I. MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức về:
+ Từ chỉ đặc điểm, trạng thái. (Tìm từ chỉ đặc điểm điền vào chỗ chấm.)
+ Xác định kiểu câu Ai- thế nào?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
- GV lần lượt chép các bài tập sau lên bảng cho từng HS lên làm.
- Dưới lớp làm ra phiếu học tập sau đó chữa chung.
Bài 1: Tìm từ chỉ đặc điểm điền vào chỗ chấm sau:
Bầu trời . Cây cối .
Dòng sông . Đồng lúa .
Em bé . Cụ già .
Chú bộ đội . Lực sĩ .
8 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Thứ hai ngày 13 tháng 5 năm 2013
Tiết 1: Thủ công
(Đ/c Hoàng Anh dạy)
Tiết 2: Đạo đức
Dành cho địa phương: vấn đề quyền trẻ em
I. Mục tiêu
- HS biết 1 số quyền trẻ em, quyền cho bản thân mình.
- Các em tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia ủng hộ quyền trẻ em.
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
* GV giới thiệu bốn nhóm quyền của trẻ em:
- Quyền được sống còn.
- Quyền được bảo vệ.
- Quyền được phát triển.
- Quyền được tham gia.
* Ba nguyên tắc:
- Trẻ em là tất cả những người dưới 18 tuổi.
- Trẻ em được hưởnh 4 quyền trên.
- Các hoạt động được thực hiện đều cần đến lợi ích tốt nhất của trẻ em.
* Một số điều khoản có liên quan đến chương trình môn đạo đức lớp 3.
GV: Em và các bạn đã làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người học sinh?
- HS thảo luận nhóm bàn.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
* GV chốt ý.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà vận động mọi người cùng tham gia.
Tiết 3: Tiếng Anh
(GV Tiếng Anh dạy)
Thứ ba ngày 14 tháng 5 năm 2013
Tiết 1: Tiếng Việt
Ôn các bài tập đọc tuần 32 - 33
I. Mục tiêu
- Ôn tập các bài tập đọc tuần 32 và 33.
- Rèn cho HS kĩ năng đọc thành tiếng.( ẹoùc troõi chaỷy toaứn baứi. ủoùc ủuựng caực tửứ ngửừ ủeó phaựt aõm sai )
- Rèn cho HS kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu nội dung từ mới, hiểu nội dung bài tập đọc.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài đọc: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn luyện đọc
Cho HS luyện đọc từng bài( Mỗi bài khoảng 13-15 phút)
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm luyện đọc.
HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài
GV kết hợp hỏi câu hỏi về nội dung của đoạn đó.
Bài 1: Người đi săn và con vượn
Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?
Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?
HS:Vượn mẹ vơ một nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to.
HS đọc thầm đoạn 4
GV Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?
Câu chuyên muốn nói điều gì với chúng ta?
Bài 2: Cuốn sổ tay.
Thanh dùng sổ tay làm gì?
Nói vài điều lí thú ghi trong cuốn sổ tay của Thanh?
Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem cuốn sổ tay?
Bài 3: Cóc kiện trời
Vì sao Cóc phải lên kiện Trời?
Cóc sắp xếp đội ngũ trước khi lên gặp Trời ntn?
Sau cuộc chiến thái độ của Trời ntn?
Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?
Cóc có những điểm gì đáng khen?
(Có gan lớn, dám đi kiện Trời; mưu trí, chiến đấu chống quân của nhà Trời.)
Câu chuyên muốn nói điều gì với chúng ta?
3. Luyện đọc lại ( Hướng dẫn theo từng bài)
GV đọc mẫu 1 đoạn văn
GV hướng dẫn HS đọc, HS luyện đọc lại.
4. Củng cố, dặn dò
-GV Nhaọn xeựt tieỏt hoùc .
Tiết2: Thể dục
(GV chuyên dạy)
Tiết 3: Toán
ôn tập về tính chu vi
diện tích hình vuông, hình chữ nhật
I. Mục tiêu
- Tính được chu vi hình chữ nhật , hình vuông.
- Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật và hình vuông.
II. Đồ dùng: Sử dụng bảng phụ và phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: GV treo bảng phụ lên bảng. HS đọc đề bài và làm bài rồi chữa chung.
Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, biết:
Chiều dài 18 cm, chiều rộng 9 cm.
Chiều dài 3dm 2cm, chiều rộng 8 cm.
