I. Mục tiêu
- Giúp HS: Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
- HS làm được một số bài toán nâng cao có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Bài luyện tập
Bài 1: HS đọc đề bài.
- GV cho HS thực hiện giải bài toán theo hai bước tính:
+ Tính số quyển vở trong mỗi thùng (2135 : 7 = 305 (quyển ))
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm 2012 - 2013 - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2013
Tiết 1-2: Toán (nâng cao)
GIảI TOáN Về TíNH TUổI
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng giải toán về tính tuổi cho HS.
- HS làm được một số bài toán nâng cao có liên quan đến tính tuổi.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập toán (tr53).
Bài 1: (Bài 299) Học sinh đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? (mẹ hơn con 25 tuổi)
+ Bài toán hỏi gì? (5 năm nữa mẹ hơn con bao nhiêu tuổi)
- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài.
- HS trả lời miệng và giải thích.
- Học sinh nhận xét, GV chốt ý đúng.
Bài 2: (Bài 300) Học sinh đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? (hiện tại mẹ hơn tổng số tuổi của 2 con là 20 tuổi)
+ Bài toán hỏi gì? (5 năm nữa mẹ hơn tổng số tuổi của 2 con là bao nhiêu)
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nhận xét kết quả và cách trình bày của bạn.
- GV chốt kết quả đúng. Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Bài 3: (Bài 302) Học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài:
Bài giải:
Tuổi của bố Mai là: 70 – 35 = 35 (tuổi)
Tuổi của Mai là: 35 – 30 = 5 (tuổi)
Tuổi mẹ Mai là: 35 – 5 = 30 (tuổi)
Bài 4: Hiện nay mẹ hơn con 24 tuổi. Biết tuổi con bằng tuổi mẹ. Hỏi hiện nay mẹ bao nhiờu tuổi? Con bao nhiờu tuổi?
- Gọi học sinh đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn HS vẽ được sơ đồ túm tắt và giải:
24 tuổi
Tuổi mẹ
Tuổi con
Coi tuổi mẹ là 1 phần thỡ tuổi con là 3 phần như thế. Nhỡn vào sơ đồ ta thấy:
Số phần tuổi mẹ hơn tuổi con là: 5 – 3 = 2 (phần)
Số tuổi ứng với 1 phần là: 24 : 2 = 12 (tuổi)
Tuổi con hiện nay là: 12 x 3 = 36 (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là: 12 x 5 = 60 (tuổi)
Đỏp số: 36 tuổi; 60 tuổi
Bài 5: Tổng số tuổi của hai bố con hiện nay là 55 tuổi, biết rằng tuổi con bằng tuổi bố. Tớnh tuổi bố, tuổi con hiện nay.
- Gọi học sinh đọc đề bài toán.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa tương tự như bài 4.
Bài 6: (Bài 306) Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
+ Hỏi: bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì các em đã được học?
( Thuộc dạng toán liên quan đến tìm một phần mấy của một số )
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Luyện từ và câu (nâng cao)
Ôn: nhân hóa- Cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
I. Mục tiêu
- Tìm được những sự vật được nhân hóa, cách nhân hóa trong bài thơ ngắn ngắn.
- Biết các trả lời câu hỏi Vì sao? Như thế nào?
- Đặt được câu cho bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? Như thế nào?
II. Đồ dùng dạy học : Sách bài tập nâng cao từ và câu; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1(tr47): HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
Đọc đoạn văn và bài thơ để thực hiện yêu cầu cảu bài. Cả lớp làm bài vào vở. 3 HS lên bảng thi làm bài.
Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
a) Những vật
được nhân hoá
b) Cách nhân hoá
Những vật ấy được gọi bằng
Những vật ấy được tả bằng
những từ ngữ
Chích chòe
thím
nhanh nhảu
Khướu
chú
lắm điều
Chào mào
anh
đỏm dáng
Cu gáy
bác
tràm ngâm
Bài tập 2: GV yêu cầu 1HS đọc, cả lớp đọc thầm, làm bài và chữa bài
Từng cặp HS trao đổi: 1 em đạt câu hỏi, 1 em trả lời.
Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm sau.
a, Vì cơn bão bất ngờ ập xuống, đoàn tàu phải nghỉ lại trên một hòn đảo hoang.
b, Trên các vách núi, những chùm phong lan đang khoe sắc màu rực rỡ.
c, Đàn cá khi thì bơi lội tung tăng, khi thì lao vun vút như những con thoi.
d, Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.
- HS đọc yêu cầu của đề bài. HS làm bài cá nhân và nêu ý kiến.
