I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó. Bài 1, bài 2
2. Kỹ năng
- HS phân biệt được các loại hình và biết vẽ hình cơ bản
3. Thái độ
- Vận dụng hình bình hành quan sát các sự vật trong đời sống
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: vuông, chữ nhật, bình hành, tứ giác
- HS: Giấy kẻ ô li.
55 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật độ dân số thành phố Hải Phòng.
Vấn đáp giảng giải
Luyện tập thực hành
* Rút kinh nghiệm
***********************************
Môn:Luyện từ và câu:
Tiết 37: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ : AI - LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể Ai làm gì? (ND Ghi nhớ).
2. Kỹ năng
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì?, xác định được bộ phận CN trong câu (BT1, mục III); biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3).
3. Thái độ
- Vận dụng câu kể Ai làm gì vào viết tập làm văn
II. CHUẨN BỊ:
- Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần nhận xét, đoạn văn ở BT 1 (LT).
- VBT Tiếng Việt 4/2 (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCCHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đồ dùng
3
30
2
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra:
2. Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
HĐ1: Cả lớp:
I. Nhận xét:
+ GV gọi HS đọc đoạn văn.
+ Tìm câu kể trong đoạn văn? Xác định chủ ngữ trong câu vừa tìm được?
+ Nêu ý nghĩa của chủ ngữ vừa tìm được?
+ Chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành?
II. Ghi nhớ:
III. Luyện tập – thực hành:
HĐ2: Cá nhân:
Bài tập 1:Đọc đoạn văn sau.
+ GV cho HS thảo luận theo nhóm.
+ Nhận xét, khen.
Bài tập 2:Đặt câu.
+ Yêu cầu HS tự làm.
- Báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
Bài tập 3:Đặt câu theo...
- Một HS khá giỏi làm mẫu: nói 2 – 3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS có đoạn văn hay nhất.
C.Kết luận:
- HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, từng cặp trao đổi, trả lời lần lượt 3 câu hỏi.
- Các câu kể trong đoạn văn:
Câu 1: Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Câu 2: Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến.
Câu 3:Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.
Câu 4: Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.
Câu 5: Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.
+ Chủ ngữ chỉ sự vật ( người, con vật)
+ Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
+ HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- HS đọc.
- HS làm nhóm. Báo cáo kết quả.
+ Các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. Bộ phận CN được in đậm:
Câu 3: Trong rừng, chim chóc hót véo von.
Câu 4: Thanh niên lên rẫy.
Câu 5: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
Câu 6: Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
Câu 7: Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
+ HS đọc yêu cầu bài tập
- HS lên bảng, lớp làm VBT.
a. Các chú công nhân đang sửa đường dây điện.
b.Mẹ em luôn dạy sớm lo bữa sáng cho cả nhà.
c. Chim sơn ca bay vút lên bầu trời xanh thẩm.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc.
- Cả lớp suy nghĩ, làm việc cá nhân.
VD: Buổi sáng, bà con nông dân ra đồng gặt lúa.
Trên những con đường làng quen thuộc, các bạn học sinh tung tăng cắp sách tới trường. Xa xa, các chú công nhân đang cày ...
- HS cả lớp.
Thảo luận, giảng giải, đàm thoại
Luyện tập thực hành
* Rút kinh nghiệm
***********************************
Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI: CHÚC MỪNG.
Nhạc Nga. Lời Việt: Hoàng Lân.
I/ MỤC TIÊU:
HS hát đúng giai điệu, lời ca , Biết đây là bài hát nước ngoài. Biết một số hình thức hát
II/ Chuẩn bị: Nhạc cụ gõ, song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy và học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Phần mở đầu Hãy kể tên mhững bài hát nước ngoài mà em đã học. ( Đàn gà con, Chúc mừng sinh nhật, Con chim non).
GV giới thiệu : Hôm nay các em được học bài “ Chúc mừng”, nhạc Nga. Bài hát nói lên tình cảm ấm áp của những người thân được gặp nhau trong ngày Tết tưng bừng. Dù ở Việt Nam hay ở bất cứ nơi đâu, ngày Tết là 1 ngày vui, ngày vui đó luôn vang lên tiếng nhạc, tiếng hát. Mọi người trao cho nhau những tình cảm chân thành, tha thiết. Đó là những phút giây khó quên trong cuộc đời mỗi con người.
