LỊCH SỬ
SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I/ MỤC TIÊU : Biết cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp tết Mậu Thân (1968), Tiêu biểu là cuộc chiến đấu tại sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.
+Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
+ Cuộc chiến đấu tại sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt là sự kiện tiêu biểu của cuộc tổng tiến công.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam.(để xác định vị trí của Sài gòn);
- Phiếu học tập của HS.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HĐ1(4)Bài cũ: Nêu mục đích mở đường Trường Sơn và ý nghĩa của đường Trường Sơn.
HĐ2(1)/ Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học
HĐ3(19): Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968
- HS đọc SGK thảo luận nhóm 4 làm bài tập trong phiếu có nội dung như sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm .
Các em hãy cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Tết Mậu Thân năm 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta?
2. Thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn. Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?
3. Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào?
4. Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS và thống nhất:Đáp án câu 1, 2, 3 nh SGK,
- Cho HS chỉ trên bản đồ vị trí của Sài Gòn.
- HS nhắc lại kết luận.
27 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t luận
HĐ4(13’): Trò chơi “ Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện”.
+ Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện
+ Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm dới hình thức “ tiếp sức”
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm cử 5- 7 người lên tham gia chơi. Khi GV hô “bắt đầu”, HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến HS 2 lên viết,... Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều và đúng là thắng cuộc.
- HS và GV nhận xét
- HS đọc lại kết quả đúng của các nhóm.
HĐ5(3’)HS nhắc laị nội dung bài.
Thứ tư ngày 21 tháng 2 năm 2017
Toán
cộng số đo thời gian
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(3’) Bài cũ : Gọi 2 HS nhắc lại cách đổi đơn vị đo thời gian.
HĐ2(1’)/ Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học
HĐ3(10’) Thực hiện phép cộng số đo thời gian
a/ Ví dụ 1: GV nêu ví dụ (trong SGK),cho HS nêu phép tính tương ứng: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút
GV: Đây chính là phép cộng hai số đo thời gian.
GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính: 3 giờ 15 phút
- 2 giờ 35 phút
5 giờ 50 phút
Vậy 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút
b/ Ví dụ 2: GV nêu ví dụ(trong SGK),cho HS nêu phép tính tơng ứng:
22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây
GV cho HS đặt tính và tính: 22 phút 58 giây
+ 23 phút 25 giây
45 phút 83 giây
GV cho HS nhận xét rồi đổi 83 giây = 1 phút 23 giây
45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây
Vậy: 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây = 46 phút 23 giây
- HS nhận xét: Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
HĐ4(24’): Thực hành.
Bài 1: (Làm dòng 1,2) .
- 1HS đọc yêu cầu bài 1. cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân, 2 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS lúng túng)
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
GV đàm thoại củng cố kĩ năng cộng số đo thời gian.
Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán
- 1HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm việc cá nhân, 1HS làm bài vào bảng nhóm (GV quan tâm HS lúng túng)
- HS và GV nhận xét.
GV đàm thoại củng cố kĩ năng giải toán có liên quan đến cộng số đo thời gian.
HĐ 5 (2’) - GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
Tập đọc
cửa sông
I/ Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha gắn bó.
Hiểu ý nghĩa :Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, biết nhớ cuội nguồn (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). Thuộc lòng 3,4 khổ thơ.
II/ Đồ dùng dạy họcGV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK để giới thiệu bài.
Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ 4,5 để hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
III / Các hoạt động dạy – học.
HĐ1(4’) Bài cũ : 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Phong cảnh đền hùng và trả lời câu hỏi của bài. Tổ chức lớp nhận xét.
HĐ2(1’) Giới thiệu bài : Giới thiệu bài qua tranh(GV)
HĐ3(12’): Luyện đọc + GVHD đọc: (như mục I)
+ Đọc đoạn: (HS đọc nối tiếp theo 6 khổ thơ 2- 3 lợt).
- GV hướng dẫn đọc tiếng khó: cần mẫn, tôm rảo, lỡi sóng,...; Sửa lỗi giọng đọc (3HSđọc
- GV hướng dẫn HS nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS giải nghiã một số từ (HS: nêu nghĩa một số từ, HS: đọc phần chú giải)
+ Đọc theo cặp: (HS lần lượt đọc theo cặp), HS nhận xét, GV nhận xét.
