Giáo án các môn học lớp 3 - Trường Tiểu học La Sơn - Tuần 26

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

 - Củng cố về nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học.

 - Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trên các số có đơn vị là đồng.

 - Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.

II. CHUẨN BỊ :

 - Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10 000 đồng.

 

doc25 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Trường Tiểu học La Sơn - Tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u Nam mua một chiếc bút máy và hộp sáp màu thì bạn còn bao nhiêu tiền? - Số tiền để mua một bút máy và hộp sáp màu là 4000 + 5000= 9000( đồng). Số tiềnnam còn thiếu là 9000 - 7000 = 2000( đồng) - GV chữa bài . *Bài 4: Gọi 2 HS nêu yêu cầu bài . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV yêu cầu HS tự làm bài . - GV chữa bài và yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. C. Củng cố, dặn dò. - GV tổng kết giờ học . - Mẹ mua 1 hộp sữa hết 6700 đồng và 1 gói kẹo hết 2300 đồng . Mẹ đưa cho cô bán hàng 10 000 đồng . - Hỏi cô bán hàng trả lại mẹ bao nhiêu tiền? - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. __________________________________________________________________ Ngày soạn : 5/ 3 / 2015 Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2015 Toán: LàM QUEN VớI Số LIệU THốNG KÊ I. MụC TIÊU : Giúp HS : - Bước đầu làm quen với dãy số liệu thống kê. - Biết xử lý số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu. II. CHUẩN Bị : - Tranh minh hoạ bài học trong SGK. III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC. A. Kiểm tra bài cũ . - Gọi HS lên bảng làm bài 4 / 133. - GV nhận xét, chữa bài. B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài . - Nghe GV giới thiệu bài. 2) Làm quen với dãy số liệu . * Hình thành dãy số liệu. - GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong SGK và hỏi: Hình vẽ gì? - HS: Hình vẽ 4 bạn HS , có số đo chiều cao của 4 bạn . - Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu ? - Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm. - Dãy số đo các chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh: 122cm,130cm, 127cm, 118cm được gọi là dãy số liệu . - Hãy đọc dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn Anh, Phong, Ngân, Minh. - 1HS đọc: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm. *Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu . - Số 122cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn? - Đứng thứ nhất. - Số 130 cm đứng thứ mấy trong trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn? - Đứng thứ nhì. - Số nào là số đứng thứ 3 trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn? - Số 127cm. - Số nào là số đứng thứ 4 trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn? - Số 118cm. - Dãy số liệu này có mấy số? - Có 4 số. - Hãy xếp tên các bạn HS trên theo thứ tự chiều cao từ trên xuống thấp? - 1 HS lên bảng viết tên, HS cả lớp viết vào nháp theo thứ tự: Phong, Ngân, Anh, Minh. - Hãy xếp tên các bạn HS từ trên theo thứ tự từ thấp đến cao. - 1 HS lên bảng viết tên, HS cả lớp viết vào nháp theo thứ tự: Minh, Anh, Phong, Ngân. - Chiều cao của bạn nào cao nhất? - Chiều cao của Phong là cao nhất. - Chiều cao của bạn nào thấp nhất? - Chiều cao của Minh là thấp nhất. - Phong cao hơn Minh bao nhiêu xăng- ti - mét ? - Phong cao hơn Minh 12cm. - Những bạn nào cao hơn bạn Anh? - Bạn Phong và bạn Ngân cao hơn bạn Anh. - Bạn Ngân cao hơn những bạn nào? - Ngân cao hơn Anh và Minh . 3) Luyện tập, thực hành . *Bài 1: Gọi 2 HS nêu yêu cầu bài . - Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào? - Dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn Dũng, Hà, Hùng, Quân là: 129cm, 132cm, 125cm, 135cm. - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - dựa vào dãy số liệu trên để trả lời câu hỏi. