I. MỤC TIÊU
- Nghe – viết đúng bài chính tả, viết đúng các chữ số, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2 điền đúng tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch; êt/êch. Đặt câu với các từ ngữ mang âm vần trên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài các bài tập chính tả.
- Vở BT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS lên bảng viết các từ: lớp mình, điền kinh, tin tức, học sinh.
- GV nhận xét.
29 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thơ.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ .
- GV kiểm tra 3 HS, mỗi HS kể 1 đoạn câu chuyện Gặp gỡ ở Lúc –xăm – bua, trả lời câu hỏi: Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này?
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm bài thơ .
- GV hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ.
- HS nối tiếp đọc từng dòng thơ.
- GV theo dõi HS đọc,phát hiên lỗi phát âm và sửa sai cho HS.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.6 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ trước lớp.
- GV kết hợp nhắc nhở các em nghắt nghỉ hơi đúng các cau cần đọc gần như liền hơi.
- GV giúp các hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài: rím, gấc, cầu vồng.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Lần lượt từng HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài thơ, giọng nhẹ nhàng.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
* Lớp đọc thầm bài thơ rồi trả lời câu hỏi, GV nhận xét, tư vấn.
- Ba khổ thơ đầu nói đên những mái nhà riêng của ai?
- Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?
- Mái nhà chung của muôn vật là gì?
- Em muốn nói gì với những người bạn có chung một mái nhà?
4. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn HS học bài thơ.
- GV treo bảng phụ HS đọc xóa dần bảng.
- HS thi học thuộc bài thơ với các hình thức sau:
- Bốn HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ, đại diện nhóm nào đọc nối tiếp nhanh đội đó thắng.
- Thi đọc thuộc khổ thơ theo hình thức hái hoa.
- 3 HS thi đọc thuộc lòng bài thơ .
- GV nhận xét, tuyên dương.
5. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học.
Tiết 2 (Buổi sáng) Thể dục
Giáo viên chuyên dạy
Tiết 3 (Buổi sáng) Toán
tiền Việt nam
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được tờ giấy bạc 20000 đồng, 50000 đồng, 100000 đồng.
- Bước đầu biết đổi tiền (trong phạm vi 100000)
- Biết thực hiện phép tính cộng, trừ các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học
Các tờ giấy bạc 20000 đồng, 50000 đồng, 100000 đồng, 200 000, 500 000.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên làm bài 2, 3.
- GVnhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu đề bài và mục tiêu bài học: Tiền Việt Nam
- Giới thiệu các tờ giấy bạc: 20000 đồng, 50000đồng, 100000 đồng.
- GV cho HS quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các từ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc.
2. Luyện tập thực hành
Bài 1: 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi: Bài toán hỏi gì?
+ Để biết được trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền ?,chúng ta làm như thế nào?
+ Trong chiếc ví a có bao nhiêu tiền? HS tính nhẩm rồi trả lời.
- GV hỏi tương tự với các chiếc ví còn lại.
- HS tự làm bài. GV chữa bài.
Bài 2: 1HS đọc đề bài, HS khác đọc lại đề toán.
- 1HS lên bảng làm bài, cả lơp làm vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
GIải
Số tiền mẹ Lan phải trả cho cô bán hàng là:
15000 + 25000 = 40000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả cho mẹ Lan là:
50000 – 40000 = 10000 (đồng)
Đáp số: 10000 đồng
Bài 3: GV gọi 1 HS đọc đề bài .
- GV hỏi: Mỗi cuốn vở giá bao nhiêu tiền?
(Mỗi cuốn vở giá 12000 đồng)
- Các số cần điền vào ô trống là những số như thế nào?
(Là số tiền phải trả để mua 2, 3, 4 cuốn vở.)
- Vậy muốn tính số tiền mua 2 quyển vở ta làm như thế nào?
(ta lấy giá tiền 1 quyển vở nhân với 2)
- HS tự làm bài. GV chữa bài:
Bài tập 4: 1HS đọc đề bài.
- Bài tập Y/C chúng ta làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu. HS làm tương tự.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Tiết 4 (Buổi sáng) Chính tả (nghe-viết)
Liên hợp quốc
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng bài chính tả, viết đúng các chữ số, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2 điền đúng tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch; êt/êch. Đặt câu với các từ ngữ mang âm vần trên.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài các bài tập chính tả.
