I. MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Ôn tập về trình bày báo cáo - Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở bài tập 2. (về học tập, về lao động hoặc công tác khác)
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách bài tập Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Nội dung
a. Kiểm tra đọc.
(1/4 số học sinh của cả lớp), tiến hành như tiết 1.
b. Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với thày giáo tổng phụ trách kết quả thi đua [ Xây dựng đội vững mạnh]
+ Một học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS đọc lại báo cáo đã học ở tuần 20.
+ GV hỏi: Yêu cầu của báo cáo này có điều gì khác với báo cáo đã học ở tuần 20?
31 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm rồi chữa bài.
- Học sinh nhận xét. GV chốt lời giải đúng.
Bài 3:
- Hđọc yêu cầu của bài.
- HS lên bảng chữa bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Lớp nhận xét, T nhận xét và củng cố cách làm.
a. 36520; 36521; 36522; 36523; 36524; 36525; 36526.
b. 48183; 48184; 48185; 48186; 48187; 48188; 48189.
c. 81317; 81318; 81319; 81320; 81321; 81322; 81323.
- Hai số tự nhiên liên tiếp nhau hơn , kém nhau bao nhiêu.
Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Giáo viên lưu ý học sinh những số viết dưới tia số là những số tròn nghìn.
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài.
- Học sinh quan sát hình vẽ, nêu quy luật vị trí các số trên hình vẽ rồi điền tiếp các số thích hợp vào dưới mỗi vạch.
- Học sinh làm bài vào vở, học sinh lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Củng cố cho học sinh về đọc, viết các số có năm chữ số.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2016
Tiết 1 (Buổi sáng) Tiếng Việt
ôn tập tiết 3
I. Mục tiêu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Ôn tập về trình bày báo cáo - Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở bài tập 2. (về học tập, về lao động hoặc công tác khác)
II Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Nội dung
a. Kiểm tra đọc.
(1/4 số học sinh của cả lớp), tiến hành như tiết 1.
b. Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với thày giáo tổng phụ trách kết quả thi đua [ Xây dựng đội vững mạnh]
+ Một học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ HS đọc lại báo cáo đã học ở tuần 20.
+ GV hỏi: Yêu cầu của báo cáo này có điều gì khác với báo cáo đã học ở tuần 20?
- Những điểm khác:
+ Người báo cáo là chi đội trưởng.
+ Người nhận báo cáo là thày tổng phụ trách.
+ Nội dung thi đua: (Xây dựng Đội vững mạnh)
+ Nội dung báo cáo: về học tập, lao động, thêm nội dung về công tác khác.
- Nhắc học sinh chú ý thay lời kính gửi bằng kính thưa.
- Các tổ làm việc theo các bước sau:
+ Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua.
+ Lần lượt từng thành viên đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội. Cả tổ góp ý cho từng bạn.
+ Đại diện của tổ trình bày báo cáo trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- Bình chọn bạn đóng vai chi đội trưởng đạt nhất.
Ví dụ:
BáO CáO KếT QUả
THáNG THI đUA “XÂY DựNG độI VữNG MạNH”
CủA CHI độI LớP 3B
Kính thưa: Cô tổng phụ trách Đội.
Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội lớp 3B trong tháng 2 vừa qua như sau:
1. Về học tập:
Các bạn đi học đều, đúng giờ.
Trong lớp, các bạn hăng hái phát biểu bài.
- Có rất nhiều bạn đạt thành tích cao trong học tập.
- Trong cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường, chi đội chúng em đã đạt “Lớp Vở sạch chữ đẹp” cấp trường, có bạn .... được khuyến khích.
2. Về lao động:
- Chúng em tham gia vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tham gia trồng và chăm sóc các bồn hoa của lớp.
3. Về công tác khác:
- Tham gia mau tăm tre ủng hộ người mù.
- Quyên góp được 85 000 đồng ủng hộ các bạn nghèo ăn tết.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
Các số có năm chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết viết và đọc các số với trường hợp chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có năm chữ số.