- GV nhận xét và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2013
Tiết 1: Toán (nâng cao)
ôN Về GIảI TOáN
I. Mục tiêu
Giúp HS: Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
- HS làm được một số bài toán nâng cao có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Bài luyện tập
Bài 1: HS đọc đề bài.
- GV cho HS thực hiện giải bài toán theo hai bước tính:
+ Tính số quyển vở trong mỗi thùng (2135 : 7 = 305 (quyển ))
+ Tính số quyển vở trong 5 thùng (305 x 5 = 1525 (quyển ))
Bài giải
Số quyển vở trong mỗi thùng là:
2135 : 7 = 305 (quyển )
Số quyển vở trong 5 thùng là :
305 x 5 = 1525 (quyển )
* Củng cố : Bài toán thuộc dạng toàn nào đã học.
Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 2: HS lập bài toán rồi giải theo hai bước :
+ Tìm số gạch trong mỗi xe ( 8520 : 4 = 2130 (viên))
+ tìm số gạch trong 3 xe ( 2130 x 3 = 6390 (viên)).
Bài 3: GV hướng dẫn giải bài toán theo hai bước :
+ Tính chiều rộng hình chữ nhật ( 25 – 8 = 17 (m))
+ Tính chu vi hình chữ nhật ((25 + 17) x 2 = 84 (m)).
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là :
25 – 8 = 17 (m)
Chu vi hình chữ nhật là :
(25 + 17) x 2 = 84 (m).
Bài 4: Gọi học sinh đọc đề bài toán
+ Bài toán cho biết gì? (chiều dài 234m; rộng = chiều dài)
+ Bài toán hỏi gì? (Chu vi khu đất?)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học
Tiết 2: Luyện từ và câu (nâng cao)
ôn tập
I. Mục tiêu
- Ôn tập về biện pháp nhân hoá, so sánh, dấu phẩy cho HS.
- Rèn kĩ năng làm bài và cách trình bày bài cho HS.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài. HS đọc đề bài.
Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh.
a. Mặt trời mới mọc đỏ ối.
b. Con sông quê em quanh co, uốn khúc.
c. Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông.
HS làm bài cá nhân.
3 HS lên bảng làm . Từng em đọc kết quả. GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng:
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài. HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở
- GV nhận xét, chữa bài.
Với mỗi trường hợp dưới đây, hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.
a. Tả một con vật.
b. Tả một đồ vật.
c. Tả một cây.
Bài 3: - HS đọc đề bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT, HS tự làm bài rồi chữa.
Em hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu dưới đây .
Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh...Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút.
Bài 4: Hãy xếp các từ ngữ sau vào hai nhóm: trẩy hội, hội làng, đại hội, hội nghị, dạ hội, vũ hội, hội đàm, hội thảo.
- HS tự làm bài rồi chữa.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
Tiết 3: Tập làm văn (nâng cao)
Tả cảnh đẹp quê hương
I. Mục tiêu
- Học sinh viết được một đoạn văn tả cảnh quê em vào ngày nắng đẹp.
- Rèn kĩ năng viết văn cho HS.
II. Chuẩn bị: Sách TV nâng cao.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Bài mới
- HS đọc đề bài: Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quờ hương. Một dũng sụng với những cỏnh buồm nõu rập rờn trong nắng sớm. Một cỏnh buồm xanh mướt thẳng cỏnh cũ bay. Một con đường làng thõn thuộc in dấu chõn quen. Một đờm trăng đẹp với những điệu hũ ... Em hóy tả lại một trong những cảnh đẹp đú.
+ Bài yêu cầu làm gì?
- GV nêu lại yêu cầu của đề bài.
* Gợi ý:
- Em hãy suy nghĩ, tưởng tượng chọn một cảnh đẹp mà em đãcó dịp quan sát.
- Cảnh đẹp đú như thế nào? ( Nhỡn từ xa như thế nào? Lại gần như thế nào?)
- Cú đặc điểm gỡ nổi bật?
- Cú những màu sắc, õm thanh gỡ?
- Cảnh đú gắn bú với thời thơ ấu của em ra sao?
* HS khá, giỏi nêu miệng một vài câu, lớp nhận xét.
- HS làm việc trong nhóm đôi, sửa câu cho nhau.
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét: Từ ngữ, cách dùng từ, đặt câu, ....
* HS làm bài vào vở. GV yờu cầu bài viết phải tả lại cảnh đú một cỏch hồn nhiờn, chõn thật. Cõu văn diễn đạt rừ ràng, mạch lạc, viết góy gọn; khụng mất lỗi chớnh tả và phải nờu được những nội dung chớnh.
