Tập đọc (Tiết 5)
ÔN TẬP GIỮA KÌ II
I.MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng CT bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ khoảng 100 chữ/15 phút.
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu để miêu tả ngoại hình cụ già; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
24 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Trường TH Dang Kang I - Tuần 28, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn (BT2).
* HS (K-G) hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ ngữ được thay thế.
II.CHUẨN BỊ:Phiếu viết ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 19 đến 27
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Giới thiệu bài:
B.Kiểm tra tập đọc và HTL:
- Kiểm tra 1/ 6 số HS trong lớp.
- GV tổ chức cho HS bốc thăm để chọn bài tập đọc hoặc HTL, sau đó được xem bài lại 1-2 phút (trước khi đọc và trả lời câu hỏi).
- Nhận xét, đánh giá.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 bài theo chỉ định trong phiếu.
C.Luyện tập:
Bài 2:
- GV treo bảng phụ kẻ bảng tổng kết.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- GV giúp HS hoàn thiện các câu trả lời.
a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương? (TB-K)
b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?(TB-K)
c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn? (K-G)
->GV dán lên bảng 5 câu ghép – hướng dẫn HS phân tích các vế câu (nếu còn thời gian).
d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn? (K-G)
- YCHS nhắc lại 2 kiểu liên kết câu.
- YCHS làm việc cá nhân vào SGK.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 2HS tiếp nối nhau đọc tồn bộ nội dung bài tập và chú giải.
- 1HS đọc 4 câu hỏi trong SGK
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
- Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
- Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.
- Bài văn có 5 câu – cả 5 câu đều là câu ghép.
- 2HS nhắc lại 2 kiểu liên kết câu (bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ).
- Cá nhân tìm và gạch bằng bút chì vào SGK, sau đó trình bày:
-> Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.
->Đoạn 1: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1).
Đoạn 2:
+ Mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2).
+ Mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
D.Củng cố-dặn dò:
- HS nhắc lại khái niệm về 2 kiểu liên kết câu.
- Bài sau: Ôn tập giữa kì II (Tiếp theo).
*****************************
Tiết 3: Kể chuyện (Tiết 4)
ÔN TẬP GIỮA KÌ II
I.MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Kể tên các BT đọc là miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II (BT2).
II.CHUẨN BỊ:
- Phiếu học tập viết sẵn dàn ý của 1 trong 3 bài văn miêu tả (Phong cảnh đền Hùng, Tranh làng Hồ, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân )
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Giới thiệu bài:
B.Kiểm tra tập đọc và HTL:
- Kiểm tra 1/6 số HS trong lớp.
- HS bốc thăm để chọn bài tập đọc hoặc HTL.
- Nhận xét, đánh giá.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 bài theo chỉ định trong phiếu.
C.Luyện tập:
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài tập.
- Hướng dẫn HS xem phụ lục để trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, kết luận.
Bài 3:
- YCHS nêu bài văn sẽ chọn để viết thành dàn ý.
- Nối tiếp nhau nêu dàn ý sẽ viết cho bài văn miêu tả nào?
- YCHS làm bài cá nhân và trình bày ý kiến.
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- 1HS đọc nội dung bài tập.
- Làm việc cá nhân, xem phụ lục tuần 19-27
- KQ: Có 3 bài tập đọc là văn miêu tả: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và Tranh làng Hồ.
- HS đọc yêu cầu đề bài (TB-Y).
- HS nêu.
- 3HS làm bài trên phiếu cho 3 bài khác nhau. Trình bày dàn ý và nêu chi tiết, câu văn mà mình thích và giải thích lí do.
- HS nghe.
VD: Dàn ý Tranh làng Hồ
.Đ1: Cảm nghĩ chung của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian.
.Đ2: Sự độc đáo của nội dung tranh làng Hồ
.Đ3: Sự độc đáo của kĩ thuật tranh làng Hồ
.Chi tiết hoặc câu văn em thích: Em thích những câu văn viết về màu trắng điệp.
D.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: “Ôn tập”.
*********************************
Tiết 4: Địa lí
CHÂU MĨ (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được 1 số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ:
+ Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để sản xuất.
