TIẾT 13:
BÀI 8: NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là năng động sáng tạo.
2. Kỹ năng:
- Năng động sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.
- Kĩ năng tư duy sang tạo trong học tập, lao động và rèn luyện.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những suy nghĩ hành vi, thói quen trì trệ thụ động trong học tập lao động và rèn luyện
3. Thái độ:
- Chủ động sáng tạo trong học tập lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Tôn trọng những người sống năng động sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án, tư liệu tham khảo, truyện kể.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra: (5 phút)
(H): Em hãy nêu Suy nghĩ của bản thân qua hai câu truyện giờ trước đã học.
67 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án cả năm Giáo dục công dân 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác lôi kéo làm theo họ.
Câu 3. Ý kiến nào dưới đây về dân chủ và kỉ luật là đúng ?
A. Dân chủ là mọi người có quyền được nói, được làm bất kì việc gì, ở đâu.
B. Trong nhà trường chỉ cần có kỉ luật, không cần có dân chủ.
C. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể.
D. Kỉ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần dân chủ và hạn chế tài năng của con người.
Câu 4: Theo em, biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tình yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?
A. Tôn trọng và lắng nghe người khác.
B. Có thái độ thân thiện, vui vẻ với mọi người.
C. Thừa nhận và học hỏi những ưu điểm của người khác.
D. Dùng sức mạnh để giải quyết mọi mâu thuẫn.
Câu 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là:
quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực.
trách nhiệm của mỗi người.
tạo sự hiểu biết lẫn nhau.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ?
A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài.
B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn.
C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai.
D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước.
Câu 7: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về hợp tác ?
A. Hợp tác là tranh thủ sự giúp đỡ của người khác.
B. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích tốt đẹp.
C. Mỗi quốc gia/ dân tộc có thể tự giải quyết được các vấn đề bức xúc mà không cần có sự hợp tác với bên ngoài.
D. Học sinh không cần có sự hợp tác trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mình.
Câu 8: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển?
A. Trong giờ kiểm tra, Mai và Tuấn hợp tác cùng làm bài.
B. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẫu thuật cho bệnh nhân.
C. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại cán bộ kiểm lâm.
D. Nhóm của Bình hợp tác với nhau để nói xấu các bạn khác trong lớp.
Câu 9: Người chí công vô tư là người như thế nào?
A. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng sức lực trí tuệ để làm giàu cho bản thân mình.
B. Luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng
C. Luôn im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân
D. Luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng xuất phát từ lợi ích chung.
Câu 10: Hành vi nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài
B. Tổ chức quyên góp ủng hộ các nước bị thiên tai
C. Kì thị tôn giáo, phân biệt chủng tộc.
D. Không dùng vũ lực gây chiến tranh.
Phần II: Tự luận: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để rèn luyện tính kỉ luật?
Câu 2: (1 điểm) Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3: (2 điểm) Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và toàn nhân loại?
ĐÁP ÁN :
Phần I: Phần trắc nghiệm: mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
C
C
D
A
C
B
B
D
C
Phần II Tự luận: (5 điểm)
Câu 1: (2điểm)
- Mối QH giữa DC&KL: là mối QH hai chiều: thể hiện kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật ( 1đ)
- Liên hệ: biết tham gia xây dựng, tôn trọng nội qui trường lớp, thực hiện tốt nội qui của trường, lớp, điều lệ của Đội, Đoàn và các qui định chung của cộng đồng ở địa phương.... (1đ)
Câu 2: * Tr¸ch nhiÖm cña c«ng d©n: (1 điểm)
- Xây dựng mối quan hệ, tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người, thiết lập quan hệ hiểu biết hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
Câu 3: (2 điểm)
Ý nghĩa của tình hữu nghị.
- Tạo cơ hội, điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục (1 điểm)
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh (1 điểm)
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9
TIẾT 10:
BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển của đất nước.
- Kĩ năng trình bày suy ngĩ của bản thân về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc
3. Thái độ:
- Tôn trọng,tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
*Tích hợp KNS:
- Kỹ năng xác định giá trị.
- Kỹ năng KN trình bày suy nghĩ.
- KN đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, KN thu thập và xử lý thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, giáo án, tình huống, trường hợp có liên quan đến chủ đề.
2. Học sinh:
- Đọc trước nội dung bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
?Chính sách hợp tác phát triển của nước ta theo nguyên tắc nào? Trách nhiệm của học sinh trong vấn đề này?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề. (15 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc phần Đặt vấn đề
- Cho Học sinh chia nhóm thảo luận những vấn đề sau:
Nhóm 1:
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời của Bác Hồ?