- Sau đó trình bày bài làm của mình. GV nhận xét, sửa câu, từ cho HS.
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 22 háng 3 năm 2013
Tiết1: Toán
KIểM TRA ĐịNH Kì GIữA HọC Kì II
I. Mục tiêu
- HS củng cố cách đọc, viết, thực hiện tính các số có bốn chữ số.
- Đổi số đo độ dài, xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
- Nhận ra số góc vuông trong một hình. Giải bài toán có hai phép tính.
II. Đề BàI
Phần 1: Bài trắc nghiệm.
Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Số liền sau của 4279 là:
4278
4269
4280
4289
Trong các số 5864 ; 8654 ; 8564 ; 6845 ; số lớn nhất là:
5864
8654
8564
6845
Trong cùng một năm, ngày 23 tháng 3 là thứ ba, ngày 2 tháng 4 là:
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
4. Số góc vu”ng trong hình bên là:
A 2
C 3
B 4
D 5
5. 9m 5cm = cm. số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
14
95
950
905
Phần 2: Bài tự luận:
6. Đặt tính rồi tính:
6947 + 3528
8291 – 635
2817 x 3
9640 :5
7. Có 5 thùng, mỗi thùng chứa 1106l nước. Người ta lấy ra 2350l nước từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít nước ?
III. Hướng dẫn đánh giá :
Phần 1: ( 3 điểm ).
Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được điểm. Các câu trả lời đúng là: Bài 1: C ; bài 2: B ; bài 3: C ; bài 4: B ; bài 5: C
Phần 2: ( 7 điểm ) 8. ( 4 điểm ); 9.( 3 điểm ).
Tiết 2: Tự nhiên - Xã hội
Cá
I. Mục tiêu :
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn bài mới
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: làm việc theo cặp
- GV yêu cầu từng cặp học sinh quan sát hình trong SGK trang 100, 101 thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ, nói tên các con cá có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng
+ Bên ngoài cơ thể của chúng thừơng có gì bảo vệ. Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
Bước 2: Làm việc cả lớp:
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận ( SGK )
* Hoạt động 2: thảo luận cả lớp
GV đặt vấn đề để học sinh cả lớp thảo luận:
- Kể tên một số loại cá sống ở nước ngọt, sống ở nước mặn
- Nêu ích lợi của cá
- Giới thiệu về hoạt động nu”i và đánh bắt cá ở nước ta
* Kết luận:
- Phần lớn các loại cá được dùng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Nước ta có nhiều sông, hồ và biển nên rất thuận tiện trong việc nuôi cá.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
Họp lớp
I. Mục tiêu
- Tổng kết các hoạt động của 2 tuần đầu tháng 3, nêu những ưu- nhược điểm trong tuần.
- Đề ra phương hướng và kế hoạch hoạt động cho tuần tới.
II. Lên lớp
1. GV nêu mục đích - yêu cầu tiết học.
2. Nội dung.
a. Lớp trưởng báo cáo kết quả các mặt hoạt động trong 2 tuần đầu của tháng3.
- Đi học đúng giờ: Những bạn nào hay đi muộn?
- Xếp hàng đầu giờ: Đã thực hiện nghiêm túc chưa? Bạn nào hay xô đẩy nhau?
- Truy bài: Đã thực hiện tốt chưa? Bạn nào hay nói chuyện?
- Trực nhật: Sạch sẽ song bên cạnh đó các bạn còn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, còn vất giấy bừa bãi.
- Hiện tượng ăn quà vặt.
- Đồng phục: Trong tháng bạn nào hay quên mặc đồng phục?
- Thể dục và múa hát giữa giờ: Xếp hàng...
b. GV nhận xét chung.
- Đồ dùng học tập: ...
- Vệ sinh: ....
- Học bài và làm bài: ......
- Tuyên dương những thành tích HS đã đạt được, ghi nhận sự cố gắng của các em. Rút kinh nghiệm những việc chưa đạt được để cố gắng tháng sau.
- Nêu phương hướng và kế hoạch hoạt động cho tháng sau: Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp học tập và những quy định chung của nhà trường.
- Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, chuẩn bị bài ở nhà
c. Xếp loại thi đua của từng tổ:
Tổ 1: Tổ 2:
Tổ 3: Tổ 4:
- GV nêu kế hoạch và phương hướng hoạt động tuần tới:
+ Tiếp tục duy trì nề nếp học tập tốt.
+ Tăng cường ôn tập chuẩn bị thi giữa học kì II.
+ Thực hiên tốt phong traog rèn chữ, giữ vở cho tốt.
BGH ký duyệt:
...........................................................................
...........................................................................
...........................................................................
............................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA Chieu T26.doc