- Nêu được 1 số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô Hoa Kì.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết 1 số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.
* GDBVMT: Dân số đông ảnh hưởng đến môi trường sống.
* SDNLTK&HQ: Hoa Kì sản xuất điện là một trong nhiều ngành CN đứng đầu thế giới.
II.CHUẨN BỊ:
+ Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ
+ Quả địa cầu
+ Rừng a-ma-dôn
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Châu Mĩ tiếp giáp với các đại dương :
º Thái Bình Dương
º Đại Tây Dương
º Ấn Độ Dương
º Bắc Băng Dương
- Nhận xét.
- Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, có diện tích đứng thứ 2 trong các châu lục trên thế giới. Châu Mĩ trải dài trên nhiều đới khí hậu. Chiếm diện tích lớn nhất là khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ, khí hậu nhiệt đới ở Nam Mĩ.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài :Tiết địa lí hôm nay chúng ta cùng học bài Châu Mĩ (Tiếp theo).
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Dân cư Châu Mĩ
- YCHS dựa vào bảng số liệu bài 17, thảo luận theo cặp :
+ Châu Mĩ có dân số đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?
+Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống ?
+ Dân cư Châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
+ Dựa vào bảng SGK hãy cho biết thành phần dân cư của châu Mĩ ?
- GV:Dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông của Châu Mĩ vì đây là nơi dân nhập cư đến sống đầu tiên.Sau đó mới di chuyển sang phía Tây.
* Kết luận:Châu Mĩ có dân số lớn thứ ba trên thế giới.Phần lớn dân cư Châu Mĩ là dân nhập cư.Dân số đông ảnh hưởng đến môi trường sống.
Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế
- YCHS thảo luận nhóm 4, đọc SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Nền kinh tế Bắc Mĩ có gì khác so với Trung Mĩ và Nam Mĩ?
* Kết luận:Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công-nông nghiệp hiện đại, còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng sán.
Hoạt động 3: Hoa Kì
- YCHS quan sát bản đồ treo tường, cho biết vị trí của Hoa Kì và Thủ đô Oa-sinh-tơn trên bản đồ thế giới.
+ Hoa Kì giáp với những quốc gia và đại dương nào?
+ Nêu một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì (vị trí địa lí,dân tộc,dân số đứng thứ mấy trên thế giới, kinh tế)
* Kết luận:Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ và nông phẩm như lúa mì, thịt, rau
- Nghe.
- HS thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm trình bày
+ Đứng thứ ba trong các châu lục trên thế giới.
+ Người Anh-điêng (da vàng); Người gốc Âu (da trắng); Người gốc Phi (da đen); Người gốc Á (da vàng); Người lai .
+ Ở miền ven biển và miền đông.
+ Dân cư có nhiều thành phần và màu da khác nhau.
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày
+ Kinh tế Bắc Mĩ phát triển nhất, Trung và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển.
+ Lúa mì, bông, lợn, bò sữa, cam, nho...Chuối, cà phê, mía, bông
+ Điện tử, hàng không, vũ tru,..Khai thác khoáng sản.
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ.Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại.Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để sản xuất.
- HS chỉ trên bản đồ.
+ Ca-na-đa, Mê-hi-cô; Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
+ Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, diện tích lớn thứ 4 thế giới, dân số thứ 3 thế giới. Là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, nổi tiếng về sán xuất điện công nghệ cao, sán xuất nông sản.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị:“Châu Đại Dương và Châu Nam Cực
**************************************
Thứ tư ngày 28 tháng 03 năm 2018
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian (Bài 1,2)
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS nêu lại cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian?
- Nhận xét, đánh giá.
- 3HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Trong tiết toán này chúng ta cùng làm quen với bài toán về hai chuyển động cùng chiều đuổi nhau và làm các bài toán về tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2.Hướng dẫn giải toán về hai chuyển động cùng chiều đuổi nhau:
Bài 1a:
- YCHS đọc đề bài.
+ Có mấy chuyển động đồng thời? Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều?
- GV:Xe máy đi nhanh hơn xe đạp, xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến một lúc nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp.
+ Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao nhiêu km?
+ Khi xe máy đuổi kịp xe đạp thì khoảng cách giữa hai xe là bao nhiêu km?
