THỰC HÀNH TẬP LÀM VĂN :
TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
I – MỤC TIÊU:
-Tiếp tục giúp HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả .
- Diễn đạt thành câu, bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài văn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HĐ 1 ( 1 phút ) Giới thiệu bài: GV nêu MT của tiết kiểm tra
HĐ2 ( 2 phút )Ra đề bài :
Đề bài : Tả một cơn mưa rào
HĐ3 (30'): HS viết bài
- HS viết bài, giáo viên theo dõi uốn nắn nhắc nhở
HĐ4 ( phút ) Thu bài và nhận xét tiết học
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày7 tháng 11 năm 2016
Toán (tiết 49)
luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố kĩ năng cộng các số STP
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 (1’): Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài và ghi tựa đề
HĐ2(36’) Luyện tập
Bài 1: Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để nêu được tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
KL: HS nhận biết được tính chất giao hoán của phép cộng các STP .
Bài 2: Củng cố về đặt tính và thực hiện phép cộng 2 số thập phân.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng, mỗi em làm 1 bài.
- HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép cộng 2 STP.
Bài 3: Rèn cho HS kĩ năng giải toán có nội dung hình học.
- HS đọc yêu cầu bài 3.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm tóm tắt đề bài và giải.
- HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Đáp số : 82m
* HS khá giỏi nêu cách làm khác .
Bài 4: Rèn cho HS kĩ năng giải toán về tìm số trung bình cộng.
- HS đọc yêu cầu bài 4.
- HS làm việc cá nhân,1 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét.
Đáp số : 60 m
Củng cố dặn dò(3) :
- GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS.
Tiếng việt
Ôn tập (tiết 6)
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
1/ Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
2/ Đặt được câu để phân biệt từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT3, BT4)
II/ Đồ dùng dạy học
GV: giấy khổ to viết sẵn bài tập1,2,4;bút dạ
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ 1(1’): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2 (35’) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1 : Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa
Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập.
HS làm việc theo nhóm 4
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
HS và GV nhận xét, kết luận.
GV hỏi để củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa
Bài tập 2: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
HS đọc yêu cầu của bài tập .
HS làm bài tập theo nhóm đôi để làm bài tập
Gọi nhóm làm vào giấy khổ to lên trình bày
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
Bài tập 3: Rèn kĩ năng đặt câu với các từ đồng âm
HS đọc yêu cầu của bài tập .
HS làm bài tập độc lập trình bày miệng trước lớp
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố kiến thức dùng từ đồng âm .
Bài tập 4: Rèn kĩ năng đặt câu với từ có nhiều nghĩa .
HS đọc yêu cầu của bài tập .
HS làm bài tập độc lập trình bày miệng trước lớp
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố kiến thức dùng từ nhiều nghĩa.
HĐ3(4’) Củng cố - Dặn dò: GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
ôn tập ( Tiết 7)
I. Mục tiêu : - HS đọc thầm bài Mầm non và trả lời các câu hỏi của bài từ câu 1 đến câu 10. Thời gian làm bài khoảng 30 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề).
II. Các hoạt động dạy học :
Các bước tiến hành như sau:
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài: Ghi ý đúng hoặc đúng nhất vào giấy kiểm tra .
- HS làm xong yêu cầu HS đổi chéo bài cho nhau, GV tổ chức chữa bài.
Đáp án :
Câu 1: ý d (Mùa đông)
Câu 2: ý a (Dùng những động từ chỉ hành động cảu người để kể, tả về mầm non)
Câu 3: ý a (Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnhvật mùa xuân)
Câu 4: ý b (Rừng thưa thớt vì cây không có lá)
Câu 5: ý c (Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên)
Câu 6: ý c (Trên cành cây có những mầm non mới nhú)
Câu 7: ý a (Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh)
Câu 8: ý b (Tính từ)
Câu 9: ý c (nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách)
Câu 10: ý a (lặng im)
- GV nhận xét bìa làm của HS.
Tuần 10 Chiều thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2016
Đạo đức
Tình bạn (Tiết 2)
I- mục tiêu :( Như tiết 1)
II- đồ dùng dạy học:
III- các hoạt động dạy học :
HĐ1 (4 phút) KTBC : Kiểm tra ghi nhớ của bài .1-2 em đọc ghi nhớ của bài .Tổ chức nhận xét.
HĐ2 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học:
HĐ3(8phút) Đóng vai (Bài tập 1, SGK)
*Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai .
*Cách tiến hành
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận đóng vai các tình huống của bài tập (Lưu ý HS việc sai trái mà bạn làm trong tình huống có thể là: vứt rác không đúng nơi quy định, quay cóp trong giờ kiểm tra, làm việc riêng trong giờ học.)
Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
Các nhóm lên đóng vai.
Thảo luận cả lớp :
-Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không?
-Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không?
-Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
-GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế nào là người bạn tốt.
HĐ4(10phút) Tự liên hệ
*Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
*Cách tiến hành
GV yêu cầu HS tự liên hệ.
HS làm việc cá nhân.
HS trao đổi trong nhóm hoặc với bạn ngồi bên cạnh.
GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
- Gv khen HS và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
HĐ5(10) HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn (bài tập 3, SGK)
*Mục tiêu: Củng cố bài
* Cách tiến hành
HS tự xung phong theo sự chuẩn bị trước của các em. GV cần chuẩn bị trước một số câu chyện, bài thơ, bài hát, về chủ đề Tình Bạn để giới thiệu thêm cho HS.
Củng cố dặn dò(2 phút ): GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thực hành Tập làm văn :
Tả cảnh
(Kiểm tra viết)
I – mục tiêu:
-Tiếp tục giúp HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có đủ 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả .
- Diễn đạt thành câu, bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài văn.
II- Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ 1 ( 1 phút ) Giới thiệu bài: GV nêu MT của tiết kiểm tra
HĐ2 ( 2 phút )Ra đề bài :
Đề bài : Tả một cơn mưa rào
HĐ3 (30'): HS viết bài
- HS viết bài, giáo viên theo dõi uốn nắn nhắc nhở
HĐ4 ( phút ) Thu bài và nhận xét tiết học
Thể dục :bài 19
động tác vặn mình - trò chơi “ai nhanh và khéo hơn”
I. mục tiêu:
- Học sinh học động tác vặn mình của bài thể dục phát triển chung, thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” chơi đúng luật và tự giác tích cực.
II. địa điểm và phương tiện:
GV chuẩn bị sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, bóng , kẻ sân chơi trò chơi.
III. các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Mở đầu ( 8 phút )
- Hs tập hợp 2 hàng dọc. GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: .
HS khởi động chạy thành một hàng dọc quanh sân tập, xoay khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai hông.
Cả lớp chơi trò chơi khởi động : “ Đứng ngồi theo hiệu lệnh” .
Hoạt động 2: Ôn động tác vươn thở , tay và chân : 4 phút
HS ôn tập 1 - 2 lần, mỗi lần 2x8 nhịp. Lần đầu GV làm mẫu và hô nhịp. Những lần sau, cán sự vừa làm mẫu vùa hô nhịp cho cả lớp tập, GV kết hợp sửa sai cho HS.
Hoạt động 3: Học động tác vặn mình: ( 10 phút )
Tập 3 - 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa phân tích kĩ thuật động tác cho HS tập theo ( GV đứng cùng chiều với HS). Lần đầu thực hiện chậm từng nhịp để HS nắm được phương hướng và biên độ động tác. Lần tiếp theo, GV hô nhịp chậm cho HS tập, sau mỗi lần tập GV nhận xét, uốn nắn sửa động tác sai rồi mới cho tập tiếp. GV nhắc nhở HS ở nhịp 1,3 chân bước rộng hơn hoặc bằng vai, căng ngực, hai tay thẳng, ngẩng cao đầu. ở nhịp 2, 6 khi quay 90 độ thân thẳng, bàn tay ngửa. Khi quay thân cần phối hợp giữa thân và tay sao cho khi quay thân xong tay vẫn ở tư thế dang ngang.
Hoạt động 4 : Ôn 4 động tác thể dục đã học: 5 phút
- GV chia nhóm để HS tự điều khiển ôn luyện theo 4 tổ học tập. Tập 3 - 4 lần, mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp
Báo cáo kết quả tập luyện: Mỗi nhóm 1 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp.
Hoạt động 5: Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn” : 5 phút
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi vòng tròn, giải thích cách chơi và qui định chơi. HS chơi thử 1 lần, GV nhận xét và nhắc nhở rồi cho HS chơi chính thức, ở mỗi lần chơi GV cho HS thi đua để tạo không khí hứng thú khi chơi. Những người thua cuộc phải nhảy lò cò xung quanh các bạn thắng cuộc.
