TOÁN (TIẾT 23):
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biêt tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các đơn vị đo độ dài khối lượng.
II. CHUẨN BỊ
- Hình vẽ bài 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1 (1phút) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2 :( 36 phút) Làm bài tập
Bài 1: Rèn kỹ năng giaỉ toán có liên quan đế đơn vị đo khối lượng .
- HS đọc đề, phân tích đề, thảo luận nhóm đôi, tìm cách giải .
- 1 số HS trình bày miệng cách giải.Tổ chứcnhận xét .HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày.GV củng cố về dạng toán, cách giải .
Đáp số : 100 000 cuốn vở
Bài 3 : Rèn kỹ năng tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông .
- GV vẽ hình, đọc SGK quan sát, nêu cách làm, nhắc lại cách tính diện tích hình vuông, d/ tích HCN
- HS tự làm bài. Tổ chức chữa bài
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a kết luận về các bước từ chối.
B 2: Tổ chức và hướng dẫn
-HS quan sát hình 1,2,3 SGK trang 22, 23.
-Thảo luận nhóm 4( mỗi nhóm đóng vai theo ND 1 tranh )
-Tổ chức trình diễn trước lớp. Tổ chức nhận xét rút kinh nghiệm .
- Bình chọn nhóm thực hiện tốt nhất.
B3: GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Việc từ chối hút thuốc lá; uống rượu bia; sử dụng ma tuý có dễ dàng không?
+ Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc, chúng ta nên làm gì?
+ Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không tự giải quyết được?
- 2, 3 HS nêu kết luận
HĐ nối tiếp :(4 phút) ; Củng cố ghi nhớ những nội dung chính của bài học thực hành.
- 2, 3 HS đọc lại các mục "Bạn cần biết " SGK trang 21,22 .
- GV nhận xét giờ học . Dặn HS thực hiện nói" không.... "trong cuộc sống.
Thứ 4 ngày 5 tháng 10 năm 2016
Toán (Tiết 23):
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biêt tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các đơn vị đo độ dài khối lượng.
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ bài 1.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1 (1phút) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
HĐ2 :( 36 phút) Làm bài tập
Bài 1: Rèn kỹ năng giaỉ toán có liên quan đế đơn vị đo khối lượng .
- HS đọc đề, phân tích đề, thảo luận nhóm đôi, tìm cách giải .
- 1 số HS trình bày miệng cách giải.Tổ chứcnhận xét .HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày.GV củng cố về dạng toán, cách giải .
Đáp số : 100 000 cuốn vở
Bài 3 : Rèn kỹ năng tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông .
- GV vẽ hình, đọc SGK quan sát, nêu cách làm, nhắc lại cách tính diện tích hình vuông, d/ tích HCN
- HS tự làm bài. Tổ chức chữa bài
- Đáp số : 133m2
Bài 2 ; Dành cho HS học tốt làm xong làm thêm
Tóm tắt : Đà điểu : 120kg
Chim sâu : 60 g
Đà điểu nặng gấp :... chim sâu ?
- HS tự đọc đề và làm bài ,1 HS đọc bài giải- GV ghi bảng
Tổ chức nhận xét, GV kết luận
Đáp số : 2000 lần
Bài 4; Dành cho HS học tốt làm thêm.
- Vẽ hình chữ nhật có cùng diện tích với ABCD
Diện tích ABCD= 4 3= 12( cm2 )
H/ dẫn HS đọc hiểu đề . Nhận xét để tìm các kích thước khác của hình chữ nhật mới ( 12 = 6 )
- HS tự vẽ hình vào vở. GV theo dõi, củng cố cách hiểu
HĐ nối tiếp (3 phút) Củng cố nội dung ôn tập
- GV nhận xét nội dung ôn gắn liền với nội dung từng bài tập .
Tập đọc :
ê - mi - li, con ...
I - mục tiêu :Giúp học sinh :
1. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài trong . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
2. Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
3. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4, Thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài.
II- Đồ dùng dạy - học
GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ1 ( 5 phút ) Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu ND bài " Một chuyên gia máy xúc"
HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc, trả lời câu hỏi sau bài đọc.
