I. MỤC TIÊU
- HS viết được một đoạn văn giới thiệu về tấm gương lao động sáng tạo và viết đoạn văn nói về ước mơ của mình khi trở thành nhà khoa học.
- Rèn kĩ năng viết văn cho HS.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu đề bài và nội dung bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách Tiếng Việt nâng cao tuần 22.
Đề 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong sách bài tập.
- Xác định đề bài: Bài yêu cầu làm gì? (Viết đoạn văn giới thiệu về tấm gương lao động sáng tạo)
GV gợi ý:
+ Người đó là ai, làm công việc gì?
+ Người đó đã có thành tích lao động gì?
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2013
Tiết 1-2: Toán (nâng cao)
Ôn về tính giá trị của biểu thức
I. Mục tiêu
- Củng cố, nâng cao dạng tính giá trị của biểu thức.
- Bước đầu HS làm được một số bài tập nâng caotheo cách tính nhanh.
- Làm được một số bài tập dạng điền dấu phép tính vào biểu thức.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán thông minh lớp 3 (tr13-14)
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Không tính giá trị của biểu thức. Hãy cho biết các biểu thức sau, biểu thức nào có giá trị bé nhất.
a. 3 x 6 + 237 b. 237 + 7 x 3 c. 3 x 4 + 237
Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
Biểu thức 3 x 4 + 237 có giá trị bé nhất vì cả 3 biểu thức cùng một số hạng là 237 và: 3 x 4 < 3 x 6 < 7 x 3
Bài 2 : Giá trị của biểu thức sau đây bằng bao nhiêu?
128 x (x – x) + 37
Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
128 x (x – x) + 37 = 128 x 0 + 37 = 0 + 37 = 37
Bài 3: Hãy cho biết giá trị của biểu thức sau bằng cách nhanh nhất:
(126 + 32) x (18 – 16 – 2)
- HS đọc YC bài sau đó nêu cách làm:
Ta thấy: 18 – 16 – 2 = 0
Biểu thức gồm hai thừa số, có một thừa số bằng 0 nên giá trị của biểu thức bằng 0. Vậy:
(126 + 32) x (18 – 16 – 2) = 0
Bài 4: Điền dấu phép tính thích hợp và thêm dấu ngoặc đơn để được biểu thức có giá trị bằng 100:
1 2 3 4 5
- HS đọc kĩ bài rồi làm, GV chữa chung:
Ta có biểu thức có giá trị bằng 100 là:
1 x (2 + 3) x 4 x 5 (1 x 2 + 3) x 4 x 5
Bài 5: Điền dấu phép tính thích hợp vào ô trống để được biểu thức có giá trị bằng 80:
12 6 8
- HS đọc kĩ bài rồi làm, GV chữa chung:
Ta có thể điền như sau: 12 x 6 + 8 = 72 + 8 = 80
Bài 6: Điền dấu phép tính thích hợp vào ô trống để được biểu thức có giá trị bằng 23:
42 3 9
- HS đọc kĩ bài rồi làm, GV chữa chung:
Ta có thể điền như sau: 42 : 3 + 9 = 14 + 9 = 23
Bài 7: Tính giá trị biểu thức sau:
(a: 1 – a x 1) : 8
Hướng dẫn HS làm: (a: 1 – a x 1) : 8 = (a – a) : 8 = 0 : 8 = 0
4. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- Bài học hôm nay gồm những nội dung gì?
Tiết 3: Luyện từ và câu (nâng cao)
ÔN: nhân hóa – từ chỉ đặc điểm
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được các sự vật nhân hóa qua đoạn văn, đoạn thơ cho trước.
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn cho trước.
- Viết được câu văn có hình ảnh so sánh và nhân hóa.
III. Đồ dùng dạy học: TV nâng cao
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Dựa vào các câu thơ:
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.
Hãy viết hai câu văn có sử dụng nhân hóa và so sánh:
a. Về con gà mái tơ.
b. Về con gà mái vàng.