Hoạt động 6: Kết thúc : 5phút
- HS thực hiện một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà: Ôn 4 động tác của bài thể dục đã học, ghi lại cách chơi của trò chơi “ Ai nhanh và khéo hơn”.
Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2016
Toán(tiết 50)
tổng nhiều số thập phân
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tính tổng nhiều số thập phân(tương tự như tính tổng 2 số thập phân).
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng phụ chép bài tập 2 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 (1’): Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ2(6’) Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân
a/ GV nêu ví dụ (như SGK) rồi viết ở trên bảng một tổng các số thập phân:
27,5 + 36,75 + 14,5 = ? ( l )
Hướng dẫn HS tự đặt tính và tính nh SGK
Gọi vài HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân
b/ GV hướng dẫn HS tự nêu bài toán rồi tự giải và chữa bài (như trong SGK)
HĐ3(30’): Thực hành.
Bài 1: Rèn kĩ năng cộng các số thập phân
HS đọc yêu cầu bài 1.
HS làm việc cá nhân, 4 HS lên bảng làm.
HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
Yêu cầu HS nêu lại cách tính tổng nhiều số thập phân
GV hỏi để củng cố kĩ năng cộng các số thập phân
Bài 2: Củng cố về tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
HS đọc yêu cầu bài 2.
HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
HS và GV nhận xét để rút ra tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
Cho HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
KL: HS nắm được tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
Bài 3: : Rèn kĩ năng vận dụng tính chất của phép cộng các số thập phân để tính nhanh
HS đọc yêu cầu bài 3.
HS làm việc cá nhân, 4 HS lên bảng làm.
HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
Củng cố dặn dò(3’)
GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài tiết 51
Tiếng Việt (Tiết 8)
Kiểm tra
Tập làm văn
(Thời gian làm bài khoảng 30 phút)
Đề bài : Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
Địa lí
nông nghiệp
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta.(lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, bò, lợn)
- Sử dụng lược đồ đề bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp ; lúa gạo ở đồng bằng , cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên, trâu bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
II/ Đồ dùng dạy học - GV: Bản đồ kinh tế Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1 (4’)Bài cũ : Nêu đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta ?
- HS trả lời nhận xét.
HĐ2(1’) : Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu bài học
HĐ3(5’): Vai trò của ngành trồng trọt
Yêu cầu HS nhìn trên lược đồ cho biết kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn?
Từ đó rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp?
KL: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta. Trồng trọt nước ta phát triển mạnh hơn chăn nuôi, chăn nuôi đang được chú ý phát triển.
HĐ4(7’): Các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng VN.
GV hỏi: Dựa vào lược đồ SGK, em hãy cho biết các loại cây trồng chủ yếu ở Việt Nam và cây gì được trồng nhiều nhất?
HS và GV nhận xét, kết luận
HĐ5(8’) Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm
HS thảo luận nhóm đôi và trả lời miệng câu hỏi sau:
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng?
+ Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo ở nước ta?
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên?
+ Em biết gì về giá trị xuất khẩu của những loại cây này?
+ Với những loại cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
HĐ6(6’)Sự phân bố cây trồng ở nước ta
HS quan sát lược đồ Việt Nam trình bày miệng trước lớp sự phân bố các loại cây trồng của Việt Nam. HS và GV nhận xét, kết luận.
HĐ7(6’) Vai trò của ngành chăn nuôi ở nước ta
HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau:
+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+ Trâu, bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
+ Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?
HS và GV nhận xét, kết luận
Củng cố dặn dò(3’) Gọi HS đọc phần bài học trong SGK. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Chiều thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2016
Kĩ THUậT
Bày, dọn bữa ăn trong gia đình (1 Tiết)
I - Mục tiêu :HS cần phải:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II - Đồ dùng dạy học
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy – học
HĐ1 (1’)Giới thiệu bài :GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2(15’) Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung mục 1a (SGK)và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Gợi ý để HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình các em.
- Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn:
- Đặt câu hỏi, yêu cầu HS nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn nhằm đảm bảo các yêu cầu trên.
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lý giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ.
Hoạt động 3(10’) Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
- HS trình bày cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em.
-HS nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình, liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong SGK .
- Nhận xét và tóm tắt những ý HS vừa trình bày.
- Hướng dẫn cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung SGK.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
ngoài ra, GV bổ sung cho HS biết khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
Hoạt động 4 (7’) Đánh giá kết quả học tập
-Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Củng cố dặn dò(2’)
- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS.
- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ.
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài: “ Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống” và tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn ở gia đình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuần 10.doc