Tổ chức nhận xét.
HĐ2 ( 1 phút) Giới thiệu bài: GV nêu ND tranh và giới thiệu bài
HĐ3 . Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
Luyện đọc
MT ; HS đọc lưu loát toàn bài đúng tên nước ngoài, lưu ý ngắt hơi đúng thể hiện lời nhân vật.
- HS đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc : ghi lên bảng các tên riêng phiên âm để HS cả lớp luyện đọc : Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.
- 4 HS đọc nối tiếp bài thơ theo từng khổ.
- Khổ 1: lời chú Mo-ri-xơn nói với con đọc giọng trang nghiêm, nén xúc động; lời bé Ê-mi-li - ngây thơ, hồn nhiên.
- Khổ 2: Lời chú Mo-ri-xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn-xơn - giọng phẫn nộ, đau thương.
- Khổ 3: lời chú Mo-ri-xơn nhắn nhủ, từ biệt vợ con - giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
- Khổ 4: mong ước của chú Mo-ri-xơn thức tỉnh lương tâm nhân loại - giọng đọc chậm, xúc động, nhấn giọng các từ ngữ: sáng nhất, đốt, sáng loà, sự thật, gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử.
- 1 HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp
-1 HS khá đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt
Tìm hiểu bài
MT; HS trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài
-1 HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.
- HS đọc thầm khổ thơ 2 , TLCH.
Câu 2: Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
*Kh -khích HS trả lời.
Câu 3: Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
- Câu hỏi bổ sung: Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: “Cha đi vui”?
(Chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản, tự nguyện)
Câu 4 : Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
- HS đọc khổ thơ cuối, thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trả lời. Tổ chức nhận xét.
GVkết luận:
c)Đọc diễn cảm và HTL
Mt : HS đọc diễn cảm bài thơ với giọng linh hoạt theo nội dung từng khổ thơ
- Bốn HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ( 2 lượt )
- HS thi đọc diễn cảm; đọc thuộc lòng các khổ thơ 3,4. Tổ chức nhận xét , GV ghi điểm .
HĐ nối tiếp (5 Phút) : Rút ra ý nghĩa bài thơ
GV : Bài thơ ca ngợi ai ? Vì điều gì?
- HS trả lời (như MT hiểu ở ND) . GV nhận xét tiết học
- Khuyến khích HS về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ Tập đọc : Ê-mi - li, con ..
Dặn chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn :
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I . Mục tiêu : Giúp HS :
1. Biết trình bày kết quả thống kê theo hàng (BT1 )và thống kê bằng cách lập bảng (BT2)để trình bày kết quả học tập trong tháng của từng thnàh viên và cả tổ.
II- Đồ dùng dạy - học
- GV : Bảng phụ ghi điểm chất lượng đầu năm.
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ 1 (5phút ) KTBC :-GV đưa ra bảng thống kê, ( trích khỏảng 10 em),1 số em đọc tổ chức nhận xét, củng cố cách đọc .
HĐ2 ( 1 phút ) GTB GV nêu MT của tiết học
HĐ3. Hướng dẫn luyện tập ( 30 phút )
Bài tập 1:Lập bảng thống kê kết quả HT của cá nhân
MT: HS trình bày kết quả thống kê theo hàng ngang
-1 HS đọc YC BT.
- GV lưu ý HS : Đây là thống kê đơn giản (kết quả học tập của một người trong một tháng) nên HS không cần lập bảng thống kê mà chỉ cần trình bày theo hàng.
- GV định HS cách trình bày VD:
Điểm trong tháng 10 của Nguyễn Hương Giang, tổ 1:
- Số điểm dưới 5: 0
...............................
- HS làm cá nhân.
- 2 HS ở 2 tổ trình bày trên bảng – HS khác nhận xét – GV chốt ý đúng.
Bài tập 2: Lập bảng thống kê kết học tập trong tháng của từng thành viên trong tổ
- HS đọc YC BT.