- GV:Vậy thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp chính là thời gian để khoảng cách hai xe rút ngắn từ 48 km xuống còn 0 km.
+ Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu km?
- GV:Xe máy mỗi giờ đi được 36 km,xe đạp đi được 12 km nên cứ sau 1 giờ thì xe máy sẽ gần hơn xe đạp được 36 – 12 = 24 km/giờ
+ Tính thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp?
@ Để tính thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp ta làm mấy bước? Nêu cách làm?
- YCHS thảo luận theo cặp, 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
-YCHS thảo luận theo nhóm 4,2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả
3.Luyện tập:
Bài 2:
- YC 1HS đọc đề bài.
- YC cả lớp làm bài vào nháp, 1HS lên bảng sửa bài
- YCHS sửa bài.
Bài 3:
- YCHS đọc đề bài.
- YCHS (K-G) làm bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
+ Có 2 chuyển động là chuyển động ngược chiều.
+ 48 km.
+ Khi xe máy đuổi kịp xe đạp tức là khoảng cách giữa 2 xe là 0 km.
+ 36 – 12 = 24 km/giờ
+ 48 : 12 = 2 giờ
@ 2 bước:
.B1:Tìm mỗi giờ xe máy gần xe đạp bao nhiêu
(= tính hiệu vận tốc của hai xe)
.B2:Tìm thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp
(= lấy khoảng cách ban đầu giữa hai xe chia cho kết quả bước 1).
- Thảo luận nhóm 2, làm bài.
- Trình bày kết quả.
Bài giải
Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp là:
36 – 12 = 24 (km)
Thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
48 : 24 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ.
- Thảo luận nhóm 4.
Bài giải
Khi bắt đầu đi, xe máy cách xe đạp là :
12 x 3 = 36 (km)
Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp là :
36 – 12 = 24 (km)
Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp là :
36 : 24 = 1,5 (giờ) =1 giờ 30 phút
Đáp số : 1 giờ 30 phút
- HS đọc.
- Cả lớp làm bài vào nháp,1HS lên bảng sửa bài.
Bài giải
Quãng đường báo gấm chạy được là :
120 x 1 : 25 = 4,8 (km)
Đáp số : 4,8 km
- HS đọc.
- HS làm bài.
Bài giải
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
11 giờ 7 phút – 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút
= 2,5 giờ
Đến khi ô tô khởi hành xe máy đã đi được quãng đường là:
36 x 2,5 = 90 (km)
Vậy lúc 11 giờ 7 phút ôtô đi từ A và xe máy đi từ B, ô tô đuổi theo xe máy.
Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là:
54 –36 = 18 (km)
Thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là:
90: 18 = 5 (giờ)
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
11giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút (hay 4 giờ 7 phút chiều)
Đáp số : 16 giờ 7 phút
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập về STN.
***************************
Tiết 2: Tập đọc (Tiết 5)
ÔN TẬP GIỮA KÌ II
I.MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng CT bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ khoảng 100 chữ/15 phút.
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu để miêu tả ngoại hình cụ già; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Giới thiệu bài:
B.Nghe-viết:
- YCHS đọc bài Bà cụ bán hàng nước chè (TB-K).
- Nêu nội dung bài chính tả ?
- YCHS đọc thầm lại bài chính tả chú ý các tiếng, các từ dễ viết sai
- GV đọc, HS viết vào vở.
- Nhận xét chung.
- 1-2 HS đọc.Cả lớp theo dõi SGK.
- Tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.
- Các tiếng dễ viết sai: tuổi giời, tuồng chèo, đóng
- HS viết bài và rà soát lại bài.
C.Luyện tập:
Bài 2:
- YCHS đọc nội dung bài tập.
- GV giải thích từ: gốc bàng, chục tuổi , tuồng chèo, gáo dừa.
- Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè? (TB-Y)
- Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình của bà ? (TB-Y)
- Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào? (K-G)
- GV:Bài tập yêu cầu các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết (ông cụ hoặc bà cụ).Em nên viết đoạn văn tả một đặc điểm tiêu biểu của nhân vật.
- YCHS làm bài, 1-2 HS làm bài trên phiếu.