- Biết thứ tự của các số có năm chữ số và ghép hình.
- Bài tập cần làm: 1; 2 (a, b); 3 (a, b); 4.
II Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn BT 1.
Các tấm bìa hình tam giác (Bộ ĐDDH).
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.
- GV cho HS làm lại BT3/tr 142 và giải thích.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Nội dung.
- Giới thiệu các số có 5 chữ số, trong đó bao gồm cả trường hợp có chữ số 0.
- GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số.
- GV cho học sinh tiến hành tương tự với các dòng còn lại. Lưu ý các em phải đọc đúng quy định với các số hàng chục là 0, hàng đơn vị khác 0.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết số, đọc số đều viết, đọc từ trái sang phải (từ hàng cao đến hàng thấp hơn)
- Giáo viên cho HS thực hiện tương tự như trên để có bảng như ở trong SGK.
3. Thực hành
Bài 1:
- GV cho học sinh phân tích mẫu ở dòng đầu tiên sau đó tự đọc số ở dòng thứ 2 và viết ra theo lời đọc.
- ở dòng thứ 3, GV cho học sinh đọc dòng chữ ghi ở cột đọc số, sau đó học sinh phân tích.
- Học sinh tự làm các phần còn lại.
Viết số
Đọc số
62 300
Sáu mươi hai nghìn ba trăm
58 601
Năm mươi tám nghìn sáu trăm linh một
42 980
Bốn mươi hai nghìn chín trăm tám mươi
70 031
Bảy mươi nghìn không trăm ba mươi mốt
60 002
Sáu mươi hai nghìn không trăm linh hai
Bài 2:
- Học sinh nêu quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số, rồi điền tiếp số vào chỗ trống..
- Trong khi học sinh làm bài, GV quan sát và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
a. 18301; 18302; 18303; 18304; 18305; 18306; 18307.
b. 32606; 32607; 32608; 32609; 32610; 32611; 32612.
c. 92999; 93000; 93001; 93002; 93003; 93004; 93005.
Bài 3:
- Học sinh làm tương tự như bài 2. Cuối cùng cho học sinh đọc nhiều làn từng dãy số.
a. 18000; 19000; 20000; 21000; 22000; 23000; 24000.
b. 47000; 47100; 47200; 47300; 47400; 47500; 47600.
c. 56300; 56310; 56320; 56330; 56340; 56350; 56360.
4. Củng cố, dặn dò
GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 4 (Buổi sáng) Tiếng việt
ôn tập tiết 4
I. Mục tiêu
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nghe – viết đúng chính tả bài Khói chiều (tốc độ viết khoảng 65 chữ /15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng thể thơ lục bát. (BT2)
II Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Tiếng Việt.
Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, tranh, ảnh minh hoạ cây bình bát, cây bần để giúp học sinh giải nghĩa từ khó.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
B. Bài mới
1. GVgiới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu nội dung: ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK2.
2 . Kiểm tra đọc :
- GV kiểm tra một số HS còn lại của lớp.
- Cách tiến hành như tiết 1.
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Hướng dẫn học sinh nghe- viết chính tả.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
+ GV đọc bài thơ Khói chiều cho học sinh nghe.
+ Hai học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK.
Hỏi: + Tìm những câu thơ tả cảnh khói chiều?
+ Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói?
- HS nêu cách trình bày một bài thơ lục bát.
- HS tập viết vào bảng con những từ dễ viết sai.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: xanh rờn, nhẹ nhàng, ngoài bãi, bay quẩn.
- Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
b. GV đọc cho học sinh viết bài.
- GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
- Giáo viên đọc chính tả.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
c. Kiểm tra, đánh giá.
GV nhận xét một số bài, tuyên dương, tư vấn.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện toán
ôn tập: Các số có 5 chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu
- Luyện tập, củng cố cách nhận biết các số có năm chữ số (trường hợp hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là chữ số không)
- Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số trong các trường hợp trên.