+ Đọc toàn bài : (HS khá giỏi đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi)
+ GV đọc mẫu bài thơ
HĐ4(11’): Tìm hiểu bài
+ HS đọc khổ thơ 1 trả lời câu hỏi 1 trong SGK(HS: Là cửa nhưng không then khóa/ Cũng không khép lại bao giờ.Cách nói đó rất đặc biệt- cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường- không có then có khóa,...)
GV: Biện pháp độc đáo đó gọi là chơi chữ: tác giả dựa vào cái tên “ cửa sông” để chơi chữ.
? Khổ thơ này muốn nói lên điều gì?
ý 1: Nơi sông chảy ra biển.
+ HS đọc khổ thơ 2 ,3,4,và 5 trả lời câu hỏi 2 trong SGK(HS: nơi những dòng sông gửi lại phù sa, nơi biển cả tìm về với đất liền,...)
+ Giảng từ : Lưỡi sóng.
? 4 khổ thơ này muốn nói lên điều gì?
ý 2: Cửa sông là địa điểm đặc biệt
+ HS đọc khổ thơ 6 trả lời câu hỏi 3 trong SGK(HS: không quên cội nguồn)
+ Giảng từ : cội nguồn
? Khổ thơ này muốn nói lên điều gì?
ý 3: Tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn
? Nội dung của bài thơ là gì? (HS nêu Nội dung : (nh mục 1)
HĐ5(10’): Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 6 khổ thơ
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm (treo bảng phụ),(HS nêu cách đọc diễn cảm, đọc khổ thơ tùy thích và nêu lí do thích;
- HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.- HS thi đọc trước lớp.
HĐ6:(2’)
- Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
Tập làm văn
tả đồ vật (kiểm tra viết)
I/ Mụctiêu :
HS viết được một bài văn tả đồ vật đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài rõ ý, dùng từ đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học
III/ Các hoạt động dạy học
HĐ (1’)Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
HĐ2(5p): Hướng dẫn HS làm bài
- 1 HS đọc 5 đề bài trong SGK, cả lớp theo dõi.
- 2,3 HS đọc lại dàn ý bài.
HĐ3(30p): HS làm bài
GV theo dõi
HĐ4(4’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
sấm sét đêm giao thừa
I/ Mục tiêu : Biết cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp tết Mậu Thân (1968), Tiêu biểu là cuộc chiến đấu tại sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.
+Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
+ Cuộc chiến đấu tại sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt là sự kiện tiêu biểu của cuộc tổng tiến công.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam.(để xác định vị trí của Sài gòn);
- Phiếu học tập của HS.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(4’)Bài cũ: Nêu mục đích mở đường Trường Sơn và ý nghĩa của đường Trường Sơn.
HĐ2(1’)/ Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học
HĐ3(19’): Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968
- HS đọc SGK thảo luận nhóm 4 làm bài tập trong phiếu có nội dung như sau:
phiếu học tập
Nhóm ..............................
Các em hãy cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Tết Mậu Thân năm 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta?
2. Thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn. Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?
3. Cùng với cuộc tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công ở những nơi nào?
4. Tại sao nói cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt với quy mô lớn?
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS và thống nhất:Đáp án câu 1, 2, 3 nh SGK,
- Cho HS chỉ trên bản đồ vị trí của Sài Gòn.
- HS nhắc lại kết luận.
HĐ4:(13’) Kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
HS đọc SGK làm việc theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
? Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
? Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Đại diện một số HS báo cáo kết quả. GV nhận xét- kết luận (như SGK)
- Gọi 2,3 HS đọc phần bài học SGK.
HĐ5(3’) - GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 2 tháng 2 năm 2017
Toán
trừ số đo thời gian
I/ Mục tiêu Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(4’) Bài cũ : 1 HS lên bảng thực hiện phép cộng số đo thời gian
5giờ46 phút + 12 giờ 45 phút. Lớp làm nháp. Tổ chức nhận xét.
HĐ2(1’): Giới thiệu bài.
HĐ3(10’): Thực hiện phép trừ số đo thời gian
a/ Ví dụ 1: GV nêu ví dụ(trong SGK), cho HS nêu phép tính tương ứng:
15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút
GV: Đây chính là phép cộng hai số đo thời gian.
GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính: 15 giờ 55 phút
- 13 giờ 10 phút
2 giờ 45 phút
Vậy15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút =2 giờ 45 phút
b/ Ví dụ 2: GV nêu ví dụ(trong SGK),cho HS nêu phép tính tương ứng:
3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây
GV cho HS đặt tính và tính: 3 phút 20 giây
- 2 phút 45 giây
HS nhận xét 20 giây không trừ được 45 giây, vì vậy cần lấy 1 phút đổi ra giây. Ta có: 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây.
2 phút 80 giây
- 2 phút 45 giây
0 phút 35 giây
Vậy: 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = 35 giây
- HS nhận xét: Khi trừ số đo thời gian cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
- HS nhắc lại kết luận.
HĐ4(22’): Thực hành.
Bài 1: - 1HS đọc yêu cầu bài 1. cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS lúng túng)
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
GVKL: Rèn kĩ năng trừ số đo thời gian.
Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu bài 1. cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS lúng túng)
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
GVKL: Rèn kĩ năng trừ số đo thời gian.
HĐ 5(3’ ) Củng cố dặn dũ.
-GV nhận xột giờ học .
Chính tả
tuần 25
I/ Mục tiêu :
- Nghe- viết đúng chính tả bài : “ai là thủy tổ loài người”
- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2)
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ viết qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(5’) Bài cũ:
HĐ2(1’)/ Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ3(20’): Hướng dẫn HS nghe- viết.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
+ Gọi 1-2 HS đọc bài : Ai là thủy tổ loài người
? Bài văn nói về điều gì? ( HS: ...Truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thủy tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này)
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
+ Yêu cầu HS nêu các từ khó viết: Truyền thuyết, chúa trời, A- Đam, Bra- hma,...
+ Yêu cầu HS đọc và viết các từ đó.
? Em hãy nêu qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài? ( HS nối tiếp nhau phát biểu)
GV nhận xét và treo bảng phụ có ghi sẵn qui tắc viết hoa ( HS đọc lai)
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV.(HS :đổi vở soát lỗi cho nhau)
d/ Thu, chấm bài : 10 bài.
HĐ4(12’): Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài tập 2: SGK.
-Một HS đọc yêu cầu BT và mẩu truyện: Dân chơi đồ cổ. Cả lớp theo dõi SGK.
-Một HS đọc phần chú giải; GV giải thích: Cửu Phủ: Là tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xa
HS làm bài cá nhân ở vở bài tập . Gọi HS giải thích cách viết hoa từng tên riêng.
( HS : Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công. Những tên riêng đó đều được viết hoa các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì là tên nước ngoài nhng được đọc theo âm Hán Việt)
HS trình bày miệng trứơc lớp, HS và GV nhận xét, kết luận.
? Em có suy nghĩ gì về tính cách của anh chàng mê đồ cổ? ( HS : anh chàng mê đồ cổ là kẻ gàn dở, mù quáng...)
HĐ5(2’)
- HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- GV nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
I/ Mục tiêu :
HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.(ND ghi nhớ)
Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó.(làm được 2 BT ở mục III)
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ ghi sẵn bài 1 phần nhận xét.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(4’) Bài cũ : HS làm lại các BT ở phần luyện tập của tiết trước.
HĐ2(1’)/ Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học
HĐ3(10’): Phần nhận xét
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài tập theo cặp và 1 HS làm trên bảng
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lời giải đúng: Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn.Những từ ngữ cho biết điều đó: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba,...
- HS nhắc lại
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài tập cá nhân , nêu miệng trước lớp.(GV quan tâm HS lúng túng)
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở 2 đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ. ( HS nhắc lại.)
- 3, 4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
HĐ4(22’): Luyện tập
Bài tập 1:SGK
- Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập, Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài độc lập , nêu miệng trớc lớp (GV quan tâm HS lúng túng).
- Cả lớp và GV nhận nhận xét kết luận lời giải đúng: Từ anh thay cho Hai Long; Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư; ....
- HS nhắc lại lời giải đúng.
GVKL: Rèn kĩ năng nhận biết các từ ngữ thay thế.
HĐ5(3’)- GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.GV nhận xét tiết học.
