Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 20

TOÁN(T99)

LUYỆN TẬP CHUNG

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải bài toán có liên quan đến chu vi diện tích của hình tròn.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 GV: Bảng phụ kẻ sẵn các hình minh họa của các bài tập.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HĐ1(3) Bài cũ :GV yêu cầu 2 HS nêu công thức tính chu vi và diện tích hình tròn. Lớp nhận xét.

HĐ2(1): Giới thiệu bài. Gv nêu mục tiêu bài học

HĐ3(33)Thực hành.

Bài 1: Củng cố cách túnh chu vi hùnh tròn

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và quan sát hình trong SGK.

- HS trao đổi theo cặp ; nêu cách làm. HS nhắc lại.

( Độ dài sợi dây chính là tổng chu vi của 2 hình tròn đó ).

- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm(GV quan tâm HS lúng túng)

- HS , GV nhận xét

Bài 2: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn.

 - 1 HS đọc yêu cầu bài 2 và quan sát hình trong SGK.

- G/V treo bảng phụ vẽ hình HDHS tìm hiểu yêu cầu bài toán.

- HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm(GV quan tâm giúp đỡ HS lúng túng)

- HS , GV nhận xét.

 

doc29 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp.Các nhóm khác bổ sung. - HS và GV nhận xét. - HS nhắc lại kết luận GVkết luận. HĐ 5 (2) :Củng cố dặn dò - Nêu vai trò của năng lượng ? Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2017 Toán: (Tiết 98) luyện tập I/ Mục tiêu : Giúp HS : Biết tính diện tích hình tròn khi biết : Bán kính của hình tròn. Chu vi của hình tròn. GD học sinh biết vận dụng kiến thức tính diện tích hình tròn trong thực tiễn II/ Đồ dùng dạy học: III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1(1’): Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề HĐ2(37’) Thực hành. Bài 1: Củng cố cách tính diện tích hình tròn có bán kính r - 1HS đọc yêu cầu bài tập. cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân, 2 HS lên bảng làm.Gọi 1số HS nêu kết quả và cách làm. - HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.HS nhắc lại qui tắc tính S hình tròn. Kết quả : a) 113,04 (cm2) ; b) 0,38465 (dm2) Bài 2: Củng cố về tính diện tích hình tròn - 1HS đọc yêu cầu bài tập. cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân , 1 HS làm bảng nhóm . Giáo viên quan tâm giúp đỡ học sinh - Gọi 1số HS nêu kết quả và cách làm. - HS , GV nhận xét kết luận . Học sinh nhắc lại cách tính. Kết quả : 3,14(cm2) HĐ 3 (2’) GV đàm thoại củng cố nội dung bài học - GV hệ thống kiến thức toàn bài. Tập đọc Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng I- Mục tiêu : Giúp HS : .Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng các con số nói về sự đóng gốp tiền của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng . . Hiểu nội dung : Biểu dương nhà từ sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng (Trả lời được các câu hỏi 1,2) II - đồ dùng dạy - học III- các hoạt động dạy - học Hoạt động1 (5 phút) Kiểm tra bài cũ Hai HS đọc lại bài Thái sư Trần Thủ Độ và trả lời các câu hỏi về bài học trong SGK. Tổ chức nhận xét. Hoạt động 2 (1’)Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu và ghi tựa đề Hoạt động 3(32 phút ). Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Hai học sinh (tiếp nối) đọc toàn bài. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn (2-3 lượt). chia bài thành năm đoạn nhỏ để luyện đọc(xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn). GV kết hợp giúp HS hiểu những từ ngữ được chú giải sau bài (tài trợ, đồn điền, tổ chức, đồng Đông Dương, tay hòm chìa khoá, Tuần Lễ Vàng, Qũy độc lập). - HS luyện đọc theo cặp - Một, hai HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện sự khắc phục, kính trọng; nhấn mạnh những con số về tiền, tài sản mà ông Đỗ Đình Thiện đã trợ giúp Cách mạng. b) Tìm hiểu bài -HS đọc đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK. - Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì: a) Trước cách mạng, b) Khi cách mạng thành công, c) Trong kháng chiến, d) Sau khi hoà bình lập lại. - HS trả lời, tổ chức nhận xét. GV chốt kiến thức câu trả lời. Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì? - Từ câu chuyện này, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước? c). Đọc diễn cảm - GV mời 1 hoặc 2 HS (tiếp nối nhau) đọc lại bài văn. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn theo gợi ý ở mục 2a. - Luyện đọc diễn cảm đoạn theo trình tự : GV đọc mẫu đoạn văn - HS luyện đọc diễn cảm cùng bạn bên cạnh - HS thi đọc. - HS nêu ND , ý nghĩa bài văn. HĐ 4 (2’) - HS nhắc lại ý nghĩa của bài học. GV nhận xét tiết học. Tập làm văn Tả người (Kiểm tra viết) I- Mục tiêu : Giúp HS : HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng; đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng ý; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II - đồ dùng dạy - học III- các hoạt động dạy - học Hoạt động 1.(1’) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học Hoạt động 2(3 phút ). Hướng dẫn HS làm bài - GV mời 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK. - GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài: + Các em cần suy nghĩ để chọn được trong 3 đề bài đã cho 1 đề hợp nhất với mình. + Nếu chọn tả một ca sĩ thì chú ý tả ca sĩ đó đang biểu diễn. Nếu chọn tả một nghệ sĩ hài thì chú ý tả tài gây cười của nghệ sĩ đó. Nếu chọn tả một nhân vật trong truyện đã đọc thì phải hình dung, tưởng tượng rất cụ thể về nhân vật (hình dáng, khuôn mặt,) khi miêu tả. + Sau khi chọn đề bài, cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý. Dựa vào dàn ý đã xây dựng được, viết hoàn chỉnh bài văn tả người. -Một vài HS nói đề bài của mình lựa chọn; nêu những điều mình chưa rõ, cần thầy (cô) giải thích nếu có. (VD: Em chọn đề 1. Em xẽ tả ca sĩ Trọng Tấn đang biểu diễn. Em chọn đề 2. Nghệ sĩ hài mà em yêu thích nhất là nghệ sĩ Quang Thắng./. Em chọn đề 3. Em rất thích nhân vật Gu-li-vơ trong truyện Gu-li-vơ ở xử sở tí hon - truyện ở sách Tiếng Việt 4. Em hãy tưởng tượng và tả lại nhân vật Gu-li-vơ) Hoạt động 3( 35 phút ). HS làm bài - GV quan sát nhắc nhở' - Thu bài. Hoạt động 4( 1 phút ) - GV nhận xét tiết học Lịch sử ôn tập:chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945- 1954) I/ Mục tiêu :Giúp HS biết: - Biết sau Cách mạng tháng 8 nhân dân ta phải đương đầu với 3 thứ giặc :”giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. - Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. +19-12-1946 : toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. +Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 +Chiến dịch Biên giới 1950 + Chiến dịch điện Biên Phủ . II/ Đồ dùng dạy học: GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam.(để chỉ địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học); Phiếu học tập của HS. Bảng phụ. HS : Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn 1945-1954 vào giấy khổ to. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu HĐ1(4’) Bài cũ: Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - 1 HS trả lời, lớp nhận xét,1-2 em nhắc lại . HĐ2 (1’) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học HĐ3(17’) Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954 - HS làm việc theo nhóm 4 trình bày kết quả vào phiếu học tập các câu hỏi trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét,bổ sung. - GV, HS nhận xét .HS nhắc lại. HĐ4(10’) Trò chơi : Tìm địa chỉ đỏ. GV tổ chức cho HS chơi. - Chia lớp thành 2 đội. - GV treo bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu,học sinh dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó. + Mỗi đại diện chỉ lên bốc thăm và trả lời câu hỏi một lần, lượt chơi sau của đội phải cử đại diện khác. + Đội chiến thắng là đội có nhiều kết quả đúng. HĐ 5 (3):Củng cố dặn dò - Hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Thể dục : Bài 39 Tung và bắt bóng trò chơi “Bóng chuyền sáu” I- Mục tiêu: Giúp HS : - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng. - Tiếp tục làm quen trò chơi “Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi được. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện. III-các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu( 8 phút) - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học - Học sinh chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập - Đứng quay mặt vào tâm vòng tròn, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối: 1 phút. - Trò chơi “Kết bạn”: hoặc trò chơi do giáo viên chọn Hoạt động 2: (15') - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay: Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, học sinh tự ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, sau đó tập trung tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay. Tổ trưởng chỉ huy tổ của mình tập, giáo viên đi lại quan sát và sửa sai hoặc nhắc nhở, giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa đúng. - Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân: . Vẫn theo hình thức chia tổ như trên để tập luyện nhảy dây. * Chọn một số em đại diện từng tổ lên nhảy tính số lần, tổ nào thắng được biểu dương. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Bóng chuyền sáu”: 7 phút. Giáo viên nêu trò chơi, nhắc lại cách chơi, quy định khu vực chơi. Chia các đội đều nhau. Cho học sinh di chuyển và bắt bóng một số lần, rồi chơi thử 1 lần, sau đó chơi chính thức. Khi các em chơi, giáo viên nhắc nhở các em đảm bảo an toàn trong khi chơi. Hoạt động 4: Kết thúc 5phút - Chạy chậm, thả lỏng tích cực kết hợp hít thở sâu: - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học: - Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn động tác tung và bắt bóng. Chiều thứ 3 ngày 17 tháng 1 năm 2017 kĩ thuật :Bài 22 Chăm sóc gà I - Mục tiêu : HS cần phải: - Nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà - Biết cách chăm sóc gà - Có ý thức chăm sóc gà, bảo vệ gà. II - Đồ dùng dạy học III- Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1 (1’)Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học Hoạt động 2(12’). Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. - GV nêu những công việc chăm sóc gà. - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. - Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 2. Hoạt động 3(12’) Tìm hiểu cách chăm sóc gà - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu tên các công việc chăm sóc gà. a) Sưởi ấm cho gà con - HS nhớ lại và nêu vai trò của nhiệt độ đối với đời sống động vật - HS nêu sự cần thiết phải sưởi ấm cho gà con nhất là gà không có mẹ - HS trả lời câu hỏi trong SGK . HS nêu cách sưởi ấm cho gà con ở gia đình hoặc địa phương. b) Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2b (SGK). - HS nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà. - Nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng, cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà theo nội dung trong SGK. - Đặt câu hỏi để HS nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ở gia đình hoặc địa phương. c) Phòng ngộ độc thức ăn cho gà - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2c và quan sát hình 2 (SGK). - HS nêu tên những thức ăn không được cho gà ăn . - Nhận xét và nêu tóm tắt cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà . Kết luận hoạt động 2: Hoạt động 4(5’). Đánh giá kết quả học tập - Dựa vào mục tiêu, nội dung chính kết hợp với câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập Hoạt động 5 (3’) Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. MĨ THUẬT Bài 8: TRANG TRÍ SÂN KHẤU VÀ SÁNG TÁC CÂU CHUYỆN (Tiết 2/ 4 tiết) I. MỤC TIấU: - Hiểu sự đa dạng của khụng gian sõn khấu. - Biết sử dụng cỏc vật liệu tỡm được để tạo dựng mụ hỡnh sõn khấu ba chiều phự hợp với nội dung chương trỡnh, cõu chuyện diễn ra trờn sõn khấu. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng tạo dỏng, trang trớ chữ đó học vào trang trớ sõn khấu. - Giới thiệu, nhận xột và nờu được cảm nhận về sản phẩm của nhúm mỡnh, nhúm bạn. II. CHUẨN BỊ: Đất nặn, giấy vẽ, màu vẽ, keo dỏn, kộo, băng dớnh, cỏc vật tỡm được: que tre, giấy bỡa, vỏ hộp, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 Hoạt động của giỏo viờn Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Tỡm hiểu - GV yờu cầu HS ngồi theo nhúm. - Yờu cầu HS quan sỏt hỡnh 8.1 SGK thảo luận để tỡm hiểu về sõn khấu và trang trớ sõn khấu. - Yờu cầu HS quan sỏt hỡnh 8.2 SGK để hiểu thờm về hỡnh thức, chất liệu và cỏch thể hiện. - GV nhận xột cõu trả lời của HS và chốt ý. - Yờu cầu HS đọc ghi nhớ SGK trang 40 2. Hoạt động 2: Cỏch thực hiện - Quan sỏt hỡnh 8.3 và 8.4 SGK để biết cỏch thực hiện và tạo hỡnh sõn khấu. - GV cho HS quan sỏt hỡnh 8.5 SGK để cỏc em tự tin hơn khi làm bài. - Hướng dẫn HS cỏch làm bài. - Cho HS đọc ghi nhớ SGK trang 41 - HS ngồi theo nhúm. - HS quan sỏt tranh đặt cõu hỏi theo SGK và trả lời. - HS quan sỏt hỡnh 8.2 SGK - Lắng nghe - HS đọc ghi nhớ HS quan sỏt hỡnh SGK để biết cỏch thực hiện cũng như chất liệu dựng để trang trớ sõn khấu. - Tham khảo một số hỡnh ảnh sản phẩm ở hỡnh 8.5 SGK để cú thờm ý tưởng tạo hỡnh và trang trớ sõn khấu. - Lắng nghe - HS đọc ghi nhớ. Tiết: 2, 3 Hoạt động của giỏo viờn Hoạt động của học sinh 3. Hoạt động 3: Thực hành - GV yờu cầu HS thảo luận nhúm để chọn nội dung chương trỡnh, hỡnh ảnh, màu sắc trang trớ, vật liệu trang trớ sõn khấu, - GV nờu yờu cầu: + Tạo một sản phẩm về trang trớ sõn khấu + Hỡnh thức làm bài: HS cú thể tạo hỡnh sõn khấu từ nhiều chất liệu khỏc nhau như: Giấy bỡa, giấy màu, màu vẽ, đất nặn, que, - HS thảo luận - HS lắng nghe - HS làm bài Tiết 4 Hoạt động của giỏo viờn Hoạt động của học sinh 4. Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm - Yờu cầu HS trưng bày sản phẩm trước lớp. - GV cựng HS nhận xột, đỏnh giỏ sản phẩm * Vận dụng - sỏng tạo Tạo hỡnh cỏc nhõn vật theo ý thớch - Trưng bày sản phẩm. - Đại diện nhúm giới thiệu sản phẩm của nhúm mỡnh và nhận xột bài của nhúm bạn. - Lắng nghe và ghi nhớ Thứ 4 ngày 18 tháng 1 năm 2017 Toán(T99) luyện tập chung I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải bài toán có liên quan đến chu vi diện tích của hình tròn. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ kẻ sẵn các hình minh họa của các bài tập. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1(3’) Bài cũ :GV yêu cầu 2 HS nêu công thức tính chu vi và diện tích hình tròn. Lớp nhận xét. HĐ2(1’): Giới thiệu bài. Gv nêu mục tiêu bài học HĐ3(33’)Thực hành. Bài 1: Củng cố cách túnh chu vi hùnh tròn - 1 HS đọc yêu cầu bài tập và quan sát hình trong SGK. - HS trao đổi theo cặp ; nêu cách làm. HS nhắc lại. ( Độ dài sợi dây chính là tổng chu vi của 2 hình tròn đó ). - HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm(GV quan tâm HS lúng túng) - HS , GV nhận xét Bài 2: Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn. - 1 HS đọc yêu cầu bài 2 và quan sát hình trong SGK. - G/V treo bảng phụ vẽ hình HDHS tìm hiểu yêu cầu bài toán. - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm(GV quan tâm giúp đỡ HS lúng túng) - HS , GV nhận xét. Bài 3: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn. - HS đọc yêu