- Tiếp tục nhận biết các thứ tự các số có năm chữ số.
II Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Toán, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách BT Toán (tr 54)
Bài 1:
- GV cho học sinh phân tích mẫu ở dòng đầu tiên sau đó tự đọc số ở dòng thứ 2 và viết ra theo lời đọc.
- GV cho HS đọc dòng chữ ghi ở cột đọc số, sau đó học sinh phân tích.
- Học sinh tự làm các phần còn lại.
Bài 2:
- Học sinh làm tương tự như bài 1. Cuối cùng cho học sinh đọc nhiều lần từng số.
Bài 3: HS đọc đề bài.
- Học sinh quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số, rồi điền tiếp số vào chỗ trống.
HS tìm quy luật sau đó điền:
6000, 7000, 8000, 9000, ...
- Trong khi học sinh làm bài, GV quan sát và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
Bài 4: HS đọc đề bài, nêu bài hỏi gì, cho biết gì?
Hướng dẫn giải
Số chỗ chưa có người ngồi là:
8000 - 5000 = 3000 (người)
Đáp số: 3000 người
3. Củng cố, dặn dò
GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống
Thực hành Kĩ năng hợp tác
Trò chơi: "Mèo đuổi chuột"
I. Mục tiêu
- HS biết hợp tác với nhau để chơi trò chơi Mèo đuổi chuột.
- Qua trò chơi giáo dục cho HS kĩ năng biết hợp tác với mọi người thì công việc sẽ thuận lợi hơn và đạt kết quả tốt hơn.
- Giáo dục HS ý thức hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong khi làm việc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Địa điểm: Sân thể dục của trường.
- Dặn HS về học thuộc lời đồng dao của bài Mèo đuổi chuột.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS kể những việc đã làm đạt kết quả cao khi biết vận dụng kĩ năng hợp tác với bạn bè.
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn thực hành
- GV cho lớp ra sân thực hành chơi trò chơi.
- Lớp trưởng hô cho các bạn xếp hàng theo 3 tổ đã quy định.
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
- Sau đó cho HS kgowir động chạy bước nhỏ thành một vòng tròng để chuẩn bị chơi trò chơi.
* Cho HS chơi trò chơi Mèo đuổi chuột.
- GV nêu tên trò chơi.
- GV nêu mục đích của trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS đọc lại bài đồng dao trước khi chơi.
- HS chơi thử.
- Cả lớp cùng chơi.
- GV theo dõi chung.
- Cuối giờ cho HS tập thả lỏng người rồi xếp hàng, GV nhận xét, tuyên dương.
*GVKL: Trong trò chơi cũng rất cần sự hợp tác, phối hợp ăn ý với nhau thì sẽ chiến thắng.
- Liên hệ:
+ Những nhóm nào đã hợp tác tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi?
- Vài HS kể, GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C)
ôn tập về nhân hóa, so sánh
I. Mục tiêu
- Ôn tập về biện pháp nhân hoá, so sánh, dấu phẩy cho HS.
- Rèn kĩ năng làm bài và cách trình bày bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học :
Sách bài tập nâng cao từ và câu; bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài. HS đọc đề bài.
Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh.
a. Mặt trời mới mọc đỏ ối.
b. Con sông quê em quanh co, uốn khúc.
c. Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS lên bảng làm. Từng em đọc kết quả. GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng:
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài. HS đọc đề bài.
- HS làm bài vào vở
- GV nhận xét, chữa bài.
Với mỗi trường hợp dưới đây, hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.
a. Tả một con vật.
b. Tả một đồ vật.
c. Tả một cây.
Bài 3: HS đọc đề bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT, HS tự làm bài rồi chữa.
- Em hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu dưới đây .
Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh...Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút.
Bài 4: Hãy xếp các từ ngữ sau vào hai nhóm: trẩy hội, hội làng, đại hội, hội nghị, dạ hội, vũ hội, hội đàm, hội thảo.