Nhóm 2:
Em có nhận xét gì về cách cư sử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? cách cư sử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
Nhóm 3:
Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết?
- Thảo luận.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời
I. Đặt vấn đề:
- Truyền thống yêu nước nồng nàn nó được thể hiện ở nhiều lĩnh vực như chịu đói để tiêu diệt giặc, nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, xung phong vận tải, yêu bộ đội như con đẻ của mình, thi đua tăng gia sản xuất, điền chủ quyên góp ruộng đất cho chính phủ
- Các trò luôn tôn trọng, quý mến và luôn trân trọng lời thầy dạy bảo, cách cư sử đó thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, tập quán tốt đẹp của dân tộc, vẻ đẹp văn hoá làng nghề truyền thống
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. (15 phút)
- Theo em truyền thống tốt đẹp của dân tộc gồm những gì?
- HS trả lời.
II. Nội dung bài học:
- Là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử đẹp) hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc.
- Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, tập quán tốt đẹp, nghệ thuật tuồng, chèo, dân ca
Hoạt động 3: hướng dẫn HS làm bài tập. (7 phút)
- Cho học sinh thảo luận lớp.
Bài tập 1.
Gọi học sinh cho ý kiến.
- Thảo luận.
- Làm bài tập.
III. Bµi tập:
- Chọn các câu: a, c, e, h, i, l.
- Giải thích: đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện theo các chuẩn mực gía trị truyền thống, tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
3. Củng cố: (2 phút)
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
4. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài, chuẩn bị phần còn lại.
- Tìm hiểu những truyền thống của quê hương.
*****************************************************************
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9
TIẾT 11:
BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
(Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển của đất nước.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3. Thái độ:
- Tôn trọng,tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
*Tích hợp KNS: Kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng KN trình bày suy nghĩ, KN đặt mục tiêu rèn luyện bản thân, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, KN thu thập và xử lý thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, giáo án, tình huống, trường hợp có liên quan đến chủ đề.
2. Học sinh:
- Đọc trước nội dung bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Theo em truyền thống tốt đẹp của dân tộc gồm những gì?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nội dung bài học. (25 phút).
- Theo em truyền thống tốt đẹp của dân tộc gồm những gì?
- Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết?
- Bên cạnh đó còn có những truyền thống mang tính tiêu cực ( nó đã trở thành hủ tục) em hãy kể 1 số trường hợp đó.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
II. Nội dung bài học
- Là những gía trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử đẹp) hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc.
- Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, tập quán tốt đẹp, nghệ thuật tuồng, chèo, dân ca
+ Ma chay, cưới hỏi ăn linh đình.
+ Coi thường pháp luật,
Tệ nạn tảo hôn.
Hoạt động 2: hướng dẫn HS làm bài tập. (15 phút).
- Hướng dẫn học sinh giải bài tập 3
- Hướng dẫn học sinh giải bài số 5.
Bài tập 2.
Hãy kể và giới thiệu với bạn bè 1 vài truyền thống ở quê em?
- HS làm bài tập.
- HS nghe.
- HS làm bài.
III.Bài tập :
+ Đồng ý : a, b, c, e.
+ Em không đồng ý với An vì thực tế dân tộc, Việt Nam của chúng ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp cần giữ gìn và phát huy. Em sÏ giải thích cho bạn hiểu nhận định đó của bạn là không đúng vì bên cạnh truyền thống đánh giặc thì dân tộc ta còn rất nhiều truyền thống khác nữa mà chúng ta đã kể ở phần trên.
- Biết ơn, đền ơn đáp nghĩa, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo nhân nghĩa
3. Củng cố: (1 phút)
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học. Nhận xét giờ học.
4. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài, làm bài tập 4. Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
***********************************************************
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9
TIẾT 12:
BÀI 8: NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là năng động sáng tạo.
2. Kỹ năng:
- Năng động sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.
- Kĩ năng tư duy sang tạo trong học tập, lao động và rèn luyện.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những suy nghĩ hành vi, thói quen trì trệ thụ động trong học tập lao động và rèn luyện
3. Thái độ:
- Chủ động sáng tạo trong học tập lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Tôn trọng những người sống năng động sáng tạo..
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - SGK, giáo án, tư liệu tham khảo, truyện kể.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra: (5 phút)
- Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề. (15 phút)
- Gọi 2 HS đọc truyện đọc trong SGK.
- GV chốt lại:
=> Sự thành công của mỗi người là kết quả của đức tính năng động, sáng tạo thể hiện mọi khía cạnh trong cuộc sống. Chúng ta cần xét đến tính năng động, sáng tạo và hành vi thiếu năng động sáng tạo trong thực tế. Nêu VD
- Đọc truyện.
