I. Mục tiêu :
- Luyện đọc vần / ât /
- Nhớ, viết được tiếng và từ ứng dụng có chứa vần ât .
- Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy- học :
GV: SGK
II. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra: Lồng vào bài học
2. Bài mới : Giới thiệu bà
18 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 1 năm 2017 - 2018 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2017
Toán (46)
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
I. Mục tiêu :
- HS thuộc bảng cộng; biết làm tính cộng trong phạm vi 6.Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ .
- Vận dụng làm đúng các bài tập
- Có ý thức học bộ môn
II. Đồ dùng dạy- học :
GV : 6 hình vuông, 6 hình tam giác, 6 chấm tròn.
- Phấn màu
HS : SGK, bảng con , vở toán
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra :
Bài 1 : Tính 3 + 1 + 1 =
5 – 2 – 2 =
- Gọi HS đọc bảng trừ trong phạm vi 5
- Nhận xét
2. Dạy bài mới
* HĐ1: Giới thiệu bài ( Trực tiếp)
* HĐ2: Giới thiệu phép +, bảng + trong phạm vi 6
a. Phép cộng: 5 + 1 = 6
- Đính 5 hình vuông thêm 1 hình vuông
- Nêu bài toán
- Yêu cầu HS trả lời bài toán, viết phép tính tương ứng
b. Các phép cộng : 1 + 5 = 6
4+ 2 = 6
2 + 4 = 6
3 + 3 = 6
( Tiến hành tương tự như phần a)
c. Nhận xét kết quả 2 phép tính
5 + 1 =6 và 1 + 5 = 6
4 + 2 =6 và 2 + 4 = 6
d. Đọc thuộc bảng cộng
- Che bớt 1 thành phần của phép cộng
- 5 cộng 1 bằng mấy ?
- 6 bằng một cộng mấy ?
*Nghỉ giữa tiết: Hát 1 bài
* HĐ3 : Luyện tập
Bài 1:
- Bài yêu cầu gì ?
- Cần lưu ý gì khi viết số ?
Bài 2 :
Cột 1, 2 , 3
- Nêu yêu cầu
- Nhận xét
- Con có nhận xét gì về 2 PT trong một cột ?
Bài 3 :
- Nêu yêu cầu
Cột 1, 2
- Nêu cách thực hiện
- Thu bài, Nhận xét
Bài 4 :
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh. Nêu bài toán , viết PT
3. Củng cố - dặn dò :
- Đọc bảng cộng trong phạm vi 6
- Nhận xét giờ
- 1 HS lên bảng
- Lớp làm bảng con
- 1 HS
- Có 5 hình vuông thêm 1 hình vuông. Hỏi tất cả có mấy hình vuông ?
-1 HS nêu, 1HS viết phép tính 5+1 = 6
Đọc phép tính
- Kết quả 2 phép tính đều bằng 6, các số đổi chỗ cho nhau
- HS đọc
-Lớp trưởng điều khiển
- 1HS nêu
- 2 HS lên bảng
- Lớp làm bảng con
- Viết số phải thẳng cột với nhau
- Nối tiếp nêu kết quả
- Kết quả 2 phép tính đều bằng nhau, các số đổi chỗ cho nhau
- HS làm vào vở
- Thực hiện từ trái sang phải
a, Trên cành cây có 4 con chim, thêm 2 con chim. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim ?
4 + 2 = 6
b, Có 3 chiếc ô tô màu trắng , thêm 3 chiếc ô tô màu xanh. Hỏi có tất cả bao nhiêu ô tô ?
3 + 3 = 6
Tiếng Việt (3+ 4)
VẦN / ÂN/
Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) – Trang 49
Tự nhiên và Xã hội (12)
NHÀ Ở
I.Mục tiêu:
-Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình
- Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà mình.
II.Đồ dùng dạy- học:
GV : - Phấn màu , tranh các dạng nhà.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra :
Hãy kể cho các bạn trong lớp nghe về gia đình của mình?
2. Dạy bài mới
Giới thiệu bài :Hôm nay, cô sẽ cùng các con học bài “Nhà ở” nhé!
*HĐ 1: Quan sát hình
Gợi ý:
+ Ngôi nhà này ở đâu?
+ Bạn thích ngôi nhà nào? Tại sao?