Bài 2: HS đọc đề bài:
Cho hình chữ nhật có chiều dài 72 cm, chiều rộng bằng chiều dài và một hình vuông có cạnh là 162 cm.
a. Tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông rồi so sánh.
b. Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông rồi so sánh.
- Cho 1 HS lên bảng thực hiện tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông rồi so sánh.
- Cho 1 HS lên bảng thực hiện tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông rồi so sánh.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- GV chữa bài.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. GV vẽ hình lên bảng.
- Hướng dẫn HS chia hình H thành 2 hình rồi tính diện tích từng hình sau đó cộng lại.
HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. GV chữa chung.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ tư ngày 15 tháng 5 năm 2013
Tiết 1: Toán
ôn tập về hình học
I. Mục tiêu
- Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
- Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật , hình vuông.
II. Đồ dùng: Sử dụng vở bài tập toán
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS đọc đề bài. GV vẽ hình lên bảng.
a. Cho HS lên bảng chỉ và đọc tên các góc trong hình vẽ.
- Cả lớp theo dõi nhận xét chung.
b. Cho HS lên bảng chỉ và đọc tên trung điểm của đoạn thẳng AB và ED trong hình vẽ.
c. HS lên bảng xác định trung điểm của đoạn thẳng AE và MN (tô đậm)
- GV chữa bài chung.
Bài 2: HS đọc đề bài.
- Cho 1 HS lên bảng thực hiện tính chu vi hình tam giác.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- GV chữa bài.
Bài 3: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài.
HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. GV chữa chung.
Bài 4: HS đọc đề bài toán và nêu yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn HS làm bài. HS tự làm bài vào vở rồi chữa.
+ Tính chu vi hình chữ nhật: (60 + 40) x 2 = 200 (m)
+ Tính cạnh hình vuông: 200 : 4 = 50 (m)
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học. Cho HS làm bài về nhà ở vở BTT.
Tiết 2: Tiếng Việt
Ôn từ chỉ đặc điểm, trạng thái
Kiểu câu: Ai - thế nào?
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về:
+ Từ chỉ đặc điểm, trạng thái. (Tìm từ chỉ đặc điểm điền vào chỗ chấm.)
+ Xác định kiểu câu Ai- thế nào?
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
- GV lần lượt chép các bài tập sau lên bảng cho từng HS lên làm.
- Dưới lớp làm ra phiếu học tập sau đó chữa chung.
Bài 1: Tìm từ chỉ đặc điểm điền vào chỗ chấm sau:
Bầu trời ......................... Cây cối ..........................
Dòng sông .................... Đồng lúa .......................
Em bé ........................... Cụ già ...........................
Chú bộ đội ..................... Lực sĩ ............................
Bài 2: Gạch dưới các câu theo mẫu Ai – thế nào?
Búp măng non cảm thấy thật sung sướng và tự hào măng non cùng với các bạn khác được ông mặt trời chiếu sáng và lớn lên mạnh mẽ từ búp măng non, chú đã trở thành cây tre nhỏ giống như mẹ những cây tre nhỏ sẽ hợp thành một rừng tre mới.
Bài 3: Khoanh tròn chữ cái trước các câu theo mẫu Ai – thế nào? Sau đó gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai? – 2 gạch dưới bộ phân thế nào? trong các câu sau.
a. Sắc rất chăm đọc sách.
b. Đọc xong, cậu còn vuốt ve, ngắm nghía quyển sách rồi mới xếp vào giá.
c. Tiếng suối chảy róc rách.
d. Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên lưng ngựa trắng phau.
e. Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân.
Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn kể về các bạn ở lớp em. Trong đoạn văn có sử dụng câu viết theo mẫu Ai – thế nào? ( Viết xong gạch dưới câu Ai – thế nào?)
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Toán
Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức giải toán về giảm đi một số lần và gấp một số lên nhiều lần.
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Hỏi: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ?
Nhiều HS nhắc lại. làm các bài tập sau:
Bài 1: Có 10 bao gạo, nếu lấy ra ở mỗi bao 5 kg thì số gạo lấy ra bằng số gạo của 2 bao nguyên. Hỏi có tất cả bao nhiêu kilôgam gạo?
Bài 2: Có 30 con gà. Số vịt kém số gà 24 con. Hỏi số vịt bằng một phần mấy số gà?
Bài 3: GV cho HS đọc bài toán rồi tự làm bài. Sau đó kiểm tra chéo rồi chữa bài.
Bài giải
Số bông hoa của mỗi lọ hoa là :
56: 7 = 5 (bông hoa)
Số bông hoa của 5 lọ hoa là :
7 5 = 35 (bông hoa)
Đáp số : 35 bông hoa.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS giải thích bài mẫu.
