ĐẠO ĐỨC
VỆ SINH LỚP HỌC, TRƯỜNG HỌC
(DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG)
I/ MỤC TIÊU: HS biết:
- Vì sao cần phải vệ sinh lớp học, trường học.
- HS thực hành dọn vệ sinh lớp học, trường học.
II/ CHUẨN BỊ :
HS : Chổi, hốt rác, ghẻ lau. hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(1 ) Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2(10): Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải vệ sinh lớp học, trường học.
Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cần phải vệ sinh lớp học, trường học?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, bổ sung.
14 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 : Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2017
Toán
ôn tập về biểu đồ
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 (1’) Giới thiệu bài (dùng lời).
HĐ2(37’) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ.
- Yêu cầu HS đọc thầm đề bài và theo dõi biểu đồ trong SGK.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm bài, một HS nêu câu hỏi cho HS kia trả lời sau đó đổi việc cho nhau.
- GV yêu cầu HS trình bày từng câu hỏi trước lớp, sau đó nhận xét.
Bài 2a: Củng cố kĩ năng điền thích hợp vào ô bỏ trống.
- Yêu cầu HS đọc phần a.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS.
- GV giảng lại về cách ghi số HS sau đó cho HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm bài .
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS ,GV nhận xét chốt kết quả đúng .
+Bài 3: SGK
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
KL: Củng cố kĩ năng ước lượng về phần trăm.
HĐ3(2')Củng cố dặn dò
- GV củng cố nội dung bài học.
Tập đọc
nếu trái đất thiếu trẻ con
I/ Mục tiêu :
Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng những chi tiết , hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em.
II/ Đồ dùng dạy học
GV:bảng phụ ghi sẵn khổ thơ hướng dẫn luyện đọc .
III / Các hoạt động dạy - học.
HĐ1(4’) Bài cũ : 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Lớp học trên đường và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung cảu bài. Lớp nhận xét.
HĐ2(1’) Giới thiệu bài : dùng lời.
HĐ3(12’)Luyện đọc :
- 1 HS đọc toàn bài
Đọc đoạn : 4 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ (2 lượt).
Hướng dẫn HS đọc tiếng khó (do HS tự tìm).
HS phát âm, GV sửa lỗi,Gọi vài HS đọc lại.
- 1 HS khá đọc phần chú giải.
Đọc theo cặp. ( HS nhận xét bạn đọc trước lớp ).
Đọc toàn bài 1HS đọc
GV đọc mẫu .
HĐ4(11’): Tìm hiểu bài :
- HS đọc thầm khổ thơ 1 và 2 trả lời câu hỏi 1 SGK.
+ Tại sao chữ Anh lại được viết hoa?
Giảng từ : Cung thiếu nhi.
+ Câu hỏi 2 SGK
- Học sinh đọc thầm 2 khổ thơ cuối trả lời câu hỏi 3,SGK.
+ Ba dòng thư cuối là lời của ai?
- Câu hỏi 4 SGK
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì?( HS rút nội dung, HS nhắc lại )
Nội dung : (như mục 1)
HĐ5(10’): Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- 4 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ - HS nêu cách đọc .
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm .
- GV treo bảng phụ ghi sẵn khổ thơ 2,3 hướng dẫn và đọc mẫu cho HS
Đọc diễn cảm theo cặp. ( HS nhận xét bạn đọc trước lớp ).
- HS thi đọc diễn cảm khổ 2,3.
-T/c nhận xét.
HĐ6(2’)Củng cố dặn dò:-
- Cho HS nhắc lại nội dung bài ; HS liên hệ thực tế.
Tập làm văn
trả bài văn tả cảnh
I/ Mục tiêu :
HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 4 đề bài đã cho(tuần 32): Bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
Có ý thức tự đánh giá những thành công, hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài;viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp - cần chữa chung cho cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy học
HĐ1 (1’) Giới thiệu bài ( Dùng lời )
HĐ2(7’): Nhận xét chung và trả bài:
+ Ưu điểm:
Viết đúng yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, một số em đã có sáng tạo trong cách quan sát, lời văn sinh động, chân thực, có sự liên kết giữa mở bài, thân bài, kết bài, giữa cảnh và hoạt động của con người như ....