*Liên hệ thực tế:
+ Nhà con ở là loại nhà nào ?
+ Hãy nói cho cả lớp nghe địa chỉ của nhà con?
- GV cho HS quan sát thêm tranh đã chuẩn bị và giải thích cho HS về các loại nhà: nhà ở nông thôn, nhà tập thể ở thành phố, các dãy phố, nhà sàn ở miền núi
*Kết luận: Có nhiều loại nhà ở khác nhau: nhà ở nông thôn, nhà tập thể, nhà sàn ở miền núi Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình. Chúng ta phải yêu quý, giữ gìn ngôi nhà của mình vì đó là nơi em sống hằng ngày với những người ruột thịt thân yêu.
* Nghỉ giữa tiết: Hát 1 bài
* HĐ 2: Quan sát theo nhóm nhỏ.
- Kể tên các đồ dùng phổ biến trong nhà.
*Kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và việc mua sắm những đồ dùng đó phụ thuộc vào kinh tế của mỗi gia đình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ
-3 HS kể.
-HS nhận xét
- HS hoạt động theo nhóm đôi
- Quan sát các hình trong bài 12 SGK.
- Từng nhóm trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV
- Cá nhân
- Đại diện nhóm chỉ vào hình và kể về các loại nhà.
-Lớp trưởng điều khiển
- Nhóm 4 em
- Mỗi nhóm quan sát 1 hình trong trang 27 SGK và nói tên các đồ dùng đợc vẽ trong hình.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe
Toán*(28)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Củng cố bảng cộng; HS biết làm tính cộng trong phạm vi 6.Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ .Làm đúng các bài tập trong VBT
- Có ý thức học bộ môn
II. Đồ dùng dạy- học :
GV: bảng phụ
HS : bảng con, vở toán
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra :
Tính 5 + 1 =
4 + 2 =
- Nhận xét
2. Dạy bài mới :
* HĐ1: Giới thiệu bài ( Trực tiếp)
Bài 1:
- Bài yêu cầu gì?
-Cần lưu ý gì khi viết số?
Bài 2 :
- Nêu yêu cầu
- Nhận xét
- Con có nhận xét gì về 2 PT trong một cột?
Bài 3 :
- Nêu yêu cầu
- Chữa bài
- Nêu cách thực hiện
Bài 4 :
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh. Nêu bài toán , viết PT
3. Củng cố - Dặn dò :
- Đọc bảng cộng trong phạm vi 6
- Nhận xét giờ
- 1 HS lên bảng
- Lớp làm bảng con
- 1HS nêu
- Lớp làm bảng con
- Viết số phải thẳng cột với nhau
- HS nêu yêu cầu
- HS lên bảng lớp bảng con
5+1= 6 4+2= 6
1+5=6 2+4=6
- Nối tiếp nêu kết quả
- Kết quả 2 phép tính đều bằng nhau, các số đổi chỗ cho nhau
- HS làm vở
1 + 4 + 1 = 0 + 5 + 1 =
1 + 3 + 2 = 2 + 4 + 0 =
2 + 2 + 2 = 3 + 3 + 0 =
- 3HS đọc chữa
- Thực hiện từ trái sang phải
- HS nêu , viêt phép tính vào bảng con
a, Trên cành cây có 4 con chim , thêm 2 con chim . Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim?
4 + 2 = 6
b, Có 3 que kem màu trắng , thêm 3 que màu nâu. Hỏi có tất cả bao nhiêu que kem ?
3 + 3 = 6
Tiếng Việt*(28)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Luyện đọc vần / ân /
- Nhớ, viết được tiếng và từ ứng dụng có chứa vần ân .
- Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy- học :
GV: SGK
II. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra : Lồng vào bài học
2. Bài mới : Giới thiệu bài :
* Việc 1 : Đọc
* Ôn lại vần / ân /
- Phân tích lại vần ân ?
- Phần vần ân gồm những âm gì ?
- Vẽ mô hình và đưa phần vần vào mô hình ?
- Thêm phụ âm đầu tạo tiếng mới ?
- Thêm các dấu thanh để tạo thành tiếng mới ?
- Đọc lại các tiếng mới đó ?
- Đọc bài trong SGK.
