I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng đồng thời nâng cao, mở rộng thêm kiến thứ có liên quan cho HS.
- Nắm được ba cách nhân hoá: Gọi sự vật như gọi người, tả sự vật như tả người, nói với sự vật như nói với người.
- Ôn tập cách đặt câu và trả lời câu hỏi Ở đâu ?
II. ĐỒ DÙNG: Sách TV nâng cao.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách Tiếng Việt nâng cao (Tuần 21).
Bài 1 . HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc 3 khổ thơ trong bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm.
- HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng .
- Trong bài thơ có 6 sự vật được nhân hoá là: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm.
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 4 tháng 2 năm 2013
Tiết 1: Thủ công
(Đ/c Hoàng Anh dạy)
Tiết 2: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cho HS về cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm đến bốn chữ số.
- Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng: Sách bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học
Hướng dẫn học sinh làm trong SBT
Bài 1.
- GV viết lên bảng phép cộng 4000 + 3000 và yêu cầu học sinh phải tính nhẩm. Cho học sinh tự nêu cách cộng nhẩm, rồi GV giới thiệu cách cộng nhẩm như SGK (bốn nghìn cộng ba nghìn bằng bẩy nghìn. Vậy: 4000 + 3000 = 7000 ). Cho học sinh nêu lại cách cộng nhẩm như trên.
- Một học sinh đọc to lại các tính còn lại và yêu cầu học sinh tự làm bài.
Bài 2:
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV viết phép cộng 6000 + 500 và yêu cầu học sinh phải tính nhẩm.
Cho học sinh nêu cách cộng nhẩm. Chẳng hạn, có thể coi 6000 + 500 là sự phân tích của số gồm 6000 và 500, vậy số đó là 6500; củng có thể coi
6000 + 500 là 60 trăm + 5 trăm = 65 trăm, vậy 6000 + 500 = 6500
- GV: Tuy nhiên tuỳ từng trường hợp và tuỳ từng bạn chọn cách nhẩm cho phù hợp với mình.
- Học sinh đọc các phép tính còn lại, tính nhẩm và nêu kết quả và cách tính. GV chốt kết quả đúng.
Bài 3. Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 4: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh giải:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì? Vì sao?
+ Học sinh làm bài, chữa bài. GV nhận xét, chốt kết quả đúng và củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
* Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Tiết 3: Tự nhiên & Xã hội
Thân cây
I. Mục tiêu
- Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò) theo câu tạo ( thân gỗ, thân thảo).
- KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm của một số loại thân cây.
+ Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Quan sát các hình ở trang 78-79 SGK thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Cây nào có thân gỗ, cây nào có thân thảo?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện của mỗi nhóm lên báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- Mỗi nhóm chỉ phân tích một bức tranh.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Giáo viên yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau: Kể một số cây thân gỗ, một số cây thân thảo mà em biết.
Thân cây xu hào có gì đặc biệt?
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu học sinh trình bày trước lớp.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
+ Liên hệ thực tế trong cuộc sống.
* Kết luận: Như SGK.
3. Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 5 tháng 2 năm 2013
Tiết 1: Thể dục
(GV thể dục dạy)
Tiết 2: Toán (nâng cao)
Viết biểu thức thành tích 2 thừa số
I. Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng cách tính nhanh để viết biểu thức thành tích của hai thừa số..
- HS làm được một số bài nâng cao dạng biểu thứ.
- Củng cố về giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng: Toán bồi dưỡng.
IIi. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài
2. Nội dung
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Viết biểu thức sau thành tớch hai thừa số:
a, 7 x 16 + 14
b, 5 x 6 + 10 + 5 x 2
c, 6 x 3 + 6 x 4 + 18
d, 4 x 5 + 12 + 4 x 2
- GV hướng dẫn mẫu:
a, 7 x 16 +14 = 7 x 16 + 7 x2 = 7 x ( 16 + 2) = 7 x18
- HS làm tương tự các phần còn lại.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài . Học sinh khác nhận xét bài của bạn.