+ Nhược điểm:
Một số em còn mắc lỗi như: Dùng từ chưa chính xác, ý còn nghèo nàn, chữ viết sai lỗi chính tả nhiều như em
GV trả bài cho HS.
HĐ3(10’): Hướng dẫn làm bài tập:
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV.
- GV đi giúp từng cặp HS.
HĐ4(5’): Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt:
- Gọi một số HS có bài văn hay đọc cho các bạn nghe.
- Sau mỗi HS đọc GV hỏi để tìm ra cách dùng từ hay, lối diễn đạt hay, ý hay.
HĐ5(15’): Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:
- Yêu cầu HS viết lại một đoạn văn về:
Đoạn văn diễn đạt chưa hay, đoạn văn lủng củng, đoạn văn dùng từ chưa hay.
- GV gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét.
HĐ6 (2’)
- GV nhận xét tiết học.
Lịch sử
ôn tập học kì II
I/ Mục tiêu : Sau bài học HS nêu được :
- Nội dung chính của thời kì lịch sử từ năm 1945 đến nay .
- ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng tám 1945 và Đại thắng mùa xuân
năm 1975.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV và HS chuẩn bị bảng thống kê lịch sử dân tộc ta từ 1958 đến nay ( GV viết sẵn vào bảng phụ )
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(1’) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2(20’) :Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945 đến 1975.
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị nhưng che kín nội các dung lại.
- GV tổ chức làm việc cá nhân.
- YC học sinh đọc lại bảng thống kê mình đã chuẩn bị ở nhà.
- GV và HS cùng đàm thoại để xây dựng bảng thống kê các sự kiện lịch sử từ năm 1945 đến năm1954.
- GV chọn 5 sự kiện có ý nghĩa lớn trong lịch sử của dân tộc ta từ năm 1945 đến nay.
+ Ngày 19 - 8- 1945 , cách mạng tháng tám thành công.
+ Ngày 2-9 -1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Ngày 7-5 -1954 , chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Tháng 12- 1972 , chiến thắng Điện Biên Phủ trên không...lập lại hòa bình ở Việt Nam
+ Ngày 30-4-1975 ,Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng ,miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất .
- Gọi 2-3 HS nhắc lại các sự kiên này.
- GV hệ thống lại các sự kiện trên.
HĐ3(12’) : Thi kể chuyện lịch sử
Tổ chức làm việc với cả lớp.
- GV gọi lần lượt HS nối tiếp nhau nêu tên các trận đánh lớn của lịch sử từ năm1945 đến năm 1975 và kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này ( khi HS nêu GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng thành 2 phần : Trận đánh lớn/ nhân vật lịch sử.
- GV tổ chức cho HS thi kể về các trận đánh, các nhân vật lịch sử trên.
+ HS xung phong thi kể trước lớp
+ HS và GV nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất.
HĐ4(2’)Củng cố dặn dò
- GV gọi 2-3 HS khá đọc nội dung bài học trong SGK.
- GV cùng HS hệ thống lại kiến thức toàn bài.
Đạo đức
vệ sinh lớp học, trường học
(dành cho địa phương)
I/ Mục tiêu: HS biết:
- Vì sao cần phải vệ sinh lớp học, trường học.
- HS thực hành dọn vệ sinh lớp học, trường học.
II/ chuẩn bị :
HS : Chổi, hốt rác, ghẻ lau. hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên .
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(1’ ) Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2(10’): Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải vệ sinh lớp học, trường học.
Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cần phải vệ sinh lớp học, trường học?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, bổ sung.
GVKL: Dọn vệ sinh lớp học, trường học là một việc làm cần thiết để môi trường sạch đẹp, giúp chúng ta có sức khỏe tốt, học tập tốt.
HĐ3(22’): Thực hành.
Mục tiêu: HS tham gia dọn vệ sinh lớp học, trường học.
Các tiến hành:
GV chia nhóm và giao việc cho các nhóm khu vực dọn vệ sinh.