Thứ sỏu ngày 3 tháng 2 năm 2017
Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Biết cộng trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(4’) Bài cũ : 1 HS lên bảng thực hiện phép trừ số đo thời gian.
15 giờ 5 phút - 10 giờ 45 phút. Lớp nháp bài rồi nhận xét.
HĐ2(1’)/ Giới thiệu bài.GV nêu mục tiêu bài học
HĐ3(32’) Thực hành.
Bài 1b.: Cả lớp làm bài
- 1HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi trong SGK
- HS làm bài cá nhân,2 HS lên bảng làm mỗi em làm 2 bài (GVquan tâm giúp đỡ HS chưa đạt)
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
KL: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian.
Bài 2:
- 1HS đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi .
- HS làm việc cá nhân,3 HS lên bảng làm mỗi em làm 1 bài (GV quan tâm HS chưa đạt)
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
KL: Rèn kĩ năng cộng số đo thời gian.
Bài 3:
- 1HS đọc yêu cầu bài 3, cả lớp theo dõi .
- HS làm việc cá nhân,3 HS lên bảng làm mỗi em làm 1 bài (GV quan tâm HS chưa đạt)
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
GV đàm thoại củng cố kĩ năng trừ số đo thời gian.
HĐ4(3’)
- GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
Tập làm văn
tập viết đoạn đối thoại
I/ Mục tiêu
Dựa theo truyện Thái Sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, HS biết viết tiếp các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp.(BT2)
HS hoàn thành tốt biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. (BT2,3)
II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục :
- Thể hiện sự tự tin, (đối thoại tự nhiên, hoạt bát , đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp)
- Kĩ năng hợp tác, hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)
III/ Đồ dùng dạy học.
GV: Giấy khổ to và bút dạ để làm bài 2
IV. Các hoạt động dạy học.
HĐ1(1’ Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2(36’): Hướng dẵn HS làm bài tập .
Bài 1: SGK
1 HS đọc yêu cầu và đoạn trích của bài tập 1, cả lớp theo dõi SGK.
? Các nhân vật trong đoạn trích là ai? Thái Sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông.)
? Nội dung của đoạn trích là gì? (TháiSư nói với kẻ xin làm chức cấu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức cấu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những người câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha).
? Dáng điệu , vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào? (HS: Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị, giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu : vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.)
Bài 2: SGK
- 1 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại, cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài tập theo nhóm 4 vào giấy khổ to. (GV quan tâm giúp đỡ các nhóm và HS chưa đạt)
- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Bài 3: SGK
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3
- GV nhắc các nhóm chuẩn bị cho việc đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
- HS mỗi nhóm tự phân vai và vào vai.
- Từng nhóm HS tiếp nối nhau đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp.
- Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch sinh động, tự nhiên, hấp dẫn nhất.
HĐ3(3’)
- GV nhận xét tiết học.
Địa lí
châu phi
I/ Mục tiêu: HS:
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi.
- Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
- Chỉ được vị trí hoang mạc Xa- ha -va trên bản đồ(lược đồ)
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bản đồ tự nhiên thế giới; lược đồ tự nhiên châu Phi. Quả địa cầu.
Phiếu học tập của HS
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ(1’) Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2(16p)Vị trí địa lí và giới hạn
- GV treo bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu lên
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời miệng lần lượt các câu hỏi sau:
? Tìm và nêu vị trí của châu Phi (Châu Phi nằm ở trong khu vực trí tuyến,lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam, HS nhắc lại)
? Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào?
(HS : Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải; Phía tây và tây nam giáp Đại tây Dương; Phía Đông bắc, đông và Đông Nam giáp với ấn Độ Dương).
? Xem bảng thống kê diện tích SGK trang 103 so sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác.
( HS: Châu Phi là 30 triệu km2 , đứng thứ 3 trên thế giới sau châu á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu âu.)
GVKL ( Vừa chỉ bản đồ , vừa nêu): Châu Phi là 30 triệu km2 , đứng thứ 3 trên thế giới sau châu á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu âu. Châu Phi nằm ở trong khu vực chí tuyến,lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam. Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải; Phía tây và tây nam giáp Đại tây
Dương; Phía Đông bắc, đông và Đông Nam giáp với ấn Độ Dương
(HS yếu và TB nhắc lại).
