I. Mục tiêu
- HS tiếp tục thực hành vẽ kiểu chữ nét đều
- Biết cách vẽ màu vào dòng chữ nét đều
- Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều
II Chuẩn bị
GV: Sưu tầm 1 dòng chữ nét đều
+ Bảng mẫu chữ nét đều, phấn màu
HS: Vở vẽ, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày 16 tháng 2 năm 2009
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Củng cố về tên gọi của các tháng trong năm.
- Biết số ngày trong từng tháng.
II. Bài mới
a. HS nêu tên gọi của các tháng trong năm.
Giáo viên ghi bảng
- Cho học sinh nhắc lại
b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng Học sinh quan sát tờ lịch năm 2005 trong SGK để trả lời số ngày trong từng tháng
- Tháng hai năm 2005 có 28 ngày, nhưng có năm tháng hai có 29 ngày
- Gọi học sinh nhắc lại
c. Học sinh thực hành làm bài tập trong SBT toán
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài
Bài 2 : Cho học sinh quan sát tờ lịch tháng tám năm 2005 .
- Hướng dẫn học sinh làm chung câu 1
+ Học sinh quan sát tờ lịch và trả lời
GV cho học sinh nêu cách xem lịch
Tự làm các câu còn lại trong vở BTT.
Bài 3: HS đọc YC bài sau đó trả lời
Bài 4: HS đọc kĩ rồi khoanh vào ý đúng
d. Củng cố, dặn dò
Thể dục
ÔN nhảy dây
I. Mục tiêu
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
- Chơi trò chơi Lò cò tiếp sức
III. Hoạt động dạy học
A. Phần mở đầu
T: Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
H: Cả lớp chạy chậm một vòng quanh sân trường
- Chơi trò chơi ( làm theo hiệu lệnh )
B. Phần cơ bản
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
+ Học sinh khởi động kĩ các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, khớp vai, khớp hông
+ GV đứng ở vị trí khác nhau để quan sát và sửa cho học sinh
+ Chia tổ luyện tập theo khu vực đã phân công. Tổ trưởng điều khiển cho các bạn luyện tập
- Chơi trò chơi Thỏ nhảy
+ GV nêu tên trò chơi, sau đó giải thích và hướng dẫn lại cách chơi
+ GV làm mẫu, sau đó cho các em bật nhảy thử bằng hai chân bắt chước cách nhảy của con thỏ
+ Từng hàng chơi thử một đến hai lần, sau dó GV nhận xét và sửa cho những học sinh tập sai
+ Cả lớp cùng thực hiện dưới sự điều khiển của GV. Sau đó chia tổ để học sinh luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng
- T nhắc học sinh khi nhảy phải thẳng hướng, động tác nhảy phải nhanh, mạnh và khéo léo
Cách chơi:
+ Khi có lệnh của thày giáo, các em ở hàng thứ nhất chụm hai chân bật nhảy về phía trước
+ Bật nhảy 2 đến 3 lần liên tục
C. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học
? Bài học hôm nay gồm những nội dung gì
Luyện từ & câu
Nhân hoá
I/ Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về biện pháp nhân hoá
- Nắm được ba cách nhân hoá.
II/ Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giới thiệu đề bài và nội dung bài học: Nhân hoá.
Hoạt dộng 2 Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1 .GV Y/C HS nhắc lại Y/C của bài tập .
- 1HS đọc 3 khổ
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm.
- HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng .
- Trong bài thơ có 6 sự vậtđược nhân hoá là: mặt trời ,mây ,trăng sao ,đất, mưa, sấm
- Các sự vật được gọi bằng ông, chị (Chị mây,ông mặt trời ,ông sấm).
- Các sự vật được tả bằng những từ ngữ: bật lửa (ông mặt trời bật lửa ),kéo đến ( chị mây kéo đén),trốn ( trăng sao trốn ) nóng lòng chờ đợi,hả hê uống nước ( đất óng lòng...)xuống ( mưa xuống ...) vỗ tay cười ( ông sấm vỗ tay cười )
-Tác giả nói với mưa thân mật như nói với một người bạn thân “ Xuống đi nào ,mưa ơi !”
GV hỏi qua bài tập trên em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật ?
Bài tập 2
GV Y/C 1 HS đọc Y/C của bài.
- HS làm bài .
- HS trình bày bài
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
Câu a/ Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín ,tỉnh Hà Tây.
Câu b/ Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc
Câu c/ để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái ,nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
Bài tập 3
- 1HS đọc Y/C của bài
- HS làm bài.
- HS lên trình bày bài của mình
GV nhận xét chốt lại lời giả đúng
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò:
- Có mấy cách nhân hoá? đó là cách nào ?
- GV nhận xét tiết học .