*Việc 2: Viết
- Viết vần ân, quả mận (trong vở “Em tập viết” tập 2) phần luyện tập
- GV thu một số bài
- Nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò
Hệ thống nội dung bài
Nhận xét giờ
- HS phân tích vần ân
- HS vẽ mô hình
- HS đọc bài
HS viết bảng con, viết vở
Tự học (28)
HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY
I. Mục tiêu :
- HS tự hoàn thành các bài trong ngày
- Có ý thức tự học
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV : VBT
- HS : VBT
III. Các hoạt động dạy – học :
*HĐ1: HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày
* Môn : Toán + Tiếng việt
- HD HS hoàn thành các bài học trong ngày
- GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài
*HĐ2: HD chuẩn bị bài ngày hôm sau
- Đọc bài vần ân
- HD đọc bài vần ât
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS tự hoàn thành các bài
+ Hoàn thành bài tập VBT toán, vở ô li
- Cả lớp
- HS đọc
Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2017
Tiếng Việt (5 +6)
VẦN / ÂT/
Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) – Trang 51
Toán (47)
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6
I. Mục tiêu : Giúp học sinh
- Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 6 ; viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
II. Đồ dùng dạy - học :
GV : Bộ đồ dùng toán 1
HS : Bộ đồ dùng toán , bảng con
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra :
- Đọc bảng trừ trong phạm vi 5
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới
*HĐ1.Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 6
- GV đưa ra hình vẽ
- Có 6 chấm tròn, bớt 1chấm trò. Hỏi còn mấy chấm tròn ?
- GV nêu : 6 chấm tròn bớt 1 chấm
tròn, còn 5 chấm tròn ?
- Vậy 6 bớt 1 bằng mấy ? 6 trừ 1 bằng mấy ?
Ghi : 6 – 1 = 5
b. HD hs học phép trừ còn lại tương
tự
6 – 5 = 1
6 – 2 = 4
6 – 4 = 2
6 – 3 = 3
c. Ghi nhớ phép trừ trong phạm vi 6:
- GV xóa dần các thành phần trong phép trừ
*HĐ2. Thực hành :
Bài 1 : Tính
- Cho hs thực hiện phép cộng theo hàng dọc. Chú ý viết các số thẳng cột
Bài 2 : Tính
Cho hs nhẩm kết quả rồi nêu nối tiếp
Củng cố mối quan hệ phép cộng phép trừ
Bài 3 : Tính
- HD hs cách làm bài: Chú ý thực
hiện các phép tính theo thứ tự từ phải sang trái
Bài 4 : Viết phép tính thích hợp
- Quan sát tranh
- Cho HS nêu bài toán
- Nêu PT
3. Củng cố - Dặn dò
- Hệ thống nội dung bài
- HD chuẩn bị bài sau
- Quan sát
- Nêu lại bài toán
- 5 chấm tròn
- HS nêu lại
- HS nêu
- Đọc đồng thanh, cá nhân
- Đọc đồng thanh, cá nhân
- Nêu yêu cầu
- Làm bảng con
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu
- Nêu miệng 5 + 1 = 6 4 + 2 = 6
6 – 1 = 5 6 – 2 = 4
6 – 5 = 1 6 – 4 = 2
- HS làm vào vở
6 – 4 – 2 = 6 – 2 – 1 =
6 – 2 – 4 = 6 – 1 – 2 =
- Nhận xét
- Nêu bài toán
- Viết phép tính tương ứng với bài toán
- Làm vào bảng con
a. 6 - 1= 5 b, 6 – 2 = 4
- HS lắng nghe
Toán*(30)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố về :
- Phép trừ trong phạm vi 6
- Học thuộc các phép trừ trong phạm vi 6
- Thực hành làm tính trừ trong phạm vi 6
II. Đồ dùng dạy học :
- GV : Bảng con
- HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra :
- Đọc bảng trừ trong phạm vi 6
- Nhận xét, đánh giá
2. Dạy bài mới :
HĐ1: HD luyện tập
Bài 1 : Tính
- Cho hs thực hiện phép tính theo cột
dọc
- Củng cố viết phép tính theo cột dọc
Bài 2 : Viết số thích hợp vào
- Con có nhận xét gì về các phép tính trong một cột ?
Bài 3: Tính
Bài 4: Viết dấu >,< ,=
- Nêu yêu cầu
- Thu bài , nhận xét
- Muốn điền được >,<, = vào chỗ chấm ta làm thế nào ?