- YCHS trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
- 1HS đọc nội dung bài tập.
- Nghe.
- Tả ngoại hình.
- Tả tuổi của bà.
- Bằng cách so sánh với cây bàng già, tả mái tóc bạc trắng.
- Tả về ông cụ hay bà cụ, có quan hệ với em thế nào?
- Làm bài cá nhân.
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn đoạn văn viết hay.
D.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: “Ôn tập”.
**********************
Tiết 3: Tập làm văn (tiết 6)
ÔN TẬP GIỮA KÌ II
I.MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
II.CHUẨN BỊ:Phiếu viết ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 19 đến 27
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Giới thiệu bài:
B.Kiểm tra tập đọc và HTL:
- Kiểm tra 1/ 6 số HS trong lớp.
- GV cho HS bốc thăm để chọn bài tập đọc hoặc HTL.
- Nhận xét, đánh giá.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 bài theo chỉ định trong phiếu.
C.Luyện tập:
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- YCHS tìm từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống và xác định xem đó liên kết câu theo cách nào? (TB-K)
a) Con gấu càng leo lên cao thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại (1). Đáng gờm nhất là những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi: chỉ một thống gió vẩn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là “mùi người” sẽ bị gấu phát hiện (2).Nhưng xem ra nó đang say bộng mật ong hơn là tôi (3).
b) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện (1). Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím (2).Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa (3).
c) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng (1).Nắng đã chiếu sáng lòe cửa biển (2).Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó (3).Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển (4) .Chị còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm trùi trũi (5). Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ (6).Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị (7).
- YCHS nhận xét.
- 3HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập.
- Làm bài cá nhân,3 HS làm trên phiếu (mỗi HS 1 đoạn).Phát biểu ý kiến.
- KQ:
+ Nhưng nối câu 3 với câu 2.
+ Chúng thay thế cho lũ trẻ ở câu 1.
+ Nắng, chị, nắng, chị, chị (nắng lặp lại câu 2, chị thay cho chị Sứ)
- Cả lớp và GV nhận xét.
D.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Kiểm tra đọc.
**********************************
Tiết 4: Thư viện
Đọc cá nhân
*****************************
Tiết 5: Kĩ thuật
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay : lắp được máy bay trực thăng theo mẫu.máy bay lắp chắc chắn.
* SDNLTK&HQ: Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời tiết kiệm năng lượng.
II.CHUẨN BỊ:Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:Sự chuẩn bị của HS.
- HS để hộp lắp ghép lên bàn.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Máy bay trực thăng được dùng để cứu người gặp nạn ở những vùng xảy ra thiên tai, lũ lụt. Ngoài ra trong ngành nông, lâm nghiệp máy bay trực thăng còn dùng làm phương tiện phun thuốc trừ sâu, phân bón. Tiết kĩ thuật hôm nay các em sẽ lắp Máy bay trực thăng.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1:Thực hành lắp máy bay trực thăng.
* HD chọn các chi tiết:
* Lắp từng bộ phận:
- Lắp thân và đuôi máy bay.
+ YCHS quan sát H2 SGK/84.
+ Để lắp thân và đuôi máy bay cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng là bao nhiêu?
- Lắp sàn ca-bin và giá đỡ.
+ YCHS quan sát H3 SGK/85.
+ Để lắp sàn ca-bin và giá đỡ máy bay cần phải chọn những chi tiết nào và số lượng là bao nhiêu?
* Các bước còn lại thực hiện trên.
- Lắp ca-bin (H4 SGK/85).
- Lắp cánh quạt (H5 SGK/85).
* Lưu ý:Lắp phần trên cánh quạt (Lắp vào đầu trục ngắn một vòng hãm, 3 thanh thẳng 9 lỗ,
bánh đai và một vòng hãm. Lắp phần dưới cánh quạt,lắp vào đầu trục ngắn còn lại một vòng hãm và bánh đai.
- Lắp càng máy bay hình 6 SGK/85.
