I. MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc trôi chảy và đọc hay cho học sinh .
- Hiểu nội dung bài học. Biết được phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a.
- Các KNS được giáo dục: Xác định giá trị; Giao tiếp; Lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ( SGK, sách luyện tập TV)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc
a. GV đọc mẫu lại toàn bài.
b. GV hướng dẫn luyện đọc.
- Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc. GV theo dõi, sửa sai.
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
+ Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh.
+ Đại diện nhóm đọc trước lớp. GV kết hợp hỏi các câu hỏi:
+ 2 người khách quý được nhà vua tiếp đón như thế nào?
( Mời vào, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý hiếm)
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: Toán
Ôn giải Bài toán bằng hai phép tính
I. Mục tiêu
Ôn tập để củng cố kỹ năng giải bài toán bằng hai phép tính.
HS biết giải và trình bày bài giải của mình trong sách bài tập.
II. Đồ dùng dạy học: (Sách bài tập toán)
III. Hướng dẫn làm bài tập.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập ( Hướng dẫn học sinh làm sách bài tập và sách luyện tập toán)
Bài 1: HS đọc đề bài, GV hỏi:
+ Bài toán cho biết gì? ( Sáng bán 26kg đường, chiều bán gấp đôi ... )
+ Bài toán hỏi gì? ( Cả hai buổi bán ... ? kg)
+ Muốn tìm số đường bán cả hai buổi ta phải biết gì?
HS tự trình bày bài giải
- 1 HS lên bảng làm; lớp nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Số kg đường buổi chiều bán là:
26 x 2 = 52 (kg)
Số kg cả hai buổi bán là:
26 + 52 = 78 (kg)
Đáp số: 78kg
Bài 2: “ Một đàn gà có 27 con gà trống, số gà mái gấp 3 lần số gà trống. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con?”
HS đọc đề toán.
GV hướng dẫn HS giải bài toán qua 2 bước:
Bước 1: Tìm số gà mái: 27 x 3 = 61
Bước 2: Tìmsố gà cả đàn: 27 + 61 = 88
HS tự giải vào vở, chữa chung.
Bài 3: (HS làm bài 17 - tr32)
- HS làm rồi chữa bài:
Số HS trung bình là: 32 : 4 = 8 (HS)
Số HS khá giỏi là: 32 - 8 = 24 (HS)
Bài 4: (HS làm bài 19 - tr33)
- HS làm rồi chữa bài: a, sai b, đúng
3. Củng cố, dặn dò
GV củng cố nội dung bài học.
- GV hệ thống lại kiến thức cần ghi nhớ.
- Dặn dò học sinh.
Tiết 2: Hoạt động tập thể
Trò chơi: chạy tiếp sức
- GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi.
- Nghe hiệu lệnh HS nhanh chóng xếp vào hàng. GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi.
- GV nhắc HS chú ý đảm bảo trật tự, kỉ luật và phòng tránh chấn thương. Đặc biệt không được ngáng chân, ngáng tay cản đường chạy của các bạn.
Tiết 3: Luyện đọc
Đất quý đất yêu
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc trôi chảy và đọc hay cho học sinh .
- Hiểu nội dung bài học. Biết được phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a.
- Các KNS được giáo dục: Xác định giá trị; Giao tiếp; Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học: ( SGK, sách luyện tập TV)
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc
a. GV đọc mẫu lại toàn bài.
b. GV hướng dẫn luyện đọc.
Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc. GV theo dõi, sửa sai.
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
+ Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh.
+ Đại diện nhóm đọc trước lớp. GV kết hợp hỏi các câu hỏi:
+ 2 người khách quý được nhà vua tiếp đón như thế nào?
( Mời vào, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý hiếm)
+ Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra ?
( Viên quan bảo khách dừng lại, ....... cạo sạch đất ở đế giày)
+ Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ?
( Vì họ coi đất quê hương là thiêng liêng cao quý nhất)
+ Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-avới quê hương như thế nào ?