- HS tự làm bài rồi chữa.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
Thứ tư ngày 23 tháng 3 năm 2016
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C)
Ôn luyện dấu câu và bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố bộ phận phụ trả lời câu hỏi Khi nào?, dấu chấm, dấu phẩy cho HS.
- Rèn kĩ năng làm bài và cách trình bày bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Vở bài tập TV. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Nội dung ôn tập:
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong phiếu học tập.
- GV phát phiếu, HS làm bài tập sau đó chữa chung.
Bài 1: Điền vào chỗ chấm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?” trong các câu sau:
a, .., tôi ghé vào cửa hàng mua sách thì thấy Lan gánh nước qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy. Tôi bám theo Lan đến một ngôi nhà tồi tàn. .. tôi mới hiểu rằng nhà bạn nghèo lắm. .., tôi đem chuyện kể cho các bạn trong lớp nghe, ai cũng xúc động. , chúng tôi luôn gắn bó với Lan.
b, + ., cả nhà em quây quần quanh mâm cơm.
+ ., sương phủ trắng cành cây bãi cỏ.
Bài 2: Những từ cùng nghĩa với từ "Tổ quốc" là:
A. Non sông, gấm vóc, quê hương, đất nước.
B. Non sông, quê hương, đất nước, giang sơn.
C. Non sông, quê hương, núi non, giang sơn.
Bài 3: Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu dưới đây .
Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh...Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút.
Bài 4: Cho đoạn văn sau hãy thêm dấu chấm, dấu phẩy cho phù hợp.
Mỗi cây có đời sống riêng một tiếng nói riêng cây lan cây huệ cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa cây mơ cây cải nói chuyện bằng lá cây bầu cây bí nói bằng quả cây khoai cây dong nói bằng củ bằng dễphải yêu vườn như Loan mới hiểu được lời nói của các loài cây.
- HS đọc đề bài rồi làm, sau đó GV chữa chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
Tiết 2 (Buổi chiều) Đạo đức
GV chuyên dạy
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện toán
Ôn về giải toán
I. Mục tiêu
Giúp HS: Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
- HS làm được một số bài toán nâng cao có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Bài luyện tập
Bài 1: HS đọc đề bài.
- HS tóm tắt bài toán.
Có 7 thùng dầu: 2821 lít
Có 5 thùng dầu: .....lít?
- GV cho HS thực hiện giải bài toán theo hai bước tính:
+ Tính số dầu trong mỗi thùng 2821 : 7 = 403 (lít)
+ Tính số dầu trong 5 thùng 403 x 5 = 2015 (lít)
Bài giải
Số dầu trong mỗi thùng là:
2821 : 7 = 403 (lít )
Số dầu trong 5 thùng là :
403 x 5 = 2015 (lít)
* Củng cố : Bài toán thuộc dạng toàn nào đã học.
Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 2: HS lập bài toán rồi giải theo hai bước :
+ Tìm số gạch trong mỗi xe ( 8520 : 4 = 2130 (viên))
+ Tìm số gạch trong 6 xe ( 2130 x 6 = 12780 (viên)).
Bài 3: GV hướng dẫn giải bài toán theo hai bước:
- Bài toán cho biết gì? (Chiều dài 25 m, giảm chiều dài đi 8m thì mảnh đất trở thành hình vuông.)
- Bài toán hỏi gì? (tính chu vi)
+ Tính chiều rộng mảnh đất ( 25 – 8 = 17 (m))
+ Tính chu vi hình chữ nhật ((25 + 17) x 2 = 84 (m)).
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
25 – 8 = 17 (m)
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
(25 + 17) x 2 = 84 (m).
Bài 4: Gọi học sinh đọc đề bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? (chiều dài 234m; rộng = chiều dài)
+ Bài toán hỏi gì? (Chu vi khu đất?)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2016
Tiết 1 (Buổi sáng) Tiếng Việt
Ôn tập Tiết 5
I. Mục tiêu
Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, dựa theo mẫu (SGK), viết báo cáo về 1 trong 3 nội dung: về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác.
II Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Tiếng Việt.
Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
Bàng phụ ghi nội dung BT2.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hai em lên bảng làm bài tập của tiết trước.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập.
* Kiểm tra học thuộc lòng (1/3 số học sinh của cả lớp)
- Từng học sinh lên bốc thăm bài học thuộc lòng.
- Học sinh lên đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS hoàn thành tốt, những học sinh chưa hoàn thành phần đọc GV yêu cầu các em về nhà học để giờ sau kiểm tra lại.
Bài tập 2:
* Dựa vào bài TLV miệng ở tiết 3, hãy viết báo cáo gửi cô tổng phụ trách theo mẫu.
- Nêu yêu cầu của bài tập và mẫu báo cáo.
- GV nhắc các em nhớ nội dung báo cáo đã trình bày trong tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thônh tin, trình bày đẹp.
- HS viết báo cáo vào vở.
- Một số học sinh đọc bài viết.
- Gọi học sinh đọc bài làm.
* Chẳng hạn:
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Nhân Đạo, ngày ... tháng ... năm 2015
BáO CáO KếT QUả
THáNG THI ĐUA “XÂY DựNG ĐộI VữNG MạNH”
CủA CHI ĐộI LớP 3B
Kính gửi: Cô tổng phụ trách Đội.
Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội lớp 3B trong tháng 2 vừa qua như sau:
1. Về học tập:
- Các bạn đi học đều, đúng giờ.
- Trong lớp, các bạn hăng hái phát biểu bài.
- Có rất nhiều bạn đạt thành tích cao trong học tập.
- Trong cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường, chi đội chúng em đã đạt “Lớp Vở sạch chữ đẹp” cấp trường, có bạn .... được khuyến khích.
2. Về lao động:
- Chúng em tham gia vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tham gia trồng và chăm sóc các bồn hoa của lớp.
3. Về công tác khác:
- Tham gia mau tăm tre ủng hộ người mù.
- Quyên góp được 85 000 đồng ủng hộ các bạn nghèo ăn tết.
* HS đọc bài làm của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn báo cáo viết tốt nhất.
- Giáo viên tuyên dương học sinh viết báo cáo đúng theo mẫu.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết cách đọc, viết các số có nãm chữ số (trong năm chữ số đó có chữ số 0).
- Biết thứ tự của các số có nãm chữ số.
- Làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm.
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3 ; 4.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh lên bảng làm lại BT3 tiết trước.
- Nhận xét, tư vấn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV cho học sinh tự làm. Khi chữa bài, yêu cầu học sinh nêu cách đọc đúng từng số, các học sinh khác nhận xét và cả lớp thống nhất cách đọc đúng.
- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Bài 2:
- GV hướng dẫn để học sinh nắm được yêu cầu của bài.
- ở dòng đầu, GV cho học sinh đọc rồi tự nêu: Ta phải viết số gồm tám mươi bảy nghìn, một trăm linh lăm. Rồi tự nhẩm lại vừa tự viết số 87105 vào cột viết số.
- Học sinh tự làm các phần còn lại, học sinh chữa bài.
- HS: Chữa bài vào vở.
Bài 3:
- Học sinh quan sát tia số và mẫu trong SGK để tìm ra quy luật của tia số.
- GV hướng dẫn mẫu.
- Các phần còn lại HS thực hành theo nhóm.
Hỏi: Để điền được đúng số cần điền vào tia số ta phải làm gì?
- Giáo viên cho học sinh quan sát tia số trong bài và hỏi:
+ Vạch đầu tiên trên tia số tương ứng với số nào?
+ Vạch đầu tiên trên tia số tương ứng với số 10000.
+ Vạch thứ hai trên tia số tương ứng với số nào?
