Giáo án các môn học lớp 3 - Năm 2012 - 2013 - Tuần 28

I. MỤC TIÊU

- HS luyện đọc, viết số và nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000

- Tìm thành phần chưa biết.

- Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, phiếu học tập và sách BT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

 2. Hướng dẫn luyện tập

Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn cách làm phần a: Nêu quy luật: Dãy các số liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. HS điền số: 3897; 3898; 3899; 3900; 3991, 3992

HS tự làm phần b, c tương tự.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm 2012 - 2013 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2013 Tiết 1: Thủ công (Đ/c Hoàng Anh dạy) Tiết 2: Đạo đức Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (T1) I. Mục tiêu Học sinh hiểu - Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.Vì vậy phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước. - Biết sử dụng tiết kiệm nước - Có thái độ phản đối hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước. * GDKNS: - KN trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở trường và ở nhà. - KN bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm nước. - KN đảm nhận trách nhiệm. II. Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn bài mới Hoạt động 1: Xem tranh ảnh. a. Yêu cầu các nhóm học sinh xem tranh trong SGK và thảo luận trong nhóm. b. Các nhóm độc lập thảo luận về nội dung của các bức tranh trong SGK. c. Một số nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung.. d. Kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, đảm bảo cho trẻ sống và phát triển tốt. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - GV: Cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn để xử lý các tình huống sau: a. Tắm rửa cho trâu, bò ở cạnh giếng nước. b. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ. c. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng d. Để vòi nước chảy chàn bể mà không khoá lại e. Không vứt rác bừa bãi trên sông, hồ, biển. - Một số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV kết luận. Hoạt động 3: thảo luận nhóm bàn. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau: + Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay vừa đủ dùng. +Nước sinh hoạt nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm. + ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào ? - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận.( SGK ) 3. Hướng dẫn học sinh thực hành Tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm cách sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nguồn nươcsinh hoạt ở gia đình và nhà trường. Tiết 3: Tiếng Anh (GV Tiếng Anh dạy) Thứ ba ngày 2 tháng 4 năm 2013 Tiết1: Luyện đọc Cuộc chạy đua trong rừng I. Mục tiêu. - Rèn cho HS kĩ năng đọc đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. - Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con. - Hiểu nội dung câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. II. Đồ dùng dạy học: SGK, sách luyện tập TV. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn luyện đọc. + GV đọc mẫu lại toàn bài. - HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài kết hợp trả lời câu hỏi. Đoạn 1: - Ngựa con chuẩn bị cho hội thi như thế nào? ( sửa soạn mải mê soi bóng, cái bờm chải chuốt.) GV: Ngựa con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻ đẹp bề ngoài Đoạn 2: - GV hỏi ngựa cha khuyên nhủ con điều gì? ( đến bác thợ rèn xem lại bộ móng) - Nghe cha nói ngựa con phản ứng ntn? ( ngúng nguẩy, đầy tự tin: Con nhất định sẽ thắng) Đoạn 3,4: - Vì sao ngựa con không đật kết quả cao trong hội thi? ( Không chuẩn bị sửa sang bộ móng, không nghe lời cha) - Ngựa con rút ra bài học gì? ( Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất) 3. Luyện đọc lại HS luyện đọc phân vai cả bài. 4. Củng cố dặn dò Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận. Tiết 2: Thể dục (GV chuyên dạy) Tiết 3: Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS luyện tập các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm trong sách bài tập Toán. Bài 1: HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu của bài. 1. GV viết bảng: 9998 ... 9912, 9790 ... 9786 3772 ... 3605 8513 ... 8502 76200 ... 76199 4597 ... 5974 8655 ... 8032 GV yêu cầu HS so sánh( điền dấu >, <, =) GV chữa bài HS nhận xét : + Hai số có cùng chữ số +So sánh từng cặp chữ số Bài 2: GV cho HS làm tiếp: So sánh 100000 ... 99999, 937 ... 20351 97366 ... 100000, 98087 ... 9999 HS nhận xét: Đếm chữ số của 2 số Bài 3: HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu của bài GV chữa bài VD: số lớn nhất là: 91378 Bài 4: HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu của bài GV chữa bài VD a. 8258, 1699, 30620 , 31855. b. 76253 , 65372, 56372, 56273. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2013 Tiết 1: Toán Luyện tập I. Mục tiêu - HS luyện đọc, viết số và nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000 - Tìm thành phần chưa biết. - Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập và sách BT. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn cách làm phần a: Nêu quy luật: Dãy các số liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. HS điền số: 3897; 3898; 3899; 3900; 3991, 3992 HS tự làm phần b, c tương tự. GV chữa bài. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. Cho HS nêu cách tìm x. Tìm số hạng. x + 1536 = 6924 Tìm số bị trừ: x – 636 = 5618 Tìm thừa số: X x 2 = 2826 Tìm số bị chia: x : 3 =1628 - HS làm bài. GV chữa bài. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. Tìm hiểu bài: Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng toán nào? - HS tự làm bài. GV chữa bài: Bước 1: đào một ngày được: 315 : 3 = 105( m ) Bước 2: đào 8 ngày được: 105 x 8 = 864 ( m ) Bài 4: Ghép hình. GV cho HS tập ghép hình theo mẫu. GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò Cho HS về làm ở vở bài tập Tiết 2: Luyện từ và câu ôn Nhân hoá ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? I. Mục tiêu. - Tiếp tục ôn về nhân hoá đã học ở buổi sáng. - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? - Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy, chấm than. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập và sách BT Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách bài tập Tiếng Việt. Bài 1:Trong những câu thơ sau, cây cối, sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì? - HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài, chữa bài: Bèo : tôi Xe lu : tớ => như người bạn gần gũi. Bài 2: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? - HS đọc yêu cầu của bài, làm bài. - Lớp nhận xét, chốt lời giải đúng, cả lớp làm vào vở bài tập. VD : Con phải đến bàc thợ rèn để xem lại bộ móng Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài HS làm bài. Chữa bài. 3. Củng cố dặn dò Lưu ý cho HS cách phát hiện các hiện tượng nhân hoá con vật, sự vật khi đọc thơ, văn. Chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Toán Ôn tập các số trong phạm vi 100 000 I. Mục tiêu - HS luyện đọc, viết số và nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000. - Tìm thành phần chưa biết. - Luyện giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập Toán. Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Nội dung ôn tập: Hướng dẫn HS làm trong sách bài tập Toán Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. GV hướng dẫn HS cách làm, HS tự làm. GV chữa bài. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. Cho HS nêu cách tìm x. HS làm bài. GV chữa bài. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. HS làm bài. GV chữa bài: Số mét đội công nhân đào trong một ngày được là: 315 : 3 = 105( m ) Số mét đội công nhân đào trong đào 8 ngày được: 105 x 8 = 864 ( m ) Đáp số: 864 m Bài 4: Ghép hình GV cho HS tập ghép hình theo mẫu. GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. Cho HS về làm ở vở bài tập. Thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2013 Tiết 1: Luyện chữ đi hội chùa hương I. Mục tiêu. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 4 khổ thơ đầu của bài. Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn tr/ ch hoặc ưt/ ưc. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn bài tập cần làm. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Chuẩn bị GV đọc 1 lần đoạn thơ. 2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK. Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: + Những từ nào trong bài được viết hoa? (chữ cái đầu dòng, tên bài) HS đọc thầm đoạn thơ, phát hiện những chữ khó viết, luyện viết ra bảng con. - HS tự viết nháp những từ hay mắc lỗi khi viết bài. b) GV đọc cho HS viết. - Đọc lại cho HS soát bài. c) Chấm, chữa bài. GV chấm 5 - 6 HS và nhận xét chung. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập : HS đọc bài tập 2 (sách luyện tập TV). GV treo bảng phụ, HS đọc lại. - HS làm bài cá nhân. 2 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức, đại diện đọc kết quả. Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm, số từ điền đúng) GVchốt lời giải đúng, sau đó HS đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: trông, chớp, trắng, trên. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 2: Tự nhiên - Xã hội mặt trời I. Mục tiêu - HS biết mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt sưởi ấm trái đất. - Biết vai trò của mặt trời đối với sự sống trên Trái đất. - Kể về một số việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng: Sử dụng hình SGK III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Bước 1: Làm việc nhóm. - HS quan sát hình SGK. Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? Khi đi ra ngoại trời nắng ta thấy như thế nào? Nêu VD chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sángvừa toả nhiệt. Bước 2: Làm việc cả lớp. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. HS nhận xét bổ sung. * GV kết luận: như SGK Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời. Bước 1: Quan sát xung quanh trường. Nêu VD về vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất. Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra? Bước 2: Cả lớp Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. HS nhận xét bổ sung. * GV kết luận: như SGK 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét gìơ học. GV lưu ý HS về một số tác hại của ánh sáng mặt trời. Chuẩn bị bài hôm sau. Tiết 3: Sinh hoạt tập thể Hoạt động sao nhi đồng I.Mục tiêu. - Giúp HS trao đổi với nhau những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong học tập và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. - Giáo dục HS thích tham gia hoạt động tập thể, thích bày tỏ các ý kiến của mình với bạn bè. - HS tự tìm cho mình những bạn có cùng sở thích, tạo thành nhóm vui chơi. II. Nội dung 1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: - Tổ chức cho HS múa, hát các bài về chủ đề đoàn- đội. - GV nêu qua cho HS biếtíy nghĩa của Đoàn - Đội. -Tổ chức văn nghệ. - Lần lượt HS trình diễn cá bài múa, hát mà mình đã sưu tầm. Cả lớp nhận xét: + Đã đúng chủ đề chưa? + Thể hiện có hay không? GV nhận xét chung và biểu dương HS. 3. Sinh hoạt lớp. a,GV yêu cầu tổ trưởng tổ theo dõi nhận xét các mặt hoạt động của cá nhân- tổ. Nội dung nhận xét: -Việc thực hiện nội quy của trường, lớp. -Nề nếp học tập, làm bài tập. -Nề nếp ra vào lớp, truy bài đầu giờ. -Nề nếp thể dục vệ sinh, hát đầu giờ. b, GV nhận xét tổng hợp chung các mặt hoạt động của lớp, của cá nhân , của tổ. * Ưu điểm: Thực hiện tốt các quy định của nhà trường, của lớp: ....... Tích cực học tập tốt: ......... * Tồn tại : Một số em còn thiếu đồ dùng dụng cụ học tập: ....... Một số em còn đi muộn: ....... Đặc biệt một số em chưa tích cực trong học tập: ....... c, Xếp loại chung các tổ Tổ 1: Xếp thứ : Tổ 3: Xếp thứ : Tổ 2: Xếp thứ : Tổ 4: Xếp thứ : d, Công tác tuần tới Tiếp tục duy trì và phát huy nề nếp đã đạt được. Phát động phong trào thi đua học tập. Thực hiện nề nếp VSCĐ. * Kết thúc: Cả lớp cùng hát bài "Em yêu trường em" BGH kí duyệt: ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ..................................................................................................................... ....................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA Tuan 28 buoi2.doc
Tài liệu liên quan