I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết cách tìm số số hạng của dãy số.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách toán bồi dưỡng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập. (tr10)
Bài 1: (Bài 35-tr10)
GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài.
Hướng dẫn: Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1 và kết thúc là 60. Dãy số có 60 số.
- Bắt đầu là số lẻ, kết thúc là số chẵn nên số số lẻ bằng số số chẵn.
a, Số số lẻ là: 60 : 2 = 30 (số)
b, Số số chẵn là: 60 -30 = 30 (số)
c, Các số có tận cùng là 5 là: 5, 15, 25, 35, 45, 55.
Bài 2: Cho dãy số: 1, 3, 5, 7, ., 25, 27.
Hỏi dãy số có bao nhiêu số?
HS đọc đề bài. Yêu cầu suy nghĩ, tự làm và chữa bài.
Số số hạng của dãy số là: (27 - 1) : 2 + 1 = 14 (số)
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán
luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS thực hành tìm một trong các phần bằng nhau của một số; HS làm các bài tập trong sách bài tập.
Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.)
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2.Luyện tập.
Hướng dẫn HS làm các bài trong sách bài tập Toán (tr32)
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu.
GV hướng dẫn mẫu: của 6 kg là: 6 : 2 = 3 (kg)
HS làm bài và chữa bài.VD:
của 25 km là: 25: 5 = 5 (km)
của 18 lít là: 18 : 3 = 6 (l)
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu.
Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. Chẳng hạn:
Tóm tắt
Có : 16 kg nho.
Đã bán: 1/4 số nho.
Đã bán: ...? kg
Bài giải
Số nho cửa hàng đã bán là: 16 : 4 = 4 (kg)
Đáp số : 4kg.
Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 3: HS đọc bài toán. Cho HS làm bài vào vở.
Chữa bài:
Bài giải
số con gà trong hình trên là:
18 : 6 = 3 ( con)
số con gà trong hình trên là:
18 : 3 = 6 ( con)
Đáp số: a, 3 con
b, 6 con
3. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Hoạt động tập thể
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột.
- GV phổ biến cách và luật chơi. HS tự chơi.
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần).
Tiết 3: Luyện đọc
bài tập làm văn
I. Mục tiêu
Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hay cho HS.
Hiểu nội dung của câu chuyện: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.
II Bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV nêu tên bài và ghi bảng.
2. Luyện đọc
a) GV đọc diễn cảm toàn bài. Giọng tâm sự nhẹ nhàng.
HS quan sát tranh minh hoạ.GV giảng nội dung tranh.
b) Hướng dẫn luyện đọc.
- Đọc đoạn: Học sinh tiếp nối đọc 4 đoạn , kết hợp nhắc nhở cách nghỉ hơi, đọc đúng câu kể, câu hỏi.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc trước lớp : Gọi các nhóm nối tiếp nhau đọc. GV kết hợp hỏi nội dung từng đoạn.
*Đoạn 1- 2:
Nhân vật xưng “tôi” trong truyện này tên là gì ? (Cô-li-a)
Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào ? (Em đã làm gì để giúp mẹ)
Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn này ? HS trao đổi nhóm và trả lời: Vì thỉnh thoảng Cô-li-a mới làm một vài việc lặt vặt...) GV chốt lại.
*Đoạn 3:
- Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để bài văn viết dài ra ?
*Đoạn 4: cả lớp đọc thầm theo để trả lời câu hỏi:
Vì sao mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu cô-li-a ngạc nhiên ? ( Cô-li-a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo, làm việc này)
Vì sao sau lúc đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ ? (Vì nhớ ra việc mình đã nói đến trong bài TLV).
- Một vài HS thi đọc diễn cảm bài văn.
- 4 HS tiếp nối thi đọc 4 đoạn.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Một HS đọc cả bài.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà các em về nhà kể lại chuyện cho mọi người nghe.
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tiết 1+2: Tiếng Anh
(GV Tiếng Anh dạy)
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Trò chơi: tìm người chỉ huy
- GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy.
- GV phổ biến cách và luật chơi. HS tự chơi.
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần).
Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán (nâng cao)
Dãy số (Dạng 2)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách tìm số số hạng của dãy số.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập. (tr10)
Bài 1: (Bài 35-tr10)
GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài.
Hướng dẫn: Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1 và kết thúc là 60. Dãy số có 60 số.
