Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 14

 I. MỤC TIÊU

 - Học sinh viết được một đoạn văn tả cánh đồng lúa quê em vào ngày nắng đẹp.

 - Rèn kĩ năng viết văn cho HS.

II. CHUẨN BỊ: Sách TV nâng cao.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài

 GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

 2. Bài mới

 * HS làm đề 4 TV nâng cao (Tuần 11)

 - HS đọc đề bài: Em hãy tả dòng sông quê em vào ngày nắng đẹp.

 + Bài yêu cầu làm gì? ( tả dòng sông quê em vào ngày nắng đẹp)

 - GV nêu lại yêu cầu của đề bài.

 

doc11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012 Tiết 1: Toán Ôn tập đơn vị đo khối lượng I. Mục tiêu. - Củng cố đơn vị đo khối lượng và cách so sánh các khối lượng thông qua việc làm các bài tập ở sách bài tập. - Củng cố các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng, và giải toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm trong sách bài tập. Bài1: HS đọc yêu cầu của bài HS làm mẫu câu thứ nhất, thống nhất kết quả so sánh: 744 g > 474 g HS nêu cách làm câu thứ 2: thực hiện phép cộng số đo khối lượng ở vế trái rồi so sánh HS tự làm vào vở bài tập. * Củng cố bài 1: Tính kết quả ở mỗi vế rồi so sánh. Bài 2: HS đọc kĩ bài toán rồi gọi HS nêu cách làm Tính xem 6 gói nặng bao nhiêu gam? HS làm bài - chữa bài - củng cố lại bài toán giải bằng 2 phép tính Bài 3: HS đọc đề bài. Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? HS nêu các bước giải: Tìm số đường còn lại nặng bao nhiêu gam, Tìm mỗi túi nhỏ nặng .... g? 2HS lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập. 1 kg = 1000 g Số đường còn lại là: 1000 - 400 = 600 (g) Mỗi túi đường nhỏ cân nặng là: 600 : 2 = 300 (g) GV và HS nhận xét , chữa bài. Bài 4: HS đọc đề bài. Hướng dẫn tóm tắt. HS làm vào vở bài tập rồi chữa. Bài giải Số kg gạo nếp là: 9 x 5 = 45 (kg) Số kg gạo và đỗ là: 9 + 45 = 54 (kg) Đáp số : 54 kg. 3. Củng cố, dặn dò. GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh. Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: Chạy tiêpsức - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Chạy tiếp sức. - GV cho HS xếp 2 hàng, phổ biến lại cách và luật chơi. - HS chơi trò chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Tiết 3: Luyện đọc Người liên lạc nhỏ I. Mục tiêu. - Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc thông thạo, đọc hay cho HS. - HS cảm nhận được anh Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường bảo vệ cán bộ cách mạng II. Dồ dùng dạy học: SGK + Luyện tập TV. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn luyện đọc a) GV đọc mẫu lại toàn bài một lần. b) GV hướng dẫn luyện đọc. + Đọc từng đoạn trước lớp. HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Nhắc nhở các em đọc đúng một số câu văn SGK. HS đọc xong mỗi đoạn cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đó. Chẳng hạn: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? ( Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới. Vì đây là vùng người Nùng ở nên dễ dàng che mắt địch) Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? ( Đi cẩn thận gặp điều gì KĐ huýt sáo làm hiệu để cho ông ké tránh kịp thời) Tìm những chi tiết nói lên sư nhanh trí của anh KĐ khi gặp địch? + KĐ nhanh trí thông minh: * Gặp địch, không hề nao núng bối rối sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo * Địch hỏi, KĐ nhanh trí trả lời: đón Thầy mo vế cúng cho mẹ ốm * Trả lời xong thản nhiên gọi ông ké đi tiếp: Già ơi ! Ta đi thôi ! - Sự nhanh trí thông minh của anh KĐ khiến bọn giặc không nghi ngờ.KĐ dũng cảm dũng cảm vì còn còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh đối phó, bảo vệ cán bộ. + Đọc từng đoạn trong nhóm. + Thi đọc trước lớp, nhận xét cho điểm. - Hướng dẫn đọc phân biệt lời các nhân vật (2 nhóm đọc phân vai) - HS chia nhóm mỗi nhóm 3 em tự phân vai (Người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng) Hai nhóm thi đọc toàn truyện theo vai. Bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Một HS đọc cả bài. * HS làm bài tập trong sách luyện tập TV. 3 Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh. Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012 Tiết 1: Toán Ôn giải toán về nhiều hơn, ít hơn (tiếp) I.. Mục tiêu Củng cố kỹ năng giải bài toán về so sánh nhiều hơn, ít hơn. HS làm được một số bài toán nâng cao có nhiều phép tính. II. Dồ dùng dạy học: Sách Toán BD + Luyện tập Toán. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Bài tập (HD làm các bài trong sách luyện tập toán và toán bồi dưỡng ) Bài 1: Tổ một và tổ hai của lớp 3C tham gia lao động. Tổ một có ít hơn tổ hai 4 bạn. Hỏi phải chuyển từ tổ hai sang tổ một mấy bạn học sinh để hai tổ có số học sinh bằng nhau? - HS nối tiếp nhau đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 4 bạn + HD tóm tắt: Tổ 1: Tổ 2: - HS giải: Để hai tổ có số học sinh bằng nhau thì tổ 2 phải chuyển sang tổ 1 số bạn là: 4 : 2 = 2 (bạn) * Củng cố giải toán nhiều hơn, ít hơn. Bài 2: Hai ngăn tủ có một số quyển sách. Biết rằng ngăn thứ nhất nhiều hơn ngăn thứ hai 10 quyển sách. Hỏi phải chuyển bao nhiêu quyển sách từ ngăn thứ nhất sang ngăn thứ hai để số sách của hai ngăn tủ bằng nhau? - HS nối tiếp nhau đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + HS làm tương tự bài 1. GV chữa: Để số sách của hai ngăn tủ bằng nhau thì ngăn thứ nhất chuyển sang ngăn thứ hai là: 10 : 2 = 5 (quyển) Bài 3: Mai có ít hơn Hằng 7 cái nhãn vở, Hằng lại ít hơn Lan 5 cái nhãn vở. Hỏi Mai ít hơn Lan mấy cái nhãn vở? - HS nối tiếp nhau đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 7 cái 5 cái + HD tóm tắt: Mai: Hằng: Lan: - HS nhìn vào sơ đồ để giải: Mai ít hơn Lan: 7 + 5 = 12 (nhãn vở) - Sau đó GV chữa bài. Bài 4: Lan cho Mai 6 bông hoa, Mai lại cho Đào 3 bông hoa thì mỗi bạn có 13 bông hoa. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có mấy bông hoa? HS đọc đề bài, lớp đọc thầm . GV hướng dẫn thực hiện theo 4 bước: + Tìm số hoa của Lan: 13 + 6 = 19(bông hoa) + Tìm số hoa Mai thực nhận: 6 – 3 = 3(bông hoa) + Tìm số hoa của Mai: 13 – 3 = 10(bông hoa) + Tìm số hoa của Đào: 13 -3 = 10(bông hoa) - HS tự làm vào vở, sau đó GV chữa bài. * Củng cố giải toán nhiều hơn, ít hơn. 3. Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh. Tiết 2: Tập làm văn (nâng cao) Tả cảnh đẹp quê hương I. Mục tiêu - Học sinh viết được một đoạn văn tả cánh đồng lúa quê em vào ngày nắng đẹp. - Rèn kĩ năng viết văn cho HS. II. Chuẩn bị: Sách TV nâng cao. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Bài mới * HS làm đề 4 TV nâng cao (Tuần 11) - HS đọc đề bài: Em hãy tả dòng sông quê em vào ngày nắng đẹp. + Bài yêu cầu làm gì? ( tả dòng sông quê em vào ngày nắng đẹp) - GV nêu lại yêu cầu của đề bài. * Gợi ý: - Em hãy suy nghĩ, tưởng tượng lại dòng sông vào ngày nắng đẹp mà em đãcó dịp quan sát. - Cảnh đẹp đó như thế nào? + Nhìn từ xa, dòng sông như một gương khổng lồ, .... + Mặt sông lấp lánh như dát bạc, .... + Trên mặt sông, từng đoàn thuyền ra khơi đánh cá,... + Hai bên bờ sông cây cối xanh tốt in bóng xuống dòng sông, ... Âm thanh... + Cảnh vật xung quanh: bầu trời, chim chóc, trên bãi, người dân đi tỉa bắp, hái lá, .... + Chiều chiều mọi người ra sông tắm mát, giặt giũ, ... - Dòng sông đã gắn bó với thời thơ ấu của em ra sao? * HS khá, giỏi nêu miệng một vài câu, lớp nhận xét. - HS làm việc trong nhóm đôi, sửa câu cho nhau. - Một số nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét: Từ ngữ, cách dùng từ, đặt câu, hình ảnh trong câu văn, .... * HS làm bài vào vở. - Sau đó trình bày bài làm của mình. GV nhận xét, sửa câu, từ cho HS. 3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Hoạt động tập thể (Đ/c Thanh dạy) Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2012 Tiết 1: Toán Ôn giải toán về nhiều hơn, ít hơn (tiếp) I. Mục tiêu Củng cố kỹ năng giải bài toán về so sánh nhiều hơn, ít hơn. HS làm được một số bài toán nâng cao có nhiều phép tính. II. Dồ dùng dạy học: Sách Toán BD + Luyện tập Toán. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Bài tập (HD làm các bài trong sách luyện tập toán và toán bồi dưỡng ) Bài 1: Nam cho Hải 5 viên bi, Hải lại cho Qúy 2 viên bi thì số bi của ba bạn bằng nhau và bằng 15 viên. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu viên bi? - HS nối tiếp nhau đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? GV hướng dẫn thực hiện theo 4 bước: + Tìm số hoa của Nam: 15 + 5 = 20 (viên) + Tìm số hoa Hải thực nhận: 5 – 2 = 3(viên) + Tìm số hoa của Hải: 15 – 3 = 12(viên) + Tìm số hoa của Quý: 15 - 2 = 13 (viên) - HS tự làm vào vở, sau đó GV chữa bài. Bài 2: Lâm nhận ở Mạnh 4 cái kẹo và Lâm cho Duy 1 cái kẹo thì mỗi bạn có 19 cái kẹo. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có mấy cái kẹo? - HS nối tiếp nhau đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + HS làm tương tự bài 1. GV chữa: + Số kẹo Lâm thực nhận: 4 – 1 = 3(cái) + Số kẹo lúc đầu Lâm có là: 19 – 3 = 16 (cái) + Số kẹo lúc đầu Duy có là: 19 – 1 = 18(cái) + Số kẹo lúc đầu Mạnh có là: 19 + 4 = 23(cái) Đáp số: 16 cái, 18cái, 23cái Bài 3: Hằng cho Hà 5 cái nhãn vở, Hà lại cho Lệ 3 cái nhãn vở, Lệ lại cho Hằng 2 cái nhãn vở thì số nhãn vở của ba bạn bằng nhau và bằng 16 cái. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu cái nhãn vở? - HS nối tiếp nhau đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - GV hướng dẫn làm bài: + Tìm số nhãn vở của Hằng: 16 + 5 = 21(nhãn vở) + Tìm số nhãn vở Hà thực nhận: 3 – 2= 1(nhãn vở) + Tìm số nhãn vở của Hà: 16 + 1 = 17(nhãn vở) + Tìm số nhãn vở Lệ thực nhận: 2 – 1= 1(nhãn vở) + Tìm số nhãn vở của Lệ: 16 + 1 = 17(nhãn vở) - HS tự làm vào vở, sau đó GV chữa bài. Bài 4: Có 3 bao gạo. Người ta chuyển từ bao thứ nhất sang bao thứ ba 15kg gạo, từ bao thứ ba chuyển sang bao thứ hai 10kg và từ bao thứ hai sang bao thứ nhất 12kg thì gạo ở mỗi bao là 30kg. Hỏi lúc đầu mỗi bao có bao nhiêu kg gạo? - HS đọc đề bài, lớp đọc thầm . - HS trao đổi nhóm bàn tìm cách giải: + Tìm số gạo thực chuyển của bao thứ nhất: 15 – 12 = 3(kg) + Số gạo bao thứ nhất có là: 30 + 3 = 33 + Tìm số gạo thực nhận của bao thứ ba: 15 – 10 = 5(kg) + Số gạo bao thứ ba có là: 30 - 5 = 25(kg) + Tìm số gạo thực chuyển của bao thứ hai: 12 – 10 = 2(kg) + Số gạo bao thứ ba có là: 30 - 2 = 28(kg) - HS tự làm vào vở, sau đó trình bày bài giải, GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh. Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: Nhảy dây - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: nhảy dây. - GV hướng dẫn cách và nêu luật chơi. HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Tiết 3: Luyện từ và câu ôn về từ chỉ đặc điểm. ôn tập câu: ai thế nào? I.Mục tiêu - Ôn về từ chỉ đặc điểm: tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định phương diện so sánh trong phép so sánh. - Ôn kiểu câu Ai- thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? và bộ phận thế nào? II. Đồ dùng dạy học: Sách thực hành luyện từ và câu + TV nâng cao. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm các bài trong sách thực hành LT&C Bài1: HS đọc yêu cầu và nội dung bài. 1HS đọc bài thơ Mỗi người một việc Giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm. -GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở bài tập. Tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật: con ong, con tăm, con chim, trời, quả. HS phát biểu ý kiến. GV gạch chân từ chăm chỉ, nhả tơ, hót hay, dịu mát, ngọt. GV: Đây là các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong bài tập này, các từ chỉ đặc điểm thường đứng sau từ chỉ sự vật. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. Tìm xem tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về đặc điểm gì? Mẫu: HS đọc câu a. GV hỏi: + Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? (So sánh đôi sừng với hai vầng trăng) + Đôi sừng và hai vầng trăng được so sánh với nhau về đặc điểm gì? ( Đặc điểm cong) - HS làm các phần b, c, d, e . HS nêu ý kiến. GV chốt lời giải đúng. Bài 3: HS đọc đề bài. - HS tự làm bài và chữa bài: Đặt 3 câu có hình ảnh so sánh. GV gọi HS đọc lời giải và chốt lời giải đúng. Bài 4: HS đọc đề bài. Nêu các câu thuộc mẫu câu nào? ( Ai thế nào?) - HS làm bài, GV chữa: a, Mùa hè năm nay thật oi ả. b, Cây gạo đầu làng lặng yên như mải suy nghĩ gì. c, Giàn mướt cuối đông trông xơ xác, tội nghiệp 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét bài học và dặn dò HS. Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012 Tiết 1: Toán Ôn: chia số có hai chữ số cho số có một chữ số I. Mục tiêu Củng cố cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia). Củng cố về giải toán và vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông. II. Đồ dùng dạy học: Sách BT Toán+ LT toán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học 2. Luyện tập Hướng dẫn học sinh làm trong sách bài tập ( trang 78) Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa 1 số bài trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiên phép chia. Bài 2: Đặt tính rồi tính HS tự làm rồi chữa Bài 3: Bài toán gắn liền với 1 vấn đề thực tế. HS: tự làm, tự tìm cách trình bày rồi trao đổi theo nhóm Bài giải: Thực hiện phép chia 34 : 6 = 5 (dư 4) Số bàn có hai HS ngồi là 5 bàn, còn 4 HS nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa Vậy số bàn cần có ít nhất là: 5 + 1 = 6 (cái bàn) Đáp số: 6 cái bàn Bài 4: HS vẽ hình rồi chữa bài HS đối chiếu và nhận biết một số dạng hình tứ giác có 2 góc vuông Bài 5: Khoanh vào câu trả lời đúng: Khoanh ý C: 6giờ20 phút. 3. Củng cố dặn dò HS và GV hệ thống lại bài. GV: nhận xét giờ học. Tiết 2: Luyện chữ Bài 12: Bài ca về trái đất I. Mục tiêu. Rèn kỹ năng nghe viết chính xác, trình bày đúng nội dung bài viết. Biết viết hoa đúng các chữ đầu câu và tên riêng , ghi đúng các dấu câu. Luyện viết phân biệt những tiếng có vần dễ lẫn (au / âu), viết đúng một số từ có tiếng chứa âm đầu (l/n), âm giữa vần (i/ iê). II. Đồ dùng dạy học: Vở thực hành luyện viết. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a. Chuẩn bị * GV đọc bài viết . 2HS đọc lại. Cả lớp theo dõi. * Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài. Trong đoạn thơ vừa đọc có những tên riêng nào được viết hoa? (Định Hải) Chữ cái đầu câu được viết như thế nào? HS đọc thầm lại đoạn chính tả. Phát hiện từ khó viết ra bảng con. Nhận xét, sửa bài sau đó viết bài. b. GV đọc cho HS viết c. Chấm bài, chữa bài: Chấm nhanh 5 bài, nhận xét, sửa sai. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả trong sách LTTV. Tìm từ có vần ay hay ây có nghĩa như sau: - Người dạy học. - Con vật cùng loài cáo hay bắt gà. - Động tác di chuyển nhanh bằng chân. - Động tác làm từ vải thành áo. GV nêu yêu cầu của bài. HS làm bài cá nhân. Sau đó 4 em đọc lại lời giải đúng. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: + thầy giáo; + con cầy + chạy + cắt may 4. Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Sinh hoạt tập thể Sưu tầm, trưng bày tranh, ảnh về chú bộ đội I. Mục tiêu - Giáo dục học sinh hiểu biết về cuộc sống của các chú bộ đội. - HS có các hoạt động tham gia giúp đỡ các chú bộ đội và gia đình các chú bộ đội ở địa phương mình. - Thích gặp gỡ giao lưu với các chú bộ đội khi có điều kiện. Có thái độ tôn trọng và hiểu được công việc của các chú bộ đội đang làm. II. Nội dung 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. HS trưng bày những tranh, ảnh mình sưu tầm được. - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. - Các nhóm thực hành, GV bao quát chung. - Từng nhóm trưng bày sản phẩm. - Cử đại diện nhóm lên thuyết trình, giới thiệu. - Cả lớp nhận xét, GV biểu dương những nhóm làm tốt. Sinh hoạt lớp - GV nhận xét một số ưu khuyết điểm trong tuần: + Nề nếp học tập. + Nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, xếp hàng đầu giờ học và cuối giờ học. + Tham gia chơi các trò chơi dân gian. - GV nêu phương hướng tuần tới: + Thực hiện tốt nề nếp học tập. + Chăm chỉ luyện chữ, giữ vở sạch. + Tập văn nghệ chào mừng ngày 22 – 12. BGH ký duyệt: .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. ..................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAO AN BUOI 2 TUAN 14 hue.doc
Tài liệu liên quan