- Chẳng hạn : 6 gấp 5 lần được 6 x 5 = 30, 30 giảm đi 6 lần được 30 : 6 = 5
- HS tự làm các bài tập tiếp theo. khuyến khích HS thực hiện tính nhẩm.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 17 tháng 5 năm 2013
Tiết 1: Tập làm văn
Ôn tập: Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật
I. Mục tiêu
HS viết được một đoạn văn kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, chữ viết sáng sủa.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
GV chép đề bài lên bảng, 1 – 2 HS đọc lại.
- GV treo bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý, HS đọc.
- GV nhắc HS: những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý nhưng phải liên kết câu thành một đoạn văn.
HS kể mẫu lại buổi xem xiếc. GV cùng cả lớp nhận xét.
Buổi biểu diễn được tổ chức ở rạp xiếc thành phố, vào tối chủ nhật tuần trước. Em đi cùng cả nhà: bố, mẹ và chị của em. Buổi biểu diễn có nhiều tiết mục: đu quay, người đi trên dây, xiếc hổ nhảy qua vòng lửa, đua ngựa, khỉ đi xe đạp... Em thích nhất tiết mục khỉ đua xe đạp. Tiết mục này làm khán giả cười nghiêng ngả. Trên sân khấu có 8 chú khỉ, quần áo com-lê, ca-vát rất lịch sự, mỗi chú cưỡi 1 chiếc xe đạp mi-ni tham dự cuộc đua...
GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng thành câu.
HS viết bài vào vở. GV giúp đỡ HS yếu kém. 5 HS đọc bài trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét. GV cho điểm một số bài tốt và thu vở về nhà chấm.
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài.
Nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tự nhiên - Xã hội:
Bề mặt lục địa (tiếp)
I. Mục tiêu
-Biết so sánh số dạng địa hình: giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
II. Đồ dùng dạy học
Sử dụng hình SGK, tranh ảnh đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động1: Làm việc theo nhóm
- HS quan sát hình 1, 2 SGK, thảo luận nhóm để hoàn chỉnh bảng sau:
Núi
Đồi
Độ cao
Đỉnh
Sườn
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc, còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp
- HS quan sát tranh 3, 4, 5 trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt của đồng bằng và cao nguyên khác nhau ở điểm nào?
- Vài HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
* GV kết luận: Như SGV.
Hoạt động 3: Vẽ mô tả dồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
HS tự vẽ vào vở của mình.
Hai bạn ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét.
Trưng bày một số bài vẽ cho cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, biểu dương.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài hôm sau.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
Múa hát tập thể
I.Mục tiêu.
- HS biết múa, hát những bài hát về Đội; những bài hát, bài múa ca ngợi về Bác Hồ để mừng sinh nhật Bác vào ngày 19 - 5.
- Giáo dục HS thích tham gia văn nghệ, tham gia các hoạt động tập thể.
- Tạo cho HS phát huy năng khiếu của mình đồng thời mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
II. Nội dung
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Sinh hoạt theo chủ đề:
- Tổ chức cho HS múa, hát các bài hát ca ngợi về Đội và Bác Hồ.
- GV nêu qua cho HS biết nghĩa của ngày 15/5 và 19/5.
-Tổ chức văn nghệ.
- Lần lượt HS trình diễn cá bài múa, hát mà mình đã sưu tầm.
Cả lớp nhận xét: + Đã đúng chủ đề chưa?
+ Thể hiện có hay không?
GV nhận xét chung và biểu dương HS.
3. Sinh hoạt lớp.
a, GV yêu cầu tổ trưởng tổ theo dõi nhận xét các mặt hoạt động của cá nhân, tổ.
Nội dung nhận xét:
- Việc thực hiện nội quy của trường, lớp.
- Nề nếp học tập, làm bài tập.
- Nề nếp ra vào lớp, truy bài đầu giờ.
- Nề nếp thể dục vệ sinh, hát đầu giờ.
b, GV nhận xét tổng hợp chung các mặt hoạt động của lớp, của cá nhân , của tổ.
c, Công tác tuần tới
Tiếp tục duy trì và phát huy nề nếp đã đạt được.
Phát động phong trào thi đua học tập tốt chuẩn bị thi cuối năm học.
Thực hiện nề nếp VSCĐ.
* Kết thúc:
Cả lớp cùng hát bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng"
BGH ký duyệt:
...................................................................
...................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN34 - buoi2.doc