I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết làm phép tính chiasố có hai chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia ).
- Biết tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
67 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học khối lớp 3 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Thanh Lâm B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể sau đó giải 2 bài toán đó:
- HS nêu yêu cầu của bài
Bài 1: Chị Đào có 12 cái bút. Chị cho em chị số bút đó. Hỏi chị cho em mấy cái bút?
Bài 2: Chị Đào có 12 cái bút, chị xếp vào mỗi hộp 4 cái bút. Hỏi chị phải xếp vào mấy hộp như vậy?
- Cho HS thảo luận theo nhóm
- HS thảo luận theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm tìm ra sự giống nhau và khác khau ở hai bài toán.
- Yêu cầu HS giải bài toán
- HS giải bài toán
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày bài
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày bài.
- GV nhận xét chữa bài và chốt lại đáp án đúng.
- HS chữa bài đúng vào vở
Số bút chị cho em là:
12 : 4 = 3 (chiếc)
Đáp số: 3 chiếc
Chị phải xếp vào số hộp là:
12 :4 = 3 (hộp )
Đáp số: 3 hộp
Bài 5:
- HS nêu yêu cầu của bài
Lớp 3B có 32 học sinh. Trong đó có số học sinh giỏi. Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh giỏi?
- Bài toán cho biết gì?
- Có 32 học sinh. Trong đó
có số học sinh giỏi
- Bài toán hỏi gì?
- Lớp có bao nhiêu học sinh giỏi?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán
- HS tóm tắt bài toán
Tóm tắt
32 HS
... HS ?
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra.
- Đổi chéo vở để kiểm tra.
- Gọi HS chữa bài.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, đánh giá, chữa bài và chốt lại đáp án đúng.
- HS chữa bài vào vở.
Bài giải
Lớp có số học sinh giỏi là:
32 : 4 = 8 ( HS )
Đáp số : 8 HS
1’
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
...
............................................................................................................................................
Đọc sách thư viện:
Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2017
Tập đọc:
Tiết 18: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài với giọng xúc động, đầy tình cảm.
2. Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ : nao nức, mơn man, quang đãng, bỡ ngỡ, ngập ngừng,
- Hiểu được nội dung của bài: bài văn là hồi ức cảm động của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học.
3. Học thuộc lòng một đoạn văn trong bài
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to, nếu có thể )
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1. Ổn định tổ chức
2’
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài cũ
- GV nhận xét, đánh giá
- HS thực hiện
3. Bài mới
1’
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài , ghi bảng và yêu cầu HS mở SGK.
- HS lắng nghe và mở SGK
- HS nhắc lại tên bài học.
b.HD tìm hiểu bài:
15’
* Hoạt
Luyện đọc
động 1:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt
- Theo dõi Giáo viên đọc mẫu.
Mục tiêu: HS đọc
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
đúng các từ ngữ dễ sai và đọc
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nỗi nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
trôi chảy toàn bài.
- Chú ý theo dõi HS đọc bài để chỉnh lỗi phát âm.
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. GV giải thích thêm từ khó ( nếu có )
+ Đọc từng đoạn theo hướng dẫn của GV:
- Dùng bút chì gạch chéo (/) để
phân cách ở cuối mỗi phần
- Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp .
- Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Mỗi nhóm 2 HS, lần lượt từng em đọc một đoạn trong nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- GV nhận xét, đánh giá.
15’
* Hoạt
Hướng dẫn tìm hiểu bài
động 2:
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 1 trước lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Điều gì gợi tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường?
- Vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều làm tác giả nhớ lại buổi tựu trường.
+ Em hiểu thế nào là nao nức? Đặt câu với từ này.
+ Nao nức là hăm hở, phấn khởi. Cứ mỗi độ thu về, chúng em nao nức đón ngày tựu trường.
+ Mơn man có nghĩa là gì? Đặt câu với từ này.
+ Mơn man có nghĩa là nhẹ và dễ chịu. Gió thổi mơn man.
+ Bầu trời thế nào thì được gọi là quang đãng?
+ Là bầu trời sáng sủa, ít mây.
- Tác giả đã so sánh những cảm giác của mình được nảy nở trong lòng với cái gì?
- Tác giả miêu tả những cảm giác về buổi tựu trường của mình giống như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
=> Điều đó cho thấy những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học của tác giả thật đẹp.