- Để lập được bảng thống kê theo yêu cầu của BT, GV lưu ý HS:
+ Trao đổi bảng thống kê kết quả học tập mà mỗi HS vừa làm ở BT 1 để thu thập đủ số liệu về từng thành viên trong tổ.
+ Kẻ bảng thống kê có đủ số cột dọc (ghi điểm số như phân loại ở BT 1) và dòng ngang (ghi họ tên từng HS)
- HS trao đổi cùng bạn lập bảng thống kê gồm 6 cột dọc và số hàng ngang phù hợp với số HS của tổ.
- Hai HS lên bảng thi kẻ bảng thống kê. Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất mẫu đúng.
- Từng HS đọc thống kê kết quả học tập của mình để tổ trưởng hoặc thư ký điền nhanh vào giấy A4.
- Đại diện các tổ trình bày bảng thống kê. GV đề nghị các em rút ra nhận xét: kết quả chung của tổ, HS có kết quả tốt nhất, HS tiến bộ nhất.
HĐ nối tiếp :( 4 phút )
- GV hỏi HS về tác dụng của bảng thống kê (giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin: có điều kiện so sánh số liệu)
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê.
Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử :
Phan bội châu và phong trào đông du .
I. Mục tiêu: Giúp HS biết :
- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu TKXX(Giới thiệu đôi nét về cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu )
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ,ông day dứt đi tìm đường giải phóng dân tộc.
+ Từ 1905 – 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông Du.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ thế giới (để xác định vị trí Nhật Bản)
- Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (nếu có)
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
HĐ 1(4 phút ) KTBC : Kiểm tra đọc TL ghi nhớ bài 4.
-1- 2 HS đọc bài -GV hỏi thêm về nội dung bài. Tổ chức nhận xét .
HĐ2 (1 phút) GTB : GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ bài học : 3 nhiệm vụ :
+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích gì?
+ Kể lại những nét chính về phong trào Đông Du
+ ý nghĩa của phong trào Đông Du
HĐ3: (12 phút) (làm việc theo nhóm MT : HS tìm hiểu và trả lời đúng các yêu cầu của từng mục tiêu
- HS đọc thầm , đọc lướt toàn nội dung bài (trang 12, 13 ) cả chú thích.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi lần lượt trả lời các câu hỏi nêu trên.
HĐ4( 13 phút): Làm việc cả lớp
- HS trình bày kết quả thảo luận
- GV bổ sung : GV có thể giới thiệu vài nét về Phan Bội Châu.
+ Hỏi: Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp?
Gợi ý trả lời: Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây và nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách, trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật Bản cũng là một nước Châu á “đồng văn, đồng chủng” (tức là cùng nền văn hoá á Đông, cùng chủng tộc da vàng) nên hi vọng vào sự giúp đỡ của Nhật Bản để đánh Pháp
- GV cho HS tìm hiểu về phong trào Đông Du:
Hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là tổ chức đưa thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật Bản (một nứơc phương Đông nên gọi là phong trào Đông du) Phong trào bắt đầu từ năm 1905, chấm dứt vào năm 1909; lúc đầu có 9 người, lúc cao nhất (1907) có hơn 200 người sang Nhật học tập
- GV nêu câu hỏi : Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?
- GV có thể đặt câu hỏi nâng cao: Tại sao Chính phủ Nhật Bản thoả thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du, trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
* HĐ nối tiếp (5 phút) – GV nhấn mạnh những nội dung chính cần nắm vững :
+ Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào tới phong trào cách mạng ở nước ta đầu TK XX?
+ ở địa phương em có những di tích về Phan Bội Châu hoặc đường phố trường học mang tên Phan Bội Châu không?
- GV nhận xét giờ học .
Thứ 5 ngày 6 tháng 10 năm 2016
Toán:
(T24 ) đề ca mét vuông –héc tô mét vuông
I – mục tiêu : Giúp HS :
- Biết gọi tên, ký hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích đêcamet vuông, hectômet vuông.
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đêcamet vuông, hectômet vuông.
