I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng các từ ngữ: làm mật, yêu nước, thân lúa, núi cao .
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em bạn bè, đồng chí. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 2 khổ thơ trong bài)
II. ĐỒ DÙNG: Tranh phóng to, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài tập đọc tiết trước, GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc:
a. GV đọc bài thơ .
b. GV hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ
- Đọc từng câu thơ (Mỗi HS tiếp nối đọc 2 dòng)
+ HS phát hiện từ khó đọc: thân lúa, lửa, núi .
- Đọc từng khổ thơ trước lớp:
+ Lần 1: HS nối nhau đọc mỗi em một khổ thơ, phát hiện cách ngắt nghỉ.
+ Lần 2: HS đọc kết hợp giải nghĩa từ ở SGK.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm. (Nhóm 3)
+ Kiểm tra 3 em của 3 nhóm, nhận xét.
15 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8:
Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013
Tiết 1: Toán
Giảm đi một số lần
I. Mục tiêu
Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
Phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
II. Đồ dùng: SGK, Sách bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 7.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn cách giảm một số đi nhiều lần.
GV hướng dẫn HS cách giảm một số đi nhiều lần.
+ Số con gà ở hàng trên? (6 con gà)
+ Số con gà ở hàng dưới so với hàng trên (giảm đi 3 lần) thì:
Số con gà ở hàng dưới là:
6 : 3= 2 (con gà)
+ GV ghi bảng như SGK.
- GV hướng dẫn tương tự đối với các trường hợp độ dài các đoạn thẳng AB và CD khác nhau.
+ Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm như thế nào? (Lấy 8 chia 4)
+ Muốn giảm 10 kg đi 5 lần ta lấy10 kg chia cho 5.
+ Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào?
(Lấy số đó chia cho số lần)
- HS nhắc lại nhiều lần .
3. Thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn HS tính nhẩm rồi trả lời theo mẫu.
VD: 48 giảm đi 4 lần là: 48 : 4 = 12
Cho HS làm rồi chữa bài.
Bài 2: HS tự tóm tắt bằng sơ đồ. Sau đó rồi giải.
Cho HS tự làm, rồi chữa.
Bài 3: HS làm bài tại lớp.
- HS lưu ý phân biệt giảm 4 lần với giảm đi 4 đơn vị.
- Sau đó vẽ đoạn thẳng.
4. Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tự nhiên và Xã hội
vệ sinh thần kinh
I. Mục tiêu
HS nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh.
Kể được tên một số thức ăn, đò uống, .... nếu bị đưa vào cơ thể gây hại đối với cơ quan thần kinh.
* GDKNS:
- KN tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh, phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.
- KN làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
Não có vai trò gì trong việc điều khiển mọi hoạt động?
- HS trả lời.
GV nhận xét biểu dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm:
HS quan sát hình trang 32 SGK; đặt và trả lời câu hỏi cho từng hình GV phát phiếu để thư kí ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
* Bước 2: Làm việc cả lớp. Gọi HS lên trình bày kết quả. HS khác bổ sung.
GV kết luận: Hình 2, 3, 4, 7 là các việc làm có hại cho, cơ quan thần kinh.
Hoạt động 2: Đóng vai.
* Bước 1: Tổ chức:
GV chia thành 4 nhóm và 4 phiếu với 4 trạng thái tâm lí: Tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi.
* Bước 2: Thảo luận nhóm và đóng vai. (mỗi nhóm 1 trường hợp)
Mỗi nhóm cử 1 bạn lên trình diễn 1 trạng thái tâm lí được giao.
Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn thể hiện trạng thái tâm lí nào? và thảo luận xem trạng thái tâm lí đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh? GV yêu cầu HS rút ra bài học qua hoạt động này.
Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
* Bước 1: Làm việc theo cặp (2 em quan sát và trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống, ... gây hại cho cơ quan thần kinh)
* Bước 2 : Làm việc cả lớp. GV gọi một số HS trình bày trước lớp.
GV đặt vấn đề cả lớp cùng phân tích sâu:
+ Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Chính tả (Nghe –viết)
các em nhỏ và cụ già
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng bài tập chính tả, tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ r/ d/ gi?
II. Đồ dùng: Vở bài tập Tiếng Việt
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: Chấm, chữa bài tập chính tả tiết trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết
a. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- GV: Đọc đoạn 4 của bài.
