Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 19

I. Mục tiêu

 Giúp học sinh

 - Nhận biết các số có bốn chữ số ( trường hợp chữ số hàng trăm, chục, trăm là chữ số 0)

 - Đọc, viết các số có bốn chữ số dạng nêu trên

 - Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số

II. Hoạt động dạy học

 1. Giới thiệu bài

 2. Luyện tập. ( Bài tập tr6)

Bài 1: Viết số theo mẫu.

HS nêu yêu cầu của bài,nêu các số đã cho

HS làm bài

 Chữa bài trên bảng: GV cùng HS nhận xét, chữa bài để củng cố cách đọc và viết các số có bốn chữ số.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010 Toán luyện tập I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Nhận biết các số có bốn chữ số ( các chữ số đều khác 0 ) - Bước đàu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số tron một nhóm các sô có bốn chữ số (trường hợp đơn giản ) II. Đồ dùng dạy học Sách bài tâp toán. III. Hoạt động dạy học 1: Giới thiệu bài. 2: Học sinh thực hành làm bài tập trong sách bài tập (tr3). Bài 1:Viết theo mẫu HS nêu yêu cầu của bài HS nêu cách làm,làm vào vở, GV nhận xét và chữa bài ( Số 5134) Bài 2 : Viết theo mẫu - GV giải thích mẫu HS làm bài cá nhân. GV cùng HS chữa bài,củng cố cách viết và đọc số có bốn chữ số Bài 3: Điền số vào ô trống HS đọc yêu cầu của bài GV hướng dẫn học sinh làm bài + Số đầu tiên của dãy số là số nào? (số 1950 ) + Số liền sau nó là số nào?( 1951) + Số ở ô trống thứ 2 hơn số ở ô trống thứ nhất bao nhiêu đơn vị ( 1 đơn vị) ? Muốn tìm số ở ô trống tiếp theo ta làm như thế nào?( Lấy số đứng trước nó cộng thêm 1 ) + Học sinh nêu quy luật của dãy số đã cho HS làm bài vào vở HS chữa bài trên bảng lớp GV cùng HS nhận xét và chữa bài Bài 4: Viết số thích hợp vào mỗi vạch của tia số: 0 1000 2000 3000 .... .... ..... ..... .... .... .... 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại cách đọc và viết các số có bốn chữ số - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Thể dục ôn đội hình đội ngũ I. Mục tiêu - Ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số. - Chơi trò chơi Thỏ nhảy II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: Còi, dụng cụ kẻ sân III. Hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học - Học sinh chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân tập theo nhịp hô của giáo viên - Cho học sinh khởi động bằng trò chơi Đứng ngồi theo lệnh 2. Phần cơ bản a. Ôn hàng ngang, dóng hàng, điểm số - Tập 2 lần liên tục T chọn các vị trí khác nhau để tập hợp - Chia tổ luyện tập thêo khu vực đã phân công. Các tổ trưởng điều khiển các bạn tập - GV đi đến từng tổ sửa sai cho học sinh, nhắc nhở các em luyện tập b. Chơi trò chơi Thỏ nhảy - Trước khi chơi,GV cho học sinh khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông, thực hiện động tác cúi gập thân. - GV: Nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi: + Khi có lệnh của thày,các em ở hàng thứ nhất chụm hai chân bật nhảy về phía trước (chân tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân trước và hơi khuỵu gối ). + HS bật nhảy từ 1 đến 3 lần liên tục, cứ như vậy cho đến hết +GV: Hướng dẫn lại cách bật nhảy trước khi chơi - Trong khi học sinh chơi, GV quan sát và nhắc nhở các em 3. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Luyện đọc Hai Bà Trưng I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm cho học sinh. - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật. - Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi tinh thần anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của hai Bà Trưng và nhân dân ta. III Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc * Giáo viên đọc diễn cảm lại toàn bài * Hướng dẫn học sinh luyện đọc. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp. - Đọc từng đoạn trong nhóm - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới và nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung từng đoạn. Hỏi: + Hãy nêu tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta (chúng chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ.....) + Câu văn nào cho ta thấy nhân dân ta rất căn thù giặc? ( câu:Lòng dân oán hận nút trơi, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược ) + Em hiểu như thế nào là oán hận ngút trời ? + Hai Bà Trưng có tài và có trí như thế nào? ( Hai Bà Trưng giỏi võ nghệ và nuôi trí lớn giành lại non