- Vở BT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS lên bảng viết các từ: lớp mình, điền kinh, tin tức, học sinh.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh viết bài.
a. Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc đoạn chính tả.
- Hỏi: Liên hợp quốc thành lập nhằm mục đích gì?
+ Có bao nhiêu thành viên trong Liên hợp quốc?
+ Việt Nam trở thành Liên hợp quốc vào lúc nào?
(Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc ngày 20 - 9 - 1977.)
- GV giải thích từ “lãnh thổ”.
- Hãy nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả? (Liên, Dây, Tính, Việt)
- 1 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con: Liên hợp quốc, ngày 24-10-1945, tháng 10 năm 2002, lãnh thổ.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết lại các từ vừa tìm được.
b. Học sinh viết bài vào vở: GV đọc, HS viết.
c. Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra khoảng 5 bài, nhận xét, tư vấn, tuyên dương.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2. Cả lớp đọc thầm bài. GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- GV cho HS làm trong vở BT, 3HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Học sinh đọc trên bảng.
- Cả lớp chữa bài trong vở bài tập.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết lại các từ vừa tìm được.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán (ôn)
ôn cách đọc, viết các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố cách đọc, viết số có năm chữ số và nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
- Luyện một số bài tập khắc sâu kiến thức và cách trình bày bài cho HS.
- Luyện giải toán có văn.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập và bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
2. Bài luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. Đọc các số sau.
GV hướng dẫn cách làm, HS tự làm.
GV chữa bài. Lớp đọc đồng thanh.
10 250 15 003 13 428 20 005
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài
Viết các số:
Số gồm có 5 chục nghìn, 6 nghìn, 2 trăm và 7 đơn vị.
b. Số gồm có 4 nghìn, 2 trăm và 5 chục.
c. Hai mươi bảy nghìn chín trăm sau mươi ba.
- HS làm bài. GV chữa bài.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. (bảng phụ)
- HS làm bài, GV chữa.
Bước 1: đào một ngày được:
315 : 3 = 105 (m)
Bước 2: đào 8 ngày được:
105 x 8 = 864 (m)
Đáp số: 864 m
* Củng cố cách giải toán có văn.
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài.
HS nhận xét để rút ra quy luật. HS làm bài.
GV chữa bài.
99600, 99601, 99602, 99603, 99604, 99605
18200, 18300, 18400, 18500, 18600, 18700
Bài 5: HS ôn lại, HS nêu miệng.
Số lớn nhất có 5 chữ số là:
Số nhỏ nhất có 5 chữ số là:
3. Củng cố, dăn dò:
Nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tiếng Việt (ôn)
ôn tập: Từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động, trạng thái
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố lại các từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm.
- HS làm một được một số bài tập xác định được các từ ngữ chỉ sự vật hoạt động, trạng thái, đặc điểm để củng cố kiến thức.
- Rèn kĩ năng làm bài và cách trình bày bài cho HS.
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Trong các dòng sau, dòng nào có các từ chỉ sự vật?
Màu ngọc bích, nụ mai, cánh hoa, hồng, gió xuân, đàn bướm.
Nụ mai, cánh hoa, nếp hương, gió xuân, đàn bướm, phô.
Màu ngọc bích, nụ mai, cánh hoa, nếp hương, gió xuân, đàn bướm.
- HS nêu miệng. GV nhận xét, phân tích, chốt ý.
Bài 2: Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong bảng phụ.
- Tìm các từ chỉ sự vật ở khổ thơ rồi gạch chân.
Em thêu cái nụ
Mới nhú đầu cành
Thêu bông hoa đỏ
Giữa chùm lá xanh.
(Lưu ý: người hay bộ phận của người cũng là sự vật)
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi 3 học sinh lên bảng gạch dưới từ chỉ sự vật trong khổ thơ.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
- Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài 3: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau.
Cô bé Choàng Khăn Đỏ xách giỏ bánh đi đến nhà bà ngoại cô vừa đi vừa nhảy tung tăng đi được một quãng, cô gặp một lão Sói già trông thấy cô bé, lão Sói thèm ăn thịt cô lắm.
