Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 10

I. Mục tiêu

 Củng cố kiến thức về:

 - Các thế hệ trong một gia đình

 - Phân biệt được gia đình hai thế hệ và gia đình ba thế hệ .

 - Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình mình.

III. Hoạt động dạy học

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.

 2. Nội dung: Hướng dẫn HS làm trong sách bài tập TNXH

 * Bài 1: Thảo luận theo cặp.

 - GV cho học sinh cả lớp cùng làm việc theo cặp. Một em hỏi và một em trả lời câu hỏi: Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?

- Gọi học sinh lên trước lớp kể về gia đình mình.

- GV chốt ý đúng và kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng sinh sống.

 * Bài 2: Quan sát tranh theo nhóm.

+ Yêu cầu học sinh mở SGK, quan sát hình 39. Sau đó một người hỏi và một người trả lời .

 + Gọi một số học sinh lên hỏi lên trình bày kết quả trước lớp.

 + GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hẹ cùng chung sống, có những gia đình ba thế hệ( gia đình bạn Minh ), có những gia đình có hai thế hệ ( gia đình bạn Lan ), cũng có gia đình chỉ có một thế hệ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009 Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Biết dùng thước và bút chì để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Biết cách đo một độ dài, biết đọc kết quả đo. - Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập toán.( tr.54) Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài, GV ghi bảng - GV nêu vấn đề: '' Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm '' rồi yêu cầu học sinh suy nghĩ, sau đó nêu cách vẽ: + Cách vẽ: Tựa bút lên thước thẳng kẻ một đoạn thẳng bắt đầu từ vạch có ghi số 0 đến vạch ghi số 5. Nhấc thước ra, ghi chữ A và B ở hai đầu đoạn thẳng. Ta có đoạn thẳng AB dài 5 cm. - Gọi học sinh nhắc lại .GV củng cố cách vẽ và tự chọn cách vẽ mà mình thích. - Cho học sinh vẽ tiếp các đoạn thẳng tiếp theo tương tự như vẽ đoạn thẳng AB. Bài 2 : GV giúp học sinh tự đo được các độ dài và đọc được kết quả đo, sau đó ghi vào vở ô li. a. Học sinh đo chiều dài của cái bút của em như sau: - Trước hết cho học sinh suy nghĩ để nêu cách làm: Dùng thước áp sát vào cái bút , xê dịch sao cho vạch ghi số 0 trùng với đầu bên trái của bút, nhìn xem đầu bên kia của bút ứng với vạch nào của thước thì đọc lên. - Học sinh nêu các số mà các em vừa tìm được, học sinh nhận xét. GV chốt ý đúng. Chữa bài: AB: 2cm hay 20mm CD: 2cm1mm hay 21mm EG: 2cm8mm hay 28mm Bài 3 : GV hướng dẫn học sinh dùng mắt ước lượng các độ dài và ghi vào vở. - Gọi học sinh lên bảng thực hành. - Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chữa bài 3. Củng cố, dặn dò - Củng cố kiến thức cần ghi nhớ - Nhận xét giờ học & Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thể dục ôn hai động tác vươn thở, tay của bài thể dục phát triển chung. A. Mục tiêu Củng cố hai động vươn thở, tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác. Học trò chơi "Chim về tổ". Biết cách chơi và chơi tương đối chủ động. B. Địa điểm, phương tiện: sân bãi, còi C. Nội dung và phơng pháp I. Phần mở đầu GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học Khởi động các khớp. Chơi trò chơi "Đứng ngồi theo lệnh" II. Phần cơ bản 1.Ôn động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung Tập luyện theo đội hình 2 - 4 hàng ngang. Động tác vươn thở: Tập 3 – 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp GV nêu tên động tác cho HS tập. Cho 2 – 3 em thực hiện tốt lên làm mẫu. HS tập theo đúng nhịp hô của GV và chú ý hít thở sâu. GV nhắc HS chú ý : ở nhịp 1 và 5 chân nào bước lên phía trước, trọng tâm dồn về chân đó, mặt ngửa, hít thở sâu từ từ bằng mũi. ở nhịp 2 khi thở động tác tay: Tập 3 – 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa giải thích động tác và cho HS tập theo nhịp hô vủa GV. - 2 em tập tốt làm mẫu. HS tập theo nhịp hô của GV và chú ý hít thở sâu. 2. Chơi trò chơi "Chim về tổ". GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi , rồi mới chơi đồng loạt. Sau vài lần chơi GV thay đổi vị trí ngời chơi. GV nhắc các em chơi nhiệt tình, đoàn kết, đảm bảo an toàn. III. Phần kết thúc HS hát vỗ tay, dồn hàng. GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét giờ học Luyện đọc Giọng quê hương I. Mục tiêu - Rèn kỹ năng đọc đúng,đọc thông thạo, đọc hay cho HS. - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật - Hiểu nội dung của câu chuyện: tình cảm thiết tha gắn bó giữa các nhân vật trong truyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. II Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Luyện đọc Giáo viên đọc diễn cảm lại toàn bài. Hướng dẫn học sinh luyện đọc. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh ) - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Đọc kết hợp giải nghĩa lại các từ khó ở SGK. Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới: đôn hậu, Trung Kì,và một số từ sau: + Qua đời: đồng nghĩa với chết, mất nhưng để thể hiện sự tôn trọng + Mắt rớm lệ: rơm rớm nước mắt, hình ảnh thể hiện sự xúc động sâu sắc - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời kể của các nhân vật. - Đọc đoạn trong nhóm + Chia nhóm và giao nhiện vụ + Học sinh hoạt động trong nhóm. GV hướng dẫn các nhóm đọc đúng. - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV kết hợp hỏi câu hỏi tìm hiểu nội dung. * Đoạn 1. - Thuyên và Đồng cùng ăn quán với những ai ? - Học sinh trả lời, H nhận xét, T nhận xét và bổ sung * Đọan 2. - Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? * Đoạn 3. - Những chi tiết nào nói lên tình cảm thiết tha của các nhân vật đối với quê hương? + Học sinh trả lời, học sinh nhận xét, GV và bổ xung. * Ba học sinh đọc nối tiếp ba đoạn: - Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương ? Luyện đọc lại: - GV đọc mẫu đoạn 2 và đoạn 3 - Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 2 và đoạn 3 - Hai tốp học sinh đọc phân vai - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất III. Củng cố, dặn dò - GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2009 Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Củng cố nhân, chia trong bảng tính đã học. - Quan hệ của một số đơn vị đo độ dài thông dụng. - Giải bài toán Gấp lên một số lần và tìm một trong các phần bằng nhau của một số II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Nội dung luyện tập: Hướng dẫn HS làm các bài tập sau.( HS tự làm rồi chữa chung) Câu 1: Tính nhẩm 7 x 3 = 24 : 8 = 7 x 4 = 49 : 7 = 6 x 4 = 35 : 5 = 6 x 5 = 42 : 6 = Câu 2: Tính 30 21 84 2 69 3 7 6 Câu 3: điền dấu( >, <, = ) vào chỗ chấm. 2m 20 cm.2m 25 cm 8m 62 cm.8m 60cm 4m 50 cm.450 cm 3m 5cm .300 cm 6m 60 cm.6m 6 cm 1m10 cm .110 cm Câu 4: Chị nuôi được 23 con gà, mẹ nuôi được nhiều gấp 3 lần số gà của chị. Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu cao gà? Câu 5: a. Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9 cm. b. Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tự nhiên & Xã hội ôn Các thế hệ trong một gia đình I. Mục tiêu Củng cố kiến thức về: - Các thế hệ trong một gia đình - Phân biệt được gia đình hai thế hệ và gia đình ba thế hệ . - Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình mình. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Nội dung: Hướng dẫn HS làm trong sách bài tập TNXH * Bài 1: Thảo luận theo cặp. - GV cho học sinh cả lớp cùng làm việc theo cặp. Một em hỏi và một em trả lời câu hỏi: Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất? - Gọi học sinh lên trước lớp kể về gia đình mình. - GV chốt ý đúng và kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng sinh sống. * Bài 2: Quan sát tranh theo nhóm. + Yêu cầu học sinh mở SGK, quan sát hình 39. Sau đó một người hỏi và một người trả lời . + Gọi một số học sinh lên hỏi lên trình bày kết quả trước lớp. + GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hẹ cùng chung sống, có những gia đình ba thế hệ( gia đình bạn Minh ), có những gia đình có hai thế hệ ( gia đình bạn Lan ), cũng có gia đình chỉ có một thế hệ. * Bài 3:Giới thiệu về gia đình mình: - Học sinh giới thiệu ảnh hoặc vẽ tranh về gia đình mình sau đó giới thiệu trong nhóm. - GV yêu cầu một số học sinh lên giới thiệu về gia đình mình. - GV nhận xét . 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Luyện từ &câu ôn So sánh - dấu chấm I. Mục tiêu - Tiếp tục làm quen với phép so sánh ( so sánh âm thanh với âm thanh ) - Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn. - HS làm các bài trong sách bài tập. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập TV. Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK - GV hướng dẫn từng cặp học sinh thảo luận, sau đó báo cáo kết quả thảo luận trước lớp để nhận xét: + Câu a: Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh nào? ( với tiếng thác, tiếng gió ) + Câu b: Qua sự so sánh trên em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? ( tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động ) - Giáo viên: Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn nhiều so với bình thường. Bài 2: - Một học sinh nêu yêu cầu của bài. “Tìm những sự vật được so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây”. - Gọi một học sinh lên làm mẫu. GV gợi ý để học sinh làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - Cả lớp nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng. âm thanh 1 Từ so sánh âm thanh 2 a. Tiếng suối b. Tiếng suối c. Tiếng chim như như như tiếng đàn cầm tiếng hát xa tiếng sóc những rổ đồng tiền *Kết luận: Tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới quanh ta. Bài 