Các nhóm thực hành dọn vệ sinh.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình.
GV nhận xét, tuyên dương những nhóm làm sạch sẽ.
HĐ4(2’)Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS cần phải có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ.
Thứ 5 ngày 28 tháng 5 năm 2016
Toán
luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
Tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính cộng, trừ; vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(1’) Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2 (37’) Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1: Củng cố về cộng trừ số tự nhiên, phân số thập phân và số thập phân.
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng làm bài (GV quan tâm HS còn lúng túng )
- Hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS , GV nhận xét kết quả đúng .
KL: Củng cố về cộng trừ số tự nhiên, phân số thập phân và số thập phân.
Bài 2: Rèn kĩ năng tìm thành phần chưa biết.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân, 2 Học sinh khá, giỏi lên bảng làm ( GV quan tâm HS còn lúng túng ).
- HS , GV nhận xét chốt lại kết quả đúng .
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán về tính diện tích hình thang cho HS .
- HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. gợi ý cách làm cho HS
- GV cho HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài , 1 HS lên bảng làm bài .
- HS , GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
KL: Rèn kĩ năng giải toán về tính diện tích hình thang cho HS .
HĐ3(2’) Củng cố dặn dò
- GV cùng HS hệ thống lại kiến thức toàn bài .
Chính tả
Tuần 34
I/ Mục tiêu :
- Nhớ- viết đúng chính tả khổ thơ 2,3 của bài Sang năm con lên bảy.
- Tiếp tục rèn luyện viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: - Bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(4’) Bài cũ: 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào nháp một số từ ở bài tập 2 tiết trước. Lớp và GV nhận xét.
HĐ2(1’) Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học
HĐ3(22’): Hướng dẫn HS nhớ - viết.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn thơ.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài Sang năm con lên bảy.
- Hỏi:
+ Thế giới tuổi thơ thay đối như thế nào khi ta lớn lên?
+ Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS viết các từ khó :Lớn khôn, ngày xưa, giành lấy ...
- GV hướng dẫn cách trình bày.
c/ Viết chính tả:
- GV cho HS viết chính tả. Lưu ý HS lùi vào 2 ô rồi mới viết chữ đầu dòng thơ. Giữa hai dòng thơ để cách một dòng.
d/ Soát lỗi- thu chấm bài : chấm 7 bài.
HĐ4(11’): Hướng dẫn HS làm BT chính tả .
+ Bài tập 2:
- Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV hỏi: đề bài yêu cầu em làm gì?
- HS làm bài cá nhân ,
- 1 HS làm bài vào bảng nhóm . dưới lớp làm vào VBT
Lưu ý HS : kẻ vở làm 2 cột. Cột bên trái ghi tên viết chưa đúng, cột bên phải ghi tên viết đúng.
- Gọi một HS báo cáo, HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS,GV nhận xét chốt lời giải đúng.
+ Bài tập 3 :
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
+ Khi viết một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti em viết như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng ,
HĐ5(2’) Củng cố dặn dò
- GV cùng HS hệ thống lại toàn bài .
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu gạch ngang )
I/ Mục tiêu :
Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang .
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ viết sẵn:
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1/ Đánh dấu tại chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật
2/ Đánh dấu phần chú thích trong câu
3/ Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(4’) Bài cũ: 1-2 HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép
HĐ2(1’) Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài học
HĐ3(33’) Hướng dẫn ôn tập
+ Bài tập 1 : Một HS đọc nội dung BT 1.Cả lớp theo dõi SGK
- GV gọi 1 HS nói lại tác dụng của dấu gạch ngang .
- Yêu cầu HS kẻ bảng như trên bảng phụ.
- GV cho HS tự làm bài vào vở BT ( GV quan tâm HS lúng túng )
- Cho HS khá, giỏi làm bài trên bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
GV gọi lần lượt HS nêu kết quả của mình
HS và GV nhận xét chốt lại KQ đúng
KL: Củng cố cho HS kĩ năng sử dụng dấy gạch ngang và nắm được tác dụng của dấu gạch ngang .