( Họ coi đất đai là tài sản quý giá thiêng liêng nhất )
- Hướng dẫn thi đọc đoạn 2 (Phân biệt lời nhân vật và lời dẫn chuyện)
- Bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS luyện đọc lại cả bài.
* HS làm bài tập trong sách luyện tập TV.
GV theo dõi chung.
3. Củng cố, dặn dò HS: Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh.
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: Toán (nâng cao)
Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu
- Củng cố, nâng cao, mở rộng cho HS nắm được cách giải bài toán bằng 2 hay nhiều phép tính.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng và sách luyện tập toán.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm các bài tập sau:
Bài 1: (Bài 20- tr33 - LTT): HS đọc đề bài.
- Tự làm bài, GV chữa chung:
Số trước khi thêm 9 là: 64 - 9 = 55
Số phải tìm là: 55 : 5 = 11
Bài 2: (Bài 287- tr45- toán BD): HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì?
(Có 45 HS, trong đó: .... đạt điểm 10; .... đạt điểm 9; ... đạt điểm 8; còn lại là điểm 7.)
+ Bài toán hỏi gì? (HS: ... ?đạt điểm 10; .... ?đạt điểm 9; .... ? đạt điểm 8; ...?đạt điểm 7)
- HS tự làm, GV chữa chung.
Bài 3: (Bài 288- tr45- toán BD): HS đọc đề bài.
Tóm tắt: Có 25 quả cam và 75 quả quýt.
Sau khi bán, còn lại: số quả cam; số quả quýt.
Bán: .... ? quả cam, .... ? quả quýt.
HD giải: Số cam còn lại là: 25 : 5 = 5 (quả)
Số cam mẹ đã bán là: 25 - 5 = 20 (quả)
Số quýt còn lại là: 75 : 5 = 15 (quả)
Số quýt mẹ đã bán là: 75 - 15 = 60 (quả)
Bài 4: (Bài 292- tr45- toán BD): HS đọc đề bài.
8kg
? kg
HD tóm tắt:
Túi thứ nhất:
Túi thứ hai:
- HS giải, Gv chữa chung:
Số kg gạo túi thứ 2 có là: 8 x 3 = 24 (kg)
Cả hai túi có là: 24 + 8 = 32 (kg)
Đáp số: 32kg
3. Củng cố, dặn dò
- Củng cố dạng toán và cách giải.
- Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh.
Tiết 2: Luyện từ và câu (nâng cao)
Mở rộng vốn từ quê hương
Ôn tập câu: "Ai làm gì ? "
I. Mục tiêu
- Củng cố mẫu câu Ai - làm gì ?
- HS nhận biết được các câu theo mẫu Ai – làm gì? và tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Ai – làm gì?
- Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu câu Ai – làm gì?
II. Đồ dùng dạy học: Sách Tiếng Việt nâng cao
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài1: (BT2-TV nâng cao- tr91)
a) Gạch dưới những thành ngữ nói về quê hương.
Non xanh nước biếc, thức khuya dậy sớm, non sông gấm vóc, thẳng cánh cò bay, học một biết mười, chôn rau cắt rốn, làng trên xóm dưới, dám nghĩ dám làm, muôn hình muôn vẻ, quê cha đất tổ.
b) Tập đặt câu với thành ngữ " Quê cha đất tổ ". (Gợi ý: " Quê cha đất tổ " chỉ mảnh đất nơi tổ tiên, ông bà ta sinh sống từ lâu đời).
Bài 2: HS làm bài trong sách BT trắc nghiệm Tiếng Việt.
GV và HS chữa bài:
+ Trên cánh đồng, những con chim gáy đang sải cánh bay.
+ Ngoài xa, những con sóng sô nhau tạt vào bờ.
+ Mọi người rì rầm trò chuyện.
+ Những chú gà chạy lon ton trước nhà.
Bài 3: HS đọc thầm và nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dần mẫu 1câu : Đàn bọ ngữa mới nở chạy tíu tít, dàn quân ra khắp cây tranh. (Thuộc mẫu câu: Ai – làm gì?)