HĐ3(15p): Đặc điểm tự nhiên.
- GV treo lược đồ tự nhiên châu phi yêu cầu HS quan sát lược đồ và thảo luận theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
? Địa hình châu phi có đặc điểm gì?(HS: tương đối cao)
? Khí hậu châu phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao?(HS:Nóng khô bậc nhất thế giới vì có hoang mạc Xa- ha - ra.)
- GV theo dõi, HD HS làm bài tập, quan tâm giúp đỡ HS lúng túng.
- Yêu cầu một số HS trình bày.
GVKL- Vài HS đọc kết luận trong SGK
HĐ4(3’) GV cùng HS hệ thống bài.
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu : Giúp HS :
- Tự nhận xét được những ưu điểm, khuyết điểm mà bản thân các em và các bạn thực hiện được trong tuần qua.
- Đề ra được những biện pháp để thực hiện tốt nề nếp học tập trong tuần tới.
II. Nội dung sinh hoạt :
GV giới thiệu nội dung sinh hoạt lớp :
Các tổ sinh hoạt, bình xét kết quả hạnh kiểm của từng bạn trong tuần vừa qua :
Tổ trưởng điều khiển tổ sinh hoạt : Nhận xét nề nếp học tập của các bạn trong tổ.
+ Tuyên dương những bạn có nhiều thành tích trong học tập, chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ, học bài cũ đầy đủ.
+ Tuyên dương những em tích cực phát biểu xây dựng bài trên lớp.
+ Trong tổ tự xếp loại hạnh kiểm trong tuần của tổ mình.
3.Báo cáo kết quả sinh hoạt của tổ trước lớp :
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
Tổ trưởng báo cáo kết quả trước lớp .
- Lớp nhận xét, bổ sung kết quả xếp loại của từng tổ.
4. GV phát biểu ý kiến :
- GV nhận xét tình hình của lớp.
- Bổ sung ý kiến xếp loại của các tổ.
5. Thống nhất ý kiến :
- GV cùng cả lớp thống nhất ý kiến
6. Phương hướng nhiệm vụ tuần tới :
- Cả lớp chuẩn bị bài đầy đủ, học bài cũ đầy đủ trước khi đến lớp.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp và ra về.
Chiều thứ hai ngày 27 thỏng 2 năm 2017
Toán
Tự Kiểm tra
I. mục tiêu :
Tập trung vào việc kiểm tra :
Tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Thu thập và xử lí thông tin từ biểu đồ hình quạt.
Nhận dạng tính thể tích và diện tích một số hình đã học.
II.Đồ dùng dạy học :
HS : Vở bài tập toán lớp 5 tập 2
III. Đề bài
HS làm bài trong vở BT.
GV theo dõi, chấm bài.
Tổ chức chữa bài, nhận xét chung.
đạo đức
Thực hành giữa kì 2
I / Mục tiêu :
Củng cố cho HS :
- Cần phải yêu quê hương, đất nước và có ý thức bảo vệ quê hương đất nước.
- Cần phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã và vì sao phải tôn trọng UBND xã(phường).
II / Đồ dùng dạy học: - GV : Phiếu học tập của HS.
III / Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ(1’): Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ2(30’) : Luyện tập thực hành
+ Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức đã học về yêu quê hương, đất nước và có ý thức bảo vệ quê hương đất nước; HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường ) tổ chức.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Theo em, trường hợp nào dưới đây thể hiện tình yêu quê hương?
a/ Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa.
b/ Tham gia hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương.
c/ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
d/ Quyên góp tiền của để tu bổ di tích, xây dựng các công trình ở quê.
đ/ Không thích về thăm quê.
e/ Tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.
- HS làm bài theo nhóm 4. Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm trình bày ,các nhóm khác bổ sung.
GVkết luận:Tình huống a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương.(HS đọc lại)
? Kể những việc em đã làm thể hiện tình yêu quê hương của mình.
Bài2 : Trong những việc sau việc nào cần đến ủy ban nhân dân xã để giải quyết?
a/ Đăng kí tạm trú cho khách ở lại nhà qua đêm.
b/ Cấp giấy khai sinh cho em bé
c/ Xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm,...
d/ Tổ chức các đợt tiêm vác xin phòng bệnh cho trẻ em.