+Bài tập 2:SGK
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện “ cái bếp lò”
- GV cho HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài vào vở BT ( GV quan tâm HS lúng túng )
- Gọi HS trình bày ý kiến .(9 HS: mỗi HS chỉ nói về tác dụng của một dấu gạch đầu dòng)
- HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố cho HS nắm được tác dụng của dấu gạch ngang .
HĐ4 (2’)Củng cố dặn dò
- GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
Chiều thứ 5
kỹ thuật :
Lắp ghép mô hình tự chọn
( Tiết 3 ,4 )
I - Mục tiêu : HS cần phải:
- Lắp được mô hình đã chọn
- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II - Đồ dùng dạy học
- Lắp sẵn 1 mô hình đã gợi ý trong SGK .
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1Giới thiệu bài Gv nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2(28’): Thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
a) Chọn chi tiết
b) Lắp từng bộ phận
c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh
Hoạt động 3.(5’) Đánh gía sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nêu những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Cử 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức: hoàn thành (A), và chưa hoàn thành (B). Những HS hoàn thành sớm và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật hoặc những HS có sản phẩm mang tính sáng tạo (khác với mô hình gợi ý trong SGK.) được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăng trong hộp.
Hoạt động4 (2’) Củng cố dặn dò
Chuẩn bị bộ lắp ghép mô hình điện
Mĩ thuật
THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CÁC CHẤT LIỆU .
Số tiết dạy: 3 tiết.
I – Mục tiờu:
Biết sự đa dạng cỏc chất liệu tạo hỡnh và cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm tạo ra từ nhiều chất liệu khỏc nhau.
Hiếu được cỏch tạo từ nhiều chất liệu và tạo được sản phẩm theo ý thớch.
Giới thiệu, nhận xột và nờu được cảm nhận về sản phẩm của mỡnh, nhúm mỡnh.
II- Chuẩn bị :
Giấy vẽ, giấy màu, đất nặn, keo dỏn, cỏc vật tỡm được, sỏi đỏ, vỏ sũ, rơm..
III- Cỏc hoạt động dạy học:
Giỏo viờn
Học sinh
Hoạt động 1: Tỡm hiểu.
- Quan sỏt hỡnh 2.1 thảo luận để nhận biết sự phong phỳ của chất liệu.
- Sản phẩm được tạo hỡnh chất liệu gỡ? Nội dung, hỡnh ảnh, màu sắc như thế nào ?
Hoạt động 2:Chọn chất liệu để tạo hỡnh, sắp đặt sản phẩm theo ý thớch.
- Căn cứ quyết định ở hoạt động 2 kết hợp với ý tưởng cỏ nhõn để chọn chất liệu sản phẩm mĩ thuật mà mỡnh yờu thớch.
Hoạt động 3. Trưng bày sản phẩm.
+ Gv nhận xột đỏnh giỏ sản phẩm của Hs.
* Vận dụng : về nhà tạo 1 sản phẩm theo ý thớch và chất liệu theo ý thớch.
Hs quan sỏt hỡnh 2.1 để trả lời.
Đọc phần ghi nhớ SGK.
HS thực hiện.
- Yờu cầu Hs trỡnh bày theo cảm nhận sản phẩm của mỡnh.
-Hs nhận xột sản phẩm của bạn.
- Hs thực hiện ở nhà.
Thể dục :
Bài 67 trò chơi "nhảy ô tiếp sức "
và "dẫn bóng"
I- Mục tiêu:
Chơi hai trò chơi "Nhảy ô tiếp sức" và "Dẫn bóng". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, tích cực.
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Giáo viên và cán sự mỗi người 1 còi, 4 quả bóng rổ số 5, kẻ sân để tổ chức trò chơi.
III- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu: 8 phút.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 200 - 250m.
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
* Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do giáo viên soạn: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp (do giáo viên hoặc cán sự điều khiển).