2/ Hoạt động 1: GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
GV chỉ định 2 -3 HS đọc lời ca. Hướng dẫn HS đọc lời theo tiết tấu.
GV dạy cho các em hát từng vế câu ngắn theo lối móc xích. GV dùng nhạc cụ đàn giai điệu từng câu, HS lắng nghe và hát hòa với tiếng đàn. HS vừa tập hát từng câu vừa gõ tiết tấu lời ca.
GV hướng dẫn các em chỗ lấy hơi nhanh sau những tiếng có hình nốt đen chấm dôi, ngân và lấy hơi sau những tiếng ngân dài 3 phách ( nốt trắng chấm dôi). Cần hát rõ lời , diễn cảm.
GV lắng nghe và sửa sai cho các em hát chưa đúng.
Sau khi bày cho các em hát xong, GV cho các em hát lại cả bài 1 -2 lần.
3/ Hoạt động 2: Luyện tập.
- HS hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách. GV làm mẫu cho HS thấy.
- GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3. GV làm mẫu cho HS thấy.
- GV chỉ huy cho HS hát chú ý nhấn mạnh ở phách thứ nhất.
- GV cho HS hát kết hợp vận động theo nhịp 3 qua cách hướng dẫn như sau.
- Phách mạnh ( ô nhịp thứ nhất) nhún chân về bên trái.
- Phách mạnh ( ô nhịp thứ hai) nhún chân về bên phải.
- Phách mạnh ( ô nhịp thứ ba) nhún chân về bên trái.
Vừa hát toàn thân đung đưa nhịp nhàng, uyển chuyển cho đến hết bài.
4/ Hoạt động 3: Một số hình thức trình bày bài hát.
Bài hát hôm nay các em được trình bày theo nhiều cách khác nhau như: Đơn ca, song ca,
GV cho HS lên trình bày bài hát dưới hình thức đơn ca , song ca hoặc tốp ca v.v. Trong khi HS trình bày bài hát GV có thể đệm đàn theo để HS hòa giọng.
5/ Củng cố dặn dò:
Vừa qua ta được học bài hát gì? Được viết ở nhịp mấy?
Nhịp ¾ khác với nhịp 2/4 ở chỗ nào?
Giai điệu bài hát như thế nào? Nội dung bài hát nói lên điều gì?
Em nào có thể kể tên 1 số bài hát thiếu nhi nước ngoài mà em biết?
Về nhà hát cho thuộc bài hát “ Chúc mừng”.
- HS lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- HS đọc lời ca.
- HS hát theo h/dẫn của GV.
Chú ý lấy hơi đúng chỗ.
- HS sửa chỗ sai.
- HS thực hiện.
- HS vận động.
- HS biểu diễn theo nhiều hình thức: đon ca, tam ca, tốp ca
- HS trả lời
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Thứ tư, ngày 9 tháng 01 năm 2018
Môn: Tập đọc
Tiết 38: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
(Xuân Quỳnh)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất
2. Kỹ năng
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
3. Thái độ
- HS biết quan tâm mọi người đặc biệt là các em nhỏ hơn mình.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đồ dùng
5
27
7’
14’
6
3
A.Mở đầu:
1. Khởi động:
Kết hợp kiểm tra bài cũ
-Bài “Bốn anh tài”
+ Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào?
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
HĐ1: Luyện đọc:
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
-GV hoặc HS chia đoạn: 7 khổ thơ.
Giọng đọc chậm, dàn trải, dịu dàng, đọc chậm hơn ở câu thơ kết.
- Ngắt giọng: hết khổ dừng lâu hơn.
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc cách ngắt nhịp một số câu thơ.
- GV giải nghĩa một số từ khó:
- GV đọc diễn cảm cả bài.
HĐ2:Tìm hiểu bài:
+ Trong câu chuyện ai là người được sinh ra đầu tiên?