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Trong ngày tựu trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh có sự thay đổi lớn?
- HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em.
=> GV: Tác giả đã cho chúng ta thấy vẻ khác lạ của cảnh vật trong buổi đầu tựu trường
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 3 trước lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Các bạn học sinh trong buổi đầu tựu trường như thế nào?
- HS tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em.
- Gv gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Nêu nội dung bài?
- Bài văn là hồi ức cảm động của nhà văn về buổi đầu đi học.
* Hoạt động 3:
Luyện đọc lại bài
- Gọi HS đọc bài
- HS đọc toàn bài .Cả lớp đọc
thầm .
- Hướng dẫn cách đọc bài: Giáo
- Học sinh quan sát - đọc bài
viên treo bảng phụ.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay.
- Giáo viên theo dõi, sửa sai - giáo viên đọc lại
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo các đoạn.
- Học sinh đọc phân đoạn theo nhóm
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc
- Các nhóm đọc. Lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
1’
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ...
...
Toán:
Tiết 28: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở các lượt chia).
- Tìm của một số
- Giải bài toán có liên quan đến tìm một phần mấy của một số.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1. Ổn định
tổ chức
2’
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập về nhà
- HS chữa bài
- GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
1’
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài, ghi bảng và yêu cầu HS mở SGK.
- HS lắng nghe và mở SGK
30’
b.HD tìm hiểu bài:
HD HS làm bài và chữa bài
Bài 1:
+ Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS đọc bài mẫu b
- HS đọc
Hướng dẫn HS: 4 không chia hết cho 6, lấy cả 42 chia cho 6 được 7, viết 7; 7 nhân 6 bằng 42; 42 trừ 42 bằng 0
- Yêu cầu HS tự làm các phép tính còn lại
- Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách tính của mình.HS cả lớp theo dõi nhận xét bài của bạn
- GV cho HS nhẩm và đọc cách thực hiện phép tính
- Học sinh lần lượt lượt đọc
- Chú ý những em học yếu.
Bài 2:
+ Gọi 1 HS đọc đề bài
+ 1 HS đọc
+ Yêu cầu HS nêu cách tính tìm của một số
- HS nêu
+ Xác định yêu cầu của bài, sau đó HS tự làm bài
+ 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở
+ Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Gọi 1 HS đọc bài toán
- HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Có 24 trang, My đã đọc được số trang đó
- Bài toán hỏi gì?
- My đã đọc được bao nhiêu trang?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán
Tóm tắt:
84 trang
.... trang?
+ Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- HS nhận xét bài
- HS đổi chéo vở chữa bài.
+ Chữa bài, nhận xét và đánh giá.
Giải:
My đã đọc được số trang là :
84 : 2 = 42 ( trang )
Đáp số: 42 trang
1’
4. Củng cố
– dặn dò.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tập viết:
Tiết 6: ÔN CHỮ HOA : D – Đ
I. Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa D ( 1 dòng chữ D, Đ, K ).
- Viết đúng tên riêng: Kim Đồng ( 1 dòng ).
- Viết đúng, đẹp, cỡ chữ nhỏ câu ứng dụng: ( 1 lần ).
" Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.”.
- Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
- HS ngồi ngay ngắn, chú ý cách cầm bút, trình bày bài sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu chữ viết hoa
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1. Ổn định tổ chức
- HS hát
2’
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết học trước Các em học bài gì?
- HS nêu
- GV kiểm tra việc HS viết bài
- HS thực hiện theo yêu cầu
luyện thêm ở nhà.
của GV.
- Một HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở tiết học trước
- 3HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các tiếng: Chu Văn An, Chim khôn, Người khôn.
- GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
1’
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của bài
- HS quan sát, lắng nghe và mở SGK theo yêu cầu.
b.HD tìm
hiểu bài:
10’
* Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS viết chữ hoa:
MT: HS
+ Luyện viết chữ hoa.
viết đúng các chữ
- Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa: D, Đ, K
- HS quan sát.
hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Có các chữ hoa: D, Đ, K
- Treo bảng viết chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi.
- Viết mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
- HS nhắc lại qui trình viết các chữ D, Đ, K
- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
+ Viết bảng
- HS viết các chữ D, Đ, K vào bảng.
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: D, Đ, K
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
* Hoạt động 2:
Luyện viết từ ứng dụng
MT: HS
- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng.
- HS đọc Kim Đồng
đọc, hiểu và viết
- Em biết gì về Kim Đồng?
