I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép chia trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán.
III. Hoạt động dạy học
GV hướng dẫn HS làm các bài trong SBT Toán ( trang 29)
Bài 1: Rèn luyện cách chia.
2864 2 2457 3 3672 4
08 1432 05 819 07 918
06 27 32
04 0 0
0
9 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng nhân có nhớ hai lần.
- Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.
II. Các hoạt động dạy học
Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SBT Toán (tr27)
Bài 1: Luyện tập cách nhân. Mỗi phép nhân đều có một hoặc hai lần "nhớ". Cần giúp HS biết cộng thêm "số nhớ" vào kết quả lần nhân tiếp theo.
HS đặt tính rồi tính
2138
1273
1408
1719
x 2
x 3
x 4
x 5
4276
3819
5632
8595
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
GV chữa chung:
1008
1006
1519
1705
x 6
x 8
x 4
x 5
6048
8048
6076
8525
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
GV chữa chung:
Bài giải
Số gạch 2 xe chở là:
2715 x 2 = 5430 (viên)
Đáp số: 5430m
Bài 4: HS tự làm bài và chữa bài
Bài giải
Chu vi khu đất hình vuông là:
1324 x 4 = 5296 (m)
Đáp số: 5296m
III. Củng cố dặn dò:
HS và GV cùng hệ thống lại bài.
Tiết 2: Thủ công
Thực hành: đan nong mốt
I. Mục tiêu
- HS biết đan nong mốt đúng quy trình kĩ thuật.
- Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới tiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Học sinh thực hành đan nong mốt
GV yêu cầu một số học sinh nêu lại quy trình.
+ Kẻ, cắt các nan.
+ Đan nong mốt bằng giấy, bìa.
+ Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Sau khi học sinh đã nhớ quy trình, GV cho học sinh thực hành. Trong khi học sinh thực hành, GV quan sát và giúp đỡ những học sinh kém.
- GV đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức là hoàn thành và chưa hoàn thành
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét việc làm bài của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Luyện đọc
Nhà ảo thuật
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm cho HS.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật.
- Đọc hiểu nghĩa của các từ khó và hiểu nội dung của câu chuyện: Khen hai chị em Xô- phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2. Luyện đọc.
* Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời kể của các nhân vật.
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới : Tập đặt câu nhanh với từ nhà ảo thuật, thán phục.
* Đọc đoạn trong nhóm.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, HS nối tiếp nhau đọc đoạn 2, 3, 4 của bài.
Kết hợp trả lời câu hỏi :
- Vì sao hai chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ? (Vì bố của các bạn đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mua vé.)
Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
(Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.)
Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp xiếc ?
( Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn. )
+ Vì sao chú Lí đến nhà Xô- phi và Mác?
( Chú muốn trả ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú. )
+ Những chuyện gì xảy ra khi mọi người ngồi uống trà ?
(Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: Một cái bánh bỗng biến thành hai, cái dải băng đủ màu sắc từ lọ đường bắn ra, ...)
* Luyện đọc lại
Ba học sinh đọc 3 đoạn. GV hướng dẫn HS đọc đúng một số câu văn khó.
Hai tốp học sinh đọc phân vai.
2 HS thi đọc đoạn văn. 3 HS đọc 3 đoạn. 1 em đọc lại cả bài.
Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ tư ngày 29 tháng 2 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép chia trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán.
III. Hoạt động dạy học
GV hướng dẫn HS làm các bài trong SBT Toán ( trang 29)
Bài 1: Rèn luyện cách chia.
2864 2 2457 3 3672 4
08 1432 05 819 07 918
06 27 32
04 0 0
0
Bài 2: GV cho HS thực hiện giải bài toán có một phép tính chia:
Bài giải
Số lít dầu trong mỗi thùng là:
1696 : 8 = 212 (lít)
Đáp số: 212 lít
Bài 3: Tìm một thừa số chưa biết của phép nhân.
HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết
x x 2 = 1846
x = 1846 : 2
x = 923
3 x x = 1578
x = 1578 : 3
x = 526
* Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
Nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tự nhiên và xã hội
ôn: Lá cây
A. Mục tiêu
Sau bài học HS biết:
- Mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây.
- Đặc điểm và độ lớn của lá cây.
- Phân loại các lá cây sưu tầm được.
B. Hoạt động dạy học
Củng cố những kiến thức đã học ở buổi sáng, sau đó cho HS làm bài tập trong SBT TNXH.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
*Làm việc theo cặp
2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 1, 2, 3, 4 và kết hợp quan sát những lá cây mà HS mang đến lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các lá cây và thảo luận theo gợi ý:
+ Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.
+ Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được.
* Làm việc cả lớp:
Gọi các nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
* KL: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá; trên phiến lá có gân lá.
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
GV phát cho mỗi bạn một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các lá cây đã sưu tầm được theo từng nhóm có kích thước, hình dạngtương tự nhau.
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều nhất, trình bày dúng, đẹp và nhanh.
Hoạt động 3: HS thực hành làm bài tập trong SBT
GV bao quát chung
C. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Luyện từ và câu
Nhân hoá.
ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào ?
I. Mục tiêu.
1. Ôn tập, củng cố kiến thức đã học về các cách nhân hoá.
2. Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào ?
II. Đồ dùng dạy học
Sách bài tập Tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
GV đặt trước lớp một đồng hồ báo thức, chỉ cho HS thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng. Cả lớp làm bài. 3 HS lên bảng thi làm bài.
Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
a) Những vật
được nhân hoá
b) Cách nhân hoá
Những vật ấy được gọi bằng
Những vật ấy được tả bằng
những từ ngữ
Kim giờ
bác
thận trọng, nhích từng li, từng li
Kim phút
anh
lầm lì, đi từng bước, từng bước
Kim giây
bé
Tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng
Cả ba kim
cùng tới đích, rung một hồi chuông vang
Chú ý: Bài thơ chỉ áp dụng 2 cách nhân hoá. Và nêu mình thích hình ảnh nào? Vì sao ? HS viết bài vào vở.
Bài tập 2: GV yêu cầu 1HS đọc, cả lớp đọc thầm, làm bài và chữa bài
Từng cặp HS trao đổi: 1 em nêu câu hỏi, em kia dựa vào nội dung bài thơ để trả lời.
Lời giải: a) Bác kim giờ nhích về phía trước một cách thận trọng.
b) Anh kim phút lầm lì đi từng bước.
c) Bé kim giây chạy lên trước hàng rất nhanh..
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của đề bài. HS làm bài cá nhân và nêu ý kiến.
- Chốt lời giải đúng: a) Trương Vĩnh Kí hiểu biết như thế nào ?
3. Củng cố, dặn dò
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
GV nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 1 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu.
- Giúp HS: Biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ só 0 ở thương.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Luyện tập
Hướng dẫn học sinh làm các bài trong sách bài tập toán.
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài.
Lưu ý khi đặt tính và khi tính.
2718 : 9 3250 : 8 5609 : 7 3623 : 6
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập, rồi làm bài và chữa bài.
GV hướng dẫn HS giải theo 2 bước:
+ Bước 1: Đã sửa được bao nhiêu mét đường ? ( 1/5 mét đường)
+ Bước 2: Còn phải sửa bao nhiêu mét đường ?
Bài giải
Số mét đường đội công nhân đã sửa được là:
2025 : 5 = 405 (m)
Số mét đường đội công nhân còn phải sửa là:
2025 – 405 = 620 ( m)
Đáp số: 620 m
Bài 3: HS nhận xét để tìm ra phép tính đúng hoặc sai. GV phân tích cái sai.
Phép tính ở phần a) điền vào ô trống có chữ Đ, phần b) c) điền chữ S.
Đối với HS khá gioải gợi ý HS tính nhẩm: "số lần chia" ở mỗi pháep tính đã cho phải là 3 lần chia, nên thương phải có 3 chữ số. Do đó hai phép chia sau:
1608 : 4 = 42 và 2526 : 5 = 51 (dư 1) là sai
Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện cả 3 phép tính chia để tìm thương đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
HS và GV cùng hệ thống bài. GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: Chính tả
Chương trình xiếc đặc sắc
I. Mục tiêu
- Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong bài TĐ Chương trình xiếc đặc sắc.
- Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiêng có âm vần dễ lẫn l/n hoặc ut/ uc ở sách bài tập.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
I. Bài cũ
2HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp các từ ngữ theo lời đọc của HS: viết 4 tiếng bắt đầu bằng l, 4 tiếng bắt đầu bằng n.
GV nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn viết chính tả
* GV đọc 1 lần đoạn văn. GV giải nghĩa từ Tu bổ (sửa lại và thêm cái mới cho tốt hơn, đẹp hơn.)
+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo để làm gì?
2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
Hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Những từ nào trong bài được viết hoa?
(chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng.)
HS đọc thầm đoạn văn, tự viết nháp những từ mắc lỗi khi viết bài
* GV đọc cho HS viết
Đọc cho HS soát lỗi
* Chấm bài, chữa bài
GV chấm 6 HS và nhận xét chung
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2b: HS đọc bài tập 2b. HS làm bài cá nhân
2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức, đại diện đọc kết quả. Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm, số từ điền đúng)
GVchốt lời giải đúng, sau đó HS đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
Bài tập 3b: Thực hiện như bài 2.
Đặt câu: Mưa to lụt cả đường. / Em lục tìm sách vở.
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học.
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Giáo dục môi trường
I. Mục tiêu
- Làm cho HS biết bảo vệ môi trường và giữ cho môi trường sạch đẹp.
- HS hiểu môi trường có tác dụng rất lớn đến đời sống, sức khoẻ của con người.
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh môi trường cũng như giữ vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân mình.
II. Chuẩn bị: Tranh, ảnh về môi trường.
III. Lên lớp
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu.
2. Sinh hoạt theo chủ đề.
- HS kể các môi trường cần cho sự sống.
- Nêu tác dụng và tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm.
? Em phải làm gì để bảo vệ môi trường?
HS phát biểu ý kiến của mình.
- Thời gian còn lại cho HS thảo luận và đóng vai nói về môi trường.
-Trình bày trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Nhắc nhở HS: Thực hiện bảo vệ môi trường ở nơi mình sống.
3. Sinh hoạt lớp.
* GV nhận xét tổng hợp chung các mặt hoạt động của lớp, của cá nhân , của tổ.
- GV nhận xét một số ưu khuyết điểm trong tuần
+ Nề nếp học tập.
+ Nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, xếp hàng đầugiờ học và cuối giờ học.
- GV nêu phương hướng tuần tới.
- Tiếp tục duy trì và phát huy nề nếp đã đạt được.
- Thực hiện nề nếp VS CĐ.
BGH kí duyệt:
........................................................................
........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA L3 TUAN23 chieu.doc