+ Sau khi trẻ sinh ra thì cái gì xuất hiện? Tại sao lại như thế?
+ Sau khi sinh trẻ ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
+ Bố giúp trẻ em những gì?
+ Thầy giáo giúp trẻ em những gì? Dạy điều gì đầu tiên?
+ Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?
HĐ3: Đọc diễn cảm:
H/dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: khổ 4,5.
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Theo dõi, uốn nắn
+ Nhận xét, tuyên dương.
C.Kết luận:
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì? Nêu ý nghĩa bài học?
-Liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
+ Sức khỏe: Ăn một lúc hết chín chõ xôi...
+ Tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ.
- 1 HS đọc bài học.
+ Nhận xét, bổ sung.
-HS đọc.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc từ khó.
+ HS luyện đọc bài.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc thầm khổ 1 để trả lời các CH:
+ Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ có toàn trẻ con, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây, ngọn cỏ.
- Đọc thầm khổ 2 để trả lời các CH
+ Mặt trời xuất hiện để trẻ nhìn cho rõ.
+ Vì trẻ cần yêu thương và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.
- Đọc thầm khổ 4, 5 để trả lời các câu hỏi:
+ Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
- Đọc thầm khổ còn lại để trả lời các câu hỏi:
+ Thầy giáo dạy trẻ học hành, dạy “Chuyện làm người” đầu tiên.
¶Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em.
¶Ca ngợi trẻ em, thể hiện tình cảøm trân trọng của người lớn với trẻ em.
¶Mọi sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em.
- HS đọc
+ Luyện đọc theo nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Bình chọn người đọc hay.
- HS nhẩm từng khổ à khuyến khích các em học cả bài.
Ý nghĩa: Bài thơ cho ta thấy mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy
dành tất cả cho trẻ em mọi đều tốt đẹp nhất.
Thực hành giảng giải
Thảo luận giảng giải
Thực hành luyện tập
* Rút kinh nghiệm
***********************************
Mĩ thuật (GVBM dạy)
Thường thức MT: Xem tranh dân gian Việt Nam
Môn: Toán
Tiết 93: HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó. Bài 1, bài 2
2. Kỹ năng
- HS phân biệt được các loại hình và biết vẽ hình cơ bản
3. Thái độ
- Vận dụng hình bình hành quan sát các sự vật trong đời sống
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: vuông, chữ nhật, bình hành, tứ giác
- HS: Giấy kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCCHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đồ dùng
3’
10’
20’
5’
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra VBT của HS và nhận xét.
2.Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
1. Giới thiệu hình bình hành
HĐ 1: Cả lớp:
- GV vẽ hình lên bảng
A
B
C
D
Giảng: Đây là một tứ giác có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
=>Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Trong các hình sau đây hình nào là hình bình hành
- Nhận xét và sửa sai.
Bài 2:Tìm các cặp cạnh đối xứng trong các hình sau
+ Giới thiệu các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD ( Mẫu SGK )
- Nhận xét và sửa sai.
C.Kết luận:
- Các nhóm cử đại diện thi đua nêu lại các đặc điểm của hình bình hành.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 hs làm bài 1 VBT – nhận xét
- Quan sát hình nêu đặc điểm hình bình hành
+ Cạnh AB đối diện với cạnh CD
+ Cạnh AD đối diện với cạnh CB
+ Cạnh AB song song với cạnh DC
+ Cạnh AD song song với cạnh BC
+ Cạnh AB + CD; AD + CB
Có 2 cặp cạnh đối song song và bằng nhau
Hoạt động lớp
- Nhận dạng hình và trả lời câu hỏi.
+ Hình 1, 2 và 5 là HBH
- Đọc đề, tóm tắt, giải rồi sửa bài.
+ Hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau là MN và PQ, MQ và NP
Vấn đáp giảng giải
Luyện tập thực hành
* Rút kinh nghiệm
***********************************
Môn: Tập làm văn:
Tiết 37: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU
TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
2. Kỹ năng
- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).
3. Thái độ
- Vận dụng các cách mở bài khi viết tập làm văn.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài.
- Bút dạ, 4 tờ giấy trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đồ dùng
5
27
3
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
HĐ1: Cả lớp:
Bài tập1: Dưới đây là một số...
