Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần học 5

I. Mục tiêu:

- Củng cố nâng cao phép nhân. chia đã học.

- Thực hành phép chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn.

II. Đồ dùng dạy học: Sách toán nâng cao.

III. Hoạt động dạy học

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học.

 2. Luyện tập.

 Bài tập 34 và 39: Tình nhẩm.(tr8)

 GV hướng dẫn HS làm trong sách toán nâng cao rồi lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính.

 Cả lớp nhận xét.

 Bài tập 38: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài.

 * GV chữa chung: 13 tuần lễ có số ngày là:

 13 x 7 = 91(ngày)

 Đ/s: 91 ngày

 Bài tập 42 : HS đọc bài toán. GV tóm tắt đề bài lên bảng.

 - Hướng dẫn học sinh giải:

 - Gọi HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài ra giấy nháp, GV chữa bài.

 HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng.

 Số cam ở 6 đĩa là:

 6 x 4 = 24 (quả)

 Số cam có tất cả là:

 16 + 24 = 40 (quả)

 Đ/s: 40 quả

 

doc8 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần học 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012 Tiết1: Toán luyện tập về phép nhân I. Mục tiêu - Củng cố cách đặt tính và tính Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) cho HS thông qua HS làm các bài tập trong SBT Toán. - Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết. II. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2 Luyện tập: Hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập toán tr27. Bài tập 1: Đặt tính rồi tính. - Học sinh nêu yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu. - HS thực hiện ( nhân từ phải sang trái) - GV cho HS làm và chữa bài. Bài tập 2: HS đọc đề toán tự làm và chữa bài. Có thể giải bài toán như sau: 5 phút Hoa đi được là: 54 x 5 = 270 (m) Đáp số: 270 (m) - Hỏi: khi nhân số có hai chữ số với số có một chữ số trong trường hợp có nhớ ta làm như thế nào? Bài tập 3: Yêu cầu HS đọc đề toán, HS tự giải bài tìm x. Khi chữa bài cho HS trình bày bài và nêu cách tìm số bị chia chưa biết. Bài tập 4: HS nối mỗi đồng hồ với thời gian thích hợp 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy. - GV phổ biến cách và luật chơi. HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Tiết 3: Luyện đọc người lính dũng cảm I. Mục tiêu. Luyện cho HS biết đọc thông, đọc trôi trảy và bước đầu biết cách đọc hay. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung câu chuyện: Khi mắc phải lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2 Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt. HS nghe và theo dõi. b. Hướng dẫn luyện đọc. - Học sinh tiếp nối đọc 4 đoạn, GV theo dõi sửa lỗi phát âm, luyện đọc từ khó và giúp học sinh giải nghĩa từ khó, ngắt nghỉ câu văn dài. - Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc, GV bao quát chung. - Các nhóm HS tiếp nối đọc 4 đoạn. GV kết hợp hỏi các câu hỏi trong từng đoạn để HS hiểu nội dung đoạn đó. * Đoạn 1- 2: - Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì ? ở đâu ? ( ...chơi trò dánh trận giả trong vườn trường.) - Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? (Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.) - Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì ? (Hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.) * Đoạn 3: - Thầy giáo mong điều gì ở học sinh trong lớp ? ( HS trong lớp biết tự nhận lỗi) - Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi ? . * Đoạn 4: - Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh “Về thôi” của viên tướng ? ( Nhưng như vậy là hèn”, quả quyết bước về phía vườn trường.) - Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ ? (Mọi người sững nhìn chú, rồi bước nhanh ....). - HS tự hình thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em tự phân vai để đọc. - Hai nhóm (4 HS ) thi đọc phân vai. - Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. * HS làm bài tập trong sách Luyện tập TV. 3. Củng cố, dặn dò - GV hỏi: Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì ? - GV nhận xét tiết học và dặn dò HS. Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012 Tiết 1+2: Tiếng Anh (GV Tiếng Anh dạy) Tiết 3: Hoạt động tập thể Chăm sóc bồn hoa của lớp - GV tổ chức cho HS ra sân chăm sóc bồn hoa của lớp. - GV hướng dẫn cách làm: nhổ cỏ, nhặt lá sâu, lá già, xới đất, tưới nước, ... - HS tự làm theo tổ. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2012 Tiết 1: Toán (Nâng cao) luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố nâng cao phép nhân. chia đã học. - Thực hành phép chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Sách toán nâng cao. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Luyện tập. Bài tập 34 và 39: Tình nhẩm.