Hoạt động 2: Kiểm tra những học sinh chưa hoàn thành bài kiểm tra giờ trước.(15')
Trò chơi "Nhảy ô tiếp sức": Đội hình chơi do giáo viên sáng tạo hoặc tổ chức theo 2- 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, những học sinh đến lượt tiến vào vị trí xuất phát (theo sân đã chuẩn bị) thực hiện tư thế chuẩn bị chờ lệnh mới bắt đầu trò chơi. Giáo viên nêutên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại (tóm tắt) cách chơi, cho 1 - 2 học sinh làm mẫu, cho cả lớp chơi thử 1 -2 lần trước khi chơi chính thức có sử dụng phương pháp thi đua trong trò chơi. Giáo viên nêu thêm các yêu cầu trên cơ sở cách chơi quy định để tạo sự cố gắng của học sinh hoặc có thể thay thế một trò chơi khác có cùng mục đích phát triển sức mạnh chân (Điều này áp dụng cho tất cả những trò chơi của các bài 67, 68, và 69).
- Trò chơi "Dẫn bóng": 7 phút. Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc tương tự như cách nêu ở trên.
Hoạt động3: Kết thúc: 5phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài:
- Đi thường theo 2 - 4 hàng dọc trên sân trường và hát.
* Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn):
* Trò chơi hồi tĩnh (do giáo viên chọn).
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
Thể dục :
Bài 68 trò chơi "nhảy đúng, nhảy nhanh "
và "ai kéo khoẻ"
I- Mục tiêu:
Chơi hai trò chơi "Nhảy đúng, nhảy nhanh" và "Ai kéo khoẻ". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động, tích cực.
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Giáo viên và cán sự mỗi người 1 còi, kẻ sân để tổ chức trò chơi.
III- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu: 10 phút.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 200 - 250m.
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
* Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung Mỗi động tác 2 x 8 nhịp
* Kiểm tra những học sinh có những nội dung chưa hoàn thành.
Hoạt động 2: 20 phút.
Trò chơi "Nhảy đúng, nhảy nhanh": Đội hình chơi do giáo viên sáng tạo hoặc tổ chức theo 2- 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị trước ô nhảy của mỗi hàng, những học sinh đến lượt tiến vào vị trí xuất phát thực hiện tư thế chuẩn bị để chờ lệnh bắt đầu trò chơi. Giáo viên nêu tên trò chơi, cùng học sinh nhắc lại (tóm tắt) cách chơi, cho 1 - 2 học sinh làm mẫu, cho cả lớp chơi thử 2 - 3 lần trước khi chơi chính thức có sử dụng phương pháp thi đua trong trò chơi. Có thể tăng thêm số ô nhảy hoặc tổ chức chơi theo hình thức tiếp sức: Từng em nhảy lượt đi hết số ô quy định, sau đó quay lại nhảy lượt về, đưa tay chạm tay bạn tiếp theo ... hoặc cách chơi do giáo viên sáng tạo.
- Trò chơi "Ai kéo khoẻ": Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do giáo viên sáng tạo hoặc tương tự như cách nêu ở trên. Để đảm bảo an toàn chi học sinh, trước mỗi lần cho học sinh chơi, giáo viên cần kiểm tra và chỉnh sửa cho các em nắm tay nhau dúng theo quy định, sau đó mới tiến hành trò chơi. Có thể tổ chức thi giữa các tổ, xem tổ nào có nhiều người kéo khoẻ hoặc cách chơi do giáo viên sáng tạo.
Giáo viên tham khảo trang 32 - 33 và 35 - 36 sách Thể dục 3 của NXBGD từ năm 2004 đến nay.
Hoạt động3: Kết thúc: 5 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài
- Đi thường theo 2 - 4 hàng dọc trên sân trường và hát 1 bài
* Một số động tác hồi tĩnh (do giáo viên chọn).
* Trò chơi hồi tĩnh (do giáo viên chọn).
- Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
Thứ 6 ngày 5 tháng 5 năm 2017
Toán
luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia; vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính; giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
II/ Đồ dùng dạy học
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(1’) Giới thiệu bài ( Dùng lời )
HĐ(35’): Hướng dẫn HS làm bài.