+ Các em có nhiệm vụ chỉ ra 3 đoạn mở bài a, b, c có gì giống nhau và có gì khác nhau.
- GV nhận xét và chốt.
HĐ2: Cá nhân:
Bài tập 2:Viết một đoạn văn...
+ Các em phải viết cho hay hai đoạn mở bài của cùng một đề bài. Một đoạn viết theo kiểu mở bài trực tiếp, một bài viết theo kiểu gián tiếp.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét, khen HS viết mở bài theo 2 kiểu hay.
C.Kết luận:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh 2 đoạn văn, viết vào vở.
- GV nhận xét tiết học.
+ Mở bài theo kiểu trực tiếp: là giới thiệu ngay đồ vật định tả
+ Mở bài theo kiểu gián tiếp: là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
- HS đọc.
- HS đọc thầm lại từng đoạn mở bài.
- HS làm theo cặp.
- Một số HS lần lượt phát biểu.
+ Điểm giống nhau giữa các đoạn mở bài:
Các đoạn mở bài đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
+ Điểm khác nhau giữa các đoạn mở bài:
¶Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): giới thiêu ngay cái cặp sách cần tả.
¶Đoạn c (mở bài gián tiếp): nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
- Lớp nhận xét.
+ HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- HS còn lại làm vào VBT.
+ HS đọc bài làm.
- Lớp nhận xét.
+ HS nêu lại hai cách mở bài.
Thảo luận
* Rút kinh nghiệm
**********************************
Khoa học:
GIÓ NHẸ - GIÓ MẠNH - PHÒNG CHỐNG BÃO
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Phân biệt được gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
2. Kỹ năng
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống:
+ Theo dõi bản tin thời tiết. Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi. Đến nơi trú ẩn an toàn.
3. Thái độ
* Giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo:
+ Bão biển đe dọa cuộc sống của con người, cần tích cực phòng chống bão biển và thiên tai do biển gây ra.
+ Những năm gần đây có nhiều cơn bão có cường độ mạnh với mức độ tàn phá nghiêm trọng đã xuất hiện nhiều tại nước ta. Các cơn bão có xu hướng chuyển dịch về phía Nam, mùa mưa bão kéo dài hơn, kết thúc muộn hơn và khó lường trước.
II.Đồ dùng dạy- học:
+ HS sưu tầm tranh ảnh về các thiệt hại do dông bão gây ra .
+ Phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy- học: (36 phút)
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Đồ dùng
5’
30’
10’
12’
8’
2’
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Mô tả thí nghiệm và giải thích tại sao có gió?
? Dùng tranh minh hoạ giải thích hiện tượng ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài :
b. Hoạt động 1: Một số cấp độ của gió
- GV tổ chức cho HS nối tiếp nhau đọc mục bạn cần biết trang 76 SGK.
- Em thường nghe nói đến các cấp độ của gió khi nào ?
_ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong SGK trang 76 .
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm 4
STT
Cấp gió
Tác động của cấp gió
A
B
C
D
Đ
E
- Gọi HS tổ chức báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận : Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn thì càng gây tác hại cho con người.
c. Hoạt động 2: Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão.
- GV yêu cầu HS trả lời theo các câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông
+ Hãy nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão
+ Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Yêu cầu đọc mục bạn cần biết trang 77 SGK sử dụng tranh ảnh đã sưu tầm để nói về :
+ Tác hại do bão gây ra.
+ Một số cách phòng chống bão mà em biết.
+ GV hướng dẫn giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm HS lên trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có thí nghiệm đúng, sáng tạo.
d. Hoạt động 3: Trò chơi : ghép chữ vào hình và thuyết minh
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trang 76 trong SGK yêu cầu HS tham gia thi lên bốc thăm các tấm thẻ ghi chú dán vào dưới hình minh hoạ. Sau đó thuyết minh về những hiểu biết của mình về cấp gió đó (hiện tượng, tác hại và cách phòng chống)
- Gọi HS lên tham gia trò chơi.