+ Đoạn này kể chuyện gì?
Nhận xét chính tả:
+ Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy câu? (7 câu)
+ Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa? (chữ cái đầu câu)
+ Lời ông cụ được đánh dấu gì? (dấu: xuống dòng gạch đầu dòng, viết lùi vào một 1 chữ)
- Học sinh viết tiếng khó ra bảng con.
b. Học sinh nghe, viết vào vở. GV đọc cho học sinh soát lỗi chính tả.
c. Chấm chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
GV lựa chọn cho HS làm BT 2.a
Cả lớp đọc thầm bài - làm bảng con.
GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Học sinh đọc trên bảng con.
Cả lớp làm vào vở bài tập.
Câu a: giặt, rát, dọc.
4. Củng cố dặn dò.
Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
Tiết 1: Toán
luyện tập
I. Mục tiêu
Củng cố về giảm đi một số lần và ứng dụng để giải các bài tập đơn giản.
Bước đầu liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng làm: 48 : 6 32 : 4 78 : 3
+ Muốn giảm đi một số lần, ta làm thế nào?
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn HS giải thích bài mẫu.
- Chẳng hạn : 6 gấp 5 lần được 6 x 5 = 30, 30 giảm đi 6 lần được 30 : 6 = 5.
- HS tự làm các bài tập tiếp theo, khuyến khích HS thực hiện tính nhẩm.
Bài tập 2 :
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài gọi 2 HS, mỗi HS viết bài giải của phần a hoặc phần b.
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được số lít dầu là:
60 : 3 = 20 (lít)
Đáp số: 20 lít dầu
Bài tập 3 : Cho HS đọc thầm bài tập rồi nêu cách làm.
Đo độ dài đoạn thẳng AB được 10 cm.
Độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 5 lần được: 10 : 5 = 2cm.
Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 2cm.
+ Chú ý: Vị trí của đoạn thẳng MN do HS tự xác định.
3. Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?
Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Bồi dưỡng Mĩ thuật
Thực hành vẽ chân dung
I. Mục tiêu
- Luyện tập, củng cố, bồi dưỡng, nâng cao năng khiếu vẽ chân dung học cho HS.
- Vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
- HS khá, giỏi vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Sưu tầm một số tranh ảnh chân dung các lứa tuổi.
Hình gợi ý cách vẽ.
Một số bài vẽ của HS năm trước.
HS: Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nhận xét.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn thực hành:
Hoạt động 1. HS quan sát một số tranh chân dung.
Nhận xét: - Các bức tranh này vẽ khuôn mặt, nửa người hay toàn thân?
(vẽ khuôn mặt là chủ yếu,thể hện đặc điểm của người)
- Tranh chân dung vẽ những gì? (hình dáng khuôn mặt,mắt mũi, tóc tai)
- Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ gì? (Cổ, vai, thân)
- Nét mặt của người trong tranh thế nào? Màu sắc trong mỗi tranh?
- HS lựa chọn và phát biểu về bức tranh mà mình yêu thích.
Hoạt động 2: HS nêu lại cách vẽ chân dung:
+ Vẽ những đặc điểm nổi bật của người đó.
+ Vẽ mặt, nửa người để bố trí tranh cho phù hợp.
+ Vẽ khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ, vai sau.
+ Vẽ các chi tiết: Mắt, mũi,...
Hoạt động 3: Thực hành
- HS chọn người và vẽ chân dung người đó.
- Chọn cách vẽ cho phù hợp.
- Chỉnh, sửa hình cho tương đối giống người chọn vẽ.
- GV quan sát, nhắc nhở, hướng dẫn thêm.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
Chọn một số bài vẽ và hướng dẫn HS nhận xét:
+ Bài vẽ của bạn đã đúng tranh chân dung chưa?
+ Bạn vẽ có đẹp không?
Khen những em vẽ đẹp.
3. Củng cố, dặn dò
Về vẽ tiếp nếu chưa xong, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tập đọc
Tiếng ru
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ ngữ: làm mật, yêu nước, thân lúa, núi cao ....
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em bạn bè, đồng chí. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 2 khổ thơ trong bài)
II. Đồ dùng: Tranh phóng to, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài tập đọc tiết trước, GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc:
a. GV đọc bài thơ .
b. GV hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ
Đọc từng câu thơ (Mỗi HS tiếp nối đọc 2 dòng)
+ HS phát hiện từ khó đọc: thân lúa, lửa, núi ...