HS đọc đề bài, làm bài. GV chữa chung.
GV chốt kiến thức: Từ chỉ hoạt động là động tác cử chỉ của người, con vật, đồ vật được nhân hóa.
+ Trạng thái là từ chỉ thái độ, tâm trạng, tư thế.
Bài 4: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau.
Ngày xưa, hươu rất nhút nhát. Tuy vậy, Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng. Một hôm, nghe tin bác Gấu ốm nặng, Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.
HS đọc đề bài, làm bài. GV chữa chung.
GV chốt kiến thức: Từ đặc điểm là từ nêu điểm riêng biệt, nét riêng của từng sự vật.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống lại kiến thức ôn tập cho HS.
- Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt.
Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2016
Tiết 1 (Buổi chiều) Tiếng Việt (ôn)
Luyện viết: Ngọn lửa ô-lim-pic
Ôn văn kể về gia đình, người thân
I. Mục tiêu
- Luyện tập củng cố kĩ năng viết chữ đúng chính tả (đoạn 2 bài Ngọn lửa Ô - lim - pích); trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Rèn luyện tốc độ viết trong khoảng 15 phút được 60 chữ.
- Làm đúng các bài tập điền tiếng có âm đầu dễ lẫn: tr/ch.
- Ôn tập củng cố các bài văn kể về gia đình, người thân.
II. Đồ dùng dạy học:
Viết lên bảng lớp bài tập 2 trong vở luyện Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho 2HS viết trên bảng lớp: Bác sĩ, điền kinh, tin tức.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Chuẩn bị
GV đọc bài viết; 2HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm ghi nhớ.
Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài.
+ Tục lệ đại hội có gì hay?
- Đại hội tổ chức 4 năm 1 lần vào tháng 7, kéo dài 5-6 ngày.
- Thanh niên trai tráng thi nhiều môn thể thao: chạy, nhảy...
- Người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng được đặt trên đầu một vòng nguyệt quế.
- Mọi cuộc xung đột trong thời gian đại hội đều phải tạm ngừng.
- Cần viết hoa chữ nào?
- Các chữ đầu câu, Hi Lạp, Ô-lim-pi-a.
- Yêu cầu HS tìm viết các từ khó.
- Hi Lạp, Ô-lim-pi-a, nguyệt quế, ...
- 4 em đọc, viết các từ trên ở bảng lớp.
b. HS viết bài
- GV đọc bài thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV đọc cho HS soát lại bài.
c. Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét khoảng 3 – 5 bài., tư vấn, tuyên dương.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2: Tr hay ch.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.
- Chốt lời giải đúng: Chú trọng, tránh rét, hành trình, lều trại, trẻ em.
- Sau đó đọc lại.
- Cả lớp ghi nhớ chính tả.
4. Hướng dẫn ôn tập làm văn.
- GV ghi đề bài lên bảng: kể cho bạn nghe về gia đình em.
- Chia nhóm cho HS tự ôn lại, GV theo dõi chung.
- Sau đó cho một số em kể trước lớp, nhận xét, tuyên dương.
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm.
Tiết 2 (Buổi chiều) Đạo đức
GV chuyên dạy
Tiết 3 (Buổi chiều) Toán (ôn)
Ôn tập về phép cộng, phép trừ
I. Mục tiêu:
- ÔN tập củng cố lại cách thực hiện phép cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố về giải toán có lời văn bằng hai phép tính ,tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật.
II. Đồ dùng:
Sử dụng bảng phụ và phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài và mục tiêu bài học.
2. Luyện tập:
GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS làm.
Bài1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Tính)
HS tự làm các phép cộng.
GV nhận xét, chữa bài cho HS .
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài (Tính) .
HS tự làm các phép trừ.
GV nhận xét cho điểm HS .
Bài 3: GV vẽ sơ đồ lên bảng. HS quan sát sơ đồ .
- GV hỏi: Sáng bán được bao nhiêu lít dầu?
+ Số dầu buổi chiều bán như thế nào so với sáng? (gấp 4 lần)
Bài toán hỏi gì? (cả hai buổi bán ... lít?
- HS nhìn vào sơ đồ đọc đề toán.