sông) + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa + Chuyện gì sảy ra trước lúc trẩy quân + Lúc ấy nữ tướng Trưng Trắc đã nói gì + Theo em, vì sao việc nữ chủ tướng ra trận mặc áo giáp phục thật đẹp lại có thể làm cho dân chúng phấn khích còn quân giặc lại kinh hồn bạt vía? +Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đạt kết quả như thế nào? + Vì sao bao đời nay, nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng? 3. Luyện đọc lại - Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 3 - Hai tốp học sinh đọc phân vai - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất 4. Củng cố, dặn dò - Một học sinh nói về nội dung của câu chuyện - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010 Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp học sinh - Nhận biết các số có bốn chữ số ( trường hợp chữ số hàng trăm, chục, trăm là chữ số 0) - Đọc, viết các số có bốn chữ số dạng nêu trên - Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập. ( Bài tập tr6) Bài 1: Viết số theo mẫu. HS nêu yêu cầu của bài,nêu các số đã cho HS làm bài Chữa bài trên bảng: GV cùng HS nhận xét, chữa bài để củng cố cách đọc và viết các số có bốn chữ số. Bài 2: Viết vào chỗ chấm.( theo mẫu) Mẫu: Viết số: 5400; đọc số: năm nghìn bốn trăm. - Học sinh tự làm rồi chữa. Bài 3: Viết số vào chỗ chấm. - Học sinh nêu yêu cầu của bài, đọc các số đã cho - HS nêu quy luật của dãy số, khi dựa vào mối quan hệ của hai số đã cho để tìm số tiếp theo. HS làm bài rồi chữa. + Dãy số gồm các số có mấy chữ số? + Khi hàng chục có chữ số 0 ta đọc số như thế nào? Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Gv làm mẫu và hướng dẫn học sinh phần a: Số đầu tiên của dãy số là 5000, số thứ hai của dãy số là 6000, số thứ tư của dãy số là 8000. Đây là dãy số tròn nghìn liên tiếp nhau từ 5000 đến 9000 - Tương tự học sinh tự làm các phần còn lại d. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tự nhiên & Xã hội ôn Vệ sinh môi trường I. Mục tiêu Sau bài học, học sinh biết Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ của con người. - Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung ôn tập: HS làm các bài trong sách bài tập TNXH. * Bài 1: Quan sát tranh Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm quan sát hình 70, 71 (SGK) GV yêu cầu các em ghi những gì quan sát thấy trong hình vào vở bài tập. - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi - Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét,bổ sung. Kết luận: Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêiu hoávà bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy , chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; Không để vật nuôi như ( chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò.. ) phóng uế bừa bãi Bài 2: Thảo luận nhóm GV chia nhóm và giao nhiệm vụ Quan sát hình 3, 4 trong SGK và trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình rồi ghi vào vở bài tập. Các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau - ở địa phương bạn thường sử đụng loại nhà tiêu nào? - Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ - Đối với vật nuôi cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường Một số nhóm lên trình bày,các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: Căn cứ vào ý kiến của các nhóm để phân tích về tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh môi trường Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh, Xử lí phân người và động vật hợp lí là góp phần bảo bệ môi trường giữ cho bầu không khí trong lành 3. Củng cố dặn dò. Luyện từ &câu ôn Nhân hoá ôn cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào? I. Mục tiêu - Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, các cách nhân hoá. - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi khi nào? II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập Tiếng Việt(tr2) Bài 1: - Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK - Học sinh làm việc theo cặp, các em viết câu trả lời ra giấy nháp - Học sinh lên bảng làm bài - Giáo viên nhận xét và chốt lời giải đúng + Con đom đóm được gọi bằng Anh. + Tính nết của đom đóm được tả bằng những từ ngữ: chuyên cần + Hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ: đi gác, đi rất êm, đi suốt một đêm, lo cho người ngủ. Bài 2 HS nêu yêu cầu của bài Đọc thành tiếng bài Anh đom đóm. Làm bài cá