Đọc từng khổ thơ trước lớp:
+ Lần 1: HS nối nhau đọc mỗi em một khổ thơ, phát hiện cách ngắt nghỉ.
+ Lần 2: HS đọc kết hợp giải nghĩa từ ở SGK.
Đọc từng khổ thơ trong nhóm. (Nhóm 3)
+ Kiểm tra 3 em của 3 nhóm, nhận xét.
Đọc ĐT cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Đọc thầm khổ thơ 1 để trả lời câu hỏi:
+ Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?
Đọc thầm khổ 2 (Nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ 2)
+ Hãy nêu cách hiểu của em về câu: Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.
HS đọc to khổ 3
- Câu hỏi 3: (Núi không chê đất thấp vì núi có đất bồi mà cao)
- Đọc thầm khổ 1: Câu hỏi 4: (Con người muốn sống, con ơi / Phải yêu đồng chí yêu người anh em)
- GV nêu nội dung bài: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồngphải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
4. Học thuộc lòng bài thơ
GV đọc. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ. HS thi đọc từng khổ, cả bài
5. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2013
Tiết 1: Luyện Toán (nâng cao)
ôn tập phép nhân, phép chia
I. Mục tiêu
- Củng cố, mở rộng các phép nhân, phép chia đã học cho học sinh.
- Hiểu được tích và thương thay đổi như thế nào khi có một hoặc 2 thành phần trong phép tính tăng lên hoặc giảm đi một số lần hoặc một số đơn vị.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập. (toán BD tr 17)
Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Lần lượt trả lời từng câu hỏi, GV nhận xét, chữa bài.
Tích hai số thay đổi như thế nào trong từng trường hợp sau:
a, Mỗi thừa số cùng gấp lên 2 lần? (Tích gấp lên 4 lần)
b, Thừa số này gấp lên 3 lần và thừa số kia giảm đi 3 lần? (Tích không thay đổi)
c, Giữ nguyên thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai tăng thêm 3 đơn vị? (Tích tăng thêm 3 lần thừa số thứ nhất.)
*Lưu ý: Khi chữa bài GV nêu ví cả dụ cụ thể cho HS hiểu.
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Tích của hai số là 75. Bạn A viết thêm chữ số 0 vào bên phải thừa số thứ nhất và giữ nguyên thừa số thứ hai rồi nhân hai số với nhau. Hỏi tích mới là bao nhiêu?
HD: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải số thứ nhất tức là số thứ nhất được gấp lên 10 lần, do đó tích cũng gấp lên 10 lần.
Vậy tích mới là: 75 x 10 = 750
Bài tập 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Bình nhân một số với 3 thì được 375. Hỏi nhân số đó với 6 thì được bao nhiêu?
HD giải: Số đem nhân với 3 là: 375 : 3 = 125
Nhân số đó với 6 thì được: 125 x 6 = 750
* Cách 2: 6 so với 3 thì gấp là: 6 : 3 = 2 (lần)
Tích của số đó với 6 là: 375 x 2 = 750
Hoặc có thể gọi số đó là X, ta có:
X x 6 = (X x 3) x 2 = 375 x 2 = 750
* Như vậy một bài toán có thể giải bằng rất nhiều cách khác.
Bài tập 4: Học sinh đọc các câu hỏi của bài.
Trả lời, lớp nhận xét, chữa bài:
a, Trường hợp nào tích của hai số bằng 0? (ít nhất có một thừa số bằng 0)
b, Hai số nào có tích bằng mỗi thừa số của nó? (2số cùng bằng 0 hoặc cùng bằng 1)
c, Hai số khác 0 nào có tích bằng một trong hai thừa số của nó? (có 1 thừa số bằng 1 tích bằng thừa số kia)
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Bồi dưỡng Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Gà gáy
I. Mục tiêu
Ôn tập, củng cố, bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho HS.
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Biết biểu diễn hát kết hợp vận động, phụ họa.
II. Chuẩn bị: Chuẩn bị 1 vài động tác vận động phụ họa.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Ôn tập bài hát.
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Gà gáy.
- GV đệm đàn và hát lại bài hát Gà gáy cho HS nghe.
- Cho HS hát, vừa gõ đệm theo nhịp và theo phách. HS hát kết hợp vận động theo hướng dẫn của GV. Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát kết hợp vận động.