- HS tự làm bài, GV chữa bài:
Số dầu buổi chiều bán là:
200 x 4 = 800 (l )
Số dầu cả hai buổi bán là:
200 + 800 = 1000(l)
Đáp số: 1000 lít
Bài 4: HS đọc đề bài.
- Nêu lại cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
- Tự làm bài, chữa bài:
Chiều rộng hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4 (cm)
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(12 + 4) x 2 = 32 (cm)
Diện tích hình chữ nhât là:
12 x 4 = 48 (cm2)
Đáp số: 32 cm, 48 cm2
3. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2016
Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
Đặt và trả lời câu hỏi bằng gì? Dấu hai chấm
I. Mục tiêu
- Tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? (BT1)
- Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì? (BT2, BT3).
- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm (BT4).
II. Đồ dùng: Sử dụng bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học :
A. Kiểm tra bài cũ: 2HS làm bài 1-2 (trang 93-94)
GV nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
Giới thiệu đề bài và nội dung bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1. GV yêu cầu HS nhặc lại yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS lên bảng làm bài trên bảng lớp.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
a. Voi uống nước bằng vòi.
b. Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
c. Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
Như vậy , muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì” các em chỉ việc gạch dưới cụm từ (từ chữ bằng cho đến hết câu)
Bài tập 2: GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài tập.
- Nhiệm vụ của HS là phải trả lời các câu hỏi ấy sao cho thích hợp.
Cho HS làm bài.
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a. Hằng ngày, em viết bài bằng gì?
- Hàng ngày em viết bằng bút bi.
b. Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì?
- Chiếc bàn em ngồi học làm bằng gỗ.
c. Cá thở bằng gì?
- Cá thở bằng mang.
Bài tập 3: 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
- Cho HS thực hành trên lớp.
- GV nhận xét chốt lại lời giả đúng.
Bài 4: 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài. HS trình bày.
- GV nhận xét chốt lại lời giả đúng.
Câu a) Một người kêu lên: “Cá heo!” :
Câu b) Nhà an dưỡng..thiết: chăn màn ...
Câu c) Đông Nam ... là: Bru - nây,... Xin-ga-po.
- GV giảng: dùng dấu hai chấm khi dẫn lời nói trược tiếp hoặc giải thích, làm rõ ý muốn nói ở phía trước.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại bài tập 4, nhớ thông tin được cung cấp trong bài tập 4.
Tiết 2 (Buổi sáng) Toán
luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
- Biết trừ các số có đến 5 chữ số (có nhớ) và giải bài toán có phép tính trừ.
II. Đồ dùng dạy học: Sử dụng phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
2 HS lên làm bài 2, 3 GVnhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu đề bài và mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: HS đọc đề bài.
- GV viết lên bảng phép tính: 90000 - 50000.
- GV: Em nào có thể nhẩm được? Em đã nhẩm như thế nào?
- GV nêu cách nhẩm như SGK.
- HS tự làm các bài còn lại.
Bài 2 : Gọi 1 HS đọc đề bài .
- 4 HS lên bảng làm bài ,cả lớp làm vào vở tập.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu, HS tự làm bài.
- GV chữa bài cho điểm HS.
Giải
Số lít mật ong trại đó còn lại là:
23560 - 21800 = 1760 (l )
Đáp số: 1760 lít
Bài 4:
a. GV treo bảng phụ có bài tập 4.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS làm bài và gọi 3 HS đọc bài làm của mình.
+ Em đã làm như thế nào để tìm được số 9?
b. (Dành cho HS giỏi).
- GV yêu cầu, HS đọc đề bài .
- GV hỏi: Trong năm có những tháng nào 30 ngày?
- Vậy chúng ta chọn ý nào?
- Trong ý A, B, C ý nào nêu tên tháng có 31 ngày?
3. Củng cố dặn dò.
GV nhận xét tiết học.
Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả (nhớ-viết)
Một mái nhà chung
I. Mục tiêu.
- Nhớ – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT điền đúng vào chỗ trống tiếng có âm, vần dễ sai: : tr/ch hoặc êt/êch.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài các bài tập chính tả.
- Vở BT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học.