+Bài 1: SGK
1 HS nêu yêu cầu bài tập .
Yêu cầu HS làm việc cá nhân (HS TB, yếu làm cột 1 ; HS làm cả 3 cột)
4 HS lên bảng làm bài .
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính nhân, chia với số đo thời gian.
- HS , GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
KL: Rèn kĩ năng thực hiện nhân, chia số tự nhiên, phân số, số thập phân và số đo thời gian
+Bài 2: SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm (GV quan tâm giúp đỡ HS yếu ).
(HS TB, yếu làm cột 1 ; HS làm cả 3 cột)
- HS , GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng .
KL : Rèn kĩ năng tìm x.
+ Bài tập 3 : SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề toán và tự làm bài.
- GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm (GV quan tâm giúp đỡ HS yếu. )
- HS , GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- KL : Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
+ Bài tập 4 :Dành chio HS khá giỏi làm thêm
Hoạt động nối tiếp (2’)
- GV đàm thoại củng cố nội dung bài học.
- Dặn HS về nhà làm BT hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
trả bài văn tả người
I/ Mục tiêu :
1/ HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người theo 3 đề bài đã cho(tuần 33): Bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
2/ Tự đánh giá những thành công, hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ phápcần chữa chung cho cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy học
*HĐ1 (1’) Giới thiệu bài ( Dùng lời )
* HĐ2(5’): Nhận xét chung về bài làm của HS:
- Gọi HS đọc lại các đề bài tập làm văn.
Nhận xét chung:
+ Ưu điểm:
Viết đúng yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, một số em đã có sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, tính tình, hoạt động của người được tả.
+ Nhược điểm:
Một số em còn mắc lỗi như: Dùng từ chưa chính xác, ý còn nghèo nàn, chữ viết sai lỗi chính tả nhiều.
- GV viết lên bảng phụ những lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sữa lỗi.
GV trả bài cho HS.
* HĐ3(5’): Hướng dẫn làm bài tập:
Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV, tự sửa lỗi bài của mình.
GV đi giúp từng cặp HS.
* HĐ4(7’): Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt:
Gọi một số HS có bài văn hay đọc cho các bạn nghe.
Sau mỗi HS đọc GV hỏi để tìm ra cách dùng từ hay, lối diễn đạt hay, ý hay.
* HĐ5(15’): Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:
Yêu cầu HS viết lại một đoạn văn về:
Đoạn văn diễn đạt chưa hay, đoạn văn lủng củng, đoạn văn dùng từ chưa hay.
GV gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp (2’)
- GV nhận xét tiết học.
Dặn về nhà viết lại bài văn nếu với những em viết chưa tốt. Chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu : Giúp HS :
- Tự nhận xét được những ưu điểm, khuyết điểm mà bản thân các em và các bạn thực hiện được trong tuần qua.
- Đề ra được những biện pháp để thực hiện tốt nề nếp học tập trong tuần tới.
II. Nội dung sinh hoạt :
GV giới thiệu nội dung sinh hoạt lớp :
Các tổ sinh hoạt, bình xét kết quả hạnh kiểm của từng bạn trong tuần vừa qua :
Tổ trưởng điều khiển tổ sinh hoạt : Nhận xét nề nếp học tập của các bạn trong tổ.
+ Tuyên dương những bạn có nhiều thành tích trong học tập, chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ, học bài cũ đầy đủ.
+ Tuyên dương những em tích cực phát biểu xây dựng bài trên lớp.
+ Trong tổ tự xếp loại hạnh kiểm trong tuần của tổ mình.
Báo cáo kết quả sinh hoạt của tổ trước lớp :
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
Tổ trưởng báo cáo kết quả trước lớp .
- Lớp nhận xét, bổ sung kết quả xếp loại của từng tổ.
3. GV phát biểu ý kiến :
- GV nhận xét tình hình của lớp.
- Bổ sung ý kiến xếp loại của các tổ.
4. Thống nhất ý kiến :
- GV cùng cả lớp thống nhất ý kiến
5. Phương hướng nhiệm vụ tuần tới :
- Cả lớp chuẩn bị bài đầy đủ, học bài cũ đầy đủ trước khi đến lớp.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp và ra về.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuần 34.doc