- Cho HS nghe 1 bài nhạc thiếu nhi chọn lọc hoặc 1 bài dân ca.
Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát.
- GV làm mẫu một số động tác phụ họa khi biểu diễn cho HS thấy, HS làm theo.
- HS hát kết hợp vận động theo hướng dẫn của GV.
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát kết hợp vận động.
+ GV chọn 1- 2 nhóm từ 2- 4 HS biểu diễn trước lớp. Vừa hát vừa vận động hoặc múa phụ họa.
- Cả lớp nhận xét, biểu dương.
Hoạt động 3: Nghe nhạc.
GV: Cô cho cả lớp mình nghe một bài hát dân ca.
+ Dân ca là những bài hát phổ biến làm bằng thơ lục bát, giai điệu của làn dân ca êm ái, mượt mà.
GV giới thiệu tên bài hát, vùng xuất xứ của bài hát: Bài “Trống cơm” dân ca Bắc bộ.
Cho HS nghe bài hát.
- Những bài hát được viết dưới làn điệu dân ca em thấy ntn? (ấm ỏi, mượt mà, dễ nghe, được mọi người ưa chuộng)
- Như vậy các em cần phải làm gì đối với dân ca?
(Yêu quí các làn điệu dân ca)
- Nội dung bài hát nói lên điều gì? (Ca ngợi cái trống cơm)
- GV giảng thêm: Tống cơm là nhạc cụ gõ quan trọng trong nhạc lễ ở Nam bộ hay trong tuồng, chèo. Trước khi đánh trống người ta lấy cơm nghiền nát trét vào giữa mặt trống để định âm.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3 Luyện từ và câu (nâng cao)
Mở rộng vốn từ: cộng đồng
ôn tập câu : Ai làm gì ?
I. Mục tiêu.
- Giúp HS biết tìm thêm một tiếng (hoặc 2, 3 tiếng) để tạo thành từ ghép chỉ những người lao động trong cộng đồng.
- Ôn tập kiểu câu Ai làm gì ? Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai( con gì, cái gì)? - làm gì?
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định.
II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập Tiếng Việt.
Bài1: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nêu lại yêu cầu và giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
HS làm vào vở. Sau đó đọc bài làm của mình.
Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng:
+ thợ điện, thợ cấy, thợ hàn, thợ xây, thợ mỏ, thợ may, ...
+ nhà may, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà khoa học, ...
+ đội viên, đoàn viên, đảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên, ...
Bài 2: ( Sách TV nâng cao- tr 88)
HS đọc yêu cầu của đề bài, Cả lớp đọc thầm.
- Sau đó điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu tục ngữ.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ:
- HS học thuộc lòng 4 câu tục ngữ. HS chép vào vở.
Bài3: HS đọc yêu cầu.
Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì? trong các câu dưới đây.
a, Mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
b, Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.
c, Các chữ cái và dấu câu bàn cách giúp đỡ em Hoàng.
HS làm rồi chữa bài chung.
* Củng cố: Những từ ngữ trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? là các từ ngữ chỉ gì? Trả lời câu hỏi làm gì? là các từ ngữ chỉ gì?
Bài 4: HS đọc nội dung bài tập.
a, Ba câu văn trong bài tập được viết theo mẫu câu nào? (Ai làm gì?)
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng HS chữa bài.
+ Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.
+ Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
+ Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
b, Các câu trên khác câu Ai - là gì? ở chỗ:
+ Về cấu tạo: Hai mô hình cấu tạo khác nhau: Ai - làm gì? / Ai - là gì?
+ Về tác dụng:
Kiểu câu Ai - làm gì nêu hoạt động của người, vật.
Kiểu câu Ai - là gì dùng giới thiệu, nhận định.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học, biểu dương những em học tốt.
Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2013
Tiết 1: Luyện Toán
ôn: giảm đi một số lần
I. Mục tiêu
- Luyện tập về giảm đi một số lần và ứng dụng để giải các bài tập đơn giản.
- Bước đầu liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán + Luyện tập toán
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập (SBT tr 46)
Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS giải thích bài mẫu.
Chẳng hạn : 2 gấp 6 lần được 2 x 6 = 12, 12 giảm đi 3 lần được 12 : 3 = 4
Sau đó điền số vào ô trống.