Bài 4 Bài toán:
-Hà có 6 viên bi. Hà cho bạn 3 viên bi. Hỏi Hà còn mấy viên bi ?
3. Củng cố - Dặn dò :
-Nhắc lại nội dung bài
-Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bài sau
- Nêu yêu cầu
- Làm bảng con
- HS nối tiếp lên bảng làm
5 + 1 =. 4 + 2 = .
1 + .. = 6 .. + 4 = 6
6 – 5 = 6 – 2 =
6 – 1 = 6 – 4 =
- Phép trừ là phép tính ngược của phép tính cộng
- HS làm bài vào vở
6 - 5 – 1 = 6 – 4 – 2 =
6 – 1 – 5 = 6 – 2 – 4 =
- 2 HS nêu
- Hs làm vào vở
6 – 5 6 6 – 1 4 + 1
6 – 4 1 3 – 3 5 – 2
5 – 2 3 6 – 3 6 - 2
- HS nêu cách thực hiện
-Nêu lại bài toán
-Phân tích bài toán
-Nêu miệng phép tính : 6 – 3 = 3
Tiếng Việt* (30)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Luyện đọc vần / ât /
- Nhớ, viết được tiếng và từ ứng dụng có chứa vần ât .
- Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy- học :
GV: SGK
II. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra: Lồng vào bài học
2. Bài mới : Giới thiệu bà
* Việc 1: Đọc
* Ôn lại vần / ât /
- Phân tích lại vần ât ?
- Phần vần ât gồm những âm gì ?
- Vẽ mô hình và đưa phần vần vào mô hình ?
- Thêm phụ âm đầu tạo tiếng mới ?
- Thêm các dấu thanh để tạo thành tiếng mới ?
- Đọc lại các tiếng mới đó ?
- Đọc bài trong SGK.
*Việc 2: viết
- Viết vần ât , tất, lật đật, (trong vở “Em tập viết” tập 2) phần luyện tập
- GV thu một số bài
- Nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ
- HS phân tích vần ât
t
â
- HS vẽ mô hình
HS đọc bài
HS viết bảng con, viết vở
Tự học (30)
HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY
I. Mục tiêu :
- HS tự hoàn thành các bài trong ngày
- Có ý thức tự học
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV : VBT
- HS : VBT
III. Các hoạt động dạy – học :
*HĐ1: HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày
* Môn : Toán + Tiếng việt
- HD HS hoàn thành các bài học trong ngày
- GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài
*HĐ2: HD chuẩn bị bài ngày hôm sau
- Đọc bài vần ât
- HD đọc bài vần am
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS tự hoàn thành các bài
+ Hoàn thành bài tập VBT toán, vở ô li, vở tập vẽ
- Cả lớp
- HS đọc
Thứ năm ngày 16 tháng 11 năm 2017
Toán (48)
LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu :
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6
- HS có ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
GV : Bảng phụ
HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra :
Tính a, 5 + 1 = 4 + 2 =
b,
- Nhận xét
2. Dạy bài mới
* HĐ1: Giới thiệu bài ( Trực tiếp)
Bài 1 :
- Nêu yêu cầu
- Dòng 1
- Khi thực hiện phép tính theo cột dọc cần lưu ý gì ?
Bài 2 :
- Nêu yêu cầu
- Dòng 1
- Nêu cách thực hiện
*Nghỉ giữa tiết: Hát 1 bài
Bài 3 :
- Ghi nội dung lên bảng
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Dòng 1
- Chữa :
Bài 4:
- Nêu yêu cầu
- Dòng 1
- Nhận xét
Bài 5
- Cho học sinh xem tranh, nêu bài toán, viết phép tính tương ứng với bài toán.
- Khuyến khích nhiều học sinh nêu các bài toán khác nhau và phép tính tương ứng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 học sinh thi đọc thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 6.
