác nhau Theo trình độ học sinh HS có năng lực học tập trung bình và yếu: Tập hợp các văn bản đã xử lí, tham gia tìm kiếm thông tin trong SGK, trên mạng internet HS có năng lực học tập khá: Tham gia tìm kiếm thông tin trên mạng internet, tóm tắt các nội dung tìm kiếm được. HS có năng lực học tập tốt: Tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin tìm kiếm được. Theo năng lực sử dụng CNTT HS có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm các thông tin trên mạng HS có năng lực sử dụng Powerpoit và các ứng dụng khác: Chuyển các nội dung lên bản trình bày trên Powerpoit Bước 3. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm Nhóm Nội dung nhiệm vụ Điều chỉnh nhiệm vụ 1 Tìm hiểu: - Tìm hiểu tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh trung học hiện nay. - Những quy tắc yêu cầu bắt buộc đối với người tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện. 2 Tìm hiểu: - Chuẩn bị xe đạp, xe đạp điện an toàn. - Cách đi xe đạp, xe đạp điện an toàn. 3 Vẽ tranh: Tuyên truyền việc tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện an toàn. Phải phản ánh được những hình vi đẹp, an toàn, có văn hóa cần biểu dương và những hành vi không đẹp, mất an toàn, thiếu văn hóa cần phê phán của người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông. Bước 4. Phát phiếu học tập định hướng và gợi ý cho HS một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn thành nhiệm vụ - Nghiên cứu phiếu học tập định hướng - Đọc tài liệu Giáo dục an toàn giao thông, một số trang mạng tìm kiếm thông tin về an toàn giao thông, kết hợp trao đổi với người thân,... - Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu. Bước 5. Kí hợp đồng học tập 4. Sản phẩm - Thành lập được 3 nhóm HS, mỗi nhóm có 12 HS. Các nhóm đã bầu được các nhóm trưởng - Các nhóm đã tham gia kí kết hợp đồng học tập với giáo viên và bước đầu xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ TUẦN 1 HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC 1. Mục tiêu: - Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực nhiệm vụ được phân công. - Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành. - Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, video về các nội dung được phân công. - Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm - Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế, - Kĩ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo 2. Thời gian: Tuần 1 3. Các tổ chức hoạt động - Bước 1: GV định hướng cho HS và các nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch làm việc - Bước 2: Giải đáp thắc mắc cho HS - Bước 3: Các nhóm HS dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Viết nhật kí và biên bản làm việc nhóm - Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được. 4. Sản phẩm - Đề cương chi tiết cho từng chủ đề ở các nhóm - Bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ Ví dụ: * Phân công công việc - Nhóm trưởng.. - Thư ký Công Việc Người phụ trách Ghi chú Tìm kiếm và thu thập thông tin Phân tích và xử lý thông tin Viết Báo cáo Báo cáo, giới thiệu sản phẩm * Kế hoạch thực hiện Thời gian Tuần 1 Tuần 2 Công việc HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HIỆN NỘI DUNG TIẾT DẠY 1. Mục tiêu: HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra: - Thu thập thông tin: HS có thể tìm kiếm thông tin, tranh ảnh qua sách báo, số liệu, internet - Phân tích và xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lý thông tin các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong đề cương nghiên cứu - Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp 2. Thời gian: HS tự sắp xếp thời gian và thực hiện nhiệm vụ 3. Cách tổ chức hoạt động - GV yêu cầu nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề. - GV giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để HS có thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình. - Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của nhóm. - Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tuần sau. 4. Sản phẩm Các báo cáo, tranh ảnh sưu tầm, tranh vẽ, bài thuyết trình (Power point),.. 