- HS nói theo hiểu biết của mình.
được các từ ứng dụng
- Giải thích: Anh Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
- HS lắng nghe.
+ Quan sát và nhận xét
- Từ ứng dụng gồm có mấy chữ? Là
- HS trả lời.
những chữ nào?
- Trong các từ ứng dụng các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?
- Khoảng cách bằng 1con chữ o.
+ Viết bảng con.
- Yêu cầu viết " Kim Đồng " vào bảng con.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con:" Kim Đồng "
* Hoạt động 3:
Hướng dẫn viết câu ứng dụng
MT: HS
+ Giới thiệu câu ứng dụng.
đọc, hiểu
- Yêu cầu 2 HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng.
và viết
- Nội dung câu ca dao nói gì?
- HS trả lời
được các câu ứng dụng.
- GV: Câu tục ngữ khuyên con người có châm học mới khôn ngoan, trưởng thành.
- HS lắng nghe.
+ Quan sát và nhận xét.
- Trong câu ứng dụng các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- HS trả lời.
+ Viết bảng con:
- Yêu cầu HS viết: Dao
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con
* Hoạt
Hướng dẫn viết vở Tập viết
động 4:
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập 1. Sau đó yêu cầu HS viết vào vở và theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- HS viết vào vở tập viết theo hướng dẫn của GV.
1 dòng chữ D cỡ nhỏ.
1 dòng chữ Đ, K cỡ nhỏ.
1 dòng từ ứng dụng cỡ nhỏ.
2 lần câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn
- Nhắc nhớ về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu.
- HS lắng nghe và thực hiện
- 2 HS đọc lại câu ứng dụng.
- GV nhận xét đánh giá.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
15’
* Hoạt
Nhận xét, đánh giá:
động 5:
- GV thu nhanh khoảng 5 vở
- GV nêu nhận xét chung và đề ra hướng rút kinh nghiệm.
- GV nhận xét, đánh giá
1’
4.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những học sinh viết chậm
chưa đẹp về nhà tập viết thêm phần luyện tập ở nhà.
- Khuyến khích HS học thuộc lòng câu tục ngữ.
- Dặn dò HS về nhà ôn tập.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..
..
Mĩ thuật:
CHỦ ĐỀ 3: CON VẬT QUEN THUỘC
I. Mục tiêu: HS cần đạt được:
- Nhận ra và nêu được hình dáng , đặc điểm các bộ phận màu sắc hoạt động,...của một số con vật quen thuộc.
- Vẽ được con vật quen thuộc theo ý thích bằng nét và màu.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Chuẩn bị:
A. Phương pháp và Hình thức tổ chức:
1. Phương pháp:
- Gợi mở - Trực quan- Luyện tập thực hành.
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm.
B. Đồ dùng và phương tiện.
1. Giáo viên
- Sách Học Mĩ thuật lớp 3.
- Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề:
+ Hình ảnh về các con vật quen thuộc.
+ Hình ảnh các con vật được vẽ, trang trí bằng nét và màu sắc.
+ Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ.
2. Học sinh
- Sách học mĩ thuật 3.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì,.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Tiết
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Đồ dùng/
phương tiện
Tiết 1
1.Tìm hiểu.
2.Thực hiện
3.
Thực hành.
Tổ chức lớp:
- Chia nhóm
- Khởi động: Cho HS hát bài hát “Vì sao chim hay hót”: “ Con lợn éc, biết ăn không biết hát, con vịt nâu, cạc cạc không nên câu...”
GV hỏi HS để dẫn dắt chủ đề. Trong bài hát các em vừa hát có những con vật nào?Em còn biết những con vật quen thuộc nào khác?...Hôm nay , chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu cách vẽ những con vật quen thuộc và thực hiện bài vẽ bằng nét và màu sắc.
HĐ 1: HD tìm hiểu:
- Tổ chức cho HS HĐ theo nhóm.
- Y/c HS nhớ lại, kể tên và nêu hình dáng, các bộ phận và đặc điểm nổi bật của các con vật quen thuộc với HS.
- Y/c HS quan sát hình 3.1, sách Học Mĩ thuật lớp 3, gọi tên và nêu hình dáng, các bộ phận và đặc điểm nổi bật của con vật trong hình.
? Em biết những con vật nào ? Em thích con vật nào nhất?