- Nhận xét giờ
a, 2 HS lên bảng
b, Cả lớp làm bảng con
- 1 HS nêu
- 2 HS lên bảng
- Lớp làm bảng con
- Nhận xét
- Viết số thẳng cột
- 1 HS nêu
- Nối tiếp nêu cách tính
- Thực hiện từ trái sang phải
-Lớp trưởng điều khiển
- HS làm vào vở
- Cả lớp
- Nối tiếp nêu cách thực hiện
- 3 HS lên bảng
- Xem tranh, nêu ra các bài toán:
a. Có 6 con vịt, có 2 con chạy đi. Hỏi còn lại mấy con vịt? à 6 – 2 = 4
b.Có 4 con vịt đứng và 2 con vịt chạy đi. Hỏi tất cả có mấy con vịt?
à 4 + 2 = 6 hoặc
2 + 4 = 6
Tiếng Việt (7+ 8)
LUYỆN TẬP VẦN CÓ ÂM CUỐI VỚI CẶP N / T
Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) – Trang 54
Đạo đức (12)
NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu :
Học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền có quốc tịch.
- Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Quốc kì tượng trưng cho đất nước, cần phải trân trọng, giữ gìn.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh : Phải nghiêm trang khi chào thể hiện lòng Tôn kính quốc kì , lòng yêu quê hương, đất nước.
- HS thấy được Bác Hồ là một tấm gương lớn về lòng yêu nước, yêu tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Vở bài tập đạo đức 1
- Một lá cờ Việt Nam. Bài hát Quốc ca
- Bút màu, giấy, vở.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra :
- Hãy kể việc đã làm đối với em nhỏ hoặc anh chị của mình?
- Nhận xét, đánh giá
2. Dạy bài mới :
- Giới thiệu bài
- Giới thiệu tên bài, ghi tên bài
Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và đàm thoại
Cho thảo luận nhóm đôi: quan sát tranh bài tập 1. Đàm thoại:
- Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Các bạn đó là người nước nào? Vì sao em biết?
-Chúng ta là người nước nào?
- Đại diện nhóm lên trình bày
- GV chốt lại ý chính
Kết luận: Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
Hoạt động 2: Quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại
- GV chia lớp làm 6 nhóm, cho hs quan sát các tranh trong bài tập 2
- Đàm thoại:
- Những người trong tranh đang làm gì?
- Tư thế họ đứng chào cờ như thế nào? Vì sao họ lại đứng nghiêm trang khi chào cờ?
- Vì sao họ lại sung sướng nâng lá cờ Tổ quốc?
- Lên trình bày
- Em đã đứng như thế nào khi chào cờ?
- Gắn lá cờ Tổ quốc lên bảng cho hs quan sát và miêu tả
Kết luận :Quốc kì tượng trưng cho đất nước. Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh
Quốc ca là bài hát chính thức của một nước dùng khi chào cờ.
Khi chào cờ cần phải: Bỏ mũ, nón. Sửa sang lại đầu tóc, quần áo cho gọn gàng. Đứng nghiêm. Mắt nhìn hướng về Quốc kì .
-Phải nghiêm trang khi chào thể hiện lòng Tôn kính quốc kì , lòng yêu quê hương, đất nước.
Hoạt động 3: HS làm bài tập 3
- Quan sát tranh
- Bạn nào chưa nghiêm trang khi chào cờ
- Cho hs lên trình bày
- GV chốt lại ý đúng
Kết luận :Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa, nói chuyện riêng.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài
- Chuẩn bị bài sau
- 2 hs
- hs nhắc lại tên bài
- Nhóm đôi quan sát tranh và thảo luận theo yêu cầu
- Đang giới thiệu về mình
Nhật Bản,Việt Nam, Lào, Trung Quốc.
- Việt Nam
- Đại diện nhóm lên trình bày
- HS quan sát tranh bài tập 2
-HS trong nhóm thảo luận
- Đang đứmg chào cờ
- Nghiêm trang
- Thể hiệnlòng tôn kính Quốc kì và lòng yêu Tổ quốc
- Đại diện nhóm lên trình bày
- HS tự liên hệ
- Cả lớp
- HS làm việc cá nhân
- Lên trình bày
- Lớp nhận xét
- HS lắng nghe
Toán* (30)
LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu :
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6
- HS có ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
HS : Bảng con, VBT
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra :
- Gọi HS đọc CT cộng trong phạm vi 6
- Nhận xét
2. Dạy bài mới :
* HĐ1: Giới thiệu bài ( Trực tiếp)
Bài 1 :
- Nêu yêu cầu
- Khi thực hiện phép tính theo cột dọc cần lưu ý gì ?