3 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài, cả lớp theo dõi trong SGK. - Gọi một học sinh lên bảng. Những học sinh khác làm bài vào vở; sau đó GV nhận xét và chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009 Chính tả Thư gửi bà I. Mục tiêu - Nghe và viết chính xác ttình bày đúng một đoạn trong bài Thư gửi bà. - Làm đúng các bài tập về âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ l/n; oai/ oay II. Đồ dùng dạy học Sách Tiếng Việt và sách bài tập Tiếng Việt III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn nghe viết a. Chuẩn bị *Giáo viên đọc bài chuẩn bị viết, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi * Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài - Đức hỏi thăm bà điều gì? ( Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà: Bà có khoẻ không ạ?...) - Đức kể với bà những gì? ( Học sinh trả lời, học sinh nhận sét và bổ sung) - Những chữ nào trong bài được viết hoa? ( Những chữ đầu đoạn, đầu câu.) - Hướng dẫn học sinh tập viết vào bảng con một số tiếng khó trong bài. (lâu rồi, năm nay, lớp, chăm ngoan) b. GV đọc cho học sinh viết bài. Đọc cho học sinh soát lại lỗi chính tả. c. Chấm và chữa bài: GV chấm nhanh 5 – 7 bài nhận xét lỗi chính tả. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2b: - Học sinh đọc yêu cầu của bài và nội dung của câu 2b, GV hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập + Đọc thầm nội dung của bài 2 + Suy nghĩ viết ra giấy nháp . - Gọi học sinh nêu các từ các em vừa tìm. GV chốt ý đúng. Yêu cầu nhiều học sinh phát âm. - Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng : Bài 3: (làm ý b ) a. Học sinh thi đọc theo từng nhóm sau đó cử người đọc đúng và nhanh nhất thi đọc với các nhóm khác. - Học sinh đọc đồng thanh, tự chữa bài vào vở theo lời giảo đúng 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Toán luyện tập I. Mục tiêu Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính. - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải. II. Hoạt dộng dạy học 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học 2. Luyện tập. Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập (tr.58). Bài 1: Học sinh đọc đề bài - nêu cách giải theo hai bước, học sinh lên bảng làm. Học sinh cả lớp làm vở. HS và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài giải Số quyển sách ngăn dưới có là: 32 – 4 = 28 (quyển) Cả hai ngăn có số quyển sách là: 32 + 28 = 60 (quyển) Đáp số: 60 quyển Bài 2: Học sinh làm bài cá nhân, chữa bài, nêu cách làm. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài giải Số gà mái có là: 27 + 15 = 42 (con) Cả đàn có là: 42 + 27 = 69 (con) Đáp số: 69 con Bài 3: Học sinh đọc đề bài. Lập đề toán rồi giải Đề toán: Lớp 3A có 28 học sinh, lớp 3B nhiều hơn lớp 3A 3 học sinh. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh? Học sinh tự làm bài rồi chữa bài, nêu cách làm. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. d. Củng cố dặn dò: - GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học . Nhận xét tiết học. Hoạt động tập thể Phát động phong trào thi đua học tập I. Mục tiêu - Làm cho HS biết thi đua, giúp đỡ nhau, cùng tiến bộ trong học tập và dành nhiều điểm tốt mừng thầy cô nhân ngày 20 – 11. - Giáo dục HS yêu thích các môn học, có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập. II. Lên lớp 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học 2. Bài học a. Sinh hoạt theo chủ đề. - GV nêu ra các phong trào học tập như: đôi bạn cùng tiến, nhóm chăm ngoan học giỏi, hoa điểm tốt, chùm sao chăm học ... để HS thi đua học tập dành nhiều thành tích mừng thầy cô nhân ngày 20 – 11. - HS phát biểu ý kiến của mình và đăng kí thi đua. - Lớp trưởng ghi các ý kiến và bản thi đua của các bạn. - Thời gian còn lại cho HS thảo luận và chọn nhóm cùng sở thích với nhau để giúp nhau học tập. - Lớp trưởng thay mặt lớp phát biểu ý kiến. - GV nhận xét chung và nhắc nhở HS thực hiện cho tốt. b. Sinh hoạt lớp. I. Nhận xét các mặt tuần 10 1. Đồ dùng học tập ... 2. Vệ sinh .... 3. Học bài và làm bài ... 4. Các mặt hoạt động khác ... II. Xếp loại thi đua của từng tổ: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: Tổ 4: III. Triển khai công tác tuần 11 - Thu nộp các khoản tiền theo quy định nộp về nhà trường. - Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, chuẩn bị bài ở nhà. - Nề nếp xếp hàng ra, vào lớp, thực hiện hoạt động ngoài giờ cho tốt. BGH ký duyệt: .................................................................... .................................................................... .................................................................... ..................................................................... .....................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN10- buoi2.doc