? Con vật em thích có những bộ phận gì? Hình dáng màu sắc ntn?
? Đặc điểm nổi bật nhất của con vật em thích là gì?
? Con vật đó có những hoạt động gì ? Nó thường sống ở đâu ?
? Con vật đó có lợi ích gì đối với cuộc sống con người?
- GV cho HS quan sát:
+ Hình 3.2 sách Học Mĩ thuật lớp 3
+ Bài vẽ minh họa con vật do GV chuẩn bị.
- Em thấy các con vật được vẽ ntn?
- Em nhận thấy các con vật được trang trí ntn?
Cách trang trí trên các con vật có giống nhau không?
GV tóm tắt:
- Mỗi con vật có hình dáng đặc điểm và màu sắc khác nhau.
- Khi ta tạo dáng và trang trí, cần dựa vào đặc điểm đặc trưng của con vật để lựa chọn các đường nét, màu sắc cho phù hợp.
HĐ 2:HD thực hiện:
- HD HS vẽ nhanh vào khung trống trong sách Học Mĩ thuật lớp 3, hoăc cho 1-2 em lên bảng vẽ con vật quen thuộc mà mình thích để trải nghiệm và nêu cảm nhận về cách vẽ con vật.
- Y/c HS quan sát GV vẽ minh họa hoăc xem hình vẽ minh họa các bước trong sách Học Mĩ thuật lớp 3.
- Gợi ý bằng các câu hỏi để HS nhận biết cách vẽ.
- Em định vẽ con vật nào? Con vật đó đang làm gì?
- Theo em cần vẽ một con vật cần vẽ bộ phận nào trước, bộ phận nào sau ?
- Em sẽ sử dụng các nét vẽ và màu sắc ntn để trang trí cho con vật trong bài vẽ?
- Em định vẽ thêm những hình ảnh nào cho phù hợp với hoạt động của con vật?
GV tóm tắt:
Cách vẽ con vật:
- Vẽ các bộ phận chính và vẽ chi tiết các bộ phận khác của con vật.
- Vẽ trang trí bằng nét và màu sắc.
- Tạo thêm không gian thể hiện môi trường sống của con vật.
HĐ 3: HD thực hành.
Lưu ý: Nhắc nhở HS:
- Hoạt động cá nhân:
- Y/c HS tạo dáng và trang trí con vật theo ý thích.
- Cắt hoặc xé dời con vật ra khỏi tờ giấy tạo kho hình ảnh.
- Hoạt động nhóm:
- HD HS lựa chọn hình ảnh các con vật trong kho hình ảnh, sắp xếp các con vật để tạo thành bức tranh tập thể. Thêm các hình ảnh khác cho bức tranh thêm sinh động.
HĐ 4:Hướng dẫn nhận xét và đánh giá sp.
- GV nêu câu hỏi gợi mở.
- Bầu nhóm trưởng.
- Thực hiện các HĐ của GV.
- HS hoạt động nhóm.
- HS nhớ lại, kể tên và nêu hình dáng, các bộ phận và đặc điểm nổi bật của các con vật quen thuộc.
- Quan sát hình 3.1. Thảo luận để tìm hiểu về
các con vật quen thuộc.
- HS trả lời.
- Con gà trống có bộ lông sặc sỡ, nhiều màu, lông đuôi dài và cong, màu đỏ, thường hay vỗ cánh và gáy,
- Con thỏ tai dài đuôi ngắn, thích ăn cà rốt,
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS quan sát
- HS quan sát, trả lời.
- HS quan sát, trả lời.
Ghi nhớ:
- HS vẽ vào sách Học Mĩ thuật lớp 3, đồng thời 1-2 em lên bảng vẽ con vật.
- HS quan sát GV vẽ minh họa hoăc xem hình vẽ minh họa các bước trong sách Học Mĩ thuật lớp 3.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
Ghi nhớ:
- Vẽ hình con vật cân đối với khổ giấy.
- Thể hiện được dáng hoạt động của con vật.
- Cần thể hiện đường nét trang trí và màu sắc có đậm, nhạt để bức tranh thêm sinh động.
- Tạo dáng và trang trí con vật theo ý thích.
- Chọn các con vật, thêm các hình ảnh khác để tạo bức tranh tập thể.
- Cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét theo những gì mình quan sát được.
+ Hình minh họa con vật do GV chuẩn bị, hình ảnh trong sách Học Mĩ thuật lớp 3.