- Ghi bài.
Liên hệ thực tế trong cuộc sống
- Lao động.
- Học tập.
- Sinh hoạt hàng ngày
I. Đặt vấn đề.
1. Truyện đọc.
1) Nhà bác học Ê-đi-xơn.
2) Lê Thái Hoàng là một học sinh năng động sáng tạo.
2. Nhận xét.
- Việc làm của Ê-đi-xơn rất năng động và sáng tạo trong điều kiện gia đình khó khăn, nhà xa bệnh viện Ê-đi-xơn đã giúp bác sĩ kịp thời cứu sống người mẹ của mình.
- Việc làm của Lê Thái Hoàng quyết tâm học, say mê nghiên cứu sáng tạo đã đem lại vinh quang cho đất nước và vinh dự cho bản thân.
- Thành quả: do năng động và sáng tạo:
+Ê-đi-xơn đã sáng chế ra đèn điện, máy ghi âm, điện thoại, máy chiếu phim, tàu điện.
+ Lê Thái Hoàng đã đem lại vinh quang cho đất nước.
Hoạt động 2: Nội dung bài học.
(20 phút)
(H): Qua tìm hiểu, phân tích hai câu chuyện trên và lấy VD thực tế, em hiểu năng động là gì? Sáng tạo là gì?
(H): Kể những tấm gương về tính năng động, sáng tạo mà em biết
- Suy nghĩ, trả lời.
- HS nêu VD
I. Nội dung bài học.
1. Năng động sáng tạo là gì?
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có
2. Biểu hiện của năng động sáng tạo.
- Say mê tìm tòi phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, cuộc sống...
3. Củng cố: (4 phút)
GV chốt lại: Trong cuộc sống tính năng động sáng tạo còn biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.
- Trong lao động:
+ Năng động sáng tạo: chủ động, dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới năng xuất, hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.
- Trong học tập:
+ Năng động sáng tạo: phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tßi, kiên trì, nhẫn lại để phát hiện cái mới, không thoả mãn với những điều đã biết, linh hoạt sử lý các tình huống.
- Trong sinh hoạt hàng ngày:
+ Năng động sáng tạo: lạc quan tin tưởng, có ý thức phấn đấu vươn lên vượt khó, vượt khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại.
4. Dặn dò: (1 phút)
- Tìm gương năng động sáng tạo trong cuộc sống.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9
TIẾT 13:
BÀI 8: NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là năng động sáng tạo.
2. Kỹ năng:
- Năng động sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.
- Kĩ năng tư duy sang tạo trong học tập, lao động và rèn luyện.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những suy nghĩ hành vi, thói quen trì trệ thụ động trong học tập lao động và rèn luyện
3. Thái độ:
- Chủ động sáng tạo trong học tập lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Tôn trọng những người sống năng động sáng tạo..
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án, tư liệu tham khảo, truyện kể.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra: (5 phút)
(H): Em hãy nêu Suy nghĩ của bản thân qua hai câu truyện giờ trước đã học.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nội dung bài học. (20 phút)
(H): Nêu ý nghĩa của năng động sáng tạo trong häc tËp, lao động và trong cuộc sống.
(H): Chúng ta cần phải làm gì để phát huy tính năng động sáng tạo?
- Gọi học sinh nhắc lại phần nội dung bài học.
Giáo viên chốt lại nội dung trọng tâm cần ghi nhớ.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trao đổi trả lời.
II. Nội dung bài học.
2. Ý nghĩa:
- Năng đông sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động.
- Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích.
- Mang lại kỳ tích vẻ vang, niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
3. Cách rèn luyện:
- Rèn tính siêng năng,cần cù, chăm chỉ.
- Biết vượt qua khó khăn thử thách.
- Tìm ra cái tốt nhất, khoa học nhất để đạt được mục đích.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập. (17 phút)
Bài tập 1: Những Hành vi nào thể hiện tính năng động sáng tạo.
Bài tập 2: giúp HS chỉ ra những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
-> Trước khi làm việc gì phải tự đặt mục đích, có những khó khăn gì? Làm thế nào thì tốt? kết quả cuối cùng ra sao?
- Trao đổi làm bài tập.
- HS thực hiện.
III. Bài tập:
Bài tập 1:
- Hành vi thể hiện năng động sáng tạo là: b, đ, e, h.
- Hành vi không thể hiện tính năng động sáng tạo là: a, c, d, g.
Bài tập 2:
- Tán thành: d, e.
