Giáo án các môn khối 1 năm 2017 - 2018 - Tuần 4

I. Mục tiêu :

- Luyện đọc âm g, gh

- Nhớ, viết được âm g , gh và từ ứng dụng.

- Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy- học :

- GV : Bảng phụ

- HS ; SGK , bảng , vở Em tập viết

III. Các hoạt động dạy - học :

 1. Kiểm tra : Lồng vào bài học

 

doc15 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 1 năm 2017 - 2018 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017 Toán (14) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về : - Khái niệm ban đầu về bằng nhau. - Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu = , để so sánh các số trong phạm vi 5. - Rèn luyện kĩ năng so sánh và cách trình bày. II. Đồ dùng dạy - học : - GV : SGK, bảng phụ. - HS : SGK, bảng con. III. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra : - Cho HS lên bảng so sánh và điền dấu. - Nêu cách so sánh hai số ? - Cách kiểm tra kết quả so sánh (>, <, =) 2. Bài mới : * Giới thiệu, ghi bảng. * Nội dung : HD HS luyện tập. Bài 1 : - Yêu cầu HS nêu cách làm. - Y/c HS quan sát cột 3. (2 < 3 ; 3 < 4 ; 2 < 4) - Các số được so sánh ở hai dòng đầu có gì giống nhau ? - Kết quả thế nào ? - GV nêu : Vì 2 < 3 ; 3 < 4 nên 2 < 4 Bài 2 : Treo bảng phụ. - Yêu cầu HS nêu cách làm. - HD và giao việc. 3. Củng cố - Dặn dò : - Trong những số chúng ta đã học, số 5 lớn hơn những số nào ? - Những số nào bé hơn số 5 ? - Số 1 bé hơn những số nào ? - Những số nào lớn hơn số 1 ? - Nhận xét chung giờ học. - HS1 : 3 > 2, 2 < 3 4 = 4, 5 = 5 - Lấy số bên trái đem so sánh với số bên phải. - Mũi nhọn của dấu chỉ về số bé là đúng. - Nếu hai số bằng nhau thì dùng dấu (=) - So sánh hai số rồi điền dấu thích hợp vào ô trống. - 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con. 3 > 2 4 < 5 2 < 3 1 < 2 4 = 4 3 < 4 2 = 2 4 < 3 2 < 4 - Cùng so sánh với 3. - Hai bé hơn ba, ba bé hơn bốn nên 2 bé hơn 4. - 2 HS nhắc lại. - So sánh rồi viết kết quả theo mẫu. - 1 số HS đọc kết quả. - Lớp nhận xét, chỉnh sửa. - Lớn hơn các số 1, 2, 3, 4. - Bé hơn số 5 là : 1, 2, 3, 4. - Bé hơn các số 2, 3, 4, 5. - Các số 2, 3, 4, 5. Tiếng Việt (3 + 4) ÂM G Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (Tập 1) - Trang 137 Tự nhiên - Xã hội (4) BẢO VỆ MẮT VÀ TAI I. Mục tiêu : - Nắm được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai và mắt. - Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai. - Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể và bảo vệ các giác quan. - KNS : + Kĩ năng tự bảo vệ : Chăm sóc mắt và tai. + Kĩ năng ra quyết định : Nên và không nên làm gì để bảo vệ mắt và tai. + Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. II. Đồ dùng dạy - học : Tranh SGK. III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt bị hỏng ? - Điều gì sẽ xảy ra nếu tay ta không còn cảm giác ? - Nhờ có những giác quan nào mà ta có thể nhận biết ra các vật xung quanh ? - Nêu nhận xét sau kiểm tra. 2. Bài mới : * Giới thiệu, ghi bảng. - Cho cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo” để khởi động thay cho lời giới thiệu. * Nội dung : Hoạt động 1 : Quan sát và xếp tranh theo ý “nên”, “không nên”. * Mục tiêu : Nhận ra những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt. * Cách làm : Bước 1 : Cho HS quan sát các hình ở trang 10 và tập đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó. VD : chỉ bức tranh một bên trái hỏi. - Bạn nhỏ đang làm gì ? - Việc làm của bạn đó đúng hay sai ? - Chúng ta có nên học tập bạn đó không ? Bước 2 : Cho 2 HS lên bảng gắn các bức tranh ở trang 4 vào phần : Các việc nên làm và không nên làm. * KL : GV kết luận ý chính. Hoạt động 2 : Quan sát tranh và tập đặt câu hỏi. * Mục tiêu : HS nhận ra những điều nên làm và không nên làm để bảo vệ tai. * Cách làm : Bước 1 : Cho HS quan sát từng hình, tập đặt câu hỏi và tập trả lời. VD : Đặt câu hỏi cho bức tranh 1. - Hai bạn đang làm gì ? - Nếu bạn nhìn thấy hai bạn đó, bạn sẽ nói gì ? Bước 2 : Gọi đại diện hai nhóm lên gắn các bức tranh vào phần “nên”, “không nên”. * KL : GV tóm tắt những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai. * Nghỉ giữa tiết : Hoạt động 3 : Tập xử lý tình huống. * Mục tiêu : Tập xử lý các tình huống đúng để bảo vệ tai và mắt. * Cách làm : Bước 1 : Gv giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Bước 2 : - Cho các nhóm đọc tình huống và nêu cách ứng xử của nhóm mình. - Gọi lần lượt từng nhóm đóng vai theo tình huống đã phân công. 3. Củng cố - Dặn dò : - Hãy kể những việc em làm hàng ngày để bảo vệ mắt và tai ? - GV khen ngợi những em đã biết giữ gìn vệ sinh tai và mắt, nhắc nhở những em chưa biết giữ gìn bảo vệ tai, mắt. - GV nhắc nhở các em có tư thế ngồi học chưa đúng dễ làm hại mắt. - NX chung giờ học. - HS trả lời. - HS hát và vỗ tay. - HS quan sát và làm việc N2. 1 em đặt câu hỏi, 1 em trả lời và ngược lại - 2 HS lên bảng gắn. - Lớp theo dõi, nhận xét. - HS thảo luận N4 - HS lên gắn tranh theo yêu cầu. - Lớp theo dõi, nhận xét. - Lớp trưởng điều khiển. - Các nhóm thảo luận và đóng vai theo tình huống GV yêu cầu. N1 : Đi học về Hùng thấy em Tuấn và bạn của Tuấn đang chơi trò bắn súng cao su vào nhau. Nếu là Hùng em sẽ làm gì ? N2 : Mai đang ngồi học thì bạn Mai mang băng nhạc đến và mở rất to, nếu là Mai em sẽ làm gì ? - Các nhóm theo dõi và nhận xét, nêu cách ứng xử của nhóm mình. - Các nhóm đóng vai theo yêu cầu. - 1 số HS kể những việc mình làm được theo yêu cầu. - HS nghe và ghi nhớ. Toán* ( 4) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : Giúp HS - Củng cố so sánh các số trong phạm vi 5 với quan hệ ( ,= ) - Các em có ý thức học tập II. Đồ dùng dạy- học : GV : Bảng phụ HS : VBT , vở ô ly III.Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra: - Kiểm tra chuẩn bị của HS 2.Dạy bài mới *HĐ1: Giới thiệu ( trực tiếp) * HĐ2 :HD luyện tập Bài 1: - Y/c HS nêu cách làm Bài 2: - Y/c HS nêu cách làm - Nhận xét Bài 3 : Viết số và dấu - Treo bảng phụ - GV nêu yêu cầu - Nhận xét 3.Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ - Về chuẩn bị cho giờ sau - So sánh 2 số rồi điền dấu thích hợp vào ô trống - HS làm bảng con Nối tiếp đọc chữa 1 3 2 < 3 3 < 4 2 = 2 4 = 4 3 < 5 4 < 5 - So sánh rồi viết kết quả theo mẫu - Làm vở ô ly - 2HS đọc kết quả 5 > 4 3 = 3 4 < 5 5 = 5 - HS nhắc lại - HS lên bảng viết 3 > 2 2 < 3 Tiếng Việt*( 4) LUYỆN TẬP  I. Mục tiêu : - Luyện đọc âm g, gh - Nhớ, viết được âm g , gh và từ ứng dụng. - Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy- học : - GV : Bảng phụ - HS ; SGK , bảng , vở Em tập viết III. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra : Lồng vào bài học 2. Bài mới : Việc 1: Đọc Luyện đọc âm g GV yêu cầu HS đọc lại âm g - Âm g là nguyên âm hay phụ âm? - Đọc lại tiếng ga, ghê Phân tích tiếng ga, ghê Vẽ mô hình tiếng ga, ghê yêu cầu HS đưa tiếng vào mô hình - Yêu cầu HS thêm các dấu thanh để tạo thành tiếng mới - Đưa các tiếng mới vào mô hình? - Đọc lại các tiếng vừa viết? - Thay âm g bằng các phụ âm khác để tạo thành tiếng mới? - Đọc các tiếng mới đó? * Cho HS nhắc lại luật viết chính tả * Đọc từ ứng dụng trong sách CGD - GV cho HS đọc bài - Quan sát và sửa sai cho HS Việc 2: Viết - GV cho HS viết chữ g, gh, ghế đá trong vở “Em tập viết” tập 1, phần luyện tập - GV thu vở nhận xét 3.Củng cố - Dặn dò - Gv tổng kết nhận xét giờ - Chuẩn bị bài ngày hôm sau HS luyện đọc cá nhân, nhóm - Âm g là phụ âm HS vẽ mô hình tiếng ga , ghê và đưa tiếng vào mô hình g gh a ê - Âm / gờ/ đứng trước âm /e/, /ê/ phải ghi bằng con chữ gh( gọi là gờ kép) -HS đọc bài trong sách Viết vào vở “Em tập viết” Tự học (4) HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY I. Mục tiêu : - HS hoàn thành các bài trong ngày. - Có ý thức tự học. II. Đồ dùng dạy- học : - HS : VBT. III. Các hoạt động dạy- học : Hoạt động 1 : HD HS hoàn thành các bài trong ngày. - GV giúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài. Hoạt động 2 : HD HS chuẩn bị bài ngày hôm sau. - Đọc lại bài Âm g. - Đọc trước bài h. - Chuẩn bị đồ dùng học tập. - HS tự hoàn thành các bài trong VBT toán + Em tập viết. - Cả lớp đọc - Cả lớp đọc. Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2017 Tiếng Việt (5 + 6) ÂM / H / Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (Tập 1) - Trang 147 Toán (15) LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : - Biết sử dụng các dấu , = và các từ bé hơn, lớn hơn, bằng nhau để so sánh các số trong phạm vi 5. - Rèn kỹ năng so sánh số. - GV giúp HS có ý thức học môn toán. II. Đồ dùng dạy - học : - GV : Bảng phụ. - HS : SHS, bảng con. III. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra : - Điền dấu : 3 ... 2 , 4 ... 4. - Nhận xét. 2. Bài mới : * Giới thiệu, ghi bảng. * Nội dung : HD HS làm bài tập (T25) Bài 1 : Làm cho bằng nhau. - Nêu yêu cầu. - Vì sao chọn cách này ? * Khắc sâu : Một số bằng chính số đó. Bài 2 : Treo bảng phụ. - Nêu yêu cầu. - HD mẫu. - Số nào bé hơn 2 ? - Những số nào bé hơn 3 ? - Những số nào bé hơn 5 ? * Khắc sâu : Số đứng trước bé hơn số đứng liền sau nó. Bài 3 : Treo bảng phụ. - Nêu yêu cầu. - 2 lớn hơn số nào ? - 3 lớn hơn số nào ? - 4 lớn hơn số nào ? * Khắc sâu : Trong dãy số tự nhiên, số đứng sau lớn hơn số đứng trước nó. 3. Củng cố - Dặn dò : - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - 1HS lên bảng, lớp viết bảng con. - HS làm bài trong SHS. - Nêu cách làm. a, Vẽ thêm. b, Gạch bớt. c, Vẽ thêm hoặc gạch bớt. - Nhận xét. - Nối ô trống với số thích hợ - HS làm bài trong SH - Nối tiếp lên bảng nố - Nhận xét, chữa bài. - Số 1. - Các số 1, 2. - Các số 1, 2, 3, 4. - HS nêu nối ô trống với số thích hợp. - HS nối tiếp lên bảng thực hiện. - Số 1. - Số 1, 2. - Số 1, 2, 3. Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2017 Toán (16) SỐ 6 I. Mục tiêu : Giúp học sinh: -Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6, đọc, đếm được từ 1 đến 6;so sánh các số trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. -Có ý thức học tập nghiêm túc II. Đồ dùng dạy- học : GV: Bộ dạy toán 1 ,nhóm các đồ vật có đến 8 phần tử (có số lượng là 6), mẫu chữ số 6 in và viết HS : Bảng con. SHS, vở toán III. Các hoạt động dạy- học : 1- Kiểm tra: - Nêu nhận xét sau kiểm tra 2. Dạy bài mới: HĐ1 : Giới thiệu bài ( Giáo viên giải thích ngắn gọn) a. Giới thiệu số 6 : * Lập số 6 : + Cho HS quan sát tranh SGK - Đang có mấy bạn chơi trò chơi? - Có mấy bạn đang đi tới ? - 5 bạn thêm 1 bạn thành mấy bạn? + Yêu cầu học sinh lấy ra 5 que tính rồi lại thêm 1 que tính ? - Em có bao nhiêu que tính ? - Cho học sinh nhắc lại + Yêu cầu học sinh quan sát và hỏi. - Có 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn tất cả có bao nhiêu chấm tròn ? - Yêu cầu học sinh nhắc lại + Yêu cầu học sinh quan sát hình con tính và nêu vấn đề - Tương tự như cách giải thích trên em nào có thể giải thích hình vẽ này muốn nói gì ? - Yêu cầu học sinh khác nhắc lại + Bức tranh có mấy bạn, mấy chấm tròn, mấy con tính và em có mấy que tính? -Yêu cầu học sinh khác nhắc lại rồi nêu: Các nhóm đồ vật này đều có số lượng là 6. b. Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết - Số 6 được biểu diễn = chữ số 6 Đây là chữ số 6 in (treo mẫu) Đây là chữ số 6 viết (treo mẫu) - GV chỉ mẫu chữ và yêu cầu học sinh đọc - HD viết chữ số 6 c.Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số từ 1- 6 - GV cầm que tính trong tay (tay phải) lấy từng que tính sang bên tay trái. - Y/c một vài HS đếm lại - Số sáu đứng ngay sau số nào ? - Y/c một vài HS nhắc lại - Những số nào đứng trước số 6? - Y/c một vài HS nhắc lại. *Nghỉ giải lao giữa tiết : Hát 1 bài *HĐ2: Luyện tập Bài 1: (26) - Bài yêu cầu gì ? - HD và giúp học sinh viết đúng quy định Bài 2 (27) - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài, chữa bài rồi đặt câu hỏi giúp HS rút ra cấu tạo của số 6 - Có mấy chùm nho xanh ? Có mấy chùm nho chín ? -Trong tranh có tất cả mấy chùm nho ? - GV chỉ tranh và nói : “6 gồm 5 và 1 Gồm 1 và 5” - Làm tương tự với các tranh còn lại. Bài 3 (27) - Cho HS nêu yêu cầu của bài - Y/c HS làm bài - Y/c HS nhớ lại vị trí của các số từ 1 đến 6 rồi điền tiếp vào phần ô trống còn lại bên tay phải. ? Số 6 đứng sau những số nào? - Cho HS so sánh số ô vuông giữa các cột và cho cô biết cột nào có nhiều ô vuông nhất ? - Số 6 lớn hơn những số nào? - Những số nào nhỏ hơn số 6 ? phạm vi 6 3. Củng cố - Dặn dò : - Gia đình em có ông, bà, bố, mẹ và chị gái. Hỏi gia đình em có mấy người ? - Cho HS đếm từ 1 đến 6 và từ 6 đến 1 - Nhận xét chung giờ học - 2 học sinh lên bảng : 5 - 4 34 - Cả lớp