- HS tự làm các bài tập tiếp theo. khuyến khích HS thực hiện tính nhẩm.
Bài tập 2 :
- Học sinh đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? (42 quả gấc, sau khi bán số gấc giảm đi 7 lần)
+ Bài toán hỏi gì? (còn bao nhiêu quả)
- Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài gọi 2 HS, mỗi HS viết bài giải của mình.
Bài giải
Số quả gấc còn lại là:
42 : 7 = 6 (quả)
Đáp số : 6 quả
Bài tập 3 : Cho HS đọc thầm bài tập rồi nêu cách làm.
Đếm số quả cam trong hình vẽ (35 quả)
Tìm số quả cam? (35 : 5 = 7)
Tìm số quả cam? (5 : 7 = 5)
Bài tập 4 : Cho HS đọc thầm bài tập rồi nêu cách làm.
Đo độ dài đoạn thẳng MN được 12 cm.
Độ dài đoạn thẳng MN giảm đi 4 lần được : 12 : 4 = 3cm.
Vẽ đoạn thẳng ON có độ dài 3cm.
+ Chú ý : Vị trí của đoạn thẳng MN do HS tự xác định.
3. Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Bồi dưỡng Thể dục
Ôn đi chuyển hướng phải trái.
Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
I. Mục tiêu
Ôn tập, củng cố, bồi dưỡng tinh thần thể dục, thể thao cho HS.
Động tác đi chuyển hướng phải, trái.Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
HS chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Biết cách chơi và chơi đúng luật.
II. Địa điểm, phương tiện: sân bãi, còi, đồng hồ bấm giờ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu (5-7phút)
GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS giậm chân tại chỗ, vỗ tay và đếm to theo nhịp.
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên 100 - 120 m.
2. Phần cơ bản
Ôn đi chuyển hướng phải, trái. (12 phút)
Tập luyện theo đội hình 2 hàng ngang 2 lần, GV hô cho HS tập.
Cho HS tập đi theo đường thẳng trước, rồi chuyển hướng. Lúc đầu nên đi chậm để định hình, sau đó đi với tốc độ trung bình và nhanh dần. Cự li lúc mới tập lớn hơn, dần dần thu hẹp lại.
+ Sau đó GV chia tổ tập luyện, Tổ nào thực hiện tốt thì được biểu dương, tổ nào còn nhiều người thực hiện chưa đúng sẽ phải chạy một vòng xung quanh lớp.
+ GV đi đến giúp đỡ các tổ tập. HS có thể đổi chỗ nhau hô cho các bạn tập.
Chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột". (15 phút)
GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi. Nghe hiệu lệnh HS nhanh chóng xếp vào hàng và đọc những vần điệu trên, chú ý đảm bảo trật tự, kỉ luật và phòng tránh chấn thương. Đặc biệt không được ngáng chân, ngáng tay, cản đường chạy của các bạn.
3. Phần kết thúc (5-6 phút)
Đi vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng hít thở sâu.
GV nhận xét giờ học.
Về nhà: Ôn đi chuyển hướng phải, trái.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Luyện chữ
Bài 8: Ôn chữ hoa G
I. Mục tiêu.
Củng cố cách viết hoa chữ G thông qua các bài tập.
Viết tên riêng: Ga-li-lê cỡ nhỏ (2dòng).
Viết câu ứng dụng: Viết 4 câu thơ và 2 câu tục ngữ bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ mẫu chữ hoa.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện viết bảng con
a. Luyện viết chữ hoa: G
HS quan sát chữ mẫu trên bảng, nhận xét.
GV viết mẫu các chữ hoa, kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con. GV nhận xét, sửa chữa, giúp đỡ HS yếu kém
b. Luyện viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng: Ga-li-lê
GV giới thiệu ý nghĩa của từ Ga-li-lê: nhà bác học người I-ta-li-a.
GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ (chú ý viết liền mạch)
HS viết trên bảng con 2 lần. GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
HS đọc câu ứng dụng.
GV giúp HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ: HS nêu cách chữ viết hoa: Khôn, Gà. Sau đó luyện viết các chữ đó.
Hướng dẫn những chữ viết hoa trong câu tục ngữ.
3. Hướng dẫn viết vở tập viết
GV hướng dẫn HS viết vào vở thực hành luyện viết theo cỡ chữ nhỏ, chữ đứng.