- Nắm được mối quan hệ giữa đêcamet vuông và mét vuông, giữa hectômet vuông và đêcamet vuông; biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản)
II. Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị trước hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dm, 1hm (thu nhỏ)như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1 (3 phút ) : Củng cố bảng đơn vị đo độ dài.
- 1 HS viết đọc trước lớp. Tổ chức nhận xét .
HĐ2 ( 1 phút) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
HĐ3 (7 phút ) Giới thiệu đơn vị đo diện tích đêcamet vuông
MT: HS biết dam2 là diện tích Hvuông cạnh 1 dam
a. Hình thành biểu tượng về đêcamet vuông.
- GV yêu cầu HS nhắc lại những đơn vị diện tích đã học.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 dam dựa vào những đơn vị diện tích đã để tự nêu được: “Đêcamet vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dam”.
- GV có thể cho HS tự nêu cách đọc và viết kí hiệu đêcamet vuông (dam2) (tương tự như đối với các đơn vị đo diện tích đã học).
b. Phát hiện mối quan hệ giữa đêcamet vuông và mét vuông.
- GV cho HS quan sát hình vẽ; tự xác định: số đo diện tích mỗi hình vuông nhỏ, số hình vuông nhỏ; tự rút ra nhận xét : hình vuông 1dam2 bao gồm 100 hình vuông 1m2.
Từ đó HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa đêcamet vuông và m2 : 1dam2 = 100m2
- 3, 4 HS nhắc lại
* Giới thiệu đơn vị đo diện tích hec to met vuông
Tương tự như phần 1
1 hm2 =100 dam 2 ; 1 dam2 = 1/ 100 hm2
3. Hoạt động 3: (26’)Thực hành
Bài 1, 2 Rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị dam2, hm2.
HS nối tiếp nhau đọc bài 1.
Bài 2 : 1, 2 HS lên bảng viết ( kh- khích HS yếu lên bảng ) . Cả lớp làm vào vở, tổ chức nhận xét .
Bài 3 : Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo diện tích.
- Gv hướng dẫn HS hiểu bài mẫu
Phần a, đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ (bao gồm cả số đo với hai tên đơn vị).
- GV hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để làm bài rồi chữa bài (lần lượt theo các phần a, b và theo từng cột).
HĐ nối tiếp : (3 phút ) Củng cố dam2 , hm2
- Vài HS trả lời theo yêu cầu của GV. GV nhận xét giờ học.
Chính tả
(nghe viết ) : một chuyên gia máy xúc
I - mục tiêu : Giúp HS :
1.Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn .
2. Tìm được các tiếng có uô, ua, trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh trong các tiếng có uô, ua, để điền vào 2 trong 4 câu ở BT3.
II- Đồ dùng dạy - học
GV: Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ 1 ( 5 phút ) Kiểm tra bài cũ : Củng có nguyên tắc đánh dấu thanh với các chữ có nguyên âm đôi : khung cửa, buồng máy, ngoại quốc , chất phác.
- GV đọc HS viết nháp, 1 HS viết bảng .Tổ chức nhận xét, củng cố.
HĐ2 ( 1 phút) Giới thiệu bài. GV nêu MT của tiết học
HĐ3. ( 20 phút ) Hướng dẫn học sinh nghe - viết MT : HS viết đúng chính tả bài viết, nét chữ đúng quy định.
GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả; khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phác.
- GV đọc HS viết bài .
- HS đổi chéo bài để soát lỗi.
- GV chấm 1 số bài .
- GV nhận xét chung .
Hoạt động 3. ( 10 phút )Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Củng cố quy tắc đánh dấu thanh ở tiếng có vần chứa âm chính ua, uô
- HS viết vào VBT những tiếng chứa ua, uô.
- Hai HS viết lên bảng, nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
- Lời giải:
+ Các tiếng chứa ua: của, múa.
+ Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.
Lưu ý: ở lớp 1, HS đã được giải thích tiếng quá gồm âm qu (quờ) + vần a. Do đó không phải là tiếng có chứa ua, uô.