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm bài với nhau . - Làm theo cặp. - Yêu cầu một số HS trình bày bài trước lớp . - Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi. a) Hùng cao 125cm; Dũng cao 129cm ; Hà cao 132cm; Quân cao 135cm. b) Dũng cao hơn Hùng 4cm, Hà thấp hơn Quân 3 cm, Hà cao hơn Hùng, Dũng thấp hơn Quân. - GV có thể yêu cầu HS sắp xếp tên các bạn HS trong dãy số liệu theo chiều cao từ cao đến thấp, hoặc từ thấp đến cao. - GV nhận xét . *Bài 2 ( KK HS làm) : - Gọi 2 HS nêu yêu cầu bài . - Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào? - Dãy số liệu thống kê về các ngày chủ nhật của tháng 2 năm 2004 là các ngày : 1, 8, 15, 22, 29. - Bài toán yêu cầu cái gì? - Bài toán yêu cầu chúng ta dựa vào dãy số liệu trên để trả lời các câu hỏi. - Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, sau đó lần lượt đặt từng câu hỏi HS trả lời. - Suy nghĩ và làm bài. a) Tháng 2 năm 2004 có mấy ngày chủ nhật? - có 5 ngày chủ nhật. b) Chủ nhật đầu tiên là ngày nào? - là ngày mùng 1 tháng 2. c) Ngày 22 là chủ nhật thứ mấy trong tháng? - Là ngày chủ nhật thứ tư trong tháng. - GV nhận xét . *Bài 3: Gọi 2 HS nêu yêu cầu . -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ bài toán. - HS cả lớp quan sát hình trong SGK . - Hãy đọc số kg gạo được ghi trên từng bao gạo. -1 HS đọc trước lớp: 50kg ; 35kg ; 60kg; 45kg ; 40kg. - Hãy viết dãy số liệu cho biết số ki-lô-gam gạo của 5 bao gạo trên. - 2HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào VBT, yêu cầu viết theo đúng thứ tự: 50kg ;35kg ; 60kg ; 45kg ; 40 kg . - Nhận xét về dãy số liệu của HS, sau đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi. a) Viết theo thứ tự từ bé đến lớn: 35kg ; 40kg ; 45kg ; 50kg ; 60kg. b)Viết theo thứ tự từ lớn đến bé : 60kg ; 50kg ; 45kg ; 40kg ; 35kg. - Bao gạo nào là bao gạo nặng nhất trong số 5 bao gạo ? - Bao gạo thứ 3 là bao gạo nặng nhất trong 5 bao gạo . - Bao gạo nào là bao gạo nhẹ nhất trong 5 bao gạo ? - Bao gạo nhẹ nhất là bao gạo thứ 2. - Bao gạo thứ nhất có nhiều hơn bao gạo thứ tư bao nhiêu ki-lô-gam gạo ? - Bao gạo thứ nhất nặng hơn bao gạo thứ tư 5 kg gạo. *Bài 4 ( KK HS làm) : - Gọi 2 HS nêu yêu cầu bài . - Hãy đọc dãy số liệu của bài. - HS đọc trước lớp, 1 HS lên bảng viết: 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45. C. Củng cố, dặn dò . - GV cho HS chơi trò chơi Ai cao hơn ? Ai thấp hơn ? - HS chơi trò chơi . ____________________________ Thủ công : Làm lọ hoa gắn tường (T2) I. MụC TIÊU: - Học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. - Làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật như yêu cầu ở tiết 1. II. Đồ DùNG DạY HọC: - Như tiết trước. III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC . A. Kiểm tra : - Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài . 2) Thực hành. + GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy. + Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. Giáo viên quan sát uốn nắn, giúp đỡ cho những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. + GV tuyên dương, khen ngợi những em trang trí sản phẩm đẹp, có nhiều sáng tạo. + Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.( như mục tiêu tiết 1) C. Củng cố & dặn dò: + Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh. + HS nhắc lại . + Học sinh thực hành theo nhóm. + Học sinh cắt dán các bông hoa có cành lá để cắm trang trí vào lọ hoa (bài 5). HS có thể dùng bút chì vẽ thêm các bông hoa để trang trí lọ hoa. + Học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm. _______________________________ Chính tả ( nghe – viết ): Sự TíCH Lễ HộI CHử ĐồNG Tử I. MụC TIÊU . - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng , đẹp một đoạn của truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng vần dễ lẫn ( ên / ênh). II. Đồ DùNG DạY – HọC . - Bài tập 2b chép sẵn trên bảng lớp. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC . A. Kiểm tra bài cũ . - HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : hộp mứt, đứt dây, khúc ca, múc nước, - GV nhận xét. B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài . 2) Hướng dẫn viết chính tả . * Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc đoạn văn 1 lượt. - Sau khi về trời Chử Đồng Tử đã giúp dân làm gì ? - Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ? - Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ? - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. * GV đọc cho HS viết bài vào vở . * Soát lỗi . - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi . * Kiểm tra 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày 3) Hướng dẫn HS làm bài tập . *Bài 2b - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Lời giải : lệnh - dập dềnh - lao lên - bên - công kênh - trên - mênh mông . C. Củng cố, dặn dò . - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại. - Sau khi về trời Chử Đồng Tử đã giúp dân đánh giặc. - Nhân dân lập bàn thờ, làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. - Những chữ đầu câu và tên riêng Hồng, Chử Đồng Tử. - HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả : Chử Đồng Tử, mở hội, làm lễ, hiển linh ... - HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết bài vào vở . - HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV. - Các HS còn lại tự kiểm tra mình. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - HS dưới lớp làm vào VBT, 1HS lên bảng làm bài. - Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở . _________________________________ Tự nhiên xã hội : TÔM , CUA I. MụC TIÊU : Giúp HS biết : - Nêu ích lợi của tôm và cua đối với đời sống con người . - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát. - HS có ý thức bảo vệ động vật. II. CHUẩN Bị : - Các hình trong SGK trang 98, 99, sưu tầm các tranh ảnh, về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua. III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC : A. Kiểm tra bài cũ : Côn trùng Chân côn trùng có gì đặc biệt ? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài . 2) Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận . GV cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 98, 99 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau: + Bạn có n/x gì về kích thước của chúng. + Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua . + Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?(HS KG) + Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt ? GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. GV nhận xét và kết luận . 3) Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp . Giáo viên cho học sinh thảo luận làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau: + Tôm, cua sống ở đâu ? + Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm . + Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua . + Nêu ích lợi của tôm và cua . - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm . - GV yêu cầu h/s quan sát hình 6 và hỏi: + Cô công nhân trong hình đang làm gì ? Giáo viên giới thiệu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp ... C. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS lên bảng trình bày . - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm bàn và ghi kết quả ra giấy . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy - Tôm, cua sống ở dưới nước Tôm càng xanh, tôm rào, tôm lướt, tôm sú ... Cua bể, cua đồng... Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật và để xuất khẩu. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Cô công nhân trong hình đang chế biến tôm để xuất khẩu. Học sinh lắng nghe. ________________________________ thể dục: GV thể dục dạy __________________________________________________________________ Ngày soạn : 6 / 3 / 2015 Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2015 Tập đọc : RƯớC ĐèN ÔNG SAO I. MụC TIÊU . 1. Đọc thành tiếng . - Đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ viết sai do phát âm sai : mâm cỗ, quả bưởi, nải chuối, trong suốt, thỉnh thoảng, Biết ngắt hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ . 2. Đọc hiểu . - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong ngày vui tết trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau. II. Đồ DùNG DạY – HọC . - Tranh minh hoạ bài tập đọc. Thêm tranh về ngày hội trung thu. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC . A. Kiểm tra bài cũ . - GV kiểm tra 2 HS đọc bài thơ Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, trả lời những câu hỏi về nội dung bài thơ. - Nhận xét . B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài . 2) Luyện đọc . * GV đọc toàn bài . * HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn : như mục tiêu + Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 2 đoạn: Đoạn 1: Tết Trung thu nom rất vui mắt. Đoạn 2: còn lại. - GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó: chuối ngự. + Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. + Cả lớp đọc ĐT cả bài. 3) Hướng dẫn tìm hiểu bài . - Đọc cả bài - Nội dung mỗi đoạn trong bài tả những gì ? Đoạn 1 - Mâm cỗ trung thu của Tâm đựoc bày như thế nào ? Đoan 2 - Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ? - Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ? - GV : Qua phần tìm hiểu bài chúng ta thấy trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong ngày vui tết trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau. 4) Luyện đọc lại bài . - GV đọc lại đoan 2. - GV đưa bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. Hướng dẫn HS đọc đoạn văn, nhấn giọng các từ ngữ : bập bùng trống ếch, thích nhất, đỏ, trong suốt, đủ màu sắc, ba lá cờ... - Gọi HS đọc lại đoạn 2. GV nhận xét. C. Củng cố, dặn dò . - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà đọc lại bài. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 1 câu, lớp theo dõi tìm từ khó và luyện đọc . - 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, mỗi HS đọc một đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm ở các câu văn dài : Tâm...nhất/cái đèn...xóm.// Cáiđèn...đỏ,/trong suốt./ngôi sao...sắc.// + HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ mới. - Mỗi nhóm 2 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - Đọc ĐT cả bài. - 1 HS đọc , lớp đọc thầm cả bài. - Đ1 : Tả mâm cỗ của Tâm. Đ2 : Tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn. Tâm và Hà rước đèn rất vui. - HS đọc thầm lại đoạn 1. - Mâm cỗ được bày rất đẹp, rất vui mắt. - HS đọc thầm lại đoạn 2. - Đèn ... Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. - Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn reo : “Tùng tùng tùng, dinh dinh !...” - Theo dõi GV đọc mẫu . - HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV. - 4 HS đọc. Cả lớp nhận xét. ________________________________ Âm nhạc : ( GV âm nhạc dạy ) __________________________________ Toán : LàM QUEN VớI THốNG KÊ Số LIệU (tiếp) I. MụC TIÊU . Giúp HS : - Nhận biết được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột. - Đọc được các số liệu của một bảng thống kê. - Phân tích được số liệu thống kê của một bảng số liệu ( dạng đơn giản). II. CHUẩN Bị . - Các bảng thống kê số liệu trong bài. III. CáC HOạT ĐộNG DạY –HOC . A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên bảng làm bài 4/135. - GV nhận xét. B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài - Nghe GV giới thiệu bài. 2) Làm quen với bảng thống kê số liệu . *Hình thành bảng số liệu . - GV yêu cầu HS quan sát bảng số trong phần bài học trong SGKvà hỏi: Bảng số liệu có những nội dung gì? - Bảng số liệu đưa ra tên của các gia đình và số con tương ứng của mỗi gia đình. - Bảng trên là bảng thống kê về số con của các gia đình. - Bảng này có mấy cột và mấy hàng? - Bảng này có 4 cột và 2 hàng. - Hàng thứ nhất của bảng cho biết điều gì? - Hàng thứ 2 của bảng cho biết điều gì? - Hàng thứ nhất trong bảng ghi tên của các gia đình. - Hàng thứ 2 ghi tên con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất. - GV giới thiệu : Đây là bảng thống kê số con của ba gia đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất nêu tên của các gia đìnhđược thống kê, hàng thứ 2 nêu số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất. * Đọc bảng số liệu. - Bảng thống kê số con của mấy gia đình? - Bảng thông kê số con của 3 gia đình , đó là gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng. - Gia đình cô Mai có mấy người con? - Gia đình cô Mai có 2 con. - Gia đình cô Lan có mấy người con ? - Gia đình cô Lan có 1 người con. - Gia đình cô Hồng có mấy người con? - Gia đình nào có ít con nhất? - Gia đình cô Hồng có 2 người con. - Gia đình cô Lan có ít con nhất. - Những gia đình nào có số con bằng nhau? - Gia đình cô Mai và gia đình cô Hồng có số con bằng nhau( cùng là 2 con). 