Bài 2 :
- Nêu yêu cầu
- Nêu cách thực hiện
Bài 3 :
- Bài yêu cầu gì?
- Chữa :
HĐ2: HS làm vở ô li
Bài 1: Tính
6 – 1- 5 = 6 – 4 -1=
6 - 2 - 1= 6 – 5 -1 =
Bài 2: Điền số
6 – .= 3 - 1 6 – = 4 - 2
3 – 1 5 - 3
6 – > 6 - 4 6 - 6 < 5 –
Bài 3: Cho các số: 0,1,2,3,4,5,6
- Tìm 2 số cộng lại bằng 6 , lấy số lớn trừ số bé được két quả bằng 2
- Chữa bài
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 học sinh thi đọc thuộc CT cộng, trừ trong phạm vi 6.
- Nhận xét giờ
a, 2 HS lên bảng
- 1 HS nêu
- HS làm bảng con
- Viết số thẳng cột
- 1 HS nêu
- HS lên bảng , lớp bảng con
6 – 3 – 1 = 1 + 3 + 2 =
6 – 3 – 2 = 3 + 1+ 2 =
- Thực hiện từ trái sang phải
- 2HS lên bảng , lớp bảng con
2 + 3 6 3 + 3 5 6 – 0 4
2 + 4 6 3 + 2 5 6 – 4 4
- HS nhận xét
- Đáp án: 2 và 4 ( 4 – 2 = 2 )
Tiếng Việt*(30)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Luyện đọc vần / an /, at/,/ ăn/, /ăt/, / ân/ ,/ ât/
- Nhớ, viết được tiếng và từ ứng dụng có âm cuối với cặp n/ t .
- Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy - học :
GV: SGK
II. Các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra : Lồng vào bài học
2. Bài mới : Giới thiệu bài:
* Việc 1: Đọc
* Ôn lại vần /an /, at/,/ ăn/, /ăt/, / ân/ ,
/ ât/
- Phân tích lại các vần ôn ?
- Phần vần /an /, at/,/ ăn/, /ăt/, / ân/ ,
/ ât/ có những âm gì ?
- Vẽ mô hình và đưa phần vần vào mô hình ?
- Thêm phụ âm đầu tạo tiếng mới?
- Thêm các dấu thanh để tạo thành tiếng mới ?
- Đọc lại các tiếng mới đó ?
- Đọc bài trong SGK.
*Việc 2: viết
- Viết vần /an /, at/,/ ăn/, /ăt/, / ân/ ,
/ ât/ vào vở luyện thêm
- Vết một số tiếng có vần luyện tập
- GV thu một số bài, nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét giờ
HS phân tích vần ât
HS vẽ mô hình
HS đọc bài
HS viết vở
Tự học (30)
HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY
I. Mục tiêu :
- HS tự hoàn thành các bài trong ngày
- Có ý thức tự học
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV : VBT
- HS : VBT
III. Các hoạt động dạy – học :
*HĐ1:HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày
* Môn : Toán + Tiếng việt
- HD HS hoàn thành các bài học trong ngày
- GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài
*HĐ2: HD chuẩn bị bài ngày hôm sau
- HD đọc vần am, ap
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS tự hoàn thành các bài
+ Hoàn thành bài tập VBT toán, vở ô
- Cả lớp
- HS đọc
Thứ sáu ngày 17 tháng 11 năm 2017
Thủ công (12)
ÔN TẬP CHƯƠNG I : KĨ THUẬT XÉ, DÁN GIẤY
I. Mục tiêu :
- Củng cố kĩ thuật xé dán một số hình đơn giản.
- Rèn khéo tay, óc thẩm mỹ cho hs
II. Đồ dùng dạy - học :
GV: - Bài mẫu về xé, dán một số hình .
- Giấy thủ công, giấy trắng làm nền, hồ dán.
HS: - Giấy thủ công, giấy nháp có kẻ ô, hồ dán, bút chì, vở thủ công.
III.Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Dạy bài mới :
Hoạt đông 1: Củng cố lại lý thuyết
- Cho hs nêu lại cách xé dán một số
hình đã học
- Nêu cách xé hình chữ nhật, hình tam giác ?
- Nêu cách xé hình vuông, hình tròn ?
- Nêu cách xé hình quả cam ?
- Nêu cách dán các hình trên ?