- Cách đánh dấu thanh:
+ Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua - chữ u.
+ Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính uô - chữ ô.
Bài tập 3; Tìm tiếng thích hợp chứa uô, ua điền vào chỗ trống
HS đọc YC BT
HS thảo luận cặp đôi -HS trình bày - HS khác NX
GV chốt bài đúng.
- GV hướng dẫn HS nêu nghĩa các thành ngữ:
Muôn người như một: ý nói đoàn kết một lòng
Chậm như rùa: quá chậm chạp
Ngang như cua: tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến
Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng.
HĐ nối tiếp ( 4 phút )
-HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các nguyên âm đôi ua/ uô
- GV nhận xét giờ học .
Luyện từ và câu
Từ đồng âm
I - Mục tiêu: Giúp HS hiểu :
1. Hiểu thế nào là từ đồng âm.(Nội dung ghi nhớ)
2. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm(BT1 mục II) ; Đặt được câu để phấn biệt từ đồng âm(2 trong 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu được tác dụng của từ đồng âm
II- Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ 1 (5 phút )KTBC: Củng cố viết đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một làng quê.
- 1 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (tiết LTVC trước). Tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm .
HĐ2 (1 phút ) Giới thiệu bài
GV giới thiệu MT của tiết học.
HĐ3. ( 8 phút )Phần nhận xét
MT : HS phát hiện và hiểu được thế nào là từ đồng âm.
- HS đọc YC BT 1, 2 .
- HS làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ "câu"
- HS trình bày - HS khác NX - GV chốt lời giải đúng .
- GV chốt lại: Hai từ “câu” ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế gọi là những từ đồng âm.
HĐ 4. Phần ghi nhớ ( 3 phút )
- Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Hai, ba HS không nhìn sách, nhắc lại nội dung ghi nhớ.
HĐ 5: Phần luyện tập ( 20 phút )
Bài tập 1: Phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong văn cảnh cụ thể.
VD : cánh đồng - tựơng đồng - một nghìn đồng
- HS làm việc theo cặp.
- Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác NX - GV chốt lời giải đúng.
(HS nêu miệng chỉ cần nói được đúng ý)
Bài tập 2: Luyện đặt câu phân biệt từ đồng âm
HS làm việc độc lập .
- 3 HS làm trên bảng . Cả lớp làm bài vào vở. Tổ chức lớp NX - GV chốt câu đúng , sửa sai ( nếucần )
Bài tập 3 ; Phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong văn bản truyện .
- HS thảo luận nhóm đôi .
- Đại diện nhóm trình bày bài làm - HS khác NX - GV chốt ý kiến đúng
- Lời giải: "tiền tiêu" (tiền chỉ để tiêu)
"tiền tiêu" (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch)
- HS khá giỏi ghi nhanh vào vở.
- GV lưu ý cách nhận diện từ đồng âm trong khi nói và viết .
Bài tập 4: Đố vui
- HS đọc YC BT.
- HS thi giải câu đố nhanh. Tổ chức nhạn xét , GV chốt lời giải đúng .
HĐ nối tiếp : (3 phút ) Củng cố nội dung bài
-2 HS nhắc lại ghi nhớ. GV nhận xét tiết học . Dặn HS hoàn thiện bài.
Thứ 6 ngày 7 tháng 10 năm 2016
Toán :
mi -li -mét -vuông . Bảng đơn vị đo diện tích
I mục tiêu : Giúp HS :
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của milimet vuông; biết quan hệ giữa milimet vuông và xăngtimet vuông.
-Biết tên gọi , kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diên tích
II. Đồ dùng dạy học
GV : Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a SGK (phóng to).
- Kẻ khung bảng đơn vị đo diện tích
III. Các hoạt động dạy học
HĐ 1: (4’) KTBC ; Củng cố về dam2 hm2
-2 HS làm 1 số phép toán đổi đơn vị đo - Lớp nháp
12dam2= ... hm2 12 dam2 = m2 3 hm2 =... dam2
Tổ chức nhận xét, củng cố cách đổi
HĐ2 ( 1 phút) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
HĐ3 (4 phút) Giới thiệu đơn vị đo diện tích milimet vuông
MT: HS nắm được biểu tượng về đơn vị đo diện tích mm2 - cm 2
-yêu cầu HS nêu những đơn vị đo diện tích đã được học (cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2).
