Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 9

I. MỤC TIÊU:

 - Củng cố, luyện tập và nâng cao phần biểu diễn 3 bài hát đã học ở buổi sáng.

 - Biết hát theo giai điệu, đúng lời ca, đúng giai điệu và thuộc lời của 3 bài hát đã ôn ở buổi sáng.

 - Biết biểu diễn bài hát tự nhiên, có động tác phụ họa.

 - Học thuộc bài hát quy định của Đội: Hành khúc Đội của nhạc sĩ Phong Nhã.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Nhạc cụ đđệm, gõ; băng nhạc.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

 2. Hướng dẫn ôn tập.

 Hoạt động 1: Ôn bài hát 3 bài hát đã học.

 - Cho HS ôn lại bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân, kết hợp nhạc cụ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca. (8 phút)

 - GV hướng dẫn, bắt nhịp cho HS hát.

 + Lần 1: Hát theo dãy bàn, lần lượt hát từng bài, GV theo dõi sửa sai.

 + Lần 2: Hát theo tổ, mỗi tổ nối tiếp hát từng bài.

 + Lần 3: Cả lớp hát vỗ tay theo giai điệu của bài.

 - Sau đó chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm ôn và tìm động tác phụ họa một bài:

 + Nhóm 1: Ôn bài hát Bài ca đi học.

 + Nhóm 2: Ôn bài hát Đếm sao.

 + Nhóm 3: Ôn bài hát Gà gáy .

 