A. KT bài cũ:
- 3HS lên bảng viết các từ: chênh chếch, lếch thếch, mệt mỏi.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc bài viết.
- 3 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
- Những chữ nào phải viết hoa?
+ Các chữ đầu dòng thơ.
- Hãy nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?
-Yêu cầu học sinh đọc và viết lại các từ vừa tìm được.
+ Tự đọc, viết những chữ các em thường viết sai.
HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng lợp.
+ Đọc lại 3 khổ thơ ở SGK, gấp SGK nhớ và viết lại.
- Viết chính tả. HS nhớ viết.
- HS tự soát lỗi. GV thu bài nhận xét.
* Nhận xét đánh giá:
- GV thu vở khoảng 3 – 5 bài, sau đó nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2. - Gọi HS đọc yêu câu của đề bài.
- Điền vào chỗ trống.
a. tr hoặc ch...
b. êch hoặc êt...
+ 2 HS nêu yêu cầu BT. HS tự làm bài vào vở.
- 2HS lên làm, mỗi HS làm 1 câu, đọc lại kết quả.
- Chốt lại lời giải đúng.
a. ban trưa, trời mưa, hiên che, không chịu.
b. Tết, bạc phếch.
- HS đọc lại các câu thơ đã hoàn chỉnh.
4. Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học , nhận xét bài viết của HS.
Giáo viên môn Thể dục dạy
Tiết 4 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội
Trái đất – quả địa cầu
I. Mục tiêu
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- HS năng khiếu biết quan sát và chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.
II. Đồ dùng dạy học.
- Các hình trong SGK trang 112, 113.
- Quả địa cầu.
III. Các hoạt động dạy học
A. KT bài cũ:
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1 và 2 (tr 83 – vở bài tập TNXH)
- GV nhận xét, biểu dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1: Nhận biết hình dạng của trái đất trong không gian.
- GV: Chúng ta đang sống trong Trái Đất, vậy các con hãy dự đoán xem: Trái Đất có hình gì? Các con hãy thảo luận rồi ghi đôi.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả.
- GV hỏi:
+ Trái Đất là hình gì?
+ Trái Đất to hay nhỏ?
- HS trả lời. GV chốt KT.
- GV cho HS thực hành quan sát quả địa cầu trước lớp.
- GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em thấy các bộ phận: quả địa cầu, trục gắn, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- GV chỉ cho HS vị trí của nước Việt Nam nằm tên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được Trái Đất mà chúng ta đang ở rất lớn.
- GV kết luận: Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu.
* Hoạt động2: Thực hành theo động nhóm: Tác dụng của quả địa cầu.
- GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- GV yêu cầu các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu.
- GV cho HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên và giải trích sơ lược về sự thể hiện màu sắc. Từ đó giúp HS hình dung được bề mặt Trái Đất không bằng phẳng.
* Kết luận: Quả địa cầu giúp chúng ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi Gắn chữ vào sơ đồ câm.
- GV treo 2 hình phóng to như hình 2 trang 112 (nhưng không có chú giải) lên bảng.
- GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 5em.
- GV hướng dẫn luật chơi.
- GV yêu cầu 2 nhóm lên bảng xếp thành hai hàng dọc.
- GV phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa (mỗi HS trong nhóm 1 tấm bìa)
+ Khi GV hô bắt đầu, lần lượt từng HS trong nhóm lên gắn tấm bìa của mình vào hình trên bảng.
+ Khi HS thứ nhất về chỗ thì HS thứ hai mới được lên gắn, cứ như thế cho đến hết 5 HS.
+ Nhóm nào gắn đúng trong thời gian ngắn nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
- Các HS khác quan sát và theo dõi hai nhóm chơi.
- GV tổ chức cho HS đánh giá hai nhóm chơi.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2016
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên làm bài tập 2 tiết trước.
- GVnhận xét, tư vấn, tuyên dương.
B. Bài mới:
1, Giới thiệu đề bài và mục tiêu bài học:
Ghi bảng: Luyện tập chung
2, Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Khi biểu thức chỉ có cộng, trừ, chúng ta thực hiện tính như thế nào?
- Khi biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện tính như thế nào?
- GV viết lên bảng: 40000 + 30000 + 20000
- Gọi HS lên nhẩm trước lớp và nêu lại cách nhẩm.