- GV nêu: “Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị milimet vuông”.
“Milimet vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm” .
2-3 HS nhắc lại .
HS tự nêu cách viết kí hiệu milimet vuông kết hợp quan sát hình vẽ( chuẩn bị)+
SGK phát hiện ra mối q. hệ:
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
HĐ4: (8 phút)Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích
MT: HS lập được bảng đơn vị đo diện tích và nhận biết mối quan hệ của 2 đơn vị đo diện ích liền kề nhau.
- GV vấn đáp , hệ thống lại các đơn vị đo diện tích đã học, GV lần lượt ghi bảng, hoàn thiện bảng đơn vị đo diện tích
- GV giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa thành lập, nêu nhận xét:
+ Mỗi đơn vị đo diện tích đều gấp 100 lần đơn vị nhỏ hơn, liền sau nó.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích đều bằng đơn vị lớn hơn, liền sau nó.
Nên đặc biệt lưu ý HS nhận xét này để thấy rõ sự khác biệt với bảng đơn vị đo độ dài (hay khối lượng) đã học.
- Cho HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích để ghi nhớ bảng này.
. HĐ5: Thực hành(20 phút)
Bài 1 : Rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài rồi có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo và chữa bài.( kh- khích HS yếu đọc và lên bảng viết số đo diện tích )
Bài 2 : Rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích.
HS trung Bình yếu làm bài 2a cột 1; HS khá giỏi làm cả bài.
Bài 3: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo.
Phần a: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị( HS khá giỏi làm 3 cột, HS yếu làm 2 cột
Phần b: Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn ( Tổ chức trò chơi " tiếp sức ")
- 2 tổ thực hiện trò chơi đại diện mỗi tổ 6 em nối tiếp lên bảng điền kết quả.
- Tổ chức lớp nhận xét, GV củng cố về cách đổi đơn vị đo.
HĐ nối tiếp: ( 3 phút) 2 HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích và nêu mối quan hệ...
- GV nhận xét giờ học . Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn :
trả bài văn tả cảnh
I - Mục tiêu : Giúp HS :
1.Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu...)
2. Nhận thức được lỗi trong bài làm của mình và của bạn: biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
II- Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ1 ( 1 phút ) GTB :GV nêu MT của tiết học
HĐ 2.( 10 phút) Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình .
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp :
- Nêu một số lỗi cơ bản : nội dung chưa phù hợp với trọng tâm yêu cầu đề ... cách dùng từ đặt câu, chính tả. (:sai nhiều lỗi chính tả. sa vào tả cảnh sinh hoạt...)
- HS suy nghĩ nêu cách sửa .
+ HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai)
HĐ3. ( 25 phút )Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài
GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi trong bài theo trình tự như sau:
- Sửa lỗi trong bài:
+ HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
+ HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- Học tập những đoạn văn, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay(Phương Linh, Thu Trang )
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Mỗi HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.
+ Một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
HĐ nối tiếp ( 4 phút )
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao, những HS đã tham gia chữa bài tốt trong giờ học.
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài. Chuẩn bị bài quan sát một cảnh sông nước .
địa lý :
vùng biển nước ta
(Mức độ tích hợp GDMT: Bộ phận)
I- mục tiêu : Giúp HS :
- Trình bày được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta .
- Chỉ được trên bản đồ, lược đồ vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng như Hạ Long, Nha Ttrang, VũngTàu trên bản đồ .
- Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất .
-ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý
II- đồ dùng dạy học:
- GV : Bản đồ VN. Tranh ảnh khu du lịch, bãi tắm
III- các hoạt động dạy học :
HĐ1 ( 4 phút) KTBC : Củng cố ghi nhớ hiểu biết về đặc điểm, vai trò của sông ngòi nước ta
1, 2 HS đọc ghi nhớ, GV hỏi thêm các câu hỏi cuối bài .