làm bảng con : 22 - Học sinh quan sát - Có 5 bạn - Có 1 bạn - 5 bạn thêm 1 bạn thành 6 bạn - Học sinh lấy que tính theo yêu cầu. - Có tất cả 6 que tính - Một số em nhắc lại - 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 6 chấm tròn. - Nhắc lại một vài em - Có 5 con tính thêm 1 con tính là 6, tất cả có 6 con tính. - Có 6 bạn, 6 chấm tròn, 6 que tính và 6 con tính - HS theo dõi - Sáu - HS vết chữ số 6 vào bảng con - HS đếm lần lượt: một, hai, ba, bốn, năm, sáu - Số 6 đứng ngay sau số năm -Số 1, 2, 3, 4, 5 - Lớp trưởng điều khiển - Viết một dòng số 6 - HS viết số 6 - Viết số thích hợp vào ô trống - HS trả lời - Điền số thích hợp vào ô trống. - HS đếm ô vuông, điền số - HS làm và nêu miệng kết quả của dãy số thu được - Đứng sau 1,2,3,4,5 - Cột cuối cùng có 6 ô vuông là nhiều nhất. - 1,2,3,4,5. - 1,2,3,4,5. - Có 5 người - HS đếm. Tiếng Việt (7+ 8) ÂM / I / Thực hiện như sách thiết kế Tiếng Việt 1(Tập 1) – Trang 150 Đạo Đức (4) GỌN GÀNG SẠCH SẼ (T 2) l .Mục tiêu : - Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng sạch sẽ . Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ - Biết ích lợi của ăn mặc gọn gàng sạch sẽ - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân , đầu tóc , quần áo ,gọn gàng sạch sẽ II. Đồ dùng dạy – học: GV: SGV, Vở BT HS : Vở bài tập III. Các hoạt động dạy- học 1. Kiểm tra: Việc chuẩn bị của học sinh 2.Dạy bài mới *HĐ1 :Giới thiệu *Khởi động : hát bài rửa mặt như mèo *HĐ2: Làm BT 3 - Nêu yêu cầu thảo luận - Quan sát tranh thảo luận nhóm 2 KL: Nên làm như các bạn nhỏ trong tranh 1, 3. 4, 5, 7. 8 vì những việc làm này giúp ta trở nên gọn gàng sạch sẽ.Các bạn trong tranh 2,6,..chưa gọn gàng HĐ3: Làm bài tập 4 - Nêu yêu cầu - HS giúp nhau sửa lại quần áo đầu tóc gọn gàng sạch sẽ - Tuyên dương nhóm làm tốt ? Gọn gàng sạch sẽ có lợi gì HĐ3: HD đọc câu thơ cuối bài - HD học sinh đọc -Liên hệ trong lớp - HS đến trường phải ăn mặc như thế nào? * GV kết luận 3. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét giờ -Về ăn mặc gọn gàng sạch sẽ - Trình bày - Nhận xét , bổ xung - Thực hiện trong nhóm 2 - HS thảo luận cả lớp - Cá nhân , cả lớp - HS thảo luận cả lớp Toán *(6) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Củng cố về đọc, viếtsố 6; biết sử dụng dấu = để so sánh các số từ 1 đến 6, đọc, đếm được từ 1 đến 6; vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. - HS có ý thức học II. Đồ dùng dạy- học : GV: VBT, bảng phụ HS : VBT, bảng con III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra : - Chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới * HĐ1 : Giới thiệu bài ( trực tiếp) * HĐ2: HD Luyện tập a, Ôn về bằng nhau - Đính bảng 6 hình vuông xanh và 6 hình vuông đỏ - Tương tự với hình tam giác, hình chữ nhật, con bướm b,HD làm bài tập - Gọi HS nối tiếp đọc chữa bài - Nhận xét c,Làm vở ô li - Treo bảng phụ Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống 1 4 6 6 1 Bài 2 : ,= 6 ...... 5 6 .......2 6 ....... 4 2........ 4 3........ 5 6 ....... 6 - Nêu yêu cầu - Gọi HS lên bảng chữa - Thu 5 bài nhận xét - Củng cố thứ tự dãy số, cách so sánh 2 số 3.Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét giờ. - Tuyên dương một số em có ý thức học tốt. - HS so sánh và viết bảng 6=6 - Cả lớp đọc - HS sánh và viết trên bảng con - HS làm lần lượt các bài trong vở bài tập - HS nêu yêu cầu rồi làm vàoVBT Bài 1: HS vẽ hoặc gạch bớt bông hoa, con ngựa, con gà Bài 2, 3 tìm số lớn hơn , bé hơn nối vào ô trống - Nêu yêu cầu -Làm vở - lên bảng chữa Tiếng Việt *(6) LUYỆN TẬP  I. Mục tiêu : - Luyện đọc âm i - Nhớ, viết được âm i và từ ứng dụng. - Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy- học : - GV : Bảng phụ - HS ; SGK , bảng con , vở Em tập viết III. Các hoạt động dạy - học. 1. Kiểm tra : Lồng vào bài học 2. Bài mới : *HD luyện tập Việc 1: Đọc + Luyện đọc âm i GV yêu cầu HS đọc lại âm i - Âm i là nguyên âm hay phụ âm? - Đọc lại tiếng bi -Phân tích tiếng bi -Vẽ mô hình tiếng bi, yêu cầu HS đưa tiếng vào mô hình - Yêu cầu HS thêm các dấu thanh để tạo thành tiếng mới - Đưa các tiếng mới vào mô hình? - Đọc lại các tiếng vừa viết? - Thay âm i bằng các nguyên âm khác để tạo thành tiếng mới? - Đọc các tiếng mới đó? -> Lưu ý tiếng “ki ”,“ ke”, “kê”: Âm / cờ/ đứng trước âm /i/,/ e/, /ê/ đều phải ghi bằng con chữ “ k”( gọi là chữ ca) * Đọc từ ứng dụng trong sách CGD - GV cho HS đọc bài - Quan sát và sửa sai cho HS Việc 2: Viết - GV cho HS viết chữ i, ghi, đá kì, trong vở “Em tập viết” tập 1, phần luyện tập - GV thu vở nhận xét 3.Củng cố - Dặn dò: -Gv tổng kết nhận xét giờ - HS luyện đọc cá nhân, nhóm - Âm i là nguyên âm HS vẽ mô hình tiếng bi và đưa tiếng vào mô hình b i - HS nhắc lại -HS đọc bài trong sách Viết vào vở “Em tập viết” Tự học (6) HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY I. Mục tiêu : - HS hoàn thành các bài trong ngày - Có ý thức tự học II. Đồ dùng dạy- học : - HS : VBT+ Em tập viết III. Các hoạt động dạy - học : *HĐ1:HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày - GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài *HĐ2: HD chuẩn bị bài ngày hôm sau - Đọc bài TV bài Âm i - Xem trước bài Âm gi - Chuẩn bị đồ dùng học tập - HS tự hoàn thành các bài trong VBT toán, vở “Em tập viết” Cả lớp đọc Cả lớp đọc Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2017 Thủ công (4) XÉ DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN (Tiết 1) I. Mục tiêu : - HS biết cách xé dán hình vuông. - Xé, dán được hình vuông. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa, hình dán có thể chưa phẳng. - Rèn đôi tay khéo léo cho học sinh. II. Đồ dùng dạy- học : - GV : bài mẫu, giấy, keo dán. - HS : giấy, kéo, keo, vở thủ công. III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - Việc chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới : * Giới thiệu, ghi bảng. * Nội dung : Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. - Giới thiệu vật mẫu. - Xung quanh ta có đồ vật nào có dạng hình vuông ? Hoạt động 2 : HD xé dán hình vuông - Vẽ hình vuông cạnh 8 ô. - Xé lần lượt từng cạnh. * Lưu ý cách để tay khi xé - Dán hình : xếp hình cân đối trước khi dán, phết hồ mỏng. Hoạt động 3 : HS thực hành. - Xé dán hình vuông. 3. Củng cố - Dặn dò : - Đánh giá sản phẩm. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị giờ sau. - Quan sát, nhận xét. - HS kể. - HS quan sát. - Thực hiện cá nhân. - Dán vào vở thủ công. Âm nhạc 4) ÔN TẬP BÀI HÁT: MỜI BẠN VUI MÚA CA Trò chơi: Theo bài đồng dao Ngựa ông đã về I. Mục tiêu : - Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca bài hát. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Rèn kỹ năng ca hát: Rõ chữ, rõ lời, hoà giọng, đồng đều. - Giúp HS thêm yêu thích ca hát, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị : - Giáo viên: Đàn, thanh phách. - Học sinh: SGK - Vở ghi bài. III. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra bài: Hát bài Mời bạn vui múa ca. 2. Bài mới. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học Hoạt động 1. Ôn tập bài hát : Mời bạn vui múa ca - GV đàn giai điệu bài hát . - Cho HS nhắc lại tên bài hát. - Đệm đàn cho HS hát lại bài hát, nhắc HS hát với sắc thái vui tươi, nhí nhảnh. - Cho HS hát và sử dụng thanh phách gõ đệm theo phách. - Nhận xét. + Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Nhận xét. Hoạt động 2. Trò chơi theo bài đồng dao: Ngựa ông đã về - Hướng dẫn HS đọc câu đồng dao theo tiết tấu: “Nhong nhong nhong nhong, ngựa ông đã về, cắt cỏ bồ đề, cho ngựa ông ăn” - Hướng dẫn HS cách chơi : + Với HS nam: Miệng đọc câu đồng dao, hai chân kẹp que vào đầu gối giả làm ngựa, nhảy theo phách. Ai để rơi que là thua cuộc. + Với HS nữ: Một tay làm roi, một tay giả làm ngựa, hai chân chuyển động như đang cưỡi ngựa và quất roi cho ngựa phi nhanh. Ai nhảy không đúng phách là thua cuộc. - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi. - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò. - Cho HS hát lại bài hát Mời bạn vui múa ca. - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học thuộc bài hát, nhớ trò chơi mới học. - Chuẩn bị bài giờ sau. - HS lắng nghe. - Trả lời câu hỏi - Lớp hát - Nhóm - Cá nhân hát - Lớp thực hiện - Nửa hát nửa gõ - Cá nhân thực hiện - Lớp thực hiện theo hướng dẫn - Các nhóm biểu diễn - Cá nhân biểu diễn - Hs thực hiện đọc câu đồng dao kết hợp vỗ tay theo nhịp, sử dụng thanh phách để gõ. - HS thực hiện theo hướng dẫn - Lớp thực hiện - Mỗi tổ thực hiện chia thành 2 nhóm (nhóm nam và nhóm nữ lần lượt chơi), hai tổ còn lại vừa đọc đồng dao vừa vỗ tay theo nhịp. - Hs thực hiện. Tiếng Việt (9 + 10) ÂM / GI / Thiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (Tập 1) - Trang 153 GDTT- GDKNS (4) SƠ KẾT TUẦN 4 - TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. Mục tiêu : Qua buổi sinh hoạt này, học sinh thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần. - Đề ra phương hướng cho tuần 5. - HS biết được truyền thống nhà trường. II. Chuẩn bị : Nội dung sinh hoạt. III. Tiến hành : HĐ1. Sơ kết tuần : a. Ưu điểm : b. Tồn tại : c. Phương hướng : - Duy trì ưu điểm, hạn chế nhược điểm. - Rèn chữ viết và đọc cho HS đọc chậm. - Tuyên dương HS đủ đồ dùng học tập ,giữ sách, vở sạch đẹp. HĐ2. Thực hành kĩ năng sống chủ đề : Truyền thống nhà trường. Kí duyệt :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an Lan tuan 4.doc