5. Các nhóm hoàn thành sản phẩm: Chuyển đến các bạn trong lớp để đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi (có thể chuyển qua email, copy hoặc in sẵn). Học sinh nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi. TUẦN 2 HOẠT ĐỘNG 4: BÁO CÁO 1. Mục tiêu - Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận. - Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. - Hình thành được kĩ năng lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết - Góp phần rèn luyện các kĩ năng chọn xe, kiểm tra xe đạp, xe đạp điện đi đúng phần đường, làn đường; kĩ năng đi xe đạp, xe đạp điện an toàn. - Bồi dưỡng ý thức trong việc chú trọng đến các yêu cầu và qui tắc khi đi xe đạp, xe đạp điện. Có thái độ không đồng tình, phản đối những hành vi không chấp hành Luật Giao thông đường bộ và những hành vi ứng xử không có văn hóa khi tham gia giao thông. 2. Thời gian: Tuần 2 3. Thành phần tham dự - Giáo viên chủ nhiệm, có thể mời thêm các GV khác có quan tâm vấn đề này. - Học sinh lớp 10 Chuyên Văn 4. Nhiệm vụ của học sinh - Báo cáo các nội dung theo sự phân công - Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác. - Tự đánh giá sản phẩm của mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác 5. Giáo viên - Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận - Quan sát, đánh giá - Hỗ trợ, cố vấn - Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm - Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của HS - GV thu phiếu đánh giá của các đại biểu, GV, nhóm HS và HS. Thống kê, xử lý các phiếu đánh giá, kết hợp với đánh giá của GV và công bố kết quả đánh giá ở tiết học sau. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tên hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1 Khởi động Bước 1: - GV phát cho HS và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và tự đánh giá của các nhóm - Dẫn dắt vấn đề, giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh làm bài nhận xét hành vi, việc làm thực hiện đúng, sai Luật giao thông đường bộ và được GV trình chiếu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao. Giáo viên quan sát, theo dõi, hướng dẫn và gợi ý đối với học sinh có khó khăn. Bước 3: Giáo viên gọi 01 học sinh lên bảng trình bày kết quả làm việc, gọi học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Trên cơ sở trao đổi thảo luận của lớp, kết quả làm việc của học sinh có thể khác nhau. Giáo viên sử dụng nội dung thảo luận làm tình huống dẫn dắt giới thiệu nội dung của bài học. ...Xe đạp điện, xe máy điện có nhiều ưu điểm như không cần bằng lái, không dùng xăng, không mất sức, dễ sử dụng, có tốc độ cao nên ngày càng được nhiều người ưa chuộng, trong đó phần lớn là học sinh. Tuy nhiên, thời gian qua trên cả nước nói chung và địa bàn các tỉnh nói riêng xảy ra nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến loại phương tiện này. Nhằm nâng cao nhận thức của người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, đặc biệt là các em học sinh; góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền văn hóa giao thông đối với người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, phòng tránh tai nạn giao thông góp phần giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông...Đó là lý do của bài học hôm nay. Hoạt động 2 Tìm hiểu tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp của học sinh trung học hiện nay... 1.Tình hình tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện của học sinh trung học hiện nay. Những quy tắc yêu cầu bắt buộc đối với người tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện. a/ Hình thức: Thuyết trình và Thảo luận b/ Tiến trình dạy học (1) Đại diện nhóm 1 trình bày bài thuyết trình (2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành ghi nhận thông tin. (3) Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu nhóm 1 tự đánh giá sản phẩm của mình và cho học sinh ở các nhóm khác nhận xét, đánh giá, đưa ra các câu hỏi (nếu có) (4) HS nhóm thuyết trình ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra phương án trả lời (nếu có) (5) GV quan sát, trợ giúp các nhóm và nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của HS. GV chuẩn hóa kiến thức chưa chính xác cho HS. Hoạt động 3 Tìm hiểu công việc chuẩn bị khi đi xe đạp và xe đạp điện an toàn. Cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn. 2. Tìm hiểu công việc chuẩn bị khi đi xe đạp và xe đạp điện an toàn. Cách đi xe đạp và xe đạp điện an toàn. a/ Hình thức: Thuyết trình và Thảo luận b/ Tiến