+ Gọi nhóm xung phong trình bày, Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu có)
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài sau.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS TL.
+ Thực hiện theo yêu cầu trình bày và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
+ Đại diện 1 nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Lắng nghe.
- HS TL.
- HS TL.
- Hoạt động theo nhóm 4.
- HS các nhóm lên trình bày.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- 4 HS lên tham gia trò chơi. Khi trình bày có thể kết hợp chỉ tranh minh hoạ và nói theo ý hiểu biết của mình.
- Lắng nghe.
Thảo luận giảng giải
Thảo luận
Thứ năm, ngày 10 tháng 01 năm 2019
Thể dục
ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP – TRÒ CHƠI.
I .MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Đi vượt chướng ngại vật thấp
2.Kĩ năng
- Thực hiện cơ bản đúng đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Trò chơi"Chạy theo hình tam giác". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
3.Thái độ
- Yêu thích môn học
II. SÂN TẬP DỤNG CỤ
-Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị còi, kẻ sân chơi.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PP&ĐĐ
7’
22’
15’
4’
I.Chuẩn bị:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, cổ chân, đầu gối, hông.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Trò chơi"Kết bạn".
II.Cơ bản:
- Ôn bật xa.
Chia nhóm tập luyện theo khu vực đã qui định.
- Tập phối hợp chạy, nhảy.
+ GV nhắc lại cách tập luyện phối hợp, làm mẫu, sau đó cho HS thực hiện bài tập.
+ Cho HS tập theo đội hình hàng dọc, điều khiển các em tập luyện theo hiệu lệnh còi.
- Trò chơi"Kiệu người".
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác.Sau đó cho HS chơi theo nhóm 3 người.
III.Kết thúc:
- Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát.
- Đứng tại chỗ nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả, về nhà ôn tập bật xa.
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
X X
X X
X O O X
X X
X X
r
X X X --------->
r
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
Giảng giải thực hành
Giảng giải thực hành
Giảng giải thực hành
Môn: Toán
Tiết 94: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Năm được cách tính diện tích hình bình hành.
2. Kỹ năng
- Biết cách tính diện tích hình bình hành.
- Làm được các bài tập
3. Thái độ
- HS biết vận dụng phù hợp khi giải toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Mỗi HS chuẩn bị 2 hình bình hành bằng giấy hoặc bìa như nhau, kéo, giấy ô li, êke.
- GV: phấn màu, thước thẳng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoat động của HS
Đồ dùng
3
30
15
15
2
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng làm lại BT 3
- GV nhận xét HS.
2.Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
HĐ1: Hình thành công thức tinh diện tích hình bình hành
- GV tổ chức trò chơi lắp ghép hình:
+ Mỗi HS suy nghĩ để tự cắt miếng bìa hình bình hành mình đã chuẩn bị thành hai mảnh sao cho khi ghép lại với nhau thì được một HCN
* Diện tích hình chữ nhật ghép được như thế nào so với diện tích của hình bình hành ban đầu?
* Hãy tính diện tích của hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS lấy hình bình hành bằng hình lúc đầu giới thiệu cạnh đáy của hình bình hành và hướng dẫn các em kẻ đường cao của hình bình hành.
- GV yêu cầu HS đo chiều cao của HBH, cạnh đáy của hình bình hành và so sánh chúng với chiều rộng, chiều dài cùa HCN đã ghép được.
- Vậy theo em, ngoài cách cắt ghep hình bình hành thành hình chữ nhật để tính diện tích HBH chúng ta có thể tính theo cách nào?
- GV: Diện tích HBH bằng độ dài đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo. Gọi S là diện tích HBH, h là chiều cao và a là độ dài cạnh đáy thì ta có công thức tính diện tích HBH là: S = a x h
HĐ2: Luyện tập – thực hành
Bài 1: - Tính diện tích của các hình bình hành.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét .
Bài 3: Tính diện tích hình bình hành, biết:
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài.
C.Kết luận:
- GV tổng kết giờ học
- Gọi HS nhắc lại cách tính diện tích hình bình hành.
- Nhận xét tiết học
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành cắt ghép hình. HS có thể cắt ghép như sau:
- Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành.