- Đoạn văn này có mấy câu? Xác định từng câu thuộc mẫu câu gì? Sau đó chỉ rõ bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? hoặc làm gì ?
HS làm bài - Chữa bài.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài tập.
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu), kể về một trong các công việc sau:
a) Việc trực nhật lớp của tổ em.
b) Việc chăm sóc vườn trường của lớp em.
Trong đoạn văn, có sử dụng kiểu câu Ai - làm gì?
HS làm bài - Đọc bài làm của mình, lớp nhận xét chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Hoạt động tập thể
(Đ/c Thanh dạy)
Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: Toán (nâng cao)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Củng cố dạng toán quan hệ giữa các phép tính.
- HS làm được một số bài toán phối hợp bốn phép tính..
II. Đồ dùng dạy học: Toán bồi dưỡng và BT toán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm một số bài tập sau.(sách bài tập - tr 61)
Bài 1: Tính nhẩm .Học sinh nêu yêu cầu của bài.
HS tính nhẩm ghi kết quả vào sách bài tập, sau đó lần lượt đọc kết quả
Cả lớp nghe và nhận xét.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
HS làm bài, chữa chung:
8 + 8 = 16 32 + 8 = 40 56 + 8 = 64
16 + 8 = 24 40 + 8 = 48 64 + 8 = 72
- Củng cố kĩ năng nhân nhẩm cho HS.
Bài 3: GV nêu đề bài: "Tìm một số, biết số đó nhân với 4 rồi lấy tích trừ đi 20 thì được kết quả là 4."
- HS đọc lại đề bài.
+ Bài toán thuộc dạng nào? (giải ngược từ cuối lên)
- HS nêu cách giải, sau đó làm bài vào vở.
- HS trình bày bài làm, lớp nhận xét, chữa chung.
Bài 4: HS đọc đề bài.
Minh nghĩ một số, số đó bằng tổng của 125 và 100 rồi bớt đi 150. Hỏi số Minh nghĩ là số nào?
- HS làm bài rồi chữa chung.
Bài 5: Huyền nghĩ một số, biết rằng nếu số đó thêm 9 và 9 bớt đi số đó thì hai kết quả tìm được như nhau. Hỏi số Huyền nghĩ là số nào?
- GV hướng dẫn trả lời: Số Huyền nghĩ là 0. Vì: 0 + 9 = 9 - 0
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Hoạt động tập thể
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
- GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- GV phổ biến cách và luật chơi. HS tự chơi.
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần).
Tiết 3: Tập làm văn (nâng cao)
Giới thiệu về quê hương em
I. Mục tiêu
- Học sinh biết viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương mình.
- Qua đó giáo dục HS có ý thức yêu quê hương, hiểu được quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta lớn khôn.
- Rèn kĩ năng làm bài văn cho HS.
II. Chuẩn bị: Sách TV nâng cao
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Bài mới
* HS làm đề 2 TV nâng cao (Tuần 10)
- HS đọc đề bài.
+ Bài yêu cầu làm gì? (Viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em.)
- GV nêu lại yêu cầu của đề bài.
*GV giảng: Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên. Ai cung có một quê hương để thương, để nhớ. Các em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương và nêu tình cảm yêu thương, gắn bó của em đối với quê hương. Các em cỏ thể dựa vào câu hỏi sau để viêt thành một đoạn văn từ 7 - 10 câu.
Gợi ý hướng dẫn:
+ Quê hương em ở đâu?
(HS có thể viết: Quê em là một vùng nông thôn có nhiều cảnh đẹp. .....)
+ Cảnh vật quê em như thế nào?
( đầm sen, đồng lúa, con đường làng, cây đa, mái đình, ....)
+ Em thích cảnh vật nào ở quê em? Vì sao?
+ Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào? Em mong muốn điều gì cho quê hương?
- HS khá, giỏi nêu miệng một vài câu, lớp nhận xét.
- HS giới thiệu trong nhóm đôi, sửa câu cho nhau.