- Bắt đầu là số lẻ, kết thúc là số chẵn nên số số lẻ bằng số số chẵn.
a, Số số lẻ là: 60 : 2 = 30 (số)
b, Số số chẵn là: 60 -30 = 30 (số)
c, Các số có tận cùng là 5 là: 5, 15, 25, 35, 45, 55.
Bài 2: Cho dãy số: 1, 3, 5, 7, ..., 25, 27.
Hỏi dãy số có bao nhiêu số?
HS đọc đề bài. Yêu cầu suy nghĩ, tự làm và chữa bài.
Số số hạng của dãy số là: (27 - 1) : 2 + 1 = 14 (số)
Bài 3: Cho dãy số: 1, 4, 7, 10, ..., 46, 49.
Hỏi dãy số có bao nhiêu số?
HS đọc đề bài. Yêu cầu suy nghĩ, tự làm vào, GV chữa bài.
Số số hạng của dãy số là: (49 - 1) : 3 + 1 = 17 (số)
Bài 4: (Bài 36- 37, tr10)
- HS đọc đề bài và nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ tự làm bài và chữa bài.
*Bài 36
a, Có 10 số có 1 chữ số.
b, Có 90 số có 2 chữ số.
c, Có 900 số có 3 chữ số.
*Bài 37
a, Có 5 số chẵn có 1 chữ số.
b, Có 45 số chẵn có 2 chữ số.
c, Có 450 số chẵn có 3 chữ số.
- HS làm tương tự với số lẻ.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Tiết 2: An toàn giao thông
An toàn khi đi ô tô, xe buýt
I. Mục tiêu:
- HS biết nơi chờ xe buýt (xe khách, xe đò) ghi nhớ những quy định khi lên xe, xuống xe, nhận xét những hành vi an toàn, không an toàn khi ngồi trên xe buýt
- HS biết thực hiện đúng các hành vi khi đi ô tô, xe buýt.
- Có thái độ, thói quen thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện GT
II. Chuẩn bị:
- Các tranh ảnh như SGK.
III. Các hoạt động dạy học
*Hoạt động 1: An toàn lên, xuống xe buýt
- GV hỏi: Em nào đã được đi xe buýt, xe khách?
Xe buýt đỗ ở đau để đón khách (bến xe buýt)
- GV cho HS xem 2 tranh ở SGK, nêu đặc điểm dễ nhận ra ở tranh đó.
- Giới thiệu biển số 434 (bến xe buýt)
- Xe buýt có chạy qua tất cả các phố không? (xe buýt thường chạy theo các tuyến nhất định và chỉ đỗ ở các điểm quy định để đón khách)
- Khi đi xe buýt lúc lên xuống xe phải như thế nào? GV mô tả cách lên xuống xe an toàn.
+ Chỉ lên xuống xe khi đã dừng hẳn.
+ Khi lên xuống phải theo thứ tự không chen lấn xô đẩy
+ Khi đặt chân lên bậc phải bám vào tay vịm của xe
+ Khi xuống xe không được chạy ngay qua đường
- HS nhắc lại các ý trên
* Hoạt động 2: Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nnhóm nhận 1 bức tranh thảo luận và ghi lại những điều tốt hay không tốt trong bức tranh đó và cho biết hành động vẽ trong bức tranh là đúng hay sai
- Các nhóm trình bày ý kiến của mình, GV ghi lên bảng hành vi gây nguy hiểm chủ yếu như: đứng, ngồi ở cửa xe khi xe đang chạy, đứng không vịm tay, ngồi trên xe thò đầu, thò tay ra ngoài.
- HS có thể nêu hành vi không co chân lên ghế, không ăn quà, ném rác ra xe.
- GV nhấn mạnh: Khi đi xe buýt ta cần thực hiện nếp sống văn minh để không ảnh hưởng đến người khác
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV chọn 4 tổ mỗi tổ thảo luận và chuẩn bị diễn lại 1 trong các tình huống sau:
+ Tình huống 1: Một nhóm học sinh chen nhau lên xe sau đó tranh nhau ghế ngồi, một bạn nhác các bạn trật tự. Bạn đó sẽ nói như thế nào?
+ Tình huống 2: Một cụ già tay mang túi to mãi chưa lên được xe, hai bạn HS vừa đến để chuẩn bị lên xe. Hai bạn đó sẽ làm gì?
+ Tình huống 3: Hai HS đùa nghịch trên xe ô tô buýt, một bạn khác nhắc nhở. Bạn HS ấy nhắc như thế nào?