Hình minh họa do GV chuẩn bị, hoặc sách Học Mĩ thuật lớp 3.
Buæi chiÒu:
Thể dục:
Tiết 11: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG VÀ ĐI
THEO NHỊP 1 – 4 HÀNG DỌC
I. Mục tiêu:
- TĐ: Phối hợp cùng nhau tập luyện, tham gia trò chơi tập trung và nghiêm túc.
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang và đi theo nhịp 1 – 4 hàng dọc.
- Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường
- Chuẩn bị: Còi, kẻ sân trò chơi
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A- Mở đầu:
* Ổn định:- Báo cáo sĩ số
- Phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giáo án: Hôm nay các em ôn luyện tập hợp hàng ngang,dóng hàng ngang và đi theo nhịp 1 – 4 hàng dọc . Chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
5-7’
- Nghe HS báo cáo và phổ biến nhiện vụ giáo án
GV
* Khởi động: Tập động tác khởi động làm nóng cơ thể, để cơ thể thích ứng bài sắp tập
6 -> 8 lần
-Khởi động nhanh gọn và trật tự.
GV
* Kiểm tra bài cũ:
Gọi vài em tập kĩ thuật đội hình đội ngũ và đi vượt chướng ngại vật thấp
1 -> 2 lần
- Nhận xét ghi kết quả mức độ hoàn thành động tác cho HS
B- Phần cơ bản
25-27’
I- Hướng dẫn kĩ thuật động tác:
1- Ôn luyện kĩ thuật:
* tập hợp hàng ngang,dóng hàng ngang.
* Đi theo nhịp 1 – 4 hàng dọc.
- Toàn lớp tập luyện kĩ thuật động tác.
- Từng tổ tập lại kĩ thuật động tác.
- Từng em tập cá nhân kĩ thuật đ.tác.
15-17’
5 -> 6 lần
3 -> 4 lần
1 -> 2 lần
- GV hô hiệu lệnh cho HS tập, kết hợp quan sát và giúp HS sửa sai từng kĩ thuật động tác
->
->
->
->
GV
II- Trò chơi: “Mèo bắt chuột”
Hướng dẫn kĩ thuật trò chơi
Cho HS chơi thử
Tiến hành trò chơi
7-9’
1 lần
- GV hướng dẫn cách thức và qui luật chơi để hs nắm, biết chơi.
C- Kết thúc:
3-5’
Hồi tĩnh: Tập động tác thả lỏng cơ thể, để cơ thể sớm hồi phục.
Củng cố:Hôm nay các em vừa được ôn nội dung gì? (đi vượt chướng ngại vật thấp).
Nhận xét và dặn dò
Nhận xét tiết học và nhắc nhở các em về cần tập lại kĩ thuật đã học thật nhiều lần
6 -> 8 lần
1 -> 2 lần
- Thả lỏng và nghỉ ngơi tích cực
- Cho HS nhắc lại nội dung vừa học.
- Nhận xét và giao bài cho HS về tập lại ở nhà.
GV
Hướng dẫn học:
Tiết 28: HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Mở rộng vốn từ về người và hoạt động của người trong trường học.
- Ôn tập về dấu phẩy.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1. Ổn định tổ chức
3’
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
1’
a. Giới
thiệu bài:
- Giáo viên nêu mục tiêu của tiết
học
- HS lắng nghe
b.HD tìm hiểu bài:
HD HS làm bài và chữa bài.
Bài 1:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài:
- HS đọc yêu cầu bài tập -
lớp đọc thầm
Khoanh tròn chữ cái đặt trước từ ngữ:
1. Không chỉ những người thường có ở trường học:
a. giáo viên
b. hiệu trưởng
c. công nhân
d. học sinh
2. Không chỉ những hoạt động thường có ở trường học.
a. học tập
b. dạy học
c. vui chơi
d. câu cá
- Cho HS làm bài - GV Quan sát , theo dõi HS.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi một số em lên chữa bài có nhiều em sai
- GV chốt kết quả đúng.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc lại các từ tìm được, sau đó viết vào vở bài tập.
- HS cả lớp nhìn bảng, đồng thanh đọc các từ này.
Bài 2:
- GV gắn bảng phụ nội dung bài tập.
