Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 18

I. MỤC TIÊU

Rèn kỹ năng viết chính tả,

- Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Anh Đom Đóm

- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: tr/ ch

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Sách bài tập + Luyện tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.

2. Hướng dẫn viết chính tả

 a) Chuẩn bị

GV đọc lại đoạn chính tả. 2HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ.

HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ

+ HS đọc thầm đoạn thơ, các em tự luyện viết ra nháp những chữ mình cho là dễ viết sai

 b) GV hướng dẫn HS viết bài

GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày

HS đọc lại một lần đoạn thơ để ghi nhớ.

HS gấp SGK, tự nhớ và viết vào vở

 c) Chấm bài, chữa bài

GV chấm 6 HS và nhận xét chung

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013 Tiết 1: Toán ôn tập về chu vi hình chữ nhật I. Mục tiêu - Nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. - Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài và chiều rộng của nó ) và làm quen với giải toán có nội dung hình học (Liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật ) II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập + Luyện tập toán. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Luyện tập a, HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật. b, Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập toán (tr97). Bài 1: Giải đúng và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ. a. Chu vi hình chữ nhật là b Chu vi hình chữ nhật là ( 11 + 17 ) x 2 = 56 (cm) ( 15 + 10) x2 = 50(cm) Đáp số : 56 cm Đáp số : 50 cm ? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? Bài 2: - Học sinh đọc đề bài - Tóm tắt: chiều rộng: 60 m 60m chiều dài : 140 m chu vi : ....m ? - Hướng dẫn học sinh làm bài: 140m ? Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì - Học sinh lên bảng chữa bài, HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ như bài tập 1. Bài 3: - Học sinh đọc đề bài - Hướng dẫn học sinh làm bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Tóm tắt: Chiều rộng: 15 cm - Học sinh lên bảng chữa bài, HS nhận xét, Chiều dài : 3 dm GV chốt lời giải đúng. chu vi : ....cm ? + Khi chiều dài và chiều rộng không cùng đơn vị đo, để tính chu vi hình chữ nhật ta phải làm gì? Bài 4 : - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Nêu hướng thực hiện yêu cầu của bài. * Bước 1 : Tính chu vi hình chữ nhật EGHI và chu vi hình chữ nhật MNPQ theo kích thước như hình vẽ. 58 cm 66 cm 42 cm 34 cm * Bước 2 : So sánh chu vi hai hình với nhau để lựa chọn trường hợp phù hợp để khoanh vào chữ đứng trước câu trả lời đúng. 3. Củng cố, dặn dò: Học sinh nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ. Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: kết bạn - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi. - GV cho HS xếp thành 2 hàng, phổ biến lại cách và luật chơi. - HS chơi trò chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Tiết 3: Chính tả anh đom đóm (Nhớ – viết) I. Mục tiêu Rèn kỹ năng viết chính tả, Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Anh Đom Đóm Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: tr/ ch II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập + Luyện tập TV. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Chuẩn bị GV đọc lại đoạn chính tả. 2HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ. HS nhắc lại cách trình bày đoạn thơ + HS đọc thầm đoạn thơ, các em tự luyện viết ra nháp những chữ mình cho là dễ viết sai b) GV hướng dẫn HS viết bài GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày HS đọc lại một lần đoạn thơ để ghi nhớ. HS gấp SGK, tự nhớ và viết vào vở c) Chấm bài, chữa bài GV chấm 6 HS và nhận xét chung 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (Sách luyện tập TV) HS đọc bài tập 2. HS làm bài cá nhân. 3 nhóm HS lên bảng nối tiếp nhau điền tr/ch vào chỗ trống, làm xong đọc lại kết quả Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: a) Công cha - trong nguồn - chảy ra - kính cha - cho tròn - chữ hiếu. b) Lưỡi - những - thẳng băng - để - lưỡi. Giải câu đố: Cái lưỡi cày Thuở bé - tuổi - nửa chừng - tuổi - đã già. Giải câu đố: Mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng. 