- Không tán thành: a, b, c, đ.
Bài tập 3:
- Hành vi năng động sáng tạo: b, c, d.
- Hành vi không năng động sáng tạo: a, đ.
* Tục ngữ:
+ Cái khó ló cái khôn.
+ Học một biết mười.
+ Miệng nói tay làm.
* Ca dao:
+ Non cao còng có người chèo.
+ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.
3. Củng cố: (2 phút)
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
4. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài, làm bài: 4, 5, 6.
- Chuẩn bị bài 9.
************************************************************
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9
TIẾT 14:
BÀI 9: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao hiệu quả học tập của bản thân.
- Có kĩ năng tư duy sáng tạo (có phương pháp học tập, lao động đúng đắn)
- Kĩ năng tư duy phê phán đánh giá những hiện tượng lười lao động, lười học tập, học đối phó, học thụ động.
3. Thái độ:
- Có ý thức sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm việc của bản thân
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án, tư liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra: (5 phút)
(H): Nêu ý nghĩa của năng động sáng tạo trong häc tËp, lao động và trong cuộc sống.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề. (20 phút)
- Gọi HS đọc truyện.
- Yêu cầu HS trả lời các vấn đề sau.
(H): Hãy tìm những chi tiết trong truyện chứng tỏ giáo sư Lê Thế Trung là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
(H): Việc làm của ông được nhà nước ghi nhận ntn?
- giáo sư được Đảng và nhà nước ta tặng danh hiệu cao quí. Giờ đây ông là thiếu tướng, giáo sư, tiến sĩ, y khoa, thầy thuốc nhân dân, tuy đã ở tuổi 80, nhưng ông không ngừng làm việc, phấn đấu chữa bệnh cho mọi người.
(H): Em học tập được gì ở giáo sư Lê Thế Trung.
VD
- Đọc bài.
- Phát hiện.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời: học tập tinh thần ý chí vươn lên
- Liên hệ thực tế.
I. Đặt vấn đề.
* Đọc truyện.
* Nhận xét.
- Lê Thế Trung tốt nghiệp bác sĩ loại suất sắc, ở Liên Xô về chuyên nghành bỏng.
- Trong những năm 1963-1965 ông đã hoàn thành 2 cuốn sách về bỏng để kịp thời phát đến các đơn vị trong toàn quốc.
- Nghiên cứu thành công lấy da ếch thay thế da người trong điều trị bỏng.
- Chế ra thuốc trị bỏng B76 và 50 loại thuốc khác chữa bỏng hiệu quả cao.
Hoạt động 2: nội dung bài học. (15 phút)
- Hướng dẫn phần nội dung bài học.
- Yêu cầu đọc phần khái niệm SGK.
- Đặt câu hỏi thảo luận.
(H): Theo em thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- Chú ý.
- Đọc.
- Thảo luận theo bàn.
- Suy nghĩ, trả lời.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
3. Củng cố: (4 phút)
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Đọc những phần còn lại và bài tập.
4. Dặn dò: (1 phút)Tìm những tấm gương tốt chuẩn bị cho giờ học sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9
TIẾT 15:
BÀI 9: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG,
HIỆU QUẢ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao hiệu quả học tập của bản thân.
- Có kĩ năng tư duy sáng tạo (có phương pháp học tập, lao động đúng đắn)
- Kĩ năng tư duy phê phán đánh giá những hiện tượng lười lao động, lười học tập, học đối phó, học thụ động.
3. Thái độ:
- Có ý thức sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm việc của bản thân
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án, tư liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra: (5 phút)
(H): Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, liên hệ bản thân?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nội dung bài học. (20 phút)
(H): Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có ý nghĩa gì?
(H): Hãy nêu các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả.
- Đất nước ta hiện nay cần có những con người lao động năng suất, chất lượng hiệu quả, mặt trái cuẩ cơ chế thị trường là chạy theo đồng tiền, không quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng và những giá trị đạo đức.
(H): Hãy nêu tấm gương tốt về lao động năng suất, chất lượng hiệu quả.
VD: Các doanh nghiệp được tuyên dương và trao giải "sao vàng đất Việt" như công ti gạch ốp lát Hà Nội...
- Suy nghĩ trả lời.
- HS trả lời.
- Liên hệ với bản thân.
- Tìm hiểu những tấm gương tốt về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
II. Nội dung bài học.
2, Ý nghĩa.
- Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội bởi vì tạo ra được những sản phẩm tốt, có chất lượng trong một thời gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển đời sống của người dân được nâng cao, bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc tự hào vì thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao.