đ/ Tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
e/ Xây dựng trường học điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế,...
g/ Mừng thọ người già.
h/ Tổng vệ sinh làng xóm, phố phường.
i/ Tổ chức các hoạt động khuyến học(khen thưởng cho HS giỏi, trao học bổng cho HS nghèo vượt khó,...)
- HS làm bài theo nhóm 4. Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GVkết luận: ủy ban nhân dân xã làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i. (HS đọc lại)
? Em sẽ thực hiện hành vi như thế nào khi đến ủy ban?
Bài 3: Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- HS suy nghĩ cá nhân phát biểu ý kiến
- HS và GV nhận xét, kết luận.(HS nhắc lại.)
HĐ 3(4’)- GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
ThTập làm văn
tả đồ vật (kiểm tra viết)
I/ Mụctiêu :
Giúp HS tiếp tục viết được một bài văn tả đồ vật đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài rõ ý, dùng từ đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học
III/ Các hoạt động dạy học
HĐ (1’)Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
HĐ2(5p): Hướng dẫn HS làm bài
1 HS đọc 5 đề bài trong SGK, cả lớp theo dõi.
Nhắc nhở học sinh tiếp tục chọn 1 đề để làm bài(lưu ý không chọn trùng đề với đề buổi sáng đã làm)
Học sinh chọn đề một số học sinh nêu đề mình chọn
HĐ3(30p): HS làm bài
GV theo dõi
HĐ4(4’)
- GV nhận xét tiết học.
Thể dục : Bài 49
phối hợp chạy đà - bật cao
trò chơi “chuyển nhanh, nhảy nhanh”
I- Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn bật cao, phối hợp chạy – bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng và bật tích cực.
- Chơi trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”. Yêu cầu tham gia chơi một cách chủ động, tích cực.
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ vạch và ô cho trò chơi, 2 -4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá, có thể chuẩn bị 4 chiếc khăn làm vật chuẩn bật cao.
iiI- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 8 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai: Mỗi động tác mỗi chiều 8 – 10 vòng.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
* Chơi khởi động (do giáo viên chọn)
* Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn):
Hoạt động 2:17’
- Ôn phối hợp chạy – bật nhảy – mang vác:
Giáo viên phổ biến nhiệm vụ yêu cầu, chia tổ tập luyện khoảng 3 phút, sau đó cả lớp chia thành 2 đội do cán sự điều khiển (thi đua thực hiện 2 – 3 lần có thưởng, phạt).
- Bật cao, phối hợp chạy đà - bật cao.
Từ đội hình trên, giáo viên triển khai tiếp thành 4 hàng dọc, học sinh bật cao 2 – 3 lần. Sau đó, thực hiện 3 – 5 bước đà - bật cao (học sinh thực hiện 2 – 3 làn có treo vật chuẩn trên cao để học sinh phấn đấu bật cao tay chạm vật chuẩn).
Hoạt động 3: (5phút)Chơi trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”.
Từ đội hình trên, giáo viên chia số học sinh lớp thành 2 nhóm tương đương nhau, cán sự lớp điều khiển, giáo viên nêu tên trò chơi, thống nhất hình thức thi đua thưởng phạt với học sinh, cho cả lớp chơi 2 -3 lần. Học sinh tự nhận xét, đánh giá tổng kết và thực hiện thưởng phạt.
Hoạt động 4: Kết thúc 5 phút
- Giáo viên cho học sinh đứng thành vòng tròn vừa di chuyển vừa vỗ tay và hát (bài hát do giáo viên chọn).
- Học sinh di chuyển thành 4 hàng theo tổ, giáo viên hệ thống lại bài học.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tự tập chạy đà bật cao tay với chạm vật chuẩn để tăng cường sức bật.
Chiều thứ 3 ngày 28 thỏng 2 năm 2017
Kĩ THUậT Bài 27
Lắp xe Ben
(Tiết 2, 3)
I - Mục tiêu : Giúp HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn ; có thể chuyển động được .
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II. Đồ dùng dạy học :
- HS : Bộ lắp ghép kĩ thật lớp 5
III . Các hoạt động dạy học
HĐ1(1’) GTB : GV nêu mục tiêu tiết học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuần 25.doc