+ Vạch thứ hai trên tia số tương ứng với số 11000.
+ Vậy hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Vậy hai vạch liền nhau trên tia số hõn kém nhau 1000 đơn vị.
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Bài 4:
- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Trước khi học sinh làm bài, GV cho học sinh nêu cách làm tính nhẩm.
- Học sinh làm bài sau đó trình bày miệng, học sinh khác nhận xét.
- Học sinh làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi sáng) Tiếng Việt
ôn tập tiết 6
I. Mục tiêu
Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) ; trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
Viết đúng các âm, vần dễ lẫn trong đoạn văn (BT2).
II Đồ dùng dạy học:
- Sách bài tập Tiếng Việt.
Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
3 phiếu viết nội dung bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hai em lên bảng làm bài tập Tiếng Việt trong SBT.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
Giáo viên giới thiệu nội dung: Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của HK2.
Ghi bảng.
2. Hướng dẫn bài mới.
a. Kiểm tra học thuộc lòng (1/3 số HS - thực hiện như những tiết trước)
- Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
- Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
b. Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu: Điền chữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào giấy nháp.
- GVgọi HS lên bảng trình bày, cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng.
Tôi đi qua đình. Trời rét đậm, rét buốt. Nhìn thấy cây nêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm: “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu !” Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay: mười một hôm nữa.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh bài tập về nhà.
Tiết 4 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội
chim
I. Mục tiêu
- Nêu được ích lợi của chim đối với đời sống con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.
- HS khá, giỏi: Biết chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
+ Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu).
* GDKNS:
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể con chim.
- KN hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ môi trường sinh thái.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh trong SGK.
Sưu tầm các tranh ảnh về các loài chim.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Cá sống ở đâu?
Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì?
Nêu ích lợi của cá.
Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
GV hỏi: Các con đã biết những loài chim nào? (Vài HS kể: chim bồ câu, chim sâu, chim bói các, chim họa mi, chim đại bàng, ...)
GV nhận xét, tuyên dương.
Hỏi: Theo con mỗi loài chim thường có những bộ phận nào? Nêu những điểm giống và khác nhau của những loài chim đó.
- GV cho HS thực hành quan sát tranh một số con chim theo nhóm.
- GV có thể mổ một con chim (đã chuẩn bị trước) cho HS quan sát.
- HS trao đổi nhóm, ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV chốt: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
- HS đọc mục bạn cần biết ở SGK tr 103.
* GV hỏi: Theo con loài chim là động vật có ích hay có hại?
+ Tại sao chúng ta không nên săn bắn chim hoặc phá tổ chim?
- Vài HS trả lời, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cùng học sinh củng cố lại nội dung bài học.
Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2016
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Số 100000 - Luyện tập
I. Mục tiêu
HS biết số 100 000.
Biết cách đọc, viết và thứ tự các số có năm chữ số.
Biết số liền sau của số 99 999 là số 100 000.
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3 (dòng 1, 2, 3) ; 4.
II. Đồ dùng dạy học
- 10 mảnh bìa, mỗi mảnh bìa ghi số 10000.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu cho HS số 100000
- GV gắn 8 tấm bìa ghi số 10000 lên băng và hỏi:
+ Có mấy chục nghìn? (có 8 chục nghìn)
- GV ghi sát phía dưới 80000.
- GV lần lượt gắn tiếp để HS nêu: có 9chục nghìn, 10 chục nghìn.
- GV ghi: 90000 , 100000 và nói vì 10 chục là 100 nên 10 chục nghìn còn gọi là 100 nghìn.
- Nhận xét: 100000 có 6 chữ số, 1chữ số 1 và tiếp theo là 5 chữ số 0.
- HS đọc các số đã viết.
2. Thực hành
Bài 1 (146). HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tìm quy luật của dãy số.
- Điền vào chỗ chấm.
- Đọc nhiều lần.
a. 10000, 20000, 30000, 40000, 50000, 60000, 70
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN27 chuan.doc