cầu bài 3 và quan sát hình trong SGK. - G/V treo bảng phụ vẽ hình HDHS tìm hiểu yêu cầu bài toán. ? Diện tích của hình bao gồm những phần nào? ( 2 nửa hình tròn và hình chữ nhật) - Gọi 1 H/S độ dài các cạnh của HCN và bán kính của hình tròn. - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm(GV quan tâm giúp đỡ HS lúng túng) - HS , GV nhận xét. HĐ 4(3’):Củng cố dặn dò GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài. GV nhận xét tiết học. Chính tả(Nghe viết) Cánh cam lạc mẹ I- Mục tiêu : Giúp HS : . Nghe- viết đúng chính tả bài Cánh cam lạc mẹ, ttrình bày đúng hình thức thơ. . Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d/ gi âm chính o/ ô. II - đồ dùng dạy - học - GV Bảng phụ III- các hoạt động dạy - học Hoạt động 1( 2’)Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học Hoạt động 2( 22 phút ). Hướng dẫn HS nghe- viết - GV đọc bài viết . - Hỏi HS về nội dung bài thơ. (Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè) - Nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ, những chữ các em dễ viết sai chính tả(xô vào, khản đặc, râm ran) -GV đọc - HS viết bài. - HS đổi chéo vở soát bài. - GV chấm. 1 số bài . Hoạt động 3( 14phút ). Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập (2) - HS đọc YC BT. - HS làm việc độc lập và báo cáo kết quả theo hình thức thi tiếp sức. - GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui Giữa cơn hoạn nạn.(Anh chàng ích kỉ không hiểu ra rằng : nếu thuyền chìm thì anh cũng rồi đời) - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: a) Sau khi điền r/ d/ gi vào chỗ trống, sẽ có các tiếng: ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi. Hoạt động 4 (2 phút ) - GV nhận xét tiết học - Dặn HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những t ừ ngữ đã ôn luyện; nhớ mẩu chuyện vui Giữa cơn hoạn nạn, kể lại cho người thân. Luyện từ và câu : Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I- Mục tiêu : Giúp HS : . Nắm được cách nối cácvế câu ghép bằng quan hệ từ (ND ghi nhớ ) . Nhận biết các QHT, cặp QHT được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng QHT nối các vế câu ghép(BT3) II - đồ dùng dạy - học: - GV Bảng phụ để viết các đoạn văn ở phần nhận xét và bài tập. III- các hoạt động dạy - học Hoạt động 1 (5’)Kiểm tra bài cũ: HS làm lại các BT 2,4 trong tiết LTVC trước Hoạt động 2 (1’) Giới thiệu bài : Gv nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề. Hoạt động 3(10 phút ): Phần nhận xét - 3 HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu bài tập 1,2,3và đoạn văn ở phần nhận xét. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm nối tiếp nhau trình bày kết quả. Tổ chức nhận xét. GV chốt kết quả đúng. Hoạt động 4( 3 phút ). Phần Ghi nhớ - Hai HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK. - Hai, ba HS xung phong nhắc lại nội dung Ghi nhớ (không nhìn SGK) Hoạt động 5( 19 phút ). Phần luyện tập Bài tập 1 : Củng cố cách tìm câu ghép, xác định các vế câu và cặp quan hệ từ trong từng câu - HS đọc nội dung BT1 - GV nhắc lại yêu cầu của bài tập. - HS đọc lại đoạn văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Bài tập 2 - Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV hỏi: Hai câu ghép bị lược bớt quan hệ từ trong đoạn v ăn là hai câu nào? - GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập: + Khôi phục lại từ bị lược trong câu ghép + Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó. - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. mời 1 HS lên bảng khôi phục lại từ bị lược, chốt lại lời giải đúng: Bài tập 3: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống - HS đọc yêu cầu của BT3 - GV gợi ý: Dựa vào nội dung của 2 vế câu cho sẵn, các em xác định mối quan hệ (QH) giữa 2 vế câu (là QH tương phản hoặc lựa