- HS đọc yêu cầu bài tập, trao đổi nhóm và làm bài.
- Một số HS trình bày bài, GV nhân xét, bổ sung.
Ví dụ: Chị gà mái tơ khoác trên mình chiếc áo điểm những đốm trắng như những bông hoa nhỏ.
- Nàng gà mái có bộ lông màu vàng óng như màu nắng.
Bài 2: Viết 3 câu có sử dụng nhân hóa theo những cách khác nhau nói về mặt trời.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài.
- HS đọc bài làm của mình, GV sửa sai nếu cần.
VD: Bình minh, ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, phân phát ánh sáng cho mọi vật, mọi nhà.
- Mỗi buổi sáng mùa thu, ông mặt trời tươi cười chào đón chúng em đến trường.
- Bình minh, mặt trời đang chăn mây trên đỉnh núi.
Bài 3: Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong những câu văn sau:
Băng mạnh mẽ và lạnh giá. Băng có thể làm đông cứng mọi vật. Màu sắc rực rỡ của muôn vàn hoa lá, cảnh vật vui tươi sẽ bị đóng băng. Tất cả sẽ bất động, cứng đờ trong vỏ bọc vững chắc của băng.
- HS đọc bài, tự làm bài sau đó GV chữa chung.
3. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ tư ngày 20 tháng 2 năm 2013
Tiết 1: Toán (nâng cao)
Luyện tập
I. Mục tiêu
Ôn tập về cách tính giá trị của biểu thức.
Bước đầu HS làm được một số bài toán nâng cao về tính giá trị của biểu thức.
II. Đồ dùng dạy học
Sách các bài toán thông minh lớp 3.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Nội dung
Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Tính nhanh giá trị của các biểu thức sau đây:
a, 24 + 42 + 38 + 58 + 76 + 62
b, 576 + 678 + 780 – 475 – 577 – 679
c, 77 x 8 + 15 x 8 + 8 x 8
d, 64 x 4 + 18 x 4 + 9 x 8
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS vận dụng cách tính nhanh đã học để làm.
- HS tự làm bài rồi chữa chung.
Bài 2 : Điền dấu (, =) thích hợp vào ô trống.
a, a5 + 6a 64 + aa
b, a7 + b6 b7+ a6
- HS đọc yêu cầu bài tập.
HS tự làm bài vào vở. Sau đó GV chữa chung.
a, Ta có: a5 + 6a = a0 + 5 + 60 + a
= a0 + a + 65
= aa + 65 > 64 + aa
Vậy: a5 + 6a > 64 + aa
b, Ta có: a7 + b6 = a0 + 7 + b0 + 6
= a0 + b0 + 13
b7+ a6 = b0 + 7 + a0 + 6
= a0 + b0 + 13
Vậy: a7 + b6 = b7+ a6
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2-3: Tập làm văn (nâng cao)
Viết về người trí thức
I. Mục tiêu
- HS viết được một đoạn văn giới thiệu về tấm gương lao động sáng tạo và viết đoạn văn nói về ước mơ của mình khi trở thành nhà khoa học.
- Rèn kĩ năng viết văn cho HS..
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
GV giới thiệu đề bài và nội dung bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách Tiếng Việt nâng cao tuần 22.
Đề 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong sách bài tập.
- Xác định đề bài: Bài yêu cầu làm gì? (Viết đoạn văn giới thiệu về tấm gương lao động sáng tạo)
GV gợi ý:
+ Người đó là ai, làm công việc gì?
+ Người đó đã có thành tích lao động gì?
+ Em học tập được gì ở người đó?
- Học sinh làm việc theo cặp, sau đó viết câu trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm bài vào vở. Sau đó đọc bài làm của mình.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Đề 2: HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm lại. Một học sinh giải thích yêu cầu của bài.