Thứ tư ngày 18 tháng 2 năm 2009
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu
Giúp học sinh :
Giúp học sinh dùng com pa vẽ( theo mẫu) các hình trang trí hình tròn đơn giản.
Qua đó các em thấy được vẻ đẹp những hình trang trí đó.
B. Đồ dùng dạy học
Com pa, thước kẻ.
C. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Hướng dẫn HS làm các bài tập trong SBT Toán
Bài 1: Vẽ hình theo mẫu
* Bước 1:
GV hướng dẫn để học sinh tự vẽ hình tròn tâm O, bán kính bằng 2 cạnh ô vuông, rồi sau đó ghi các chữ A, B, C, D (như hình vẽ trong SGK)
* Bước 2: Dựa trên hình mẫu, học sinh vẽ hình tròn : (tâm A, bán kính AC; tâm B, bán kính BC) tạo ra hình như hình 2 trên đây.
* Bước 3: Dựa trên hình mẫu, học sinh vẽ tiếp hình tròn : (tâm C, bán kính CA và hình tròn tâm D, bán kính DA).
GV giúp đỡ HS yếu kém.
Bài 2 :
Cho học sinh tô màu vào hình của bài 1.
Yêu cầu học sinh quan sát một số bài tô màu đẹp.
Bài 3:
Vẽ hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính CD. Học sinh tự vẽ hình.
b) GV hỏi :
Độ dài OC bằng một nửa độ dài đoạn thẳng CD đúng hay sai ? (Đúng vì OC là bán kính còn CD là đường kính của hình tròn tâm O).
3. Củng cố, dặn dò
Mĩ thuật
Thực hành: Vẽ màu và dòng chữ nét đều
I. Mục tiêu
- HS tiếp tục thực hành vẽ kiểu chữ nét đều
- Biết cách vẽ màu vào dòng chữ nét đều
- Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều
II Chuẩn bị
GV: Sưu tầm 1 dòng chữ nét đều
+ Bảng mẫu chữ nét đều, phấn màu
HS: Vở vẽ, màu vẽ...
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát bảng mẫu chữ. Gợi ý để HS thấy:
+ Chữ nét đều có các nét bằng nhau.
+ Chữ nét đều có chữ hoa và chữ thường
+ Có thể dùng các màu khác nhau cho các dòng chữ
2. Hướng dẫn thực hành
a. Cho HS quan sát các dòng chữ mẫu, nêu lại:
+ Dòng chữ có màu gì?
+ Nét chữ thanh đậm to hay nhỏ?
+ Độ rộng của nét chữ thế nào?
b. Cách vẽ màu vào dòng chữ
GV nêu yêu cầu của bài tập ở vở vẽ
HD cách chọn vẽ màu
c. Thực hành
HS vẽ, GV quan sát hướng dẫn thêm
d. Nhận xét, đánh giá
Chọn một số bài khác nhau cho HS nhận xét, xếp loại
3. Dặn dò
Quan sát bình đựng nước
Tự nhiên & Xã hội
ôn Rễ cây
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết
- Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm .
- Phân loại các rễ cây sưu tầm được .
III. Hoạt động dạy học
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
HS làm các bài trong SBT
* Hoạt động 1: Làm bài 1
Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thảo luận
- Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 82 SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ củ
- Quan sát hình 5, 6, 7 trang 83 để mô tả đặc điẻm của rễ củ, rễ phụ
* Làm bài vào vở BTTNXH
- HS trình bày trước lớp
- Chỉ định học sinh lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- GV kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xunhg quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy gọi là rễ cọc. Một số loại cây khác có rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây khác ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc từ thân hoặc từ cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ
- Học sinh nhắc lại để ghi nhớ kiến thức
Hoạt động 2: Làm bài 2
- Giáo viên phát cho học sinh mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn dính các rễ cây sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ cây
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ cây của nhóm mình trước lớp và nhận xét các nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, nhanh và đẹp.
3. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại các loại rễ cây
- Đọc phần kết luận ở SGK
Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009
Chính tả
Cái cầu
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài Cái cầu
- Làm đúng các bài tập phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu r/d/gi ở SBTTV .
II. Hoạt động dạy học
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh nghe viết
T: Đọc 1 lần cho học sinh nghe
H: Một em đọc thơ viết chính tả, cả lớp theo dõi trong SGK
? Trong đoạn thơ có những chữ nào viết hoa
H: Tìm và trả lời
H: Đọc thầm những từ mình dễ mắc lỗi khi viết để ghi nhớ
c. Học sinh viết bài
T: Đọc cho học sinh viết bài
T: Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả
d. Chấm và chữa bài
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2 b
H: Đọc yêu cầu của bài
H: Đọc thầm nội dung, làm bài cá nhân
T: gọi H lên bảng điền nhanh âm đầu r/d/ gi vào chỗ trống sau đó từng em đọc kết quả .
- Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng
- Cả lớp sửa vào vở theo lời giải đúng
- Gọi một số học sinh đọc các từ mà các em vừa điền đúng trên bảng
Bài 3( b):Nhắc các em chú ý
- Từ ngữ cần tìm phải là từ chỉ hoạt động.
- H làm bài cá nhân
- Học sinh đọc các từ mình vừa tìm được
T: nhận xét và sửa cho học sinh nếu cần
H: chép vào vở
4. Củng cố, dặn dò
Thủ công
đan nong mốt
I. Mục tiêu
- Đan nong mốt đúng quy trình kĩ thuật
II. Nội dung
1. HS nhắc lại quy trình kỹ thuật đan nóng mốt
GV yêu cầu một số học sinh nêu lại quy trình
+Kẻ, cắt các nan.
+ Đan nong mốt bằng giấy, bìa.
+ Dán nẹp xung quanh tấm đan
2 HS thực hành đan
Học sinh thực hành đan nong mốt
- Sau khi học sinh đã nhớ quy trình, T cho học sinh thực hành. Trong khi học sinh thực hành, GV quan sát và giúp đỡ những học sinh kém.
- GV đánh giá sản phẩm của H theo 2 mức là hoàn thành và chưa hoàn thành
IV. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét việc làm bài của học sinh
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
An toàn giao thông
Giao thông đường sắt
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt và những quy định bảo đảm an toàn giao thông.
- Học sinh biết thực hiện các quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.
- Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt.
II. Chuẩn bị:
- Biển báo hiệu nơi có đường sắt đi qua.
- Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga, tàu hoả.
- Bản đồ đường sắt Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1:Đặc điểm của giao thông đường sắt.
Giáo viên hỏi:
- Để vận chuyển người và hàng hoá, ngoài các phương tiện ô tô, xe máy, em nào biết còn có loại phương tiện nào? ( tàu hoả ).
- Tàu hoả đi trên loại đường như thế nào? ( đường sắt )
- Em hiểu thế nào là đường sắt?
( Là loại đường dành riêng cho tàu hoả, có hai thanh sắt nối dài còn gọi là đường ray)
- Em nào đã được đi tàu hoả, em hãy nói sự khác biệt giữa tàu hoả và ô tô?
( Tàu hoả gồm có đầu máy và các toa chở hàng, toa chở khách, toa chở được nhiều người và hàng hoá )
- Giáo viên dùng tranh đường sắt nhà ga, tàu hoả để giới thiệu.
- Vì sao tàu hoả phải có đường riêng?
- Khi gặp tình hướng nguy hiểm, tàu hoả có thể dừng ngay được không? Vì sao
( Không dừng ngay được vì tàu rấ dài, chở nặng, chạy nhanh nên khi dừng phải có thời gian để tàu đi chậm lại )
Hoạt động 2: Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta.
- Em nào biết nước ta có đường sắt đi từ đâu tới đâu?
( Giáo viên gợi ý cho học sinh dựa trên bản đồ đường sắt Việt Nam.
- Giáo viên dùng bản đồ giới thiệu 6 tuyến đường sắt là:
- Hà Nội - Hải Phòng
- Hà Nội - Thành Phố Hồ Chí Minh
- Hà Nội - Lào Cai
- Hà Nội - Lạng Sơn
- Hà Nội - Thái Nguyên
- Kép - Hạ Long
Hoạt động 3: Những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang
- Giáo viên hỏi
- Các em thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa? ở đâu?
- Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không?
- Khi đi đường gặp tàu hoả chạy cắt ngang đường bộ thì em phải tránh như thế nào?
( Tránh ít nhất cách 5 mét )
- Giáo viên giới thiệu biển báo hiệu GTĐB số 210 và 211
- Gọi 2 đến 3 học sinh nêu những tai nạn thường xảy ra trên đường sắt khi tàu chạy qua nếu đùa nghịch ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào?
- Giáo viên nêu vài ví dụ........
Kết luận: Không đi bộ, ngồi chơi trên đường sắt, không ném đất đá vào toa tàu........
Hoạt động 4: Luyện tâp:
Phát phiếu cho học sinh và yêu cầu: Ghi Đ vào chỗ đúng, ghi S vào chỗ sai.
1. Đường sắt là đường dùng chung cho các loại phương tiện giao thông
2. Đường sắt là đường dành riềng cho tàu hoả
3. Khi gặp tàu hoả chạy qua, em cần đứng cách xa đường tàu 5 m
4. Em có thể gồi chơi hoặc đi bộ trên đường sắt.
Gọi học sinh nêu kết quả và phân tích lý do em chọn
IV. Củng cố dặn dò
- Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả
- Cần nhớ những quy định trên để giữ an toàn cho mình và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
BGH Kí duyệt :
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHIEU L3 T22 HUE.doc