+ Tình huống 4: Một hành khách xách đồ nặng để ngay nối đi, một HS nhắc nhở và giúp người đó để vào đúng chỗ. Bạn đó nói như thế nào?
- Khi mỗi tổ htực hiện xong các HS khác nhận xét hành vi tốt, xấu, đúng sai trong tình huống đó.
- GV nhận xét, đánh giá các ý kiến
IV. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học và nhác nhở HS cần thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi ô tô
Tiết 3: Luyện từ và câu (nâng cao)
ôn so sánh
I. Mục tiêu
- Nắm được một số kiểu so sánh. (so sánh hơn kém, so sánh ngang bằng)
- Nêu được các từ có ý nghĩa so sánh.
- Biết cách thêm các từ so sánh vào các câu chưa có từ so sánh.
II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao; bài tập trắc nghiệm (tr.19)
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2 Hướng dẫn làm bài tập
Bài1: HS đọc yêu cầu. Đọc thầm từng khổ thơ, làm bài ra nháp.
- Gọi 3 HS lên bảng. Cả lớp chốt lời giải đúng. GV giúp HS phân biết 2 loại so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Lời giải:
Hình ảnh so sánh
Kiểu so sánh
a) Mẹ về như nắng mới.
ngang bằng
b) Bốn cái chân chú chuồn chuồn nước mỏng như giây bóng.
ngang bằng
c, ở thành phố xe cộ đi lại tấp lập hơn nông thôn.
hơn kém
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm.
Gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau trong các câu sau:
a) Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng chiếu xuống mặt biển.
b) Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những hạt pha lê.
c) Tiếng ve đồng loạt cất lên tựa một dàn đồng ca.
d) Ông trời ngoi lên mặt biển
Tròn như quả bóng em chơi.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh nhưng không sử dụng từ so sánh.
HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau.
Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
Một chị gà mái
áo trắng như bông
Yếm đỏ hoa vông
Cánh phồng bắp chuối.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài và làm bài.
- HS làm vào vở và 2 HS lên bảng điền nhanh các sự vật so sánh, đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a, Đọc như .....
b, Học thầy không tày ......
c, Tốt gỗ hơn ......
3. Củng cố, dặn dò
Một số HS nhắc lại nội dung vừa học
GV nhận xét giờ học. Yêu cầu đọc lại các bài tập.
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán
luyện tập về phép chia
I. Mục tiêu
Củng cố các kĩ năng thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Chia hết ở các lượt chia); tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. Luyện tập
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. GV hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập rồi chữa.
Bài tập 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài
4HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Yêu cầu từng HS lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
Chú ý: Phần b:
45
5
45
0
9
36 4
36 9
0
Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu bài toán.
HS nêu cách tìm một phần sáu của một số rồi giải bài toán.
Chẳng hạn: của 24m là: 24 : 6 = 4 (m)
4 HS lên bảng. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
Chữa bài và cho điểm HS.
2HS ngồi cạnh nhau đối chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Bài tập 3: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu.
HS suy nghĩ tự làm bài và chữa bài.
Bài giải
My đi từ nhà đến trường hết số phút là:
60 : 3 = 20 (phút)
Đáp số: 2 0 phút
Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số.
Bài tập 4: Tìm x:
HS đọc đề bài và nêu yêu cầu.
HS suy nghĩ tự làm bài và chữa bài.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
3. Củng cố, dặn dò
Tiết 2: Hoạt động tập thể
Trò chơi: Hát xì điện
- GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Hát xì điện.
- GV cho HS xếp hàng thành vòng tròn, phổ biến cách và luật chơi.
- HS tự chơi: Mỗi bạn có thể hát 1 câu, 1 đoạn hoặc cả bài hát.
- GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần).
Tiết 3: Luyện viết
Bài 6: chữ hoa D, Đ
I. Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa D (1dòng), chữ Đ (1dòng) viết đúng tên riêng Kim Đồng (2 dòng) ; Viết câu ứng dụng: 3 dòng; Viết đúng đoạn thơ trong vở luyện viết.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy học: Vở thực hành luyện viết; Bộ mẫu chữ hoa
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con
* Luyện viết chữ hoa
- HS tìm các chữ hoa có trong bài.
- GV viết mẫu và nhắc lại cách viết.
- HS luyện viết trên bảng con chữ D, Đ
* Luyện viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng.
- GV giảng nghĩa câu ứng dụng.
- HS tập viết trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng
HS đọc câu ứng dụng.