Hoạt động 2: Thực hành
Cho hs thực hành xé dán các hình trên
a, Xé hình chữ nhật, tam giác
Cho hs thực hành xé hình
GV quan sát, giúp đỡ
b, Xé hình vuông, hình tròn
Tương tự
c, Xé hình quả cam : Tương tự
d, Dán hình
- Cho hs thực hành dán các hình trên vào vở cho cân xứng
- GV quan sát, giúp đỡ
Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm
- GV nêu yêu cầu:
- Các đường xé tương đối thẳng, đều, ít răng cưa
- Hình xé cân đối, gần giống mẫu
- Dán đều, không nhăn, đẹp
- Cho hs trưng bày sản phẩm
- Nhận xét, đánh giá
3.Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét giờ
-Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập
- Cả lớp
- Vài hs nhắc lại tên bài
- Hs nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thực hành
- Thực hành
- Thực hành
- Thực hành
- HS quan sát
- Trưng bày sản phẩm.
- Hs lắng nghe
- Cả lớp
Âm nhạc (12)
ÔN BÀI HÁT: ĐÀN GÀ CON
I. Mục tiêu :
- Học sinh thuộc bài hát, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động phụ hoạ.
- Giúp HS nâng cao chất lượng giọng hát: Rõ chữ, rõ lời, hoà giọng.
- Giáo dục học sinh thêm yêu thích các bài hát nước ngoài.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng.
- Học sinh: Thanh phách - Vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài: Hát bài Đàn gà con
2. Bài mới. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học.
Hoạt động 1. Ôn tập bài hát: Đàn gà con
- GV đàn giai điệu bài hát và cho HS nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.
- GV cho HS hát lại bài hát. Nhắc HS hát với sắc thái vui tươi, nhí nhảnh.
- Cho học sinh hát và gõ đệm theo phách. Lưu ý hướng dẫn các em gõ chuẩn xác, tay cầm đúng nhạc cụ.
- Nhận xét.
+ Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo tiết tấu
- GV thực hiện mẫu
- Hướng dẫn HS thực hiện :
Trông kia đàn gà con lông vàng, đi theo mẹ...
x x x x x x x x x x
- Nhận xét
Hoạt động 2. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS một số động tác phụ hoạ đơn giản.
+ Câu 1-2: Chân nhún nhanh, tay phải chống eo, tay trái chỉ ra phía trước.
+ Câu 3-4: Hai tay đưa lên miệng thành hình
loa kết hợp chân nhún, đầu nghiêng sang phải, sang trái.
- Mời HS lên bảng biểu diễn
- Nhận xét chung.
3. Củng cố, Dặn dò.
- Cho HS hát lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Nhắc lại nội dung bài học .
- Nhắc HS về học thuộc bài hát, nhớ cách biểu diễn bài hát.
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- HS lắng nghe
- Lớp hát
- HS thực hiện
- Các nhóm thực hiện
- Cá nhân thực hiện
- HS quan sát
- Lớp thực hiện
- Từng dãy, cá nhân thực hiện
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- Các nhóm biểu diễn
- Cá nhân biểu diễn
Tiếng Việt (9+10)
VÂN / AM/, / AP/
Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) – Trang 56
GDTT- GDKNS ( 12)
SƠ KẾT TUẦN 12- KĨ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN ( TIẾT 2)
I - Mục tiêu : - Qua buổi sinh hoạt học sinh thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 11
- Có ý thức rèn luyện trong tuần12
- Rèn cho học sinh có Kĩ năng quản lý thời gian làm được bài tập 3,4 (Trang 16)
II - Chuẩn bị :
- Giáo viên : Nội dung sinh hoạt
III - Tiến hành :
HĐ1.Sơ kết tuần 12
a. Ưu điểm :
b. Nhược điểm:
c. Phương hướng :
- Duy trì ưu điểm, hạn chế nhược điểm
- Thi đua học tốt giành nhiều bông hoa tặng cô nhân ngày 20/11
- Thực hiện tốt xếp hàng ra vào lớp
- Rèn đọc, viết cho học sinh
HĐ2. Thực hành kĩ năng sống chủ đề 2 : Kĩ năng quản lý thời gian ( T2)- bài tập 3,4 (Trang 16
Kí duyệt :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an Lan tuan 12.doc