- HS đọc yêu cầu bài tập - lớp đọc thầm
Điền vào chỗ trông sau dấu phẩy những từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn:
a. Khi đi học, em cần mang đủ sách vở,............
b. Gìơ Toán hôm nay, bạn Lan, ............đều được cô giáo cho điểm 10.
c. Trong dợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, chi dội 3A đạt danh hiệu chi đội xuất sắc,...........
- Yêu cầu HS làm bài. HS thảo luận nhóm về nghĩa của từng câu.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2em lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
+Điền dấu phẩy hợp lí
- HS đọc yêu cầu bài tập - lớp đọc thầm
a.Anh Hai em là con hiền cháu thảo.
b.Lớp 3/1 lớp 3/2 đạt danh hiệu lớp xuất sắc trong tháng 9.
c.Bạn Hải rất thông minh dũng cảm.
- Yêu cầu HS làm bài. HS thảo luận nhóm về nghĩa của từng câu.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2em lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS đọc yêu cầu bài tập - lớp đọc thầm
Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu sau và cho biết kiểu so sánh
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
+ Quê hương được so sánh với hình ảnh nào?
- So sánh với các hình ảnh: chùm khế ngọt, đường đi học
- Đây là kiểu so sánh gì?
- Ngang bằng
- Nhận xét câu của HS, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2’
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá tiết học
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
...
............................................................................................................................................
Kĩ năng sống:
Tiếng Anh:
( Giáo viên bộ môn soạn, giảng )
Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017
Chính tả:
Tiết 12: ( Nghe – viết ): NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết lại chính xác đoạn từ Cũng như tôi cảnh lạ trong bài Nhớ lại buổi đầu đi học.
- Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt eo / oeo, tìm đúng các từ có tiếng chứa s / x hoặc ươn / ương.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung các BT.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1. Ổn định tổ chức
2’
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho 2 hoặc 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp ( bảng con), những tiếng chứa âm đầu hoặc dễ lẫn của tiết học trước.
- 2 HS đọc lại đoạn viết.
- GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
1’
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
- HS quan sát, lắng nghe và mở SGK theo yêu cầu.
b.HD tìm
hiểu bài:
25’
* Hoạt động 1:
Hướng dẫn viết chính tả.
-Yêu cầu HS mở SGK.
MT: HS
+ Hướng dẫn chuẩn bị:
viết đúng các từ khó
- GV đọc đoạn viết một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- HS chú ý nghe GV đọc đoạn viết.
và trình.
- Yêu cầu 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS đọc chú giải
bày được bài
- Tâm trạng của đám học trò mới như thế nào?
- Đám học trò mới bỡ ngỡ, rụt rè.
- Hình ảnh nào cho em biết điều đó?
- Hình ảnh: đứng nép bên người thân, đi từng bước nhẹ, e sợ như con chim, thèm vụng ao ước được mạnh dạn.
- Đoạn văn có mấy câu? Câu đầu đoạn văn viết thế nào?
- Đoạn văn có 3 câu. Câu đầu đoạn văn viết lùi vào một ô li.
- Trong đoạn thơ có những chữ nào được viết hoa?
- HS trả lời
- Cách trình bày các câu như thế nào?
-Yêu cầu HS nêu các từ khó và viết
- HS tự do phát biểu ý kiến.
vào bảng con.
- GV lưu ý thêm cho HS ( Nếu HS không nêu )
- HS lắng nghe
- HS luyện viết các chữ khó vào bảng con.
+ Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
- HS nghe GV đọc và viết đoạn văn.
+ Hướng dẫn HS soát lại lỗi chính tả. Yêu cầu HS đổi chéo vở để chữa bài.
- HS nghe đọc và soát lại lỗi chính tả theo HD
- GV thu vở 5 đến 7 bài. Nêu nhận xét đánh giá.
6’
* Hoạt động 2:
Làm bài tập chính tả
Bài 2a:
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài và tự làm vào VBT.
- Treo các tờ giấy đã chép sẵn bài tập 2 lên .
- Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu bài và làm bài cá nhân.
- HS làm việc cá nhân.
- Mời 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em lên bảng nối tiếp nhau thi làm bài nhanh
- Các nhóm nối tiếp nhau nêu kết quả bài tập
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Tự chữa bài vào vở
nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
- Mời 5 – 7 em đọc lại kết quả.
- HS đọc bài đã điền hoàn chỉnh.
- Yêu cầu lớp chữa bài vào vở.
B
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 6 Lop 3_12418140.doc