I. MỤC TIÊU
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính và biết được mối quan hệ giữa các phép tính.
- Củng cố kĩ năng giải toán có liên quan các phép tính đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách toán bồi dưỡng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh lên bảng làm mẫu ý a, dưới lớp làm bài vào vở.
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013
Tiết 1-2: Toán
ôn phép chia có dư
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
- HS giải được một số bài toán nâng cao có liên quan đến phép chia có dư.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Điến số thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:
Có 15 = 3 x 5, ta nói 15 chia hết cho .... và 15 chia hết cho ... ; Hoặc:
* 15 : 3 được thương là .... và có dư là ......
* 15 : 5 được thương là .... và có dư là ......
Có 17 = 3 x 5 + 2 (2< 3, 2< 5), ta nói:
* 17 : 3 được thương là .... và có dư là ......
* 17 : 5 được thương là .... và có dư là ......
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài? ( bài có mấy yêu cầu, là yêu cầu gì?)
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài cá nhân.
- Học sinh nhận xét kết quả và cách trình bày của bạn.
- GV chốt kết quả đúng. Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Bài 2:
a. Nếu có a = b x c thì em có thể nói được gì về phép chia a cho b và phép chia a cho c? (b và c khác 0) (phép chia hết)
b. Nếu có a = b x c + r (r< b) thì em có thể nói được gì về phép chia a cho b? (b khác 0) (phép chia có dư)
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh trả lời, giải thích vì sao?
- Học sinh nhận xét, nêu cách làm. GV chốt ý đúng.
Bài 3: Tìm số dư lớn nhất trong mỗi phép chia số a cho 5; chia số b cho 10; chia số c cho 17.
- Gọi học sinh đọc đề bài toán.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Điền số còn thiếu vào dấu (?)
a. ?? : 6 = 7 (dư 3) b, 85 : ? = 9 (dư 4) c, 5? : ? = ?? (dư 4)
Hướng dẫn HS làm:
a. ?? : 6 = 7 (dư 3) b, 85 : ? = 9 (dư 4)
?? = 7 x 6 + 3 ? = (85 – 4) : 9
?? = 45 ? = 9
c, 5? : ? = ?? (dư 4)
Ta thấy: Số dư là 4 thì số chia phải lớn hơn 4.
Thương là số có 2 chữ số nên số chia phải nhỏ hơn 6.
Vậy số chia lớn hơn 4 và nhỏ hơn 6 thì số chia bằng 5.
Ta có: 5? : 5 = ?? (dư 4) mà 5 : 5 = 1; ? : 5 = ? (dư 4) ; Vậy ? = 4 hoặc 9
+ Nếu ? = 4 ta có: 54 : 5 = 10 (dư 4)
+ Nếu ? = 9 ta có: 59 : 5 = 11 (dư 4)
Bài 5: Người ta cần xe ô tô 4 chỗ ngồi để chở 195 người đi dự hội nghị. Hỏi ít nhất phải điều mấy xe ô tô cùng loại đó để chở hết số người đi dự hội nghị.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài. HS tự làm bài của mình vào vở.
- GV nhận xét và chữa bài.
+ Hỏi: bài toán được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì các em đã được học? (phép chia có dư)
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Luyện từ và câu (nâng cao)
ôn từ ngữ về sáng tạo
I. Mục tiêu
- Củng cố, nâng cao, mở rộng một số từ ngữ thuộc chủ điểm sáng tạo.
- HS làm được một số bài tập có liên quan đến từ ngữ về sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn bài học
Bài 1: (Tuần 22)
- HS đọc đề bài, suy nghĩ làm bài, sau đó trả lời.
- GV chốt ý đúng:
+ Trí thức: Người làm việc trí óc, hiểu biết nhiều.
+ ý trí: ý thức tự giác mạnh mẽ, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt được mục đích.
+ Trí tuệ: Khả năng hiểu biết, suy xét bằng bộ óc.
Bài 2: Xếp các từ ngữ sau thành hai nhóm và đặt tên cho từng nhóm:
Nhà bác học, người nghiên cứu,tiến sĩ, nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, bác sĩ, chữa bệnh, thiết kế nhà cửa, giáo sư, nhà thơ, nhạc sĩ, dạy học, chế thuốc, chữa bệnh, sáng tác.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 3: Viết những điều em biết về các nhà bác học dưới đây:
a. Niu-tơn: (1643 – 1727) Nhà vật lí học vĩ đại người Anh.
b. Đác-uyn: (1809 – 1882) Nhà sinh vật học người Anh.
c. Ma-ri Quy-ri: Nhà hóa học người Pháp, gốc Ba Lan, bà đã 2 lần đạt giải Nobel.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- HS trao đổi nhóm rồi viết, sau đó trình bày bài. GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2013
Tiết 1: Toán
Quan hệ giữa các phép tính
I. Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính và biết được mối quan hệ giữa các phép tính.