(tr8) GV hướng dẫn HS làm trong sách toán nâng cao rồi lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính. Cả lớp nhận xét. Bài tập 38: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài. * GV chữa chung: 13 tuần lễ có số ngày là: 13 x 7 = 91(ngày) Đ/s: 91 ngày Bài tập 42 : HS đọc bài toán. GV tóm tắt đề bài lên bảng. - Hướng dẫn học sinh giải: - Gọi HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài ra giấy nháp, GV chữa bài. HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Số cam ở 6 đĩa là: 6 x 4 = 24 (quả) Số cam có tất cả là: 16 + 24 = 40 (quả) Đ/s: 40 quả Bài tập 36, 37. HS tự làm rồi chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 2: An toàn giao thông bài 5: Con đường an toàn đến trường I. Mục tiêu: - HS biết tên đường, phố xung quanh đường. Biết sắp xếp các đường phố này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn - HS biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường đi - HS biết lựa chọn đường đến trường an toàn nhất - Có thói quen chỉ đi trên con đường an toàn II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ - Phiếu đánh giá các điều kiện của con đường III. Các hoạt động dạy học *Hoạt động 1: Đường phố an toàn và kém an toàn: - GV chia lớp thành nhiều nhóm, yêu cầu HS nêu tên một số đường phố mà em biết, miêu tả 1 số đặc điểm chính. - Theo em đường đó là an toàn hay nguy hiểm? Tại sao? - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm viết tên một đường phố và thảo luận các đặc điểm, sau đó rút ra nhận xét đường phố nào là an toàn, không an toàn. - Các nhóm trình bày ý kiến của mình - Gv nhận xét, nhấn mạnh đặc điểm của đường an toàn và bổ sung những đặc điểm đường không an toàn như: đường hẹp, đường đang sửa, đường đào bới nhiều chỗ, để vật liệu xây dựng trên lòng đường.... * Hoạt động 2: Luyện tập tìm con đường an toàn: - Gv cho HS xem sơ đồ tìm con đường an toàn nhất: Cả lớp thảo luận phần luyện tập trong SGK (nêu lý do an toàn và kém an toàn) - HS trình bày bảng, giải thích vì ssao chọn đường đó. - GV kết luận: Cần chọn con đường an toàn khi đi đến trường, cong đường ngắn có thể là con đường không an toàn nhất * Hoạt động 3: Lựa chọn con đường an toàn khi đi học - Yêu cầu 2 đến 3 HS giới thiệu con đường từ nhà em đến trường qua những đoạn đường nào an toàn và đoạn đường nào chưa an toàn. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - GV phân tích ý đúng, chưa đúng của HS khi các em nêu tình huống cụ thể - GV nhắc lại: Con đường an toàn có những đặc điểm gì? Từ nhà đến trường em cần chú ý những điểm gì? (căn cứ đặc điểm của địa phương) IV. Củng cố dặn dò - GV nhận xét giừo học, nhắc nhở HS lựa chọn con đường đến trường an toàn. Tiết 3: Luyện từ và câu (nâng cao) ôn: so sánh I. Mục tiêu. - Nắm được một kiểu so sánh hơn kém. - Nêu được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. - Biết cách thêm các từ so sánh vào các câu chưa có từ so sánh. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học 2 Hướng dẫn làm bài tập (Tuần 5) Bài1: HS đọc yêu cầu. Đọc thầm từng khổ thơ, làm bài ra nháp. - Gọi 3 HS lên bảng. Cả lớp chốt lời giải đúng. GV giúp HS phân biết 2 loại so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Lời giải: * Các hình ảnh so sánh là: a, Năm tháng bay như cánh chim qua cửa. b) Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm. Bà nhìn như hạt cau phơi. c) Hoa lựu đỏ như đốm lửa. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. HS tìm những từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh trong các câu sau. 2HS lên bảng. Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: VD: Mùa đông, lá bàng mới nảy trông như những ngọn nến xanh. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại các câu văn để tìm hình ảnh so sánh. VD: Mặt trời mới mọc đỏ như quả cầu lửa. Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài và đọc mẫu. - HS tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa có thể thay cho dấu gạch nối. - HS làm vào vở và 2 HS lên bảng điền nhanh các từ so sánh, đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: như, giống, giống như, như là, tựa, là. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012 Tiết 1: Toán luyện tập bảng chia 6 I. Mục tiêu: - Củng cố, luyện tập bảng chia 6, HS học thuộc lòng bảng chia 6. - Thực hành phép chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán tr29. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Luyện tập. Bài tập 1 và 2: Tình nhẩm. GV hướng dẫn HS làm trong sách bài tập rồi lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính. Cả lớp nhận xét. Bài tập 3: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài. * GV chữa chung: Sồ kg muối mỗi túi có là: 30 : 6 = 5 (kg) Đ/s: 5 kg Bài tập 4 : HS đọc bài toán. GV tóm tắt đề bài lên bảng. - Hướng dẫn học sinh giải: - Gọi HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài ra giấy nháp, GV chữa bài. HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Sồ túi muối có tất cả là: 30 : 6 = 5 (túi) Đ/s: 5 túi Bài tập 5. HS đọc đề bài rồi khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. GV chốt ý: Khoanh vào chữ trước phép tính 12 : 6 là đúng. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 2: Hoạt động tập thể Trò chơi: Mèo đuổi chuột - GV tổ chức cho HS ra sân chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột. - GV phổ biến cách và luật chơi. HS tự chơi. - GV bao quát chung, nhắc nhở HS (nếu cần). Tiết 3: Luyện chữ cuộc họp của chữ viết I. Mục tiêu - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Cuộc họp của chữ viết. - Làm bài tập trong sách bài tập trắc nghiệm. II. Đồ dùng : Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt. III . Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: HS lên bảng viết: nước xoáy, ngắc ngoải, ngoắc tay. GV nhận xét cho điểm. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết a. Hướng dẫn chuẩn bị viết bài. - GV đọc đoạn chính tả 1 lượt: Từ “Thưa các bạn... lấm tấm mồ hôi” - HS đọc lại đoạn văn của bài. - Đoạn văn này kể chuyện gì ? + Đoạn văn trên có mấy câu ? ( 6 câu) + Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa ? (Chữ đầu câu, tên riêng). + Những dấu nào được dùng trong đoạn văn ? ( dấu chấm dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm, dấu ngoặc kép). - Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó ( Hoàng, giày da, ) b. Học sinh nghe, viết vào vở. c. Chấm chữa bài: Chấm tại lớp 5 - 7 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: HS làm trong vở trắc nghiệm. - Cả lớp đọc thầm bài, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. HS làm bài. GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Cả lớp chữa vào vở bài tập. Bài tập 2: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - Hai HS lên bảng làm bài. - HS cả lớp làm bài vào vở. Chốt lại lời giải đúng. - xồm xoàm - ngồm ngoàm - sâu hoắm - oái oăm 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012 Tiết 1: Toán Dãy số I. Mục tiêu: - HS biết tìm quy luật và viết thêm số số hạng vào dãy số. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. (tr9) Bài 32: HS đọc đề bài. Sau đó làm bài: a, Dãy các số chẵn: 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12, ... b, Dãy các số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, ... c, Dãy các số tròn chục: 10, 20, 30, 40, 50, ... Bài 32: HS đọc đề bài. GV chép lên bảng: a, 1, 4, 7, 10, .... b, 45, 40, 35, 30, .... c, 1, 2, 4, 8, 16, .... - HS làm rồi chữa. Bài 125: (tr19 - Các dạng toán cơ bản) - HS đọc đề bài, xác định đề bài. - 3 em lần lượt lên bảng làm, lớp làm vào vở. - GV chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Tập làm văn (nâng cao) Giới thiệu về trường I. Mục tiêu - HS viết được đoạn văn giới thiệu về trường mình cho một bạn ở trường khác biết. - Rèn kĩ năng viết văn mạch lạc rõ ràng cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài. Đề 3: TV nâng cao - tuần 5) Đề bài: Hãy giới thiệu về trường mình cho một bạn ở trường khác biết rồi ghi lại lời giới thiệu đó. - HS đọc đề bài, xác định đề bài. - GV gợi ý: + Trường con là trường nào, ở đâu? + Trường có đặc điểm gì nổi bật, dễ nhận ra? + Em tự hào về điều gì ở trường mình? + Trường có những hoạt động gì? + Tình cảm của em đối với trường như thế nào? - HS trao đổi nhóm, trình bày trước lớp. - HS viết lại vào vở, GV bao quát chung. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt tập thể Tiết 3: Múa hát tập thể I. Mục tiêu - HS thực hiện các bài múa, hát tập thể như đã học. - Giáo dục HS yêu thích văn nghệ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ như đã dặn ở hôm trước. III. Lên lớp GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học Luyện tập các tiết mục văn nghệ đã chọn HS trao đổi theo nhóm Sau đó các nhóm lên trình diễn Cả lớp nhận xét, bình chọn tiết mục hay GV khen ngợi biểu dương. Cuối cùng cho cả lớp hát 1-2 bài 3. Sinh hoạt lớp a. Nhận xét các mặt tuần 5 1. Sách vở, đồ dùng học tập: 2. Vệ sinh trong, ngoài lớp: 3. Học bài và làm bài: 4. Nề nếp học tập, chuyên cần.... 5. Nề nếp xếp hàng ra, vào lớp... b. Xếp loại thi đua của từng tổ: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: Tổ 4: c. Triển khai công tác tuần 6 - Chỉnh đốn nề nếp xếp hàng đầu giờ, cuối giờ, múa hát, thể dục giữa giờ. - Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, nhắc HS chuẩn bị bài ở nhà cho tốt. - Phát động phong trào thi đua học tập. Kí duyệt ..................................................................................... ..................................................................................... ..................................................................................... .....................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN5- buoi2.doc