doc14 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9: Thứ ba ngày 5 tháng 11 năm 2013 Tiết 2: Bồi dưỡng Mĩ thuật Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố, bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật cho HS. - Học sinh hiểu biết hơn về cách sử dụng màu: Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp, làm rõ hình ảnh. - Giáo dục HS có tính thẩm mĩ, biết yêu và trân trọng nghệ thuật. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Sưu tầm một số tranh của TN vẽ đề tài lễ hội. Một số bài của HS lớp trước; Pho tô tranh đấu vật ở sân đình chưa tô màu. HS : - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ các loại. III. Hoạt động dạy-học chủ yếu 1. ổn định tổ chức: Lớp hát một bài. 2. Kiểm tra đồ dùng học tập. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV nêu: Trong những dịp lễ, Tết, nhân dân ta thường tổ chức các hình thức vui chơi như múa hát, đánh trống, đấu vật, thi cờ tướng. Múa rồng là một hoạt động trong những ngày vui đó. ở tiết học buổi sáng các con đã được vẽ vàu vào tranh vẽ “Múa rồng” của bạn Quang Trung .Tiết học này các con sẽ vẽ màu vào tranh đấu vật ở sân đình. Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét: - GV giới thiệu tranh đấu vật và gợi ý: + Trong tranh có những hình ảnh nào? + Cảnh đấu vật diễn ra ở đâu? + Màu sắc người và cảnh vật trên sân đình như thế nào? - HS suy nghĩ và trả lời theo cách nhìn của mình. Hoạt động 3: Hướng dẫn cách vẽ màu: + Tìm màu vẽ hình hai người đang đấu vật: quần, áo, trang phục. * Lưu ý HS: Bài tập này các em vẽ màu theo ý thích vào tranh, chọn màu sao cho thể hiện không khí hội đấu vật, phù hợp với nội dung của tranh, vẽ trang phục của 2 người khác nhau để dễ phân biệt đối thủ. + Tìm màu nền. + Các màu vẽ đặt cạnh nhau cần được lựa chọn hài hoà, tạo nên vẻ đẹp của toàn bộ bức tranh. + Vẽ màu cần có đậm, có nhạt. + Vẽ màu kín tranh. Hoạt động 4: Thực hành vẽ: - GV phát tranh cho HS thực hành vẽ. - GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn các em còn lúng túng. - Thu ột số bài để nhận xét. Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá: - GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài vẽ. - GV nhận xét chung giờ học. 4. Dặn dò HS: -Thường xuyên quan sát màu sắc của cảnh vật xung quanh.Sưu tầm tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ và thiếu nhi để chuẩn bị bài sau Xem tranh tĩnh vật. Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2013 Tiết 1: Luyện Toán (nâng cao) Điền chữ số thích hợp vào dấu ? I. Mục tiêu - Giúp HS củng cố kiến thức đã học của 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - Khắc sâu giá trị các hàng trong cấu tạo số. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn ôn tập : HS làm các bài trong sách BD (tr13-16) Bài tập 1: (Bài66 - tr13) HS nêu yêu cầu. Hướng dẫn làm bài. ?5 47 6? + a, - Xét hàng đơn vị: 5 + 7 = 12, viết 2 nhớ 1 sang hàng chục. - Xét hàng chục: ? + 1(nhớ) + 4 = 6, suy ra ? = 1 15 47 62 + Ta có phép tính đúng là: - Yêu cầu HS tự làm tiếp các phép còn lại và chữa bài. ?79 4?5 85? + 65? 1?4 ?10 + ?6 ?? 31 + b, c, d, * Chốt cách làm: Thực hiện từ trái sang phải như làm tính cộng bình thường, nhưng tìm chữ số của từng hàng rồi điền vào dấu ?. Bài tập 2 : (Bài 81-tr14): HS đọc yêu cầu của bài. - Đọc phép tính, GV ghi bảng. ?5 47 3? - - Hướng dẫn mẫu: - Xét hàng đơn vị: Lấy 15 - 7 = 8, viết 8 nhớ 1 (sang số trừ của hàng chục) - Xét hàng chục: 4 + 1(nhớ) = 5; ? - 5 = 3, Suy ra: ? = 3 + 5 = 8 85 47 38 - * Ta có phép tính đúng là: - HS làm tiếp các phần còn lại. sau đó chữa bài. 65? 1?4 ?60 - ?79 4?5 28? - ?7 ?? 80 - b, c, d, Bài tập 3 : (Bài 97 - tr16): HS đọc yêu cầu của bài. - Đọc phép tính, GV ghi bảng. 35 ? ?0 x Cho HS làm bài theo mẫu: - Ta thấy lần nhân thứ nhất: 5 x ? có tận cùng là 0, nên ? phải là số chẵn. Mà tích là số có 2 chữ số nên thừa số thứ 2 phải bé hơn 3 35 2 70 x Suy ra? (TST2) = 2 (để 2 x 5 = 10) * Ta có phép tính đúng là: - HS làm tượng tự, gv chấm, chữa bài. *Củng cố cách nhân cho HS. 547 ? ??? - 35? 