Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 21

I. Mục tiêu:

 - Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng.

 - Nắm được ba cách nhân hoá.

 - Ôn tập cách đặt câu và trả lời câu hỏi Ở đâu ?

II. Các hoạt động dạy và học :

1. Giới thiệu bài

 Nhân hoá.Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?

2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách bài tập Tiếng Việt.

 Bài 1 . HS đọc yêu cầu của bài.

 - 1HS đọc 3 khổ

 - Tổ chức cho HS làm bài.

 - GV gọi 3 HS lên bảng làm.

 - HS trình bày bài làm của mình.

 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng .

 - Trong bài thơ có 6 sự vật được nhân hoá là: mặt trời ,mây ,trăng sao ,đất, mưa, sấm

 

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức cho HS về cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm đến bốn chữ số. - Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính. III. Hoạt động dạy học Hướng dẫn học sinh làm trong SBT Bài 1. - GV viết lên bảng phép cộng 4000 + 3000 và yêu cầu học sinh phải tính nhẩm. Cho học sinh tự nêu cách cộng nhẩm, rồi GV giới thiệu cách cộng nhẩm như SGK (bốn nghìn cộng ba nghìn bằng bẩy nghìn. Vậy: 4000 + 3000 = 7000 ). Cho học sinh nêu lại cách cộng nhẩm như trên. - Một học sinh đọc to lại các tính còn lại và yêu cầu học sinh tự làm bài. Bài 2: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - GV viết phép cộng 6000 + 500 và yêu cầu học sinh phải tính nhẩm. Cho học sinh nêu cách cộng nhẩm. Chẳng hạn, có thể coi 6000 + 500 là sự phân tích của số gồm 6000 và 500, vậy số đó là 6500; củng có thể coi 6000 + 500 là 60 trăm + 5 trăm = 65 trăm, vậy 6000 + 500 = 6500 - GV: Tuy nhiên tuỳ từng trường hợp và tuỳ từng bạn chọn cách nhẩm cho phù hợp với mình. - Học sinh đọc các phép tính còn lại, tính nhẩm và nêu kết quả và cách tính. GV chốt kết quả đúng. Bài 3. Tính: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. Bài 4: Gọi học sinh đọc đề bài. - Hướng dẫn học sinh giải: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì. Bài được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì? Vì sao? + Học sinh làm bài, chữa bài. GV nhận xét, chốt kết quả đúng và củng cố kiến thức cần ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Thể dục ôn đội hình đội ngũ I. Mục tiêu - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, triển khai đội hình để luyện tập bài thể dục phát triển chung - Chơi trò chơi Thỏ nhảy II. Địa diểm, phương tiện - Địa điểm: sân trường - Phương tiện: còi, dụng cụ, kẻ sân III. Hoạt động dạy học A. Phần mở đầu T: Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học H: Cả lớp chạy chậm một vòng quanh sân trờng - Chơi trò chơi ( làm theo hiệu lệnh ) B. Phần cơ bản - Tiếp tục ôn tập các động tác đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số + Học sinh ôn lại các động tác đội hình đội ngũ. Mỗi động tác tập 2 đến 3 lần + GV đứng ở vị trí khác nhau để quan sát và sửa cho học sinh + Chia tổ luyện tập theo khu vực đã phân công. Tổ trởng điều khiển cho các bạn luyện tập - Chơi trò chơi Thỏ nhảy + GV nêu tên trò chơi, sau đó giải thích và hướng dẫn lại cách chơi + GV làm mẫu, sau đó cho các em bật nhảy thử bằng hai chân bắt chớc cách nhảy của con thỏ + Từng hàng chơi thử một đến hai lần, sau dó GV nhận xét và sửa cho những học sinh tập sai + Cả lớp cùng thực hiện dới sự điều khiển của GV. Sau đó chia tổ để học sinh luyện tập dới sự điều khiển của tổ trởng - T nhắc học sinh khi nhảy phải thẳng đứng, động tác nhảy phải nhanh, mạnh và khéo léo Cách chơi: + Khi có lệnh của thày giáo, các em ở hàng thứ nhất chụm hai chân bật nhảy về phía trớc + Bật nhảy 2 đến 3 lần liên tục C. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát - GV & HS hệ thống lại nội dung bài học ? Bài học hôm nay gồm những nội dung gì Luyện đọc ông tổ nghề thêu I. Mục tiêu Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc đúng các từ ngữ mới được chú giải ở cuối bài: đi sứ, lọng, lẩm nhẩm, nếm, chè lam,... - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật. - Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: đi sứ, lọng, - Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi và giàu trí sáng tạo, III Hoạt động dạy học a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu - Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời của các nhân vật. - Đọc đoạn trong nhóm: + Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 2, 3, 4, 5 của bài Trả lời câu hỏi: - Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? - Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ? - Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ? + ở trên cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống ? + GV giảng nghĩa:'' Phật trong lòng'' - Tư tưởng của Phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái: có thể ăn bức tượng. - Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian? - Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ? + Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? + Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ? ( Học sinh trả lời, học sinh nhận xét và bổ xung.GV nhận xét và chốt lại.) * Luyện đọc lại - GV chọn đọc mẫu đoạn 1 - Hai tốp học sinh ( mỗi tốp 3 em) đọc phân vai - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất C, Củng cố, dặn dò - GV hỏi: Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì? - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 3 tháng 2 năm 2010 Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Biết nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số. - Củng cố về việc thực hiện phép trừ các số có bốn chữ số. - Củng cố về giải toán có lời văn. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung Hướng dẫn học sinh làm bài trong SBT Bài 1: Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng các bảng nhân 2; 3; 4; 5. - yêu cầu học sinh làm phần a bài tập 1 vào vở. Sau đó yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau . Thực hiện nhân nhẩm với số tròn trăm - Hướng dẫn học sinh nhẩm sau đó yêu cầu các em tự làm phần b của bài 1. - Gọi học sinh lên bảng chữa bài . Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn - GV chữa bài và cho điểm học sinh. Bài 2: Tính giá trị của biểu thức. - GV viết lên bảng biểu thức: 4 x 3 + 10 và yêu cầu học sinh suy nghĩ để tính giá trị của biểu thức này. - Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài - GV chữa bài. HS chữa bài vào vở ( nếu cần) Bài 3: - HS đọc đề bài - T hướng dẫn học sinh giải: + Trong phòng có mấy cái bàn? + Mỗi cái bàn xếp mấy cái ghế? + Vậy 4 cái ghế được lấy mấy lần? + Muốn tính số ghế trong phòng ăn tá lam như thế nào? - Gọi học sinh lên bảng chữa bài, học sinh nhận xét. Gv nhận xét và chữa bài. Bài 4 - Gọi học sinh đọc đề bài, chữa bài trên bảng. Lớp làm vào vở - Học sinh nhận xét, GV nhận xét và bổ xung (nếu cần) 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Củng cố lại kiến thức vừa ôn tập và hướng dẫn bài tập về nhà - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tự nhiên & Xã hội Thân cây I. Mục tiêu - Củng cố khắc sâu kiến thức đã học ở buổi sáng. - Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng . - Kể ra được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. - Giữ sạch mũi, họng. II. Đồ dùng: Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học a. Giới thiệu bài b. Nội dung Hướng dẫn HS làm bài trong SBT Bài 1: Thảo luận nhóm - Quan sát hình 1, 2, 3 trang 8 SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: + Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì? + Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sách mũi, họng? - Đại diện của mỗi nhóm lên báo cáo kết quả làm việc trước lớp ( mỗi nhóm chỉ trả lời một câu hỏi) - GV nhắc nhở học sinh nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi, họng. * Bài 2: Thảo luận theo cặp. - Giáo viên yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau quan sát các hình ở trang 9 và trả lời câu hỏi: chỉ và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. - Gọi một số học sinh lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ phân tích một bức tranh. - T yêu cầu học sinh cả lớp: + Liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra những việc nên làmvà có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. * Kết luận: - Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào. chơi đùa ở những nơi có khói bụi. - Luôn dọn dẹp và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo không khí trong lành. C, Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét giờ học: + Ưu điểm + Nhược điểm. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu Ôn nhân hoá.cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng. - Nắm được ba cách nhân hoá. - Ôn tập cách đặt câu và trả lời câu hỏi ở đâu ? II. Các hoạt động dạy và học : 1. Giới thiệu bài Nhân hoá.Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: ở đâu? 2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách bài tập Tiếng Việt. Bài 1 . HS đọc yêu cầu của bài. - 1HS đọc 3 khổ - Tổ chức cho HS làm bài. - GV gọi 3 HS lên bảng làm. - HS trình bày bài làm của mình. - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng . - Trong bài thơ có 6 sự vật được nhân hoá là: mặt trời ,mây ,trăng sao ,đất, mưa, sấm - Các sự vật được gọi bằng ông, chị (Chị mây,ông mặt trời ,ông sấm). - Các sự vật được tả bằng những từ ngữ: bật lửa (ông mặt trời bật lửa ),kéo đến ( chị mây kéo đén),trốn ( trăng sao trốn ) nóng lòng chờ đợi,hả hê uống nước ( đất óng lòng...)xuống ( mưa xuống ...) vỗ tay cười ( ông sấm vỗ tay cười ) -Tác giả nói với mưa thân mật như nói với một người bạn thân “ Xuống đi nào ,mưa ơi !” GV hỏi qua bài tập trên em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật ? Bài tập: HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài . - HS trình bày bài - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng . Câu a/ Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín ,tỉnh Hà Tây. Câu b/ Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc Câu c/ để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái ,nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông. Bài tập 3: HS đọc Y/C của bài - HS làm bài. - HS lên trình bày bài của mình GV nhận xét chốt lại lời giả đúng : - Câu chuyện diễn ra ở chiến khu vào thời kì kháng chiến chống Pháp - Các chiến sĩ liên lạc tuổi nhỏ sống ớ trong lán . - Trung đoàn trưởng khuyển họ trở về sống với gia đình . 3. Củng cố dặn dò: - Có mấy cách nhân hoá? đó là cách nào ? - GV nhận xét tiết học . Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010 Tập làm văn Nói về trí thức.(viết bài) I/Mục đích yêu cầu 1.Rèn kĩ năng viết :Quan sát tranh ,viết đúng về trí thức đước vẽ trong tranh và công việc họ đang làm II/ Đồ dùng dạy - học -Tranh ảnh minh hoạ trong SGK III/ các hoạt động dạy -học Hướng dân HS làm bài tập bài tập 1 : GV Y/C HS đọc Y/C của bài tập -GV nhắc lại Y/C của bài . -Cho HS làm bài H: Em hãy quan sát tranh 1 và nói cho cả lớp nghe: Người trong tranh ấy là ai ? đang làm gì ? - Cho HS làm việc theo nhóm 4 - Cho HS thi GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng . Tranh 1: Là bác sĩ đang khám bệnh Tranh 2 các kĩ sư đang trao đổi ,bàn bạc trước mô hình một cái cầu. Tranh 3 cô giáo đang dạy học. Tranh 4 Những nhà nghiên cứu đang làm việc trong phòng thí nghiệm. HS viết bài vào vở GV bao quát chung Thu bài chấm điểm Hoạt động 4: Củng cố dặn dò -2 HS nói về người lao động trí óc . GV nhận xét tiết học. Về nhà tìm đọc về nhà bác học Ê- đi -xơn. Toán Luyện tập I. Mục tiêu. - Củng cố về cộng, trừ các số trong phạm vi 10000 - Củng cố về giải toán bằng 2 phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ. II. các hoạt động dạy học GV tổ chức hướng dẫn HS tự làm bài ở sách bài tập Toán (tr.18) sau đó chữa Bài1: Tính nhẩm + HS nhẩm miệng + Nêu kết quả và cách nhẩm Bài2: HS tự đặt tính rồi tính Sau đó chữa bài Bài 3: HS đọc đầu bài Hướng dẫn các em tóm tắt rồi giải Tóm tắt: 960 cuốn Có: ? cuốn Mua thêm: Bài giải Số cuốn truyện mua thêm là: 960 : 6 = 160 ( cuốn ) Số cuốn truyện mua tất cả là: 960 + 160 = 1120 (cuốn ) Đáp số: 1120 cuốn Bài 4: Tìm x. HS tự giải bài Chữa bài và nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ. Chẳng hạn: x + 285 = 2094 x - 45 = 5605 x = 2094- 285 x = 5605 + 45 x = 1809 x = 5650 III. Củng cố, dặn dò An toàn giao thông Giao thông đường bộ I. Mục tiêu - HS nhận biết được hệ thống giao thông đường bộ -Phân biệt được điều kiện và đặc điểm của các loại đường - Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ II. Chuẩn bị - GV: Bản đồ GTĐB Việt Nam - HS: Sưu tầm tranh, ảnh về các loại đường giao thông III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Giới thiệu các loại đường bộ - GV cho HS quan sát 4 bức tranh: Tranh1: Giao thông trên đường quốc lộ Tranh2: Giao thông trên đường phố Tranh3: Giao thông trên đường tỉnh (huyện) Tranh4: Giao thông trên đường xã,làng GV nêu câu hỏi cho HS nhận xét các con đường trên ( đặc điểm, lượng xe và người đi lại ) GV nhận xét các ý đúng và giảng, chốt ý. Hệ thống GTĐB đường nước ta gồm có: + Đường quốc lộ + Đường xã + Đường tỉnh + Đường đô thị + Đường huyện Hoạt động 2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bbộ HS thảo luận và trả lời + Nêu những điều kiện an toàn cho con đường Đường phẳng, đủ rộng, có giải phân cách, có cọc tiêu, có đèn tín hiệu... ? Tại sao đường quốc lộ có đủ các điều kiện nói trên lại hay xảy ra tai nạn giao thông? ( Xe đi lại nhiều, chạy nhanh, ý thức của người giao thông không chấp hành đúng luật giao thông) Họat động 3: Quy định trên đường quốc lộ, tỉnh lộ. GV đặt ra các tình huống cho HS trả lời Sau đó rut ra kết luận: Như SGK * Củng cố, dặn dò Thực hiện đúng luật GTĐB BGH Kí duyệt .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... ..........................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAO AN L3 CHIEU TUAN 21- HUE.doc
Tài liệu liên quan