nhân Phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng + Tên các con vật: con cò, được gọi bằng chị; con vạc, được gọi bằng thím. + Các con vật được tả bằng từ ngữ: Ru hỡi, ru hời. Hỡi bé tôi ơi, ngủ cho ngon giấc. Lặng lẽ mò tôm. Bài 3: HS: nêu yêu cầu của bài GV: Nhắc HS đọc kĩ từng câu, xác định đúng bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi Khi nào? HS: Làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến GV cùng học sinh nhận xét và chốt lời giải đúng,cả lớp chữa bài vào vở Bài 4:- HS nêu yêu cầu của bài, làm bài cá nhân và phát biểu ý kiến - Cả lớp nhận xét,GVchốt lời giải đúng và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ: Câu hỏi khi nào nêu thời gian. 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung bài học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010 Chính tả Hai bà trưng I. Mục tiêu - Nghe viết đúng chỉnh tả, trình bày đúng, sạch đoạn 2 của bài Hai Bà Trưng. - Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng có vần khó ( iêt/iêc ) ; tiếng bắt đầu bằng l/n II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết GV: Đọc 1 lần bài chính tả cho học sinh nghe. HS: Một em đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK ? Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? (Mê Linh, Trưng Trắc, Trưng Nhị,Tô Định, Thi Sách. HS: Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ. 3. Học sinh viết bài GV: Đọc cho học sinh viết bài GV: Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả d. Chấm và chữa bài 4. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2b (tr12) HS: Đọc yêu cầu của bài HS: Đọc thầm đoạn văn Tiếng bom Phạm Hồng Thái; đọc chú giải cuối bài nói về Phạm Hồng Thái. HS: Làm bài cá nhân, GV theo dõi học sinh làm bài GV: gọi HS lên bảng điền vần iết hay iếc vào chỗ trống sau đó từng em đọc kết quả . - Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng - Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng 5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Toán luyện tập I. Mục tiêu Giúp học sinh - Nhận biết số 10000 hay còn gọi là một vạn - Củng cố về số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự của các sốcó bốn chữ số II. Hoạt dộng dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập (Bài tập tr8) Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu của bài - Học sinh nêu các số tròn nghìn từ 5000 đến 10000 - GV nhận xét và chữa, giải thích để học sinh nhận biết các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục, các số liên tiếp. Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài. 9904 9905 9906 ... ... ... ... Bài 3: Viết số vào chỗ chấm. HS tự làm rồi chữa ? Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào Bài 4: Viết số. HS tự làm bài, chữa bài, nhận xét và chốt lời giải đúng 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn bài tập về nhà Sinh hoạt tập thể văn nghệ ca ngợi đảng và bác hồ I. Mục tiêu - HS thực hiện các bài múa, hát tập thể ca ngợi Đảng và Bác Hồ. - Giáo dục HS ý thức biết ơn Đảng và biết ơn Bác Hồ. - Giáo dục HS yêu thích văn nghệ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ như đã dặn ở hôm trước. III. Lên lớp GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học 2. Sinh hoạt theo chủ đề. - Luyện tập các tiết mục văn nghệ đã chọn về Đảng, về Bác theo nhóm. - Sau đó các nhóm lên trình diễn - Cả lớp nhận xét, bình chọn tiết mục hay. GV khen ngợi biểu dương. Cuối cùng cho cả lớp hát bài “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” Sinh hoạt lớp - GV nhận xét một số ưu khuyết điểm trong tuần. + Nề nếp học tập, sách vở, đồ dùng học tập của kì 2... + Nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, xếp hàng đầu giờ học và cuối giờ học. - GV nêu phương hướng tuần tới. + Tiếp tục ổn định và phát huy nề nếp học tập cho tốt. + Bổ xung sách vở còn thiếu. + Giữ phong trào VSCĐ. BGH ký duyệt: ............................................................................................ ............................................................................................ ........................................................................................... ........................................................................................... ...........................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGAbuoi2 Tuan19.doc