- GV chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2: Viết biểu thức sau thành tớch hai thừa số rồi tớnh giỏ trị của biểu thức đú:
a, 15 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5
b, (24 + 6 x 5 + 6) – (12 + 6 x 3)
c, 23 + 39 + 37 + 21 + 34 + 26
- GV hướng dẫn phần a:
a, 15 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5
= 5 x (15 + 3 + 2 – 10)
= 5 x 10
= 50
- HS làm tương tự các phần còn lại.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài . Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn. GV chữa bài. HS chữa bài vào vở ( nếu cần)
Bài 3: HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn học sinh giải:
+ Trong phòng có mấy cái bàn?
+ Mỗi cái bàn xếp mấy cái ghế?
+ Vậy 4 cái ghế được lấy mấy lần?
+ Muốn tính số ghế trong phòng ăn ta làm như thế nào?
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài, học sinh nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Hóy đặt dấu ngoặc vào biểu thức 25 x 4 + 18 : 2 + 7 để giỏ trị của biểu thức bằng:
a, 102 b, 66
- Gọi học sinh đọc đề bài, suy nghĩ làm bài. Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và bổ xung (nếu cần)
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Củng cố lại kiến thức vừa ôn tập và hướng dẫn bài tập về nhà.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Luyện từ và câu (nâng cao)
Ôn: nhân hoá
cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng đồng thời nâng cao, mở rộng thêm kiến thứ có liên quan cho HS.
- Nắm được ba cách nhân hoá: Gọi sự vật như gọi người, tả sự vật như tả người, nói với sự vật như nói với người.
- Ôn tập cách đặt câu và trả lời câu hỏi ở đâu ?
II. Đồ dùng: Sách TV nâng cao.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách Tiếng Việt nâng cao (Tuần 21).
Bài 1 . HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc 3 khổ thơ trong bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm.
- HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng .
- Trong bài thơ có 6 sự vật được nhân hoá là: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm.
- Các sự vật được gọi bằng ông, chị (Chị mây, ông mặt trời, ông sấm).
- Các sự vật được tả bằng những từ ngữ: bật lửa (ông mặt trời bật lửa ), kéo đến (chị mây kéo đến), trốn (trăng sao trốn ) nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước (đất nóng lòng...) xuống (mưa xuống ...) vỗ tay cười (ông sấm vỗ tay cười)
-Tác giả nói với mưa thân mật như nói với một người bạn thân “ Xuống đi nào, mưa ơi !”
GV hỏi: Qua bài tập trên em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật ?
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài .
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
- Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín ,tỉnh Hà Tây.
- Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc
- Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- HS lên trình bày bài của mình.
GV nhận xét chốt lại lời giả đúng :
- Câu chuyện diễn ra ở chiến khu vào thời kì kháng chiến chống Pháp .
- Các chiến sĩ liên lạc tuổi nhỏ sống ở trong lán .
- Trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình .
3. Củng cố dặn dò:
- Có mấy cách nhân hoá? Đó là cách nào ?
- GV nhận xét tiết học .
Thứ sáu ngày 8 tháng 2 năm 2013
Tiết 1: Toán (nâng cao)
Luyện tập
I. Mục tiêu.
- Củng cố về cách tính giá trị của biểu thức.
- Củng cố về giải toán bằng 2 phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ.
II. Đồ dùng: Toán nâng cao.
III. các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách toán nâng cao
Bài1: Tính giá trị của biểu thức:
a, (57+ 69) x 4 + 26 527- 49 x 6 + 105
b, Tìm một số, biết rằng nếu bớt số đó đi 45 sau đó giảm đi 3 lần, cuối cùng thêm 17 thì được 26.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- HS lên trình bày bài của mình.
- GV nhận xét chốt lại lời giả đúng.
Bài2: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 14m. Nếu chiều rộng tăng 2m, chiều dài giảm 3m thì mảnh đất trở thành hình vuông. Tính chu vi mảnh đất đó.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn học sinh giải: chiều rộng tăng 2m, chiều dài giảm 3m thì mảnh đất trở thành hình vuông nghĩa là chiều dài hơn chiều rộng là: 2 + 3 = 5 (m)
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS lên trình bày bài của mình.