Tổ chức nhận xét .
HĐ2 ( 1 phút ) GTB : GV nêu mục tiêu bài học
1 ) Vùng biển nước
HĐ3 ( 5 phút ) Làm việc theo lớp
HS quan sát hình ( SGK), két hợp quan sát GV chỉ và giới thiệu trên bản đồ lớn.
Vài HS nhắc lại chỉ "Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển đông "
2) Đặc điểm vùng biển nước ta :
HĐ4( 10 phút ) làm việc nhóm đôi
MT: HS nêu được đặc điểm của biển nước ta. Khí hậu tương đối điều hoà ...
HS thực hành nhóm đôi - Thảo luận kết hợp với hiểu biết thực tế- TLCH1
Tổ chức trình bày ý kiến- Các nhóm khác bổ sung, KL .
GV bổ sung, giúp HS cập nhật thêm một số thông tin về thuỷ triều, nhật triều, bán nhật triều .
3) Vai trò của biển :
HĐ5 ( 7 phút) Làm việc theo nhóm .
-Tiến hành tương tự hoạt động 4,kết hợp giới thiệu một số khu nghỉ mát .
- GV kết luận chung : + Biển điều hoà khí hậu
+ nguồn tài nguyên
+ đường giao thông quan trọng
+ nhiều nơi du lịch nghỉ mát .
- Liên hệ Thanh Hoá ;Sầm Sơn, Nam Sầm Sơn, Quảng Hùng , Quảng Lợi.
HĐ nối tiếp : ( 3 phút) Củng cố các kiến thức cơ bản trong bài.
- 2, 3 HS đọc ghi nhớ SGK .
- GV cho HS liên hệ đến việc bảo vệ MT và khai thác tài nguyên thiên nhiên của biển. - GV nhận xét giờ học .
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Tự nhận xét được những ưu điểm, khuyết điểm mà bản thân các em và các bạn thực hiện được trong tuần 4.
- Đề ra được những biện pháp để thực hiện tốt nề nếp học tập trong tuần 5
II. Nội dung sinh hoạt :
GV giới thiệu nội dung sinh hoạt lớp :
Các tổ sinh hoạt, bình xét kết quả hạnh kiểm của từng bạn trong tuần vừa qua :
Tổ trưởng điều khiển tổ sinh hoạt : Nhận xét nề nếp học tập của các bạn trong tổ.
+ Tuyên dương những bạn có nhiều thành tích trong học tập, chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ, học bài cũ đầy đủ.
+ Tuyên dương những em tích cực phát biểu xây dựng bài trên lớp.
+ Trong tổ tự xếp loại hạnh kiểm trong tuần của tổ mình.
Báo cáo kết quả sinh hoạt của tổ trước lớp :
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
Tổ trưởng báo cáo kết quả trước lớp .
- Lớp nhận xét, bổ sung kết quả xếp loại của từng tổ.
3. GV phát biểu ý kiến :
- GV nhận xét tình hình của lớp.
- Bổ sung ý kiến xếp loại của các tổ.
4. Thống nhất ý kiến :
- GV cùng cả lớp thống nhất ý kiến
5. Phương hướng nhiệm vụ tuần tới 5
- Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Cả lớp chuẩn bị bài đầy đủ, học bài cũ đầy đủ trước khi đến lớp.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp và ra về.
Chiều thứ 2 ngày 3 tháng 10 năm 2016
Đao đức:
Bài 3: Có chí thì nên (tiết 1)
I - Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vươn lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
II – Tài liệu và phương tiện
- GV :Một số mẩu chuyện kể về những tấm gương vượt khó (ở địa phương càng tốt) như Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung.
III- Các hoạt động dạy - học
HĐ1 (3 phút ) Tại sao phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- 1- 2 HS trả lời, tổ chức nhận xét .
HĐ2: (10phút ) Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng.
* MT:: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng
* Cách tiến hành
1. HS tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng (trong SGK)
2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuần 5.doc