chọn). Từ đó, Tìm QHT thích hợp để điền vào chỗ trống. - HS làm bài - Mời 3 HS lên bảng thi làm bài; làm bài xong, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận x ét, chốt lại lời giải đúng: Hoạt động 6 ( 2 phút ):- HS nhắc lại ND ghi nhớ. GV nhận xét tiết học. Nhắc HS ghi nhớ những kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép. Thể dục Bài 40 Tung và bắt bóng - nhảy dây I- Mục tiêu: - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi “Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động. II- Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện. III- các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Mở đầu (8 phút) - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: - Học sinh chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập, sau đó đứng lại xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. - Chơi trò chơi “Chuyển bóng”: hoặc trò chơi do giáo viên chọn Hoạt động 2: (15') - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay: . Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, có thể cho từng cặp học sinh tự ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, sau đó tập trung tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay dưới sự chỉ huy chung của tổ trưởng, giáo viên đi lại quan sát, phát hiện, sửa sai hoặc nhắc nhở, giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa đúng. Tổ chức thi đua giữa các tổ với nhau, có thể chọn từng cặp hoặc đại diện tổ lên thực hiện, giáo viên biểu dương tổ hoặc cặp tập luyện đúng, tích cực. - Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân: Phương pháp tổ chức tập luyện tương tự như trên. * Chọn một số em nhảy được nhiều lần lên nhảy biểu diễn: 1 lần. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Bóng chuyền sáu”: 7 phút. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách chơi, quy định chơi. Chia các đội chơi đều nhau. Cho học sinh chơi thử một lần, sau đó chơi chính thức và có tính điểm xem đội nào vô địch. Khi các em chơi, giáo viên nhắc nhở các em không được xô đẩy nhau, ngã có thể xảy ra chấn thương. Hoạt động 4: Kết thúc 5 phút - Đi chậm, thả lỏng toàn thân, kết hợp hít thở sâu: . - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học: - Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn động tác tung và bắt bóng. Đạo đức ủy ban nhân dân xã phường (tiết 1) I/ Mục tiêu : Giúp HS biết: - Bước đầu biết vai trò của UBND xã (phường) đối với cộng đồng. - Kể được một số công việc của UBND xã (phường ) đối với trẻ em địa phương. - Biết trách nhiệm của mọi người là phải tôn trọng UBND xã(phường). - Có ý thức thôn trọng UBND xã(phường II/ Đồ dùng dạy học: Giáo viên :ảnh trong bài phóng to. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu HĐ1(3’) Nêu những việc làm thể hiện tình yêu quê hương ? - HS trả lời nhận xét bổ sung. HĐ2 (1’): Giới thiệu bài : Gv nêu mục tiêu bài học HĐ3(10’): Tìm hiểu truyện : Đến ủy ban nhân dân phường Mục tiêu: HS biết một số công việc củaUBND xã(phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã(phường). Cách tiến hành: - HS đọc chuyện trong SGK. - Thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi trong SGK - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GVKL: UBND xã giải quyết nhiều công việc đối với người dân địa phương;vì vậy mỗi người dân phải tôn trọng và giúp đỡ. HĐ4 (3’) - GV nêu câu hỏi để HS rút ra ghi nhớ. - Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - HS nhắc lại . HĐ5(8’): Làm bài tập 1 SGK Mục tiêu: HS biết một số việc làm củaUBND xã. Các tiến hành: - HS thảo luận theo nhóm đôi - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GVKL: UBND xã làm các việc: (ý b,c,d,đ,e,h,i.). HĐ7(7’)Làm bài tập3 SGK Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi việc làm phù hợp khi