2 ?14 - ?6 7 2?? x b, c, d, Bài tập 4: (Bài 113 - tr18): HS đọc đề bài rồi làm. GV chữa: a, ??? : 5 = 73 (HD học sinh cách làm như tìm số bị chia) b, 75 : ?? = 3 (HD học sinh cách làm như tìm số chia) c, 60? : 4 = 1?1 - Xét lần chia thứ nhất: 6 : 4 = 1 (dư2) - Lần chia thứ 2: Hạ 0 xuống thành 20, lấy 20 : 4 = 5, viết 5 ở thương, dư 0. - Lần chia thứ 3: ? : 4 = 1, Suy ra ? = 4 17? 3 ?19 x * Ta có phép tính đúng là: 604 : 4 = 151 d, ?19 : 3 = 17?, Cho HS chuyển thành phép nhân rồi làm: * Lưu ý cho HS quan hệ giữa phép nhân và phép chia. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Bồi dưỡng Âm nhạc ÔN TậP 3 BàI HáT đã học Học bài hát: hành khúc đội I. Mục tiêu: - Củng cố, luyện tập và nâng cao phần biểu diễn 3 bài hát đã học ở buổi sáng. - Biết hát theo giai điệu, đúng lời ca, đúng giai điệu và thuộc lời của 3 bài hát đã ôn ở buổi sáng. - Biết biểu diễn bài hát tự nhiên, có động tác phụ họa. - Học thuộc bài hát quy định của Đội: Hành khúc Đội của nhạc sĩ Phong Nhã. II. Đồ dùng dạy học: Nhạc cụ đđệm, gõ; băng nhạc. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn ôn tập. Hoạt động 1: Ôn bài hát 3 bài hát đã học. - Cho HS ôn lại bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân, kết hợp nhạc cụ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca. (8 phút) - GV hướng dẫn, bắt nhịp cho HS hát. + Lần 1: Hát theo dãy bàn, lần lượt hát từng bài, GV theo dõi sửa sai. + Lần 2: Hát theo tổ, mỗi tổ nối tiếp hát từng bài. + Lần 3: Cả lớp hát vỗ tay theo giai điệu của bài. - Sau đó chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm ôn và tìm động tác phụ họa một bài: + Nhóm 1: Ôn bài hát Bài ca đi học. + Nhóm 2: Ôn bài hát Đếm sao. + Nhóm 3: Ôn bài hát Gà gáy . Thời gian ôn trong nhóm (5 phút). Hoạt động 2: Trình diễn trước lớp. (10 phút) - Các nhóm cử đại diện lần lượt lên biểu diễn. - HS biểu diễn trước lớp (vừa hát vứa kết hợp vận động phụ hoạ) - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn hát và biểu diễn hay. - GV nhận xét tuyên dương. Hoạt động 3: Học bài hát theo quy định: Hành khúc đội Nhạc và lời: Phong Nhã - Giụựi thieọu baứi haựt: Neõu teõn caực baứi haựt quy ủũnh maứ HS phaỷi thuoọc. - GV treo bảng phụ nếu HS không thuộc lời ca để học sinh theo dõi hát theo. Đi ta đi lên nối tiếp bao anh hùng. Như quân tiên phong bước trên đường giải phóng. Tiến kèn vang vang giục giã thiếu niên nhi đồng. Tiến theo lá cờ Đội Hồ Chí Minh quang vinh. Bác vẫn còn sống mãi cùng đất nước. Tiếng của Người vẫn ấm cả non sông. Khi chúng ta kết đoàn gắng học hành chăm ngoan. Bác vẫn luôn tươi cười dắt ta lên đường. Tay ta nâng cao tấm chân dung Bác Hồ. Trong tim nhen lên những ước mơ rực rỡ. Khăn quàng đỏ tươi là của Bác trao cho mình. Biết bao tự hào Đội Hồ Chí Minh quang vinh. Nhớ năm điều của Bác ngời ánh sáng. Nhớ những lời di chúc đầy yêu thương. Những cháu ngoan Bác Hồ nối nghiệp Đảng tiên phong. Xây nước non đời đời sáng tươi huy hoàng. - Cho một nhóm lên hát mẫu bài hát. Cả lớp nghe. - Cho lớp tập bài hát 2-3 lần cho HS quen nhạc. - Hướng dẫn HS về tự ôn để hát vào tiết chào cờ đầu tuần. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tinh thần thái độ tham gia học hát của lớp và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Luyện Tiếng Việt Ôn Luyện từ & câu (nâng cao) so sánh. câu Ai - làm gì? I. Mục tiêu - Củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức đã học ở buổi sáng. - Nắm được các kiểu so sánh đã học. - Ôn tập mẫu câu Ai - làm gì? II. Đồ dùng dạy học: Tiếng Việt nâng cao, vở thực hành luyện từ và câu. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: HS đọc yêu cầu của đề: Ghi lại các tên sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn. - HS đọc thầm, trao đổi theo cặp để làm bài. Cả lớp làm vào vở. GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Câu a. Những anh chuồn chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Câu b. Những bầy ong từ rừng bay xuống đồng như những đám mây mỏng lấp lánh. Câu c: Dưới nước, cá rô ron, cá mài mại tung tăng, bầy đuôi cờ kéo đi như một đám rước. Bài 2: (Bài 1- tuần 9, tr 88) HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm lại. - HS làm bài. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng và viết vào vở. - Các hình ảnh so sánh là: + Tiếng suối trong như tiếng hát xa. + Trong như tiếng hạc bay qua. + Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. + Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao. SV được so sánh Phương diện so sánh Từ so sánh SV so sánh Tiếng suối trong như tiếng hát xa (Tiếng đàn) trong như tiếng hát hạc bay qua (Tiếng đàn) đục như tiếng suối mới sa nửa vời Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao Bài 3: (tuần 9, tr 88) HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ để tìm câu văn viết theo mẫu Ai - làm gì? - HS đọc câu văn viết theo mẫu Ai - làm gì? - Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Cả 5 câu đều viết theo mẫu Ai - làm gì? Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài và làm bài: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. a, Thầy cô là người giúp em mở mang kiến thức. b, Sau bữa tối, em và ba mẹ xem ti vi. - HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm, đọc kết quả bài làm. - Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2013 Tiết 1: Luyện Toán ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 1000 I. Mục tiêu Củng cố cho HS các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000. Vận dụng giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Sách BT Toán + Luyện tập toán. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu. GV ghi bảng các phép tính: a. 456 + 137 361 + 350 368 + 45 b. 523 - 204 627 - 471 580 - 76 c. 76 + 358 326 - 276 738 - 63 - Yêu cầu HS tự đặt tính và tìm kết quả phép tính. - Cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm. - Học sinh đổi chéo vở để chữa bài. Sau đó nhận xét, chữa bài trên bảng, HS nêu cách tính một số phép tính. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu, học sinh làm bài, chữa bài, nhận xét. x x 3 = 48 x = 48 : 3(tìm thừa số) x = 16 x : 8 = 7 x = 5 x 4(TSBC) x = 20 - Vài HS nêu lại cách tìm thành phần chưa biết. Bài 3: GV ghi bảng: Cho HS làm bài, chữa bài. GV nhận xét, củng cố kiến thức cần ghi nhớ. 5 x 4 + 117 = 20 + 117 = 137 200 : 2 – 75 = 100 - 75 = 25 4 x 7 + 222 = 28 + 222 = 250 40 : 405 + 405 = 8 + 405 = 413 200 x 2 : 2 = 400 : 2 = 200 Bài 4: HS đọc đề bài, GV hỏi: - Bài toán cho biết gì? (ngày thứ nhất sửa được 75m đường, ngày thứ hai sửa được 100m đường) - Bài toán hỏi gì? (ngày thứ 2 sửa được hơn ngày thứ nhất .... mét đường?) HS tự tính và nêu cách giải, chẳng hạn : Bài giải Ngày thứ hai sửa nhiều hơn ngày thứ nhất là : 100 – 75 = 25 (m) Đáp số: 25 m 3. Củng cố, dặn dò Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập. GV hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Kĩ năng sống Chủ đề 2: Kĩ năng Giao tiếp với bạn bè và mọi người (T2) I. Mục tiêu: - HS biết cách tự giới thiệu mình với mọi người xung quanh.  - Biết được những việc nên làm và không nên làm khi nói chuyện điện thoại. - Giúp các em nắm được cách nói chuyện điện thoại cho đúng. - Rèn cho các em có kĩ năng và thái độ giao tiếp tốt với mọi người xung quanh. - Bài tập cần làm: Bài 6, 7, 8, 9. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu thảo luận nhóm: Bài tập 7, 8. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ - Khi chào mọi người và được mọi nười chào lại em cảm thấy thế nào? - Lời chào có tác dụng gì? - GV nhận xét, tuyên dương HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS hoạt động: * Hoạt động 1: Tự giới thiệu: - Gọi HS đọc yêu cầu và các tình huống ở bài tập 6. - GVchia nhóm thảo luận: Chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận theo 1 tình huống. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và thực hành giới thiệu trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt: + Tình huống 1: Em sẽ giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ, quê quán. + Tình huống 2: Em sẽ giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ, quê quán, gia đình, trường em đã học. + Tình huống 3: Em sẽ giới thiệu về trường, lớp, về bạn bè, tình hình học tập. * GV Kết luận: Khi gặp những người mới quen, chúng ta cần giới thiệu về bản thân mình. * Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 7 sgk + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Sắp xếp các câu đã cho thành một đoạn đối thoại qua điện thoại giữa bạn Nam và bố cho phù hợp.) Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi rồi đánh số thứ tự từ 1 đến 8 vào ô trống trước mỗi câu để tạo thành một đoạn hội thoại hoàn chỉnh. - 3 cặp trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. - GV chốt thứ tự đúng: 4-1-2-6-8-5-3-7. - Cho 2 cặp đọc đoạn hội thoại trước lớp. + Khi nghe điện thoại đầu tiên Nam đã nói gì? (Xưng tên người nghe và nói rất lễ phép) + Bố Nam trả lời ra sao? (Chào Nam và giới thiệu mình là ai.) + Cuối đoạn hội thoại Nam và bố đã nói gì? * GV chốt: Khi nghe điện thoại chúng ta cần phải chào và tự giới thiệu về bản thân, đồng thời chúng ta cần nói năng rõ ràng, lịch sự, lễ phép. * Hoạt động3: Trò chơi Nên và Không nên. - Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 8 sgk - GV chia lớp làm 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to rồi phổ biến cách chơi: trong 5 phút nhóm nào liệt kê nhiều những việc nên làm và không nên làm khi nghe điện thoại thì nhóm đó thắng cuộc. - GV nhận xét kết quả đúng. - Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. - Cho HS đọc lại những việc nên làm và những việc không nên làm. * GV chốt: Khi nghe điện thoại chúng ta cần phải chào và tự giới thiệu về bản thân, đồng thời chúng ta cần nói năng rõ ràng, lịch sự, lễ phép .Không nên nói trống không , nói dài... * Hoạt động 4: Thực hành đóng vai: - Gọi HS đọc yêu cầu bài 9 SGK. - Hãy nêu yêu cầu của bài. - Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống. - Mời đại diện các nhóm lên đóng vai trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai tốt. * GV kết luận: Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. * Hoạt động 5: Liên hệ bản thân: - Nhà em có điện thoại không? - Đã bao giờ em nghe hoặc gọi điện thoại chưa? - Khi nghe hoặc gọi điện thoại, em thường nói như thế nào? Với thái độ ra sao? - HS phát biểu tự do. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài. - Dặn dò về nhà thự hiện như bài đã học. Tiết 3: Luyện Tiếng Việt ôn tập các bài tập đọc đã học ở 8 tuần I. Mục tiêu - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn, bài thơ đã học ở 8 tuần, trả lời được các câu hỏi về nội dung của đoạn hoặc cả bài. II. Đồ dùng: Sách giáo khoa TV + bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn ôn tập. - GV cho HS nhắc lại tên các bài tập đọc đã học trong 8 tuần. - Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm tự ôn khoảng 5-7 phút. - Sau đó trình bày trước lớp. Cụ thể là: + Nhóm 1: Đọc và trả lời câu hỏi ở các bài: “Cậu bé thông minh; Hai bàn tay em; Ai có lỗi; Cô giáo tí hon”. Chẳng hạn: Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? + Nhóm 2: Đọc và trả lời câu hỏi ở các bài: “Chiếc áo len; Quạt cho bà ngủ; Người mẹ; Ông ngoại”. Chẳng hạn: - Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? - Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà? + Nhóm 3: Đọc và trả lời câu hỏi ở các bài: “Người lính dũng cảm; Cuộc họp của chữ viết; Bài tập làm văn; Nhớ lại buổi đầu đi học”. Chẳng hạn: Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò gì? ở đâu? Ai là người dũng cảm trong chuyện này? Vì sao? Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? - Cuộc họp đã đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? + Nhóm 4: Đọc và trả lời câu hỏi ở các bài: “Trận bóng dưới lòng đường; Bận; Các em nhỏ và cụ già; Tiếng du”. Chẳng hạn: Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu? - Vì sao trận bóng phải tạm dừng lại lần đầu? GV gọi đại diện các nhóm lên đọc đoạn trong bài nhóm mình đã đọc và trả lời câu hỏi của đoạn đó (do GV yêu cầu), các nhóm khác nhận xét: + Cách phát âm của bạn đã đúng chưa? + Cách ngắt, nghỉ hơi của bạn đã đúng chưa? + Giọng đọc của bạn như thế nào? Con thấy có hay không? + Trả lời câu hỏi đã đúng chưa? - GV nhận xét chung và cho điểm, biểu dương. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học khuyến khích HS học thuộc câu văn có hình ảnh so sánh - Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 8 tháng 11 năm 2013 Tiết 1: Luyện Toán (nâng cao) Điền số vào băng ô I. Mục tiêu - HS biết tìm quy luật của dãy số trong băng ô và điền vào cho đúng. - Vận dụng phép tính cộng, trừ để tính kết quả. II. Đồ dùng dạy học Sách các dạng toán cơ bản lớp 3. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học 2.Hướng dẫn luyện tập. Bài tập 1: (Bài 33 - tr8) - Học sinh nêu yêu cầu. + Bài cho biết gì? (tổng các số ở 4 ô liền nhau là 63) + Bài yêu cầu gì? (Điền số....) HD làm: Đánh số thứ tự như sau: 18 6 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ta thấy: Tổng các số trong ô6, ô7, ô8, ô9 là: 18 + 6 + 25 + ô8 = 63 Suy ra số điền vào ô8 là: 63 - (18 + 6 = 25) = 14 Thực hiện tương tự ta tìm được: Số điền vào ô5 là: 63 - (14 + 6 + 18) = 25 Số điền vào ô4 là: 63 - (25 + 6 + 18) = 14 Số điền vào ô3 là: 63 - (14 + 25 + 18) = 6 Số điền vào ô2 là: 63 - (14 + 6 + 25) = 18 Số điền vào ô1 là: 63 - (14 + 6 + 18) = 25 Số điền vào ô10 là: 63 - (14 + 6 + 25) = 18 Số điền vào ô11 là: 63 - (14 + 25 + 18) = 6 Số điền vào ô12 là: 63 - (25 + 6 + 18) = 14 Vậy băng ô được điền đầy đủ là: 25 18 6 14 25 18 6 14 25 18 6 14 Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề bài: Tổng 3 ô liền nhau là 50. 15 23 GV cho HS làm và chữa một phép tính, sau đó cho HS làm và chữa bài. Bài tập 3: (Bài 89 - tr13) Học sinh nêu yêu cầu. HS tự làm và chữa bài. - GV chốt kiến thức. 3. Củng cố, dặn dò Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập. GV hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Luyện Tập làm văn (nâng cao) Luyện tập kể chuyện I. Mục tiêu - HS biết đặt mình vào vai bà mẹ để kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi. - Giọng kể tự nhiên, hồn nhiên. II. Đồ dùng dạy học Sách TV nâng cao (tr160). III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học. 2.Hướng dẫn kể chuyện. - GV ghi đề bài lên bảng. Đề bài: Đặt mình vào vai bà mẹ và kể lại câu chuyện "Dại gì mà đổi". - HS đọc đề bài, xác định đề: + Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - HS trả lời, GV gạch chân: Đặt mình vào vai bà mẹ và kể lại câu chuyện "Dại gì mà đổi". - 3 em nhắc lại. - GV gợi ý: Khi đặt mình vào vai bà mẹ và kể lại câu chuyện "Dại gì mà đổi", các em phải chú ý lời xưng hô và phải thay đổi một số tình tiết cho phù hợp. Ví dụ: - Đầu câu chuyện các em có thể kể: "Con trai tôi năm nay mới lên 4 tuổi nhưng rất nghịch ngợm. Có lần, bực vì nó nghịch quá, tôi đã doạ: ...." - Cuối câu chuyện có thêm một số suy nghĩ của người mẹ: "Tôi bật cười vì sự láu lỉnh của cậu con trai. Thế này thì tôi phải nát óc để đối phó với những trò nghịch ngợm mới của nó đây." - Gọi một em kể mẫu, cả lớp nhận xét: + Bạn kể đúng nội dung câu chuyện chưa? + Giọng kể có tự nhiên không? + Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt bạn, .... - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. - HS kể trong nhóm (3 phút) - Đại diện nhóm kể trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bình chon nhóm kể hay, hấp dẫn. GV khen, tuyên dương. - HS viết bài vào vở, Gv theo dõi chung. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Sinh hoạt tập thể Phần 1: Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao nhi đồng I. Mục tiêu. - Giúp HS trao đổi với nhau những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong học tập và trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. - HS tự tin chủ động học hỏi và vận dụng kinh nghiệm tốt để đạt kết quả cao trong học tập. - Giáo dục HS thích tham gia hoạt động tập thể, thích bày tỏ các ý kiến của mình với bạn bè. - HS tự tìm cho mình những bạn có cùng sở thích, tạo thành nhóm vui chơi. II. Các hoạt động cụ thể. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn các em sinh hoạt theo các sao đã chia. * Hoạt động 1: HS trao đổi với nhau về kinh nghiệm học tập. - GV đưa ra một số câu hỏi cho các nhóm thảo luận: + Theo em cần đổi mới phương pháp học tập như thế nào để có kết quả học tập tốt? + Em thường gặp những khó khăn gì trong học tập? + Em mong muốn điều gì ở tiết sinh hoạt lớp trao đổi về kinh nghiệm học tập? Các nhóm trao đổi, thảo luận, giao lưu với bạn trong lớp: nêu câu hỏi liên quan đến phương pháp học tập vận dụng vào điều kiện cụ thể của bản thân. Nêu kinh nghiệm riêng của cá nhân để trao đổi rút kinh nghiệm. - Một số học sinh phát biểu: qua trao đổi bản thân đã học tập được kinh nghiệm gì? Sẽ vận dụng như thế nào? - GV tổng kết thảo luận chốt lại những ý kiến, những bài học kinh nghiệm, động viên HS vận dụng để nâng cao. * Hoạt động 2: Vui văn nghệ: - Một vài HS lên trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị trước: Chủ điểm trường lớp, thầy- trò. - Đưa ra bảng câm một số câu hỏi đố vui để HS thi trả lời nhanh. a, Có đốt, có bẹ Không phải là tre Hoa thơm trắng rụng bên hè đêm trăng. Là cây gì? Đáp án : cây cau b, Cây gậy cạnh quả trứng gà Đem về khoe mẹ cả nhà mừng vui. Là số mấy? Đáp án: số 10 - GV cùng cả lớp nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương. Phần 2: Sinh hoạt lớp: * Mục tiêu: - Tổng kết các hoạt động trong tuần, nêu những ưu- nhược điểm để HS phát huy và khắc khắc phục những tồn tại. - Đề ra phương hướng và kế hoạch hoạt động cho tuần tới. a. Lớp trưởng báo cáo kết quả các mặt hoạt động trong tháng. - Đi học đúng giờ: Những bạn nào hay đi muộn? - Xếp hàng đầu giờ: Đã thực hiện nghiêm túc chưa? Bạn nào hay xô đẩy nhau? - Truy bài: Đã thực hiện tốt chưa? Bạn nào hay nói chuyện? - Trực nhật: Sạch sẽ song bên cạnh đó các bạn còn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, còn vất giấy bừa bãi. - Không có hiện tượng ăn quà vặt. - Đồng phục: Trong tháng bạn nào hay quên mặc đồng phục? - Thể dục và múa hát giữa giờ: Xếp hàng... b. GV nhận xét chung. - Đồ dùng học tập:..... - Vệ sinh: ...... - Học bài và làm bài: ...... - Tuyên dương những thành tích HS đã đạt được, ghi nhận sự cố gắng của các em. Rút kinh nghiệm những việc chưa đạt được để cố gắng tuần tới. c, GV nêu kế hoạch và phương hướng hoạt động tuần tới: - Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp học tập và những quy định chung của nhà trường như: vở sạch chữ đẹp, hoạt động tập thể, .... - Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, chuẩn bị bài ở nhà. - Phát động phong trào học tập, lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo VN. kí duyệt: ...................................................................................... ....................................................................................... ....................................................................................... .......................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA L3 TUAN 9 HUE.doc
Tài liệu liên quan