Một số em nêu ước mơ sau này lớn lên em sẽ làm gì?
VD: Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, ...
Bây giờ em cần làm gì để biến ước mơ thành hiện thực?
HS viết bài vào vở, đọc bài làm của mình.
- GV cùng học sinh nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài học.
- Bài học hôm nay gồm những nội dung gì?
- Dặn dò HS..
Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần )
- Củng cố về ý nghĩa phép nhân qua giải bài toán có lời văn bằng phép nhân
II. Hoạt dộng dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Học sinh viết thành phép nhân rồi ghi kết quả đó.
a. 4129 +4129 = 4129 x 2 = 8258
b. 1052 + 1052 +1052 =1052 x 3 =3156
Bài 2: Ôn cách tìm thương và số bị chia chưa biết.
- Học sinh nêu cách tìm số bị chia chưa biết
- GV chép từng phép tính lên bảng sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt phép tính đúng
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán có hai phép tính.
- Học sinh đọc đề bài, tóm tắt đề bài
- Hướng dẫn học sinh giải bài toán theo 2 bước
Bước 1: Tìm số lít dầu của cả hai thùng
1025 x 2 = 2050 ( l )
Bước 2: Tìm số lít dầu còn lại
2050 - 1350 = 700 ( l )
HS tự làm bài, chữa bài, thày chốt lời giải đúng
? Bài toán thuộc dạng toán nào các em đã được học
Bài 4:Phân biệt thêm và gấp
HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài
1015 + 6 = 1015 x 6 =
1107 + 6 = 1107 x 6 =
3.. Củng cố, dặn dò
- GV & HS hệ thống lại nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Tự nhiên & Xã hội
Rễ cây (tiết 2)
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu được chức năng của rễ cây.
- Kể ra những lợi ích của rễ cây.
II. Đồ dùng dạy học: SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn bài học
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV Chia nhóm , nhóm trưởng điều kiển các bạn thảo luận các câu hỏi sau:
- Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82
- Giải thích vì sao nếu không có rễ, cây không sống được.
- Theo bạn rễ cây co chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm chỉ cần trả lời một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
*Kết luận:
Rễ cây đâm sâu vào đất để hút nước và muối khoáng có trong đất đồng thời bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ .
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
Bước 1:Làm việc theo cặp
GV yêu cầu học sinh 2 em quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2, 3, 4, 5 trang 85 SGK. Những rễ đó được sử dụng làm gì
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Từng cá nhân của từng cặp đặt câu hỏi, nhóm khác trả lời về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì
- GV nhận xét và bổ sung kiến thức.
*KL: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường,...
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
Giáo dục môi trường
I. Mục tiêu
- Làm cho HS biết bảo vệ môi trường và giữ cho môi trường sạch đẹp.
- HS hiểu môi trường có tác dụng rất lớn đến đời sống, sức khoẻ của con người.
II. Chuẩn bị.
Tranh, ảnh về môi trường.
III. Lên lớp
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Bài học
a. Sinh hoạt theo chủ đề.
- HS kể các môi trường cần cho sự sống.
- Nêu tác dụng và tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm.
? Em phải làm gì để bảo vệ môi trường?
HS phát biểu ý kiến của mình.
- Thời gian còn lại cho HS thảo luận và đóng vai nói về môi trường.
-Trình bày trước lớp.
-GV cùng cả lớp nhận xét.
b. Sinh hoạt lớp.
I. Nhận xét các mặt hoạt động của tuần 22
- Về đồ dùng học tập.
- Vệ sinh lớp học.
- Chuyên cần.
- Học bài và làm bài.
II. Triển khai công việc tuần 23:
- Phát động phong trào thi đua học tập.
- Nề nếp học tập, truy bài đầu giờ.
3. Củng cố, dặn dò.
Thực hiện bảo vệ môi trường ở nơi mình sống.
BGH Kí duyệt :
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHIEU L3 T22 HUE.doc