- Sau đó HS tự làm bài các phép còn lại.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
HS tự làm bài
- GV nhận xét.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài.
Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì?
Số cây ăn quả của xã Xuân Mai so vơi số cây ăn quả của xã Xuân Hoà thì như thế nào?
Xã Xuân Hoà có bao nhiêu cây?
Số cây của xã Xuân Hoà như thế nào so vơi số cây của xã Xuân Phương?
1HS lên bảng cả lớp làm vào vở.
GV chữa bài, nhận xét.
Giải
Số cây ăn quả của xã Xuân Hoà có là
68700 + 5200 = 73900 (cây)
Số cây ăn quả xã Xuân Mai có là
73900 - 4500=69400 (cây )
Đáp số: 69400 cây
Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề toán .
Bài toán trên thuộc dạng toán gì?
HS tự làm bài.
Giải
Giá tiền một chiếc compa là:
10000 : 5 = 2000 (đồng)
Số tiền phải trả cho 3 chiếc com pa là:
2000 x 3 = 6000 (đồng)
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và dăn dò HS.
Tiết 2 (Buổi sáng) Tập viết
Ôn chữ hoa u
I. Mục tiêu
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ U (1 dòng).
- Viết đúng tên riêng Uông Bí (1 dòng) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dụng Uốn cây từ thuở còn non. Dạy con từ thuở con còn bi bô (1 dòng) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu chữ viết hoa U.
- Tên riêng Uông Bí và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1HS viết từ ứng dụng và câu ứng dụng đã học ở tiết trước bằng cỡ chữ nhỏ: Trường Sơn, trẻ em, búp trên cành.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
- GV viết đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn cách viết.
- HS đọc bài viết.
- Các chữ có chiều cao thế nào?
- U; B; g cao 2,5 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắn lại cách viết U.
- HS viết vào bảng con chữ U. GV nhân xét, sửa sai.
- HS đọc từ ứng dụng Uông Bí.
- GV giới thiệu Uông Bí là tên một thị xã ở Quảng Ninh.
- HS viết bảng con từ ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng.
Uốn cây từ thuở còn non.
Dạy con từ thuở con còn bi bô.
- Hai câu trên ý nói gì?
+ Cây non, cành mềm nên dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ mới dễ hình thành những thói quên tốt.
- GV giúp HS hiểu sông Lô, phố Ràng, Cao Lạng, Nhị Hà.
- HS tập viết trên bảng con Uốn, Dạy. GV nhận xét chung.
3. HS viết vở tập viết
- GV nêu yêu cầu, HS mở vở Tập viết.
- HS vận dụng kiến tức vừa học vào luyện viết đúng, đẹp theo các cỡ chữ.
- Viết chữ U: 1dòng, viết chữ B, D: 1dòng.
- Viết tên riêng: Uông Bí 2 dòng, viết câu thơ 2 lần.
- HS viết bài GV chú ý hướng dẫn viết dúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
4. Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra 5 bài, nhận xét, tư vấn.
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Tiết 3 (Buổi sáng) Tập làm văn
Viết Thư
I. Mục tiêu
- Biết viết một bức thư ngắn cho cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Lá thư được trình bày đúng thể thức; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
* Giáo dục KNS: KN giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. Tư duy sáng tạo. Thể hiện sự tự tin.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng lớp viết câu gợi ý như SGK.
- Bảng phụ viết trình tự lá thư.
- Phong bì thư, tem thư, giấy rời để viết thư.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 3 HS kể lại một trận thi đấu thể thao đã làm ở tiết 29.
GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới
GV giới thiệu đề bài và nội dung tiết học: Viết thư
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS đọc đề bài.
- GV: Có thể viết thư cho một người bạn nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài,...hoặc qua các bài tập đọc ... cũng có thể là người bạn trong tưởng tượng. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào.
- GV nêu: Nội dung thư phải thể hiện được:
* Mong muốn được làm quen với bạn (để làm quen với bạn, Khi viết các em cần tự giới thiệu tên mình, mình là người Việt nam..) bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới được sống trong hạnh phúc ...
- Cho HS đọc lại hình t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 30 L3.doc