- HS tính diện tích hình của mình.
- HS kẻ đường cao của hình bình hành.
- Chiều cao hình bình hành bằng chiều rộng của hình chữ nhật, cạnh đáy của hình bình hành bằng chiều dài của hình chữ nhật.
- Lấy chiều cao nhân với đáy.
A B
Chiều cao
D H Đáy C
- HS phát biểu quy tắc tính diện tích hình bình hành.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng áp dụng công thức để tính, lớp làm vở
a. S = 5 x 9 = 45 (cm2)
b. S = 13 x 4 = 52 (cm2)
c. S = 9 x 7 = 63 (cm2)
- Cả lớp theo dõi và kiểm tra bài của bạn.
- HS đọc.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a. Diện tích hình bình hành: 4 x 34 = 136 (dm2)
Thảo luận giảng giải
Luyện tập thực hành
* Rút kinh nghiệm
***********************************
Môn: Luyện từ và câu:
Tiết 38: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người;
2. Kỹ năng
- Biết xếp các từ Hàn Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2)
3. Thái độ
- Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).
II. CHUẨN BỊ:
- Từ điển Tiếng Việt hoặc một vài trang từ điển phô tô.
- 4 tờ giấy khổ to.
- VBT Tiếng Việt 4, tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đồ dùng
5
25
8
6
10
3
A.Mở đầu:
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Làm lại BT 3 và đọc bài học
- GV nhận xét và cho điểm.
2.Giới thiệu bài:
B.Giảng bài:
HĐ1: Giải nghĩa từ
Bài tập 1:Phân loại các từ sau đây...
+ Các em phải phân biệt các từ đó theo nghĩa của tiếng tài.
- Cho HS làm bài.GV phát giấy vàvài trang từ điển phô tô cho HS.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải
HĐ2: Luyện tập
Bài tập 2: Đặt câu...
+ GV cho HS làm miệng.
- GV nhận xét, khen HS hay.
HĐ3: Nhóm:
Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu, các câu tục ngữ.
+ Các em tìm trong 3 câu a, b, c những câu nào ca ngợi tài trí của con người.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải
Bài tập 4:tìm trong các câu tục ngữ...
- GV giải thích nghĩa bóng của các câu tục ngữ.
a. Người ta là hoa đất: Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất.
b. Chuông có đánh Khẳng định mỗi người có tham gia hoạt động, làm việc, mới bộc lộ được khả năng của mình.
c. Nước lã Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn.
- GV nhận xét, khen những HS trả lời hay.
C.Kết luận:
+ GV củng cố bài học
- GV nhận xét tiết học.
+ HS lên bảng trả lời.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
a. Tài cónghĩa“có khả năng hơn người bình thường”: tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
b.Tài có nghĩa là “tiền của”: Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
+ Lớp nhận xét.
- HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp đọc câu mình đặt.
+ Nước ta rất giàu tài nguyên khoáng sản.
+ Bùi Xuân Phái là một hoạ sĩ tài hoa.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS trình bày.
+ Câu a: Người ta là hoa đất.
+ Câu c: Nước lã mà vã nên hồ.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
Thảo luận giảng giải
Luyện tập thực hành
* Rút kinh nghiệm
***********************************
Lịch sử
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ:
Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly-một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
* HS khá, giỏi:
- Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: qui định lại số ruộng cho quan lại, quí tộc: qui định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quí tộc.
- Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
2. Kỹ năng
- Hs biết lắng nghe và chia sẻ với với các bạn trong nhóm.
3. Thái độ
- Hs biết thực hiện nghiêm túc quy định trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
- SGK.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Đồ dùng
5’
28’
12’
12’
4’
2’
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ:
- Gọi 3 HS trả lời trước lớp.
+ Ba lần quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, nhà Trần đã có kế sách như thế nào?
+ Kết quả ra sao?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: GTB: Nước ta cuối thời Trần
HĐ1: Hoạt động theo nhóm.
* Tình hình nước ta cuối thời Trần.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo 4 nhóm.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm . Nội dung phiếu:
+ Vào nửa sau thế k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 19 Lop 4_12523468.docx