3, Bổn phận trách nhiệm của bản thân:
- Phải tích cực nâng cao tùy nghề, rèn luyện sức khỏe tốt, lao động tự giác tuân theo kỉ luật lao động, luôn năng động sáng tạo.
- HS học tập và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt, tìm tòi sáng tạo trong học tập, có lối sống lành mạnh vượt qua mọi khó khăn, tránh xa tệ nạn xã hội
Hoạt động 2: Bài tập. (15 phút)
- Gọi HS lên bảng làm bài tập.
1, Bài tập 1:
2, Bài tập 2:
- Làm bài tập.
- Làm việc cá nhân.
- Làm bài tập 2.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày.
III. Bài tập.
1, bài tập 1:
- Hành vi c, d, e làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Hành vi a, b, d làm việc không năng suất, chất lượng.
Bài tập 2:
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả thì sẽ gây tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội.
3. Củng cố: (4 phút)
- Nhắc nội dung bài học.
- Kết luận.
- Hướng dẫn HS làm các bài tập còn lại (3,4).
4. Dặn dò: (1 phút) Đọc bài 10. Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9
TIẾT 15:
BÀI 10: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
(LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là lý tưởng sống.
- Giải thích được vì sao thanh niên cần sống có lý tưởng.
- Nêu được lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay.
2. Kỹ năng:
- Xác định được lý tưởng sống của bản thân.
- Kĩ năng tự nhận thức được lý tưởng sống của bản thân
- Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo lý tưởng sống đã chọn.
3. Thái độ:
- Có ý thức sống theo lý tưởng
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án, tư liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra: (5 phút)
(H): ý nghĩa của làm việc có năng suất hiệu quả là gì? Hãy liên hệ với bản thân em?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề. (15 phút)
- Gọi HS đọc 2 thông tin trong SGK/34
(H): Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì? Lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì?
(H): Trong thời kì đổi mới đất nước hiện nay. Thanh niên chúng ta đã đóng góp những gì? Lý tưởng sống của thanh niên thời đại ngày nay là gì?
(H): Theo em lý tưởng sống hiện nay của thanh niên Việt Nam là gì? vì sao?
- GV liệt kê các ý kiến, chốt ý.
- Đọc thông tin.
- Trao đổi nhóm.
- Nêu những tấm gương tiêu biểu.
- Trao đổi nhóm.
- Nêu những tấm gương tiêu biểu.
- Trao đổi nhóm.
- Nêu những tấm gương tiêu biểu.
I. Đặt vấn đề.
1, Tìm hiểu truyện.
- Thế hệ trẻ, thanh niên sẵn sàng hy sinh vì đất nước, lý tưởng sống của họ là giải phóng dân tộc.
- Ngày nay thanh niên tham gia tích cực năng động sáng tạo trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lý tưởng sống của họ là: dân giầu nước mạnh, tiến lên CNXH.
- Năng động sáng tạo học tập thành đạt để làm giàu cho mình, cho gia đình và xã hội.
Hoạt động 2: Nội dung bài học. (13 phút)
(H): Lý tưởng sống là gì? Biểu hiện của lý tưởng sống như thế nào?
(H): Nêu ý nghĩa của lý tưởng sống?
(H): Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay? Liên hệ với bản thân, em có lý tưởng sống như thế nào?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
II. Nội dung bài học.
1, Khái niệm lý tưởng sống:
(SGK)
2, Ý nghĩa của lý tưởng sống:
(SGK)
3, Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay:
(SGK)
Hoạt động 3: Bài tập. (10 phút)
1, Bài tập 1.
- Xác định việc làm đúng, việc làm sai.
2, Bài tập 2.
- Làm bài tập 1.
- Làm bài tập 2.
III. Bài tập.
1, Bài tập 1.
- Đúng: a, c, d, đ, e, i , k.
- Sai: b, g, h.
2, Bài tập 2.
Tán thành quan điểm 1. vì học sinh phải nỗ lực học tập để ngày mai lập nghiệp.
3. Củng cố: (1 phút)
- Nhắc nội dung bài học. Kết luận.
4. Dặn dò: (1 phút)
- Chuẩn bị nội dung ôn tập học kì.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9
TIẾT 16:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố hệ thống những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 10 (về quan hệ với bản thân, quaan hệ với công việc, quan hệ với cộng đồng đất nước, nhân loại). Thuộc về các giá trị đạo đức
2. Kỹ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học để có ý thức đạo đức tốt trong các quan hệ bản thân, công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn hệ thống câu hỏi ôn tập.
2. Học sinh:
- Ôn tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra: Kết hợp
2. Bài mới:
Hoạt động c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12461316.doc