trình dạy học (1) Đại diện nhóm 2 trình bày bài thuyết trình (2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành ghi nhận thông tin. (3) Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu nhóm 2 tự đánh giá sản phẩm của mình và cho học sinh ở các nhóm khác nhận xét, đánh giá, đưa ra các câu hỏi (nếu có) (4) HS nhóm thuyết trình ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra phương án trả lời (nếu có) (5) GV quan sát, trợ giúp các nhóm và nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của HS. GV chuẩn hóa kiến thức chưa chính xác cho HS. Hoạt động 3 Vẽ tranh tuyên truyền việc tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện an toàn... 3. Vẽ tranh tuyên truyền việc tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện an toàn. a/ Hình thức: Thuyết trình và Thảo luận b/ Tiến trình dạy học (1) Đại diện nhóm 3 giới thiệu tranh vẽ và trình bày bài thuyết trình (2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành ghi nhận thông tin. (3) Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu nhóm 3 tự đánh giá sản phẩm của mình và cho học sinh ở các nhóm khác nhận xét, đánh giá, đưa ra các câu hỏi (nếu có) (4) HS nhóm thuyết trình ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra phương án trả lời (nếu có) (5) GV quan sát, trợ giúp các nhóm và nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của HS. GV chuẩn hóa kiến thức chưa chính xác cho HS. Hoạt động 4 Viết thông điệp 4. Viết thông điệp a/ Hình thức: Thuyết trình. b/ Tiến trình dạy học (1) Đại diện từng nhóm giới thiệu thông điệp kêu gọi mọi người chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ khi sử dụng xe đạp, xe đạp điện mà nhóm đã chuẩn bị trước. (2) HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình (3) Sau khi từng nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu từng nhóm tự đánh giá sản phẩm của mình và cho học sinh ở các nhóm khác nhận xét, đánh giá. (4) HS trưng bày thông điệp xung quanh lớp học. (5) GV quan sát, trợ giúp các nhóm và nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của HS. GV cho HS bình chọn thông điệp hay nhất: 1. Văn hóa giao thông là tự giác chấp hành pháp luật về giao thông 2. Đi đúng làn, dừng đúng vạch là thể hiện nét đẹp văn hóa giao thông 3. Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc Hoạt động 5 Luyện tập, vận dụng và tìm tòi mở rộng ( hoạt đ ộng này có thể giao cho học sinh thực hiện ở nhà) 5. Luyện tập và vận dụng: a/ Hình thức: Làm bài tập trắc nghiệm (10 câu). b/ Tiến trình dạy học (1) Giáo viên phát phiếu bài tập vận dụng cho học sinh. (2) HS cả lớp cùng làm bài tập luyện tập. (3) Giáo viên gọi 01 học sinh trả lời nội dung của mình và sau đó cho các bạn trong lớp nhận xét. (4) Giáo viên nhận xét và gợi ý kết quả cho học sinh. * Kết thúc buổi báo cáo, GV nhận xét sơ bộ về kết quả của các nhóm, GV đưa ra các hướng phát triển tiếp theo của các nhiệm vụ học tập để HS có điều kiện nghiên cứu thêm. 6. Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà a. Bản thân em đã thực hiện những quy tắc giao thông khi đi xe đạp hoặc xe đạp điện như thế nào? Hãy tự lập kế hoạch rèn luyện khắc phục những vi phạm và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện: - Mục tiêu: Tạo thói quen đi xe đạp, xe đạp điện an toàn, đúng luật. - Chỉ ra những hạn chế, vi phạm của bản thân lâu nay (như: không có thói quen tự kiểm tra xe trước khi đi, dàn hàng ngang, vừa đi vừa nghe điện thoại...). - Xây dựng kế hoạch khắc phục. b. Thực hiện dự án “Học sinh với an toàn giao thông khi đi xe đạp, xe đạp điện qua lăng kính chúng em”, bằng hình thức chụp ảnh tại trường mình. c. Tìm hiểu Luật dành cho người đi xe đạp, xe đạp điện tại 1 số nước (Nhật Bản, Singapore ... ); d. Tìm hiểu một số quy định trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với xe đạp và xe đạp điện II. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - Đầu buổi học, giáo viên phát phiếu khảo sát cho học sinh xác định các hành vi việc làm thực hiện đúng - sai Luật giao thông đường bộ và thời gian làm bài là 5 phút. - Cuối buổi học, giáo viên cho học sinh làm bài thu hoạch dưới hình thức trắc nghiệm tìm hiểu về Luật an toàn giao thông đường bộ” và thời gian làm bài là 10 phút. - Cách tiến hành: Nếu hạn chế kinh phí hoặc điều kiện in màu không có, giáo viên có thể chuẩn bị sẵn các bài kiểm tra khảo sát, thu hoạch bằng giấy in trắng đen. Tuy nhiên, khi học sinh làm bài quan sát, nhận diện thì giáo viên phải chiếu hình ảnh màu trên máy chiếu (hoặc tranh, ảnh màu) để học sinh có thể hiểu đề và làm bài thuận lợi. 2. BÀI THU HOẠCH SAU KHI KẾT THÚC BÀI HỌC: (10 Câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 10 phút) Câu 1: Theo Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em mấy tuổi thì được chở tối đa hai người? A. Dưới 7 tuổi.  B. Trên 7 tuổi. C. Không quy định tuổi.  D. Không được chở hai người. Câu 2: Người điều khiển phương tiện nào sau đây khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách? Hãy chọn đáp án đúng nhất. A. Xe môtô, xe gắn máy. B. Xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp. C. Xe môtô, xe gắn máy, xe đạp máy. D. Xe môtô 2 bánh, xe môtô 3 bánh, xe gắn máy, xe đạp máy. Câu 3: Tư thế nào dưới đây là an toàn đối với người ngồi sau xe đạp, xe đạp điện và xe máy ? A. Sử dụng ô để che nắng, mưa cho người điều khiển xe. B. Ngồi quay lưng lại với người lái xe để có thể quan sát khung cảnh phía sau. C. Có hành động đùa nghịch người điều khiển xe. D. Ngồi ngay ngắn trên phần yên dành cho người ngồi sau, hai tay ôm vừa chặt thắt lưng người điều khiển xe, hai chân đặt lên phần để chân ở bánh sau. Câu Hỏi 4: Biển báo hiệu đường bộ gồm những nhóm nào, ý nghĩa của từng nhóm? A. Nhóm biển báo cấm để biểu thị các điều cấm, nhóm biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra; B. Nhóm hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành, Nhóm biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết; C. Nhóm biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn; D. Tất cả các nhóm nêu trên. Câu 5: Hành vi nào sau đây vi phạm quy tắc giao thông đường bộ? A. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình. B. Đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. C. Đi xe dàn hàng ba, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. D. Ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn. Câu 6:  Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) đi không đúng phần đường quy định thì bị xử phạt như thế nào? A. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. B. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. C. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. D. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Câu 7: Khi đi xe đạp trên đường em cần phải làm gì ? A. Luôn đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên phải. B. Qua chỗ đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn hoặc phải quan sát thật an toàn mới đi.C. Khi muốn đổi hướng rẽ phải, rẽ trái phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe. D. Thực hiện tất cả các điều trên. Câu 8: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh và mỗi công dân cần phải làm gì ? A. Tìm hiểu học tập để biết rõ về Luật an toàn giao thông đường bộ. B. Thận trọng khi tham gia giao thông trên đường. C. Không đùa nghịch, chạy nhảy hoặc đá bóng dưới lòng đường D. Thực hiện tất cả các điều trên. Câu 9: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông? A. Đi bên phải theo chiều đi của mình B. Đi đúng phần đường quy định C. Chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ D. Tất cả các ý trên Câu 10: Lựa chọn các từ theo thứ tự ở các phương án dưới đây, điền vào chỗ .......... sao cho hợp lí về quy tắc đi xe đạp và xe đạp điện an toàn. (1) Đi vào phần đường, làn đường dành cho xe đạp, xe thô sơ. Đi.. theo chiều đi của mình. (2) Tuân thủ tín hiệu ... và các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. (3) Giảm..., đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng. (4) Chú ý quan sát .. ở mọi phía (trái, phải, trước, sau) khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát. A. bên trái – biển báo giao thông – quan sát – an toàn B. bên trái – biển báo giao thông – tốc độ –các phương tiện C. bên phải – đèn giao thông – tốc độ – an toàn D. bên phải – đèn giao thông – quan sát – các phương tiện III. SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH - Phiếu giao việc trong nhóm - Bài thuyết trình báo cáo và kết quả tìm hiểu. - Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 9 10 Tuyen truyen ve an toan giao thong_12411670.doc
Tài liệu liên quan