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét: Từ ngữ, cách dùng từ, đặt câu, ....
* HS làm bài.
- Sau đó trình bày bài làm của mình. GV nhận xét, sửa câu, từ cho HS.
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: Toán
Luyện tập về phép nhân
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Biết vận dụng vào giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: (Sách bài tập)
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập (tr63)
Bài 1: Tính
HS nêu yêu cầu của bài - thực hành làm bài và chữa bài
GV củng cố cách nhân qua 2 bước.
Bài 2: HS đặt tính và tính.
GVchữa bài. GV củng cố bài.
Bài 3: HS đọc đề bài toán, tóm tắt rồi giải
Có: 8 hàng
Mỗi hàng: 105 vận động viên.
Tất cả: .... ? vận động viên.
HS lên bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét chữa bài
GV củng cố bài toán: Bài toán giải bằng một phép tính
Bài 4: Tìm x
a, x : 4 = 102 b, x : 7 = 118
HS làm rồi chữa
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Luyện chữ
Đất quý đất yêu
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong bài Đất quý đất yêu.
- Làm đúng bài tập điền các tiếng có âm, vần dễ lẫn vào chỗ trống.
II. Đồ dùng dạy học: Sách Luyện tập TV.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
HS viết bảng con: vùng nọ, cơm nắm, giãy nảy, lạch cạch
GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh nghe - viết
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- GVđọc đoạn văn chuẩn bị viết cho học sinh nghe. ( đoạn 2)
- Gọi một HS đọc lại.
+ GV hỏi: Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra ?
( Viên quan bảo khách dừng lại, ....... cạo sạch đất ở đế giày)
+ GV hỏi: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ?
( Vì họ coi đất quê hương là thiêng liêng cao quý nhất)
+ Bài chính tả này có mấy câu?
+ Những chữ nào cần viết hoa? ( Đầu câu )
- HS viết từ khó ra bảng con.
- Nhận xét, lưu ý chữ viết.
- GV đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả.
* Chấm,chữa bài GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét.
c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (Sách Luyện tập TV.)
Bài 1:
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Gọi 2 HS lên bảng, GV nhận xét và chữa bài.
- Học sinh đọc lại lời giải đúng.
Từ cần điền là: gì, dẻo, ra, duyên. ( cây mây)
Bài 2:
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm vào vở bài tập, gọi học sinh lên bảng chữa bài.
- Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
- Học sinh đọc lại kết quả đúng để ghi nhớ.
Các từ là: mắc, bắc, gặt, ngắt.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
hoạt động sao nhi đồng
I. Mục tiêu.
- Giúp HS trao đổi, thực hiện các bài múa, hát có nội dung nói về các thầy cô giáo.
- Giáo dục HS yêu thích văn nghệ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
- HS tự tìm cho mình những bạn có cùng sở thích, tạo thành nhóm vui chơi.
II. Chuẩn bị
HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ như đã dặn ở hôm trước.
III. Các hoạt động cụ thể.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Sinh hoạt theo chủ đề: HS trao đổi, biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
- GV nêu sơ qua ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam.
- Cho HS luyện tập các tiết mục văn nghệ đã chọn.
* HS trao đổi theo nhóm:
- Các nhóm tập hát, chọn bài hay nhất lên biểu diễn.
- Sau đó các nhóm lên trình diễn.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn tiết mục hay.
- GV khen ngợi biểu dương.
- Cuối cùng cho cả lớp hát 1-2 bài đồng thanh.
3. Sinh hoạt lớp
- GV nhận xét một số ưu, khuyết điểm trong tuần.
+ Nề nếp học tập:
+ Nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, xếp hàng đầu giờ học và cuối giờ học.
- GV nêu phương hướng tuần tới:
+ Tiếp tục thực hiện nề nếp học tập cho tốt.
+ Thự hiện xếp hàng ra,vào lớp cho tốt.
+ Tích cực tham ra các trò chơi dân gian, hoạt động tập thể.
BGH kí duyệt:
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 11 - buoi2.doc