2) Luyện tập và thực hành . *Bài 1. Gọi 2 HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu của - Đọc bảng số liệu . bài tập . - Bảng số liệu có mấy cột và mấy hàng? - Bảng số liệu có 5 cột và 2 hàng - Hãy nêu nội dung của từng hàng trong bảng. - Hàng trên ghi tên các lớp được thống kê, hàng dưới ghi số h/s giỏi của từng lớp có tên trong hàng trên. - Yêu cầu HS đọc từng câu hỏi của bài . - HS đọc thầm . - GV nêu từng câu hỏi trước lớp cho HS trả lời . a) Lớp 3B có bao nhiêu học sinh giỏi? Lớp 3D có bao nhiêu HS giỏi? - Trả lời các câu hỏi của bài. - Lớp 3B có 13 học sinh giỏi, - lớp3D có 15 học sinh giỏi. b) Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3A bao nhiêu học sinh giỏi? - Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3A 7 học sinh giỏi. - Vì sao em biết? - Vì lớp 3A có 18 học sinh giỏi, lớp 3C có 25 học sinh giỏi. Ta thực hiện phép trừ 25 - 18 = 7( học sinh giỏi) c) Lớp nào có nhiều HS giỏi nhất? Lớp nào có ít HS giỏi nhất? *Bài 2 : Gọi 2 HS nêu yêu cầu sau đó cho HS quan sát thống kê và trả lời miệng tương tự bài 1 . - Lớp 3C có nhiều học sinh giỏi nhất . Lớp 3B có ít học sinh giỏi nhất - Thực hiện yêu cầu của GV . *Bài 3 ( KK HS) : - Gọi 2 HS nêu yêu cầu bài . - GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu của bài tập . - Đọc bảng số liệu . - Bảng số liệu có mấy cột và mấy hàng? - Bảng số liệu có 4 cột và 3 hàng . - Hãy nêu nội dung của từng hàng trong bảng. - Hàng trên ghi tên 3 tháng được thống kê, hàng dưới ghi số số mét vải của các tháng có tên trong hàng trên. - Yêu cầu HS đọc từng câu hỏi của bài . - HS đọc thầm . - GV nêu từng câu hỏi y/c HS trả lời. - Trả lời các câu hỏi của bài. C. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học _______________________________ Luyện từ và câu : Từ NGữ Về Lễ HộI Lễ HộI. DấU PHẩY . I. MụC TIÊU . - Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội ; biết tên một số lễ hội, hội ; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội. - Ôn luyện về dấu phẩy (đặt sau từ ngữ chỉ nguyên nhân và ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu). II. Đồ DùNG DạY – HọC . - GV : Bài tập 1, 2 viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC . A. Kiểm tra bài cũ . - Gọi 2 HS làm miệng BT1, 3 tiết LTVC tuần 25, mỗi em làm 1 bài. B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài . 2) Hướng dẫn HS làm bài tập . *Bài tập 1 . - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV nhắc lại yêu cầu của bài tập. - HS tự làm bài. - GV mở bảng phụ, gọi HS làm bài sau đó đọc kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng . Lời giải : - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc trước lớp. - HS tự làm bài - HS làm bài trên bảng phụ. - Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng. Lễ Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội. Hội Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt . Lễ hội Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa. *Bài tập 2 . - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV nhắc lại yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - Cho các nhóm dán bài lên bảng lớp. - GV lấy bài nhóm thắng cuộc làm chuẩn, bổ sung một số tên để hoàn chỉnh bảng kết quả, kết hợp giải thích về một số lễ hội, hội trò chơi trong lễ hội và hội. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu củabài. - Các nhóm làm bài. - Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp. - HS chép lại lời giải đúng vào VBT. Tên một số lễ hội lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi Bà, Chùa Keo, Phủ Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa... Tên một số hội Hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu, đua voi, đua ngựa, thả diều, hội Lim, ... Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội Cúng phật, lễ phật, thắp hương, đua mô tô, đua xe, kéo co, ném còn, cướp cờ, đánh đu, thả diều, chọi gà,.. *Bài tập 3 (câu a, b - KK HS làm cả bài ) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc lại yêu cầu của bài tập. - Các câu văn trên có đặc điểm gì giống nhau? - Cho HS làm bài. - Cho HS làm bài trên 4 băng giấy GV chuẩn bị trước trên bảng lớp. Nhận xét và chữa bài . - GV nhận xét chốt lại câu trả lời đúng. Câu a : Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Câu b : Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về nhà ngay. C. Củng cố, dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà xem lại các bài LTVC đã chuẩn bị ôn tập GKII . - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Đều bắt đầu bằng từ “Vì , tại , nhờ”. - Các từ ... chỉ nguyên nhân . - HS làm bài. - 4 HS làm bài trên 4 băng giấy. Câu c : Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua. Câu d : Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa __________________________________________________________________ Ngày soạn : 7 / 3 / 2015 Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2015 Toán : LUYệN TậP I. MụC TIÊU . Giúp HS : - Rèn luyện kĩ năng đọc bài , phân tích, xử lý số liệu của một dãy số liệu và bảng số liệu đơn giản . II. CHUẩN Bị . - Bảng số liệu trong bài học viết sẵn trên bảng phụ hoặc bảng giấy. III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC . A. Kiểm tra bài cũ . - Gọi HS lên bảng làm bài 3/ 137. - GV nhận xét, chữa bài. B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài . 2) HS HS làm các bài tập : - Nghe GV giới thiệu bài. *Bài 1 : Gọi 2 HS nêu yêu cầu bài . - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta điền số liệu - Các số liệu đã cho có nội dung gì? thích hợp vào bảng . - Các số liệu đã cho là số thóc gia đình chị út thu hoạch được trong các năm 2001, 2002, 2003. - Nêu số thóc gia đình chị út thu hoạch được ở từng năm ? - Năm 2001 thu được 4200 kg, năm 2002 thu được 3500 kg, năm 2003 thu được 5400 kg . - Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu và hỏi: Ô trông thứ nhất ta điền số nào? Vì sao? - Ô trống thứ nhất điền 4200 kg, vì số trong ô trống này là số ki-lô-gam thóc gia đình chị út thu hoạch được trong năm 2001 . - Hãy điền số thóc thu được của từng năm vào bảng . - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT . - GV nhận xét và chữa bài . *Bài 2. - Yêu cầu HS đọc bảng số liệu của bài 2 - HS đọc thầm . - Bảng thống kê nội dung gì? - Bảng thống kê số cây bản Na trồng được trong 4 năm 2000, 2001, 2002, 2003. - Bản Na trồng mấy loại cây? - Bản Na trồng 2 loại cây đó là cây thông và cây bạch đàn . - Hãy nêu số cây trồng được của mỗi năm theo từng loại ? - HS nêu trước lớp .Ví dụ: năm 2000 trồng được 1875 cây thông và 1475 cây bạch đàn . - Năm 2002 trồng được nhiều hơn năm 2000 bao nhiêu cây bạch đàn? - Số cây bạch đàn trồng trong năm 2002 nhiều hơn năm 2000 là: 2165 - 1475 = 420 ( cây) - GV yêu cầu HS làm phần b . - 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT. Số cây thông và cây bạch đàn năm 2003 trồng được là: 2540 + 2515 = 5055 (cây) *Bài 3 . -Yêu cầu HS đọc đề bài . - HS đọc thầm . - Hãy đọc dãy số trong bài . - 1 HS đọc : 90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20, 10. - Yêu cầu HS tự làm vào VBT, sau đó đổi vở để kiểm tra bài nhau. a) Dãy số trên có 9 chữ số. b) Số thứ tự trong dãy là số 60. - Nhận xét bài làm của một số HS. *Bài 4 ( KK HS làm) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và trả lời câu hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào bảng . - Bảng thống kê về nội dung gì? - Bảng thống kê số giải mà khối lớp 3 đã đoạt được theo từng môn thi đấu . - Có những môn thi đấu nào? - Có văn nghệ, kể chuyện, cờ vua. - Có những loại giải thưởng nào? - Em hiểu thế nào về cột văn nghệ trong bảng? - Số giải nhất được ghi vào hàng thứ mấy trong bảng? - Số giải nhì được ghi vào hàng thứ mấy trong bảng? - Khi ghi số giải, ngoài việc chú ý để ghi cho đúng hàng còn phải chú ý ghi cho đúng gì? -Yêu cầu HS làm bài . C. Củng cố, dặn dò . - GV nhận xét tiết học. - Có giải nhất, giải nhì, giải ba, cho mỗi môn thi đấu. - Cột này nêu số giải của văn nghệ, có 3 giải nhất, không có giải nhì, có 2 giải ba . - Số giải nhất được ghi vào hàng thứ 2 trong bảng. - Số giải nhì được ghi vào hàng thứ ba trong bảng. - Ghi cho đúng cột, giải của môn thi đấu nào phải ghi đúng vào cột có tên của môn đó. - 1 HS lên bảng làm bài, H/s cả lớp làm bài vào VBT. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau . _____________________________ Mĩ thuật: GV mĩ thuật dạy ___________________________ Chính tả (Nghe – viết ) CHiếC ĐèN ÔNG SAO I. MụC TIÊU . - Nghe - viết , trình bày đúng một đoạn văn trong bài Rước đèn ông sao. - Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần dễ viết sai : ên / ênh. II. Đồ DùNG DạY – HọC . - Bài tập 2b chép sẵn trên bảng lớp. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC . a. Kiểm tra bài cũ . - HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : đổ mưa, đỗ xe, ngã, ngả mũ. b. Bài mới . 1) Giới thiệu bài . 2) Hướng dẫn viết chính tả . * Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc đoạn văn 1 lượt. - Đoạn văn tả gì ? - Đoạn văn có mấy câu ? - Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao ? - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. * GV đọc cho HS viết bài vào vở .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT26.doc
Tài liệu liên quan