Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 27

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

 - Nhận biết các số có năm chữ số( trường hợp hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là chữ số không)

 - Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số trong các trường hợp trên.

 - Tiếp tục nhận biết các thứ tự các số có năm chữ số.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách bài tập Toán, bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Kiểm tra bài cũ

 2. Bài mới

 a. Giới thiệu bài

 b. Nội dung

 

doc8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013 Tiết 1: Thủ công (Đ/c Hoàng Anh dạy) Tiết 2: Đạo đức Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( t2) I. Mục tiêu * HS hiểu: - Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Vì sao cần tôn trọng thư từ,tài sản của người khác. - Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em. - HS có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác . * GDKNS: KN tự trọng; KN làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định. II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập . Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác 2. Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Với thư từ, tài sản của người khác, em cần có thái độ như thế nào? ( Tôn trọng, không xâm phạm) Hoạt động 2: Nhận xét hành vi Thảo luận nhóm: GV chia HS thành 4 nhóm cùng thảo luận 4 tình huống bài tập 4 ( trang 40) Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . GV nhận xét, bổ sung. + Tình huống a: Sai + Tình huống b: Đúng + Tình huống c: Sai + Tình huống d: Đúng Hoạt động 3: Đóng vai GV yêu cầu HS chọn 1 trong 2 tình huống ở bài tập 5 để đóng vài Các nhóm thảo luận Trình bày trước lớp. GV nhận xét bổ sung. GV kết luận như SGK. 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tiếng Anh (GV Tiếng Anh dạy) Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013 Tiết 1: Tiếng Việt Ôn luyện từ và câu I. Mục tiêu - Ôn tập về bộ phận phụ trả lời câu hỏi Khi nào?, dấu chấm, dấu phẩy cho HS. - Rèn kĩ năng làm bài và cách trình bày bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập TV. Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Nội dung ôn tập: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập. - HS làm bài trong phiếu học tập. - GV chữa chung. Bài 1: Điền vào chỗ chấm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào ? ” trong các câu sau. a, .., tôi ghé vào cửa hàng mua sách thì thấy Lan gánh nước qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy. Tôi bám theo Lan đến một ngôi nhà tồi tàn. .. tôi mới hiểu rằng nhà bạn nghèo lắm. .., tôi đem chuyện kể cho các bạn trong lớp nghe, ai cũng xúc động. , chúng tôi luôn gắn bó với Lan. b, + ., cả nhà em quây quần quanh mâm cơm. + ., sương phủ trắng cành cây bãi cỏ. Bài 2: Những từ cùng nghĩa với từ "Tổ quốc" là: A. Non sông, gấm vóc, quê hương, đất nước. B. Non sông, quê hương, đất nước, giang sơn. C. Non sông, quê hương, núi non, giang sơn. Bài 3: Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu dưới đây . Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh...Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút. Bài 4: Cho đoạn văn sau hãy thêm dấu chấm, dấu phẩy cho phù hợp. Mỗi cây có đời sống riêng một tiếng nói riêng cây lan cây huệ cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa cây mơ cây cải nói chuyện bằng lá cây bầu cây bí nói bằng quả cây khoai cây dong nói bằng củ bằng dễphải yêu vườn như Loan mới hiểu được lời nói của các loài cây. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Tiết 2: Thể dục (GV chuyên dạy) Tiết 3: Toán ôn tập: Các số có năm chữ số I. Mục tiêu - Nắm được các hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị - Biết đọc và viết các số có năm chữ số trường hợp đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách BT Toán (tr 51) Bài 1: Học sinh tự điền số vào ô trống, cả lớp nhận xét và đọc số. Viết số: 44 231. Đọc số: Bốn mươi tư nghìn hai trăm ba mươi mốt. Viết số: 23 234. Đọc số: Hai mươi ba nghìn hai trăm ba mươi tư. Bài 2: Cho HS nhận xét có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - HS làm bài trong sách bài tập. - GV chữa chung. Bài 3: Điền số vào dãy số. HS tìm quy luật sau đó điền: 6000, 7000, 8000, 9000, ... - HS tự làm rồi chữa. Bài 4: Viết theo mẫu. Chữa bài. * GV lưu ý cho HS: Giá trị của mỗi chữ số tuỳ thuộc vào vị trí nó đứng. 3. Củng cố, dặn dò. GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học. Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2013 Tiết1: Toán Các số có năm chữ số ( tiếp theo ) I. Mục tiêu Giúp học sinh: - Nhận biết các số có năm chữ số( trường hợp hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là chữ số không) - Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số trong các trường hợp trên. - Tiếp tục nhận biết các thứ tự các số có năm chữ số. II Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Toán, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Nội dung b. 1: Giới thiệu các số có năm chữ số, trong đó bao gồm cả trường hợp có chữ số 0 - GV yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số - GV cho học sinh tiến hành tương tự với các dòng còn lại. Lưu ý các em phải đọc đúng quy định với các số hàng chục là 0, hàng đơn vị khác 0 b.2: Thực hành Bài 1: - GV cho học sinh phân tích mẫu ở dòng đầutiên sau đó tự đọc số ở dòng thứ 2 và viết ra theo lời đọc. - ở dòng thứ 3, GV cho học sinh đọc dòng chữ ghi ở cột đọc số, sau đó học sinh phân tích. - Học sinh tự làm các phần còn lại Bài 2: - Học sinh nêu quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số, rồi điền tiếp số vào chỗ trống.. - Trong khi học sinh làm bài, Gv quan sát và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng Bài 3: - Học sinh làm tương tự như bài 2. Cuối cùng cho học sinh đọc nhiều làn từng dãy số. c. Củng cố, dặn dò GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học Tiết 2: Tiếng việt Ôn tập làm văn I. Mục tiêu - Ôn tập về cách trình bày báo cáo - báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin. - Nắm được việc tiếp thu bài của HS để có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. II Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Nội dung Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với thầy (cô) giáo tổng phụ trách kết quả thi đua [Xây dựng đội vững mạnh] + Một học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK. +HS đọc lại báo cáo đã học ở tuần 20. +GV hỏi: Yêu cầu của báo cáo này có điều gì khác với báo cáo đã học ở tuần 20? - Những điểm khác: + Người báo cáo là chi đội trưởng + Người nhận báo cáo là thày tổng phụ trách. + Nội dung thi đua: ( Xây dựng Đội vững mạnh ) + Nội dung báo cáo: về học tập, lao động, thêm nội dung về công tác khác. - Nhắc học sinh chú ý thay lời kính gửi bằng kính thưa. - Các tổ làm việc theo các bước sau: + Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua + Lần lượt từng thành viên đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội. Cả tổ góp ý cho từng bạn. + Đại diện của tổ trình bày báo cáo trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung - Bình chọn bạn đóng vai chi đội trưởng đạt nhất. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 3: Toán ôn tập: Các số có 5 chữ số I. Mục tiêu - Nhận biết các số có năm chữ số( trường hợp hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là chữ số không) - Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số trong các trường hợp trên. - Tiếp tục nhận biết các thứ tự các số có năm chữ số. II Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Toán, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách BT Toán (tr 54) Bài 1: - GV cho học sinh phân tích mẫu ở dòng đầu tiên sau đó tự đọc số ở dòng thứ 2 và viết ra theo lời đọc. - GV cho học sinh đọc dòng chữ ghi ở cột đọc số, sau đó học sinh phân tích. - Học sinh tự làm các phần còn lại. Bài 2: - Học sinh làm tương tự như bài 1. Cuối cùng cho học sinh đọc nhiều lần từng số. Bài 3:- Học sinh nêu quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số, rồi điền tiếp số vào chỗ trống.. - Trong khi học sinh làm bài, Gv quan sát và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng Bài 4: HS đọc đề bài, nêu bài hỏi gì, cho biết gì? Hướng dẫn giải Số chỗ chưa có người ngồi là: 8000 - 5000 = 3000 ( người) Đáp số: 3000 người 3. Củng cố, dặn dò GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học. Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013 Tiết1: Tiếng việt Ôn tập tiết 9 I. Mục tiêu - Tiếp tục kiểm tra về chính tả và tập làm văn - Nắm được việc tiếp thu của HS để có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. II Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học 1. Nhắc nhở trước khi kiểm tra Nội dung: Chính tả và tập làm văn. Yêu cầu: Viết đúng chính tả, trình bày bài sạch đẹp. Về tập làm văn viết đúng thể loại 2, Ra bài kiểm tra Chính tả Yêu cấu HS viết chính tả trí nhớ bài" Em vẽ Bác Hồ" Đoạn từ đầu đến Khăn quàng đỏ thắm Thời gian 15 phút Hết thời gian yêu cầu HS soát lại bài Tập làm văn Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết. Cách đánh giá cho điểm: Chính tả : 5 điểm Sai mỗi lỗi trừ 0,5 điểm Tập làm văn: 5 điểm 3 Thu bài về chấm 4 Nhận xét, dặn dò Ôn tập ở nhà. Tiết2: Tự nhiên - Xã hội thú I. Mục tiêu - Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các con thú được quan sát. - Nêu ích lợi của các loài thú nhà. - Sự cần thiết phải bảo vệ các loài thú - Vẽ và tô màu 1 con thú * GDKNS: - KN kiên định: Xác định giá trị, xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng. - KN hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.. II. Đồ dùng Sử dụng hình SGK III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Bài học Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận Bước 1: Nhóm - HS quan sát hình SGK - Chỉ và nói tên các con thú có trong hình? + Nêu đặc điểm, cấu tạo ngoài các con thú? + So sánh thú rừng và thú nhà. + Con nào thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm? + Con nào đẻ con, thú mẹ nuôi thú con bằng gì? Bước 2: Cả lớp Đại diện các nhóm báo cáo kết quả HS nhận xét bổ xung * GV kết luận như SGK Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp Phân loại thú ăn thịt và thú ăn cỏ + Nêuích lợi của trâu, bò, chó, mèo...? + Nhà em nuôi những loại con nào? Em có tham gia chăm sóc chúng không? Em thường cho nó ăn những loại thức ăn gì? +Tại sao phải bảo vệ thú rừng? HS nêu cách bảo vệ thú rừng GV kết luận như SGK Hoạt động 3:Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS vẽ 1 con vật mình yêu thích Ghi chú thích tên con vật và các bộ phận 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài hôm sau. Tiết 3: Hoạt động tập thể Giáo dục môi trường I. Mục tiêu - Giáo dục cho HS biết bảo vệ môi trường và giữ cho môi trường sạch đẹp. - HS hiểu môi trường có tác dụng rất lớn đến đời sống và sức khoẻ của con người. II. Chuẩn bị. Tranh, ảnh về môi trường. III. Lên lớp 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2. Bài học a. Sinh hoạt theo chủ đề. - HS kể các môi trường cần cho sự sống. - Nêu tác dụng và tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm. - Em phải làm gì để bảo vệ môi trường? - HS phát biểu ý kiến của mình. - Thời gian còn lại cho HS thảo luận và đóng vai nói về môi trường. -Trình bày trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét và nhắc nhở HS thực hiện bảo vệ môi trường ở nơi mình sống. b. Sinh hoạt lớp. I. Nhận xét các mặt hoạt động của tuần 27 - Về đồ dùng học tập. - Vệ sinh lớp học. - Chuyên cần. - Học bài và làm bài. II. Xếp loại thi đua của từng tổ: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3 Tổ 4: III. Triển khai công việc tuần 28: - Phát động phong trào thi đua học tập. - Nề nếp học tập, truy bài đầu giờ. - Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị thi HSG. BGH ký duyệt: ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. ................................................................................. .................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 27 (Buoi 2).doc
Tài liệu liên quan