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập. Dặn HS đọc lại các bài tập, rà soát lỗi chính tả. Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013 Tiết 1: Toán (nâng cao) ôn về chu vi hình vuông & hình chữ nhật I. Mục tiêu Giúp học sinh rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học. - HS làm được một số bài nâng cao ở dạng đơn giản. II. Đồ dùng dạy học Sách toán bồi dưỡng + Luyện tập toán. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1 - Gọi học sinh đọc đề bài. - Yêu cầu học sinh tự làm bài: Một học sinh lên bảng, lớp làm bài vào vở Lưu ý: ở phần b cần đổi về cùng một đơn vị đo rồi tính. (5m = 50dm) - Chữa bài và cho điểm học sinh. + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? Bài 2: Củng cố về tính chu vi hình vuông - Gọi học sinh đọc đề bài - Hướng dẫn: + Chu vi của hồ nước chính là chu vi của hình vuông có cạnh là 30m. Bài giải Chu vi hồ nước là: 30 x 4 = 120 (m) Đáp số: 120m Bài 3: - Gọi học sinh đọc đề bài. - Hướng dẫn + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm như thế nào, vì sao? - Yêu cầu học sinh tự làm bài, học sinh chữa bài - GV nhận xét và chốt lời giải đúng Bài giải Cạnh của hình vuông là 140 : 4 = 35( cm ) Đáp số: 35 cm Bài 4: - Học sinh đọc đề bài - GV vẽ sơ đồ bài toán như SGK. GV: Nửa chu vi hình chữ nhật chính là tổng của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó. +Bài toán hỏi gì? ( chiều dài của hình chữ nhật là bao nhiêu cm) + Làm thế nào để tính được chiều rộng của hình chữ nhật? ( Lấy nửa chu vi trừ đi chiều dài đã biết ) - Gọi một học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở,GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bài. Bài giải a, Nửa chu vi hình chữ nhật là: b, Chiều rộng hình chữ nhật là 200 : 2 = 100 (cm) 100 - 70 = 30 (cm) Đáp số: 100 cm Đáp số: 40 cm 3. Củng cố, dặn dò: Học sinh nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ. Tiết 2: Tập làm văn (nâng cao) Viết thư kể về thành thị, nông thôn I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài tập làm văn đã làm miệng học sinh viết được một lá thư cho người thân kể những điều mình biết về thành thị ( hoặc nông thôn ) - Thư trình bày đúng thể thức, đủ ý. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu trình bày một lá thư. III. Hoạt động dạy học a. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Mở sách giáo khoa trang 83 ( đọc trình tự mẫu của một lá thư ) - Hỏi: em cần viết thư cho ai? - GV hướng dẫn: mục đích chính của việc viết thư là để kể cho bạn những điều em biết về thành thị ( hoặc nông thôn ) nhưng em vẫn phải viết theo đúng trình tự một bức thư bà cần hỏi thăm sức khoẻ của bạn. - Giáo viên gọi một học sinh giỏi nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình. GV: Các em có thể viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn HS: Làm bài vào vở của mình. VD: Nhân Đạo, ngày ... tháng ... năm... .... thân mến! Lâu rồi chúng mình chưa gặp nhau, mình nhớ bạn lắm. Dạo này bạn có khoẻ không? Học tập ra sao, chắc giỏi lắm nhỉ! Bây giờ mình kể cho bạn nghe về cảnh nông thôn quê mình nhé. Quê mình là vùng đồng bằng thẳng cánh cò bay. Cây cối quanh năm xanh tốt. Đường làng luôn rợp mát bóng cây. Đứng ở đường làng mà nhìn ra cánh đồng vào ngày mùa thì thích lắm, cả một biển lúa vàng trải ra trước mắt. Trên cánh đồng, những chiếc máy tuốt lúa chạy ầm ầm tung những cọng rơm lên trời nom rất đẹp mắt. Trên đường làng, xe bò, xe công nông nối đuôi nhau chở thóc về sân phơi trông thật nhộn nhịp. Cuộc sống quê mình bận bịu, vất vả như vậy đấy nhưng ai cũng phấn khởi tươi vui. Thôi cuối thư mình chúc bạn mạnh khoẻ, học giỏi. Mình dừng bút đây, hẹn gặp lại bạn. Bạn... (kí tên) HS: Đọc thư trước lớp, GV nhận xét và chấm điểm một số bài. c. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Hoạt động tập thể (Đ/c Thanh dạy) Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2013 Tiết 1: Toán (nâng cao) Tính NHANH I. Mục tiêu Giúp HS biết cách tính nhanh giá trị của các biểu thức đã học. - Biết vận dụng kiến thức nhân một số với một tổng, nhân với 0 để tính nhanh giá trị của biểu thức. II. Đồ dùng dạy học Sách luyện tập toán + Toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Ôn tập (Hướng dẫn HS làm các bài tập trong sách LT Toán + Toán BD) Bài 1: Tớnh giỏ trị của biểu thức sau bằng cỏch hợp lớ: a, 45 x 5 + 45 x 4 + 45 b, 24 x 8 + 30 x 8 + 46 x 8 – 500 c, 18 x 7 + 18 x 16 – 18 x 14 + 18 - Gọi học sinh đọc đề bài. - GV hướng dẫn mẫu: 45 x 5 + 45 x 4 + 45 = 45 x (5 + 4 + 1) = 45 x 10 = 450 - Cung cấp cho HS kiến thức nhõn một số với một tổng. - 2 học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng. Bài 2: Tớnh giỏ trị của biểu thức: a, (900 : 9 – 5) x (23 + 68 : 4 – 40) b, (63 : 9 – 7) : ( 35 : 7 + 25 x 3) - Gọi học sinh đọc đề bài. - Cung cấp cho HS kiến thức vận dụng nhõn với 0 để tớnh nhanh. - 2 học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng. Bài 3: Tớnh bằng cỏch thuận tiện nhất: a, 38 + 42 + 46 + 50 + 54 + 58 + 62 b, 11 + 137 + 72 + 63 + 128 + 89 - GV hướng dẫn tương tự: Vận dụng kiến thức tỡm ra số trũn chục, trũn trăm ... để tớnh nhanh. - HS làm bài, GV chữa chung. Bài 4: Can thứ nhất chứa được 40l xăng, can thứ hai chứa được bằng can thứ nhất. Can thứ ba chứa được bằng can thứ nhất. Can thứ tư chứa được bằng can thứ nhất. Hỏi can thứ tư chứa được nhiều hơn cả can thứ hai và can thứ ba bao nhiờu lớt xăng? - HS đọc đề bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tìm can thứ tư chứa được nhiều hơn cả can thứ hai và can thứ ba bao nhiờu lớt xăng ta làm như thế nào, vì sao? + Bài toán thuộc dạng toán nào các em đã học? (Liên quan đến tìm một phần mấy của một số) - Yêu cầu học sinh tự làm bài, học sinh chữa bài. - GV nhận xét và chốt lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xột giờ học và dặn dũ HS Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: Nhảy dây - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: nhảy dây. - GV hướng dẫn cách và nêu luật chơi. HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Tiết3: Tiếng việt (nâng cao) ôn tập I. Mục tiêu. - Củng cố các kiến thức đã học trong học kì I cho HS. - Tiếp tục ôn luyện về từ chỉ hoạt động, trạng thái, câu Ai – làm gì? - Làm các bài tập trong Sách LT Tiếng việt, TV nâng cao từ và câu. II. Đồ dùng dạy học: Sách thực hành LT&C + TV nâng cao từ và câu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1. Khoanh trước chữ cái có tiếng gia có nghĩa là nhà trong các từ sau: a. gia cảnh b. gia cầm c. gia công d. gia quyến e. gia truyền g. gia giảm h. gia tộc i. gia nhập l. gia đình m. gia đình - HS đọc đề bài. GV giúp HS hiểu đề bài. - HS thảo luận theo bàn - và đại diện lên báo cáo kết quả. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. Bài 2. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau: Bê vàng lững thững đi theo bé Nam. Bé Nam tay cầm dây thừng dắt bê, miệng hát nghêu ngao. Mặt trời đã lấp ló sau luỹ tre cuối làng. HS đọc đề bài. GV giúp HS hiểu đề bài. HS tự làm bài rồi chữa chung. Bài 3. Gạch chéo (//) giữa bộ phận Ai và bộ phận làm gì trong các câu sau: a, Các chị học sinh trung học với tà áo dài duyên dáng đang dảo bước tới trường. b, Đêm ấy, quanh đống lửa, các cụ già vừa uống rượu vừa trò chuyện vui vẻ. c, thấy bà cụ già ngồi đấm lưng, E-đi-xơn dừng lại hỏi thăm cụ. HS đọc đề bài, suy nghĩ, trao đổi nhóm rồi phát biểu ý kiến. HS làm bài các nhân. HS đọc từng câu trả lời GV ghi bảng. Từng em đọc lại sau đó chốt lời giải đúng. Bài 4. Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau: Đi khỏi dốc đê, lối rẽ vào làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu hẳn cái nóng ngột ngạt của trưa hè. - HS đọc yêu cầu của đề bài. - HS làm bài vào vở. Đọc bài làm của mình. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài. Bài 5. Trong câu "Những quyển sách anh cho tôi mượn rất hay." bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì )? là: A. Những quyển sách B. Những quyển sách anh cho tôi mượn C. Những quyển sách anh cho tôi - HS đọc yêu cầu của đề bài. - HS tự làm bài rồi chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2013 Tiết 1: Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp học sinh: Củng cố về: + Phép nhân, chia trong bảng + Nhân, chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số + Tính giá trị của biểu thức - Củng cố cách tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật và giải toán về tìm một phần mấy của một số. II. Dồ dùng dạy học: Sách bài tập toán + Luyện tập Toán. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (tr102) Bài 1: - Gọi học sinh đọc đề bài. - Một học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng. Bài 2:Tính - Học sinh nêu yêu cầu của bài - GV ghi các phép tính lên bảng - Học sinh làm bài cá nhân, học sinh lên bảng chữa bài, T nhận xét, củng cố cách tính cho học sinh a. 38 105 372 96 409 x 5 x 3 x 8 x6 x 2 ? Khi thực hiện phép nhân số có hai ( ba ) chữ số với số có một chữ số, ta thực hiện như thế nào b. 874 2 940 5 847 7 309 3 ? Trong trường hợp chia số có ba chữ số cho số có một chữ số, chữ số ở hàng trăm bé hơn số chia. ở lượt chia thứ nhất ta phải lấy mấy chữ số để chia Bài 3 - Học sinh đọc đề bài, lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở - Học sinh nhận xét, GV chốt lời giải đúng, HS chữa bài vào vở theo lời giảiđúng ? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? Bài 4 - HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài. GV chốt lời giải đúng, HS chữa vào vở theo lời giải đúng ? Bài toán thuộc dạng toán nào các em đã học ( Liên quan đến tìm một phần mấy của một số) Bài 5: - Học sinh đọc đề bài, lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở GV chữa bài và củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xột giờ học và dặn dũ HS Tiết 2: Tiếng việt Ôn tập I. Mục tiêu -Viết một đoạn chính tả trong bài Âm thanh thành phố trong 12 phút. - Làm bài tập làm văn từ 7 đến 10 câu kể về việc học tập. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2. Ôn tập. a, Viết chính tả. - GV đọc trước bài chính tả một lần - Đọc cho HS viết. - Đọc lại cho HS soát lỗi. b,Tập làm văn Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 - 10 câu) kể về việc học tập của em trong học kì 1. Hướng dẫn tìm ý: + Thấm thoát đã hết một học kì, em thấy rất vui vì em đã có nhiều cố gắng... + Đây là kết quả em đã có trong học kì 1... + Cả kì em không nghỉ học buổi nào. Em học bài, làm bài đầy đủ. Em còn học thêm môn tiềng Anh và làm thêm bài ở sách tham khảo. Ngoài ra em còn tham ra đội tuyển HSG (VSCĐ) của trường. Các bài chấm điểm em được từ 8 trở lên. Đầu năm cô giáo phê chữ em còn xấu, thế mà em đã phấn đấu ... bây giờ chữ em rất đẹp. ...đọc còn chậm bây giờ em đã đọc nhanh rồi.(Làm tính chậm, hay sai ... ).Tuy vậy em thấy mình vẫn phải siêng năng nhiều hơn nữa. Cô giáo bảo em tiếp thu bài nhanh nhưng đôi lúc vẫn mải ham chơi. Em xin hứa sẽ phấn đấu hơn nữa ở học kì 2.... - HS làm bài - GV nhắc nhở HS làm đúng yêu cầu bài ra. - Thu bài, chấm điểm 3. Dặn dò HS. Tiết3: Sinh hoạt tập thể Tìm hiểu về các trò chơi dân gian I. Mục tiêu - HS hiểu được các trò chơi dân gian là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí; là trò chơi được tạo ra và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. - Giáo dục HS yêu thích các trò chơi dân gian và tham gia chơi thường xuyên. II. Chuẩn bị. Tranh, ảnh về một số trò chơi dân gian như: nhẩy dây, đá cầu, kéo co,.... III. Lên lớp 1. Giới thiệu bài 2. Bài học - GV giải thích “Trò chơi giân gian” là trò chơi được tạo ra và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Dây là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí. - Một số các trò chơi dân gian khi chơi còn có bài đồng dao hát kèm. - HS kể các trò chơi dân gian mà mình biết, có thể nêu cả cách chơi. - GV nhận xét và bổ xung như: nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền, rồng rắn lên mây, hội thả diều, hội thả chim, hội dua thuyền, kéo co, đánh đu,... - Nêu tác dụng của các trò chơi dân gian. ? Em thích chơi những trò chơi nào? HS phát biểu ý kiến của mình. - GV cùng cả lớp nhận xét. 3. Sinh hoạt lớp. I. Nhận xét các mặt tuần 18 - Nề nếp xếp hàng ra vào lớp, truy bài đầu giờ. - Đồ dùng học tập: - Lao động, vệ sinh: - Học bài và làm bài: II. Xếp loại thi đua của từng tổ: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: Tổ 4: III. Triển khai công tác tuần 19 - Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, - Nề nếp học tập, hoạt động ngoài giờ, .... chuẩn bị bài ở nhà. - Nề nếp VSCĐ. Tăng cường bồi dưỡng HSG. - Chuẩn bị sách vở để học chương trình học kì 2 BGH ký duyệt: ................................................................... ................................................................... ................................................................... ...................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN18- buoi2.doc
Tài liệu liên quan