đến UBND xã. Cách tiến hành: - HS làm việc cá nhân. - Gọi 2-3 học sinh trình bày. - Giáo viên, học sinh nhận xét kết luận : (ý b,c) là hành vi việc làm đúng. HĐ8(3’) 2 HS nhắc lại nội dung bài học. Thứ 5 ngày 19 tháng 1 năm 2017 Toán giới thiệu biểu đồ hình quạt I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Làm quen với biểu đồ hình quạt. - Bước đầu biết cách “đọc”, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản tren biểu đồ hình quạt II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1(1’): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề. HĐ2(8’) Giới thiệu biểu đồ hình quạt a/ Ví dụ 1: + GV treo bảng phụ giới thiệu biểu đồ (HS quan sát) . - Biểu đồ có dạng hình gì? ( Hình tròn được chia thành nhiều phần) - Mỗi phần của biểu đồ được ghi dưới dạng gì ? ( Tỉ số phần trăm) - Nhìn vào biểu đồ em thấy sách trong thư viện của tưrờng học này được chia thành mấy loại? ( 3 loại) - Đó là những loại sách nào? ( Truyện thiếu nhi, SGK, các loại sách khác). - Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?( Đọc số liệu trong SGK) b/ Ví dụ 2:+ GV treo bảng phụ vẽ hình VD2.HS quan sát trả lời. - Biểu đồ nói về điều gì? ( Tỉ số phần trăm HS tham gia các môn thể thao của lớp 5C ) - Tỉ số phần trăm HS của từng môn là bao nhiêu? ( Đọc số liệu trong SGK) - Lớp 5C có bao nhiêu HS ? ( Có 32 HS) - Tính số HS tham gia môn bơi. 32 x 12,5 : 100 = 4 (HS) HĐ3(29’)Thực hành. Bài 1: Rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm trên biểu đồ. - 1 HS đọc yêu cầu bài 1 và quan sát biểu đồ trong bài toán. - 1 H/S nêu cách làm , G/V nhận xét,bổ sung .H/S nhắc lại cách thực hiện. - HS làm việc cá nhân, 4 HS lên bảng làm.G/V quan tâm giúp đỡ học sinh lúng túng. - Học sinh, GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. HĐ 4 (2) GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài - GV nhận xét tiết học. Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động I- Mục tiêu : Giúp HS .Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động (CTHĐ) cho buổi sinh hoạt tập thể. . Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20 -11 theo nhóm. II - đồ dùng dạy - học - Ba tấm bìa viết mẫu cấu tạo 3 phần của một CTHĐ: (nội dung cụ thể ở phần lời giải BT2) III - các hoạt động dạy -học Hoạt động 1(1’) Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề. Hoạt động 2( 37 phút ). Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 - Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1(Mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, các yêu cầu). Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV giải nghĩa cho HS hiểu: Việc bếp núc (việc chuẩn bị thức ăn, thức uống, bát đĩa,) - HS đọc thầm lại mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi: - Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?(chúc mừng các thầy, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11; bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.) I- Mục đích HS trả lời xong câu hỏi a, GV gắn lên bảng tấm bìa 1: II – Phân công chuẩn bị - Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào? HS trả lời xong câu hỏi b, GV gắn lên bảng tấm bìa 2: - Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan? III – Chương trình cụ thể HS trả lời xong câu hỏi bc, GV gắn lên bảng tấm bìa 3: GV nói: Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng Thuỷ Minh đã cùng các bạn lập một CTHĐ rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người. Chúng ta sẽ lập lại một CTHĐ đó ở BT2. Bài tập 2 - Một HS đọc yêu cầu của BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của BT2: HS thảo luận nhóm ; các nhóm làm bài. Mỗi nhóm có thể cùng lập CTHĐ với đủ 3 phần hoặc chia nhỏ công việc thành 3 phần. Đại diện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 20.doc