GV giúp học sinh hiểu câu tục ngữ:
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở
- GV nêu yêu cầu. HS viết vào vở.
- GV bao quát chung.
4. Chấm và chữa bài:
- GV chấm khoảng 5 đến 6 bài và chữa cho học sinh.
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán (nâng cao)
Dãy số (Dạng3)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách tính tổng của dãy số cách đều.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng; các dạng toán cơ bản.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: (Bài122-tr18)
HS đọc yêu cầu.
GV hướng dẫn mẫu:
a, 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10
= (1 +10) + (2 + 9) + (3 + 8) + (4 + 7) + ( 5 + 6)
= 11 + 11 + 11 + 11 + 11
= 11 x 5
= 55
Sau đó yêu cầu HS tự làm bài
2 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
b, 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9
c, 12 + 14 + 16 + 18 + 20 + 22 + 24 + 26 + 28
HS lên bảng nêu lại cách làm. HS nhận xét.
Bài tập 2: Tính tổng của 15 số chẵn liên tiếp đầu tiên.
HS đọc đề bài. Yêu cầu suy nghĩ, tự làm và chữa bài.
DH: 0 + 2 + 4 + 6 + ....
- 15 số có 14 khoảng cách, mỗi khoảng cách 2 đơn vị.
Số thứ 15 hơn số đầu là: 14 x 2 = 28 (đơn vị)
Số thứ 15 là: 0 + 28 = 28
Ta có dãy số: 0 + 2 + 4 + 6 + .... + 26 + 28
Số cặp số có tổng bằng 28 là: 15 : 2 = 7 (cặp) (dư 1số)
Số dư là: 28 : 2 = 14
Tổng của dãy số là: 28 x 7 + 14 = 210
Bài 3: Cho dãy số: 1, 3, 5, 7, ..., 25, 27.
Tính tổng của dãy số trên.
HS đọc đề bài. Yêu cầu suy nghĩ, tự làm và chữa bài.
Bài 4: Cho dãy số: 1, 4, 7, 10, ..., 46, 49.
Tính tổng của dãy số trên.
HS đọc đề bài. Yêu cầu suy nghĩ, tự làm vào, GV chữa bài.
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Tập Làm văn (nâng cao)
kể lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu
Rèn kỹ năng viết bài cho HS.
HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học buổi đầu đi học của mình.
Biết viết lại được những điều mình vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu, diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Đề 1 (tuần 6 - tr161)
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- GV nêu yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường,
GV gợi ý: Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều ? Thời tiết thế nào ? Ai dẫn em đến trường ? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ? Buổi học đã kết thúc như thế nào ? Cảm xúc của em về buổi học đó
HS khá kể mẫu. GV nhận xét.
Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình.
3 HS thi kể trước lớp.
Cả lớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất: kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật.
* HS viết bài vào vở.
GV nhắc các em chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. Có thể viết 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn. HS chỉ cần viết những đoạn văn ngắn chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, đúng chính tả là đạt yêu cầu.
HS làm bài. GV mời 5 đến 7 em đọc bài. Cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt sao nhi đồng
I. Mục tiêu.
- Giúp HS trao đổi với nhau những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong học tập và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- Giáo dục HS thích tham gia hoạt động tập thể, thích bày tỏ các ý kiến của mình với bạn bè.
- HS tự tìm cho mình những bạn có cùng sở thích, tạo thành nhóm vui chơi.
II. Các hoạt động cụ thể.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Lên lớp.
a. Sinh hoạt theo chủ đề: HS trao đổi với nhau các vấn đề về môi trường.
- HS kể các môi trường cần cho sự sống.
- Nêu tác dụng và tác hại của môi trường khi bị ô nhiễm.
? Em phải làm gì để bảo vệ môi trường?
- HS phát biểu ý kiến của mình.
-Thời gian còn lại cho HS tự tìm nhóm thảo luận và đóng vai nói về môi trường.
-Trình bày trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
b. Sinh hoạt lớp.
I. Nhận xét các mặt hoạt động của tuần 6.
- Về đồ dùng học tập...
- Vệ sinh lớp học....
- Chuyên cần..... Học bài và làm bài....
II. Xếp loại thi đua của từng tổ:
Tổ 1: Tổ 2:
Tổ 3 Tổ 4:
III. Triển khai công việc tuần 7:
- Phát động phong trào thi đua học tập.
- Nề nếp học tập, truy bài đầu giờ.
BGH kí duyệt:
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN6- buoi2.doc