- GV nhận xét chốt lại lời giả đúng.
Bài3: HS đọc đầu bài
Hướng dẫn các em tóm tắt rồi giải.
Bài giải
Số cuốn truyện mua thêm là:
960 : 6 = 160 ( cuốn )
Số cuốn truyện mua tất cả là:
960 + 160 = 1120 (cuốn )
Đáp số: 1120 cuốn
Bài 4: Tìm x.
HS tự giải bài
Chữa bài và nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ.
Chẳng hạn:
x + 285 = 2094 x - 45 = 5605
x = 2094- 285 x = 5605 + 45
x = 1809 x = 5650
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Tiết 2: Tập làm văn (nâng cao)
Nói về trí thức
I. Mục tiêu
- HS biết kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống theo lời của nhà khoa học Lương Định Của.
- Biết viết được một đoạn văn kể vè nhà khoa học mà em yêu quý nhất.
II. Đồ dùng dạy - học
- Sách TV nâng cao, các mẩu chuyện về nhà khoa học.
III. Các hoạt động dạy -học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách Tiếng Việt nâng cao (Tuần 21).
Đề 1:
- GV yêu cầu, HS đọc lại yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài: Các con sẽ kể lại câu chuyện Nâng niu từng hạt giống theo lời của nhà khoa học Lương Định Của.
- Cho HS giỏi kể mẫu 1 – 2 câu. nhận xét.
- HS kể theo nhóm.
- Đại diện nhóm kể trước lớp.GV nhận xét, cho điểm.
Đề 2:
HS đọc đề bài ở SGK.
+ Đề yêu cầu làm gì?
- Cho HS làm việc theo nhóm 4 để tìm ra nhà khoa học mà em thấy ấn tượng nhất.
- Sau đó kể cho nhau nghe, nêu cảm nghĩ và ấn tượng của em về nhà khoa học này.
- Cho HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm.
- HS viết bài vào vở (20 – 25 phút)
- GV bao quát chung.
- Thu bài chấm điểm.
3. Củng cố dặn dò
Tìm hiểu về người lao động trí óc ở xóm em chuẩn bị bài sau.
GV nhận xét tiết học.
Về nhà tìm đọc về nhà bác học Ê- đi -xơn.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
Múa hát tập thể
I. Mục tiêu
- HS thực hiện các bài múa, hát tập thể như đã học.
- Giáo dục HS yêu thích văn nghệ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
II. Chuẩn bị
HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ như đã dặn ở hôm trước.
III. Lên lớp
GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học
Luyện tập các tiết mục văn nghệ đã chọn
HS trao đổi theo nhóm
Sau đó các nhóm lên trình diễn
Cả lớp nhận xét, bình chọn tiết mục hay
GV khen ngợi biểu dương.
Cuối cùng cho cả lớp hát 1-2 bài
3. Sinh hoạt lớp
a. Nhận xét các mặt tuần 21
1. Đồ dùng học tập: Lớp đã chuẩn bị tốt sách vở và đồ dùng học tập
2. Vệ sinh:
Trong tuần qua, các bạn được phân công trực nhật đã có nhiều cố gắng. Xong vẫn còn một số bạn trực nhật muộn, chưa được sạch sẽ lắm...
3. Học bài và làm bài:
Mặc dù mới vào đầu năm học nhưng lớp ta đã rất cố gắng học bài và làm bài tốt. Song vẫn còn một vài bạn chưa chịu học
4. Nề nếp xếp hàng ra, vào lớp chưa được nhanh, thẳng, cần cố gắng hơn.
b. Xếp loại thi đua của từng tổ:
Tổ 1: Tổ 2:
Tổ 3: Tổ 4:
c. Triển khai công tác tuần 4
- Chỉnh đốn nề nếp xếp hàng đầu giờ, cuối giờ, múa hát, thể dục giữa giờ.
- Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, nhắc HS chuẩn bị bài ở nhà cho tốt.
BGH Kí duyệt
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN L3 CHIEU TUAN 21- HUE.doc