+ Viết 2 dòng các chữ G, chữ đứng.
+ Viết 2 dòng: Tên riêng, câu tục ngữ.
+ Viết 4 câu thơ ứng dụng, chữ đứng.
- Viết chữ nghiêng.
- GV giúp đỡ những HS yếu kém.
4. Chấm chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài nhận xét chung.
5. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 1 tháng 11 năm 2013
Tiết 1: Luyện Toán (nâng cao)
Tiết 2: Tập làm văn (nâng cao)
Luyện nói, viết về những người sống quanh em
I. Mục tiêu
- HS kể mạnh dạn tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm tốt bụng hay giúp đỡ mọi người.
- Viết lại những điều vừa kể thành đoạn văn từ 7 - 10 câu, diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học: Sách Tiếng Việt nâng cao.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn viết bài.
Đề 3 (tuần8-tr163)
- HS đọc đề bài.
- Một HS nêu lại yêu cầu của bài.
GV nhắc HS: Em có thể kể 7 đến 10 câu sát theo gợi ý ở SGK hoặc cũng có thể kể kĩ hơn.
* Gợi ý:
+ Người đó là ai? Bao ngiêu tuổi? Làm công việc gì?
+ Nêu một số biểu hiện về lòng tốt của người đó đối với mọi người.
+ Kể một việc tốt mà người đó làm để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho em.
+ Tình cảm của em và mọi người với người tốt bụng đó.
Một HS khá, giỏi kể mẫu một vài câu.
GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
Ba, bốn HS thi kể.
- HS viết bài vào vở: GV nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể, có thể viết 7 đến 10 câu hoặc nhiều hơn và chú ý về nội dung, cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, ... )
GV bao quát chung.
4 HS đọc bài viết.
Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
Thu bài về chấm. GV nhận xét tiết học.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
Phần 1: Hoạt động tập thể:
Tìm hiểu những người con anh hùng của quê hương
I. Mục tiêu.
- Giúp học sinh hiểu rõ hơn về những tấm gương anh hùng đã chiến đấu hi sinh có công với Tổ quốc những người con của quê hương.
- Có thái độ tôn trọng, biết ơn và tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh một số anh hung của quê hương.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Sinh hoạt theo chủ đề.
Hoạt động 1:
Báo cáo kết quả điêu tra về những tấm gương anh hùng của quê hương.
- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả điều tra của nhóm mình.
- Chỉ ra việc làm, sự chiến đấu hy sinh của người anh hùng đó?
- Nêu cảm tưởng và suy nghĩ của em về người anh hùng đó?
- Em học được ở người anh hùng đó điều gì?
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp:
- Học sinh nêu những việc làm, những hoạt động đền ơn đáp nghĩa của các anh hùng ở địa phương em.
- Em đã tham gia vào nhữnghoạt động nào?
- Em có cảm nghĩ gì khi làm những việc đó?
- Giáo viên một vài học sinh nêu, lớp nhận xét đánh gia.
Giáo viên kết luận chung:
Các anh hùng đã có công với đất nước chúng ta phải quý trọng, biết ơn, đền đáp công ơn bằng những việc làm cụ thể.
Hoạt động 3. Trò chơi: Thi hát, đọc câu thơ, câu văn ca ngợi về các anh hùng.
- GV phổ biến luật chơi, HS thực hiện chơi.
- GV theo dõi làm trọng tài.
- Nhận xét, biểu dương những HS tích cực.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào động đền ơn đáp nghĩa.
Phần 2: Sinh hoạt lớp:
1. Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 8.
- Nề nếp vệ sinh trường, lớp.
- Nề nếp học tập:
+ Truy bài đầu giờ ...
+ Đồ dùng học tập ....
+ Học bài và làm bài ...
- Nề nếp xếp hàng ra, vào lớp ...
2. Xếp loại thi đua của từng tổ:
Tổ 1: Tổ 2:
Tổ 3: Tổ 4:
3. Triển khai công tác tuần 9.
- Đi học đều, đúng giờ.
- Ôn tập cho tốt chuẩn bị thi giữa học kì 1.
- Chỉnh đốn nề nếp xếp hàng đầu giờ, cuối giờ, múa hát, thể dục giữa giờ.
- Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, nhắc HS chuẩn bị bài ở nhà cho tốt.
Kí duyệt:
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN8 BUOI 2- HUE.doc