- Củng cố kĩ năng giải toán có liên quan các phép tính đã học.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh lên bảng làm mẫu ý a, dưới lớp làm bài vào vở.
1569 3
523
x 3
- Hỏi: em có nhận xét gì về mỗi quan hệ giữa hai phép tính này?
( Lấy tích chia cho thừa số này sẽ được thương là thừa số kia).
- Học sinh tự làm các ý còn lại, nêu kết quả. GV chốt kết quả đúng.
- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Bài 2: Tổng hai số là 64. Nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 5 và dư là 4. Tìm hiệu hai số đó.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu( bài có mấy yêu cầu)
- GV hướng dẫn làm: Nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 5 và dư 4 nghĩa là số lớn gấp số bé 5 lần và 4 đơn vị. Mà tổng 2 số là 64.
Vậy coi số bé là 1 phần, số lớn là 5 phần như thế ta có tổng số phần bằng nhau là: 1 + 5 = 6 (phần)
Số bé là: 60 : 6 = 10
Số lớn là: 10 x 5 + 4 = 54
- HS chữa bài vào vở.
Bài 3: Một phép chia có số bị chia là 99, thương là 9 và số dư là số dư lớn nhất. Tìm số chia và số dư của phép chia đã cho.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn làm: Số dư là số lớn nhất nên ta cộng thêm 1 đơn vị vào số bị chia, ta có số bị chia mới là 100 và phép chia trở thành phép chia hết. Khi đó thương tăng 1 lần. Thương mới là 9 + 1 = 10
Số chia là: 100 : 10 = 10
Số dư là: 10 – 1 = 9
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
- Học sinh nêu lại bài giải.
Bài 4: An nghĩ ra một số, biết rằng tổng số đó với 829 là số có ba chữ số giống nhau. Tìm số An nghĩ.
Học sinh đọc yêu cầu bài
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Luyện từ &câu
ôn: Từ ngữ về nghệ thuật- Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Củng cố, rèn kĩ năng làm bài về mở rộng vốn từ về nghệ thuật: ( người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
- Ôn luyện về dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học: Vở thực hành luyện từ và câu, TV nâng cao.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: a. Tìm các từ có tiếng sĩ đứng sau, chỉ những người hoạt động nghệ thuật.
M: ca sĩ
b. Tìm các từ có tiếng nhạc đứng trước, nói về lĩnh vực âm nhạc.
M: nhạc cụ
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Sau đó trao đổi theo nhóm.
- HS làm bài vào vở bài tập.
Bài 2: (tr21-Vở TH LT&câu)
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Từng học sinh làm việc cá nhân. Sau đó trao đổi theo nhóm.
- HS làm bài vào sách bài tập.
a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà ảo thuật, đạo diễn, nhạc sĩ,
b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật
đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn viết kịch, quay phim,
c. Chỉ các mộ nghệ thuật
điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, âm nhạc, hội hoạ, múa rối, kiến trúc, thơ, văn.
Bài 3: Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp, rồi viết lại các câu đó cho đúng chính tả:
Ngày xưa Hươu rất nhút nhát Hươu sợ bóng tối sợ thú dữ sợ cả tiếng động lạ tuy vậy Hươu rất nhanh nhẹn chăm chỉ và tốt bụng một hôm nghe tin bác Gấu ốm nặng Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài. Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn .
- Học sinh suy nghĩ và dựa vào những kiến thức mà mình đã được học để điền dấu câu vào đoạn văn cho phù hợp.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Một số học sinh báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
- Gọi một vài học sinh đọc lại đoan văn đã điền đúng dấu câu.
- GV củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
- Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tập làm văn (nâng cao)
Kể về tài năng nghệ thuật
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
- HS biết thay lời bà cụ để kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK, TV nâng cao.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
Đề 1 (Tuần 24)
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
+ Đề bài yêu cầu gì?
- Cho HS quan sát lại tranh minh hoạ trong SGK (bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt.
- 1Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Câu chuyện có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?
GV Em có thể mở đầu câu chuyện như sau: Tôi làm nghề bán quạt, một hôm ....
- Học sinh thực hành kể chuyệntrong nhóm.
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh.
- Bình chọn nhóm kể tốt, biểu dương.
+ Qua câu chuyện này, em biết gì về ông Vương Hi Chi?
- Học sinh phát biểu.
- GV chốt lại bài: Trong các môn nghệ thuật, có bộ môn gọi là nghệ thuật Thư pháp. Thư pháp là viết chữ đẹp.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2013
Tiết 1: Toán
Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian ( chủ yếu là về thời điểm)
- Biết xem đồng hồ( trường hợp chính xác đến từng phút)
II. Đồ dùng dạy học: Đồng hồ mô hình hoặc đồng hồ thật, vở bài tập toán.
III. Hoạt dộng dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b. Nội dung.
b.1: Hướng dẫn cách xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút).
- GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ( chú ý giới thiệu kĩ về vạch chia phút).
- Yêu cầu học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học rồi hỏi học sinh:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ? ( 6 giờ 10 phút).
- Hướng dẫn học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ 2 để xác định vị trí kim ngắn trước, sau đó là kim dài.
+ Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một tí. Như vậy là hơn 6 giờ.
+ Kim dài ở vạch nhỏ thứ 3 sau số 2 ( tính theo chiều quay của kim đồng hồ).
+ Học sinh tính từ vạch số 12 đến vị trí hiện tại của kim dài, được 13 phút. Do đó, thời điểm lúc đó là 6 giờ 13 phút.
- Tương tự hướng dẫn học sinh quan sát đồng hồ thứ ba để học sinh nêu thời điểm lúc đó ở từng mặt đồng hồ.
+ Gv giới thiệu cách đọc thứ 2: Hướng dẫn học sinh quan sát xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 7 giờ? ( 4 phút)
- GV: như vậy cò thiếu 4 phút nữa là đến 7 giờ ta có thể nói'' 7 giờ kém 4 phút''.
* Vậy khi xem đồng hồ, nếu kim phút vượt quá số 6 ( theo chiều quay của kim đồng hồ) thf ta có hai cách đọc như trên.
b.2: Thực hành
Bài1:
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS quan sát mặt đồng hồ a và nêu vị trí của kim ngắn, kim dài.
- Học sinh đọc thời điểm lúc đó là bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút. Gv nhận xét và khắc sâu cách đọc .
- Các phần còn lại học sinh tự làm rồi chữa bài.
Bài 2: Học sinh quan sát mặt đồng hồ, sau đó căn cứ theo yêu cầu để vẽ kim đồng hồ. Gv chữa bài và yêu cầu học sinh nhắc lại cách xem đồng hồ.
Bài 3: Cách tiến hành tương tự như bài 1
d. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và hướng dẫn bài tập về nhà.
Tiết 2: Tự nhiên & Xã hội
Quả
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết:
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
- Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
* GDKNS: + KN quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.
+ Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật và đời sống con người.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK
III. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Bước 1: quan sát các hình trong SGK
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trong SHK để trả lời câu hỏi:
+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc hình dạng và độ lớn của từng loại quả.
+ Trong số các quả đó, bạn đã được ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của loại quả đó.
+ Chỉ vào các hình trong bài và nói tên từng bộ phận của quả. Người ta thường dùng bộ phận nào của quả đó.
Bước 2: Quan sát các quả được mang đến lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau:
- Quan sát bên ngoài.
- Quan sát bên trong.
+ Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt.
+ Bên trong quả gồm có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó.
+ Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó.
Bước 3: làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV cùng học sinh nhận xét và đi đến kết luận chung:
Kết luận( SGV )
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm bàn
Bước 1:Nhóm trưởng điều kiển cả nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
- Quả thường được dùng làm gì? nêu ví dụ.
- Quan sát hình 92; 93 trong SGK hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến làm thức ăn.
Bước 2: làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV kết luận ( SGV )
* Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt sao nhi đồng
I. Mục tiêu.
- Giúp HS trao đổi với nhau những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong học tập và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Giáo dục HS thích tham gia hoạt động tập thể, thích bày tỏ các ý kiến của mình với bạn bè.
- HS tự tìm cho mình những bạn có cùng sở thích, tạo thành nhóm vui chơi.
II. Các hoạt động cụ thể.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học.
2. Lên lớp.
a. Sinh hoạt theo chủ đề: HS trao đổi với nhau các vấn đề về môi trường.
- HS kể các môi trường trong sạch, ô nhiếm xung quanh chúng ta.
- Nêu tác dụng và tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm.
- Nêu biện pháp để bảo vệ môi trường: Lớp học, trường học, nhà ở, ...
- HS phát biểu ý kiến của mình.
-Thời gian còn lại cho HS tự tìm nhóm thảo luận và đóng vai nói về môi trường.
-Trình bày trước lớp. GV cùng cả lớp nhận xét.
b. Sinh hoạt lớp.
1. Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.
Về đồ dùng học tập... ; Vệ sinh.... ; Chuyên cần, nề nếp học tập.... ; Học bài và làm bài ở nhà và trong lớp....
2. Xếp loại thi đua của từng tổ: Tổ 1: ..... Tổ 2: ..... Tổ 3 ...... Tổ 4: ......
3. Triển khai công việc tuần 25:
- Duy trì nề nếp của trường, lớp.
- Tích cực rèn chữ viết, giữ vở sạch.
- Phát động phong trào thi đua học tập.
BGH kí duyệt:
......................................................................
.....................................................................
.....................................................................
......................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN24-buoi2.doc