* Lắp ráp máy bay trực thăng
- Lưu ý:Bước lắp giá đỡ sàn ca-bin vào càng máy bay, vị trí lỗ lắp ở càng máy bay, mối ghép giữa cánh quạt và trần ca-bin. Kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa, nhất là mối ghép giữa giá đỡ, sàn ca-bin với càng máy bay.
Hoạt động 2:Nhận xét đánh giá
- GV treo bảng viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm như SGK.
- Đánh giá theo hai mức:
+ Hoàn thành A.
+ Hoàn thành tốt A+.
+ Chưa hoàn thành B.
- HD tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- HS chọn đúng đủ từng loại chi tiết.
+ Chọn 4 tấm tam giác;2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 5 lỗ,1 thanh thẳng 3 lỗ,1 thanh chữ U ngắn.
+ HS tiến hành lắp.
+ HS quan sát hình và trả lời.
+ HS tiến hành lắp.
+ HS tiến hành lắp.
- HS nhận xét các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo tiêu chuẩn.
- Phải tháo rời từ bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Lắp rô bốt.
*********************************************
Thứ năm ngày 29 tháng 03 năm 2018
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP SỐ TỰ NHIÊN
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 (Bài 1,2,3 cột 1, 5)
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS nhắc lại CT tính VT, QĐ, TG.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1-2HS đọc.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Bắt đầu từ tiết học toán này chúng ta cùng nhau ôn tập các kiến thức đã được học từ đầu năm. Trong tiết này chúng ta cùng ôn về đọc, viết so sánh số tự nhiên và các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5, 9.
2.Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1:
- YCHS đọc đề bài .
- YCHS làm miệng, nối tiếp nhau trả lời.
a.70 815
b.975 806
c.5 723 600
d.472 036 953
Bài 2:
- YCHS đọc đề bài.
- YCHS làm bài vào nháp, 1HS lên bảng sửa bài
a) Viết ba số tự nhiên liên tiếp.
b) Viết ba số chẵn liên tiếp.
c) Viết ba số lẻ liên tiếp.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp nhau hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Bài 3:
- YCHS đọc đề bài.
- YCHS làm bài cá nhân, HS làm bài trên phiếu trình bày.
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 4:(Nếu còn thời gian) (Gỉam tải)
- YCHS đọc đề
- YCHS làm bài
Bài 5:
- YCHS nêu lại dấu hiệu chia hết cho : 2,3,5,9 ?
- YCHS tự làm bài cá nhân.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Lắng nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS suy nghĩ làm bài, nối tiếp nhau trả lời.
- KQ:
- Bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm (số 5 chỉ 5 đơn vị).
- Chín trăm bảy mươi lăm nghìn tám trăm linh sáu (số 5 chỉ 5 nghìn).
- Năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn sáu trăm (số 5 chỉ 5 triệu).
- Bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba (số 5 chỉ 5 chục).
- HS đọc đề bài.
- HS sửa bài.
- KQ:
a) 998; 999; 1000 b) 98; 100; 102
7999; 8000; 8001. 996; 998; 1000.
66665; 66666; 66667. 2998; 3000; 3002.
c) 77; 79; 81
299; 301; 303.
1999; 2001; 2003.
- Số lớn hơn số bé 2 đơn vị, số bé kém số lớn 2 đơn vị.
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài cá nhân, HS làm bài trên phiếu trình bày.
- KQ: 1000 > 997 ; 7500 : 10 = 750
6987 < 10 087
- HS đọc.
- HS (K-G) làm bài.
- KQ: a) 3999, 4856, 5468, 5486
b) 2736, 2763, 3726, 3762
- HS Nêu dấu hiệu chia hết cho 2. 3. 5. 9
- HS làm bài.
- KQ: Các chữ số thích hợp để điền vào ô trống là:
a) 2, 5, 8.
b) 0, 9.
c) 0.
d) 5.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: ôn tập về phân số
***********************************
Tiết 2: Luyện từ và câu (tiết 7)
BÀI LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu.
II.Đề bài:
- Đọc thầm bài ở SGK.
- Chọn ý đúng và khoanh tròn câu đúng.
III. Hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêucầu HS đọc bai lớn tiếng và cả lớp đọc thầm.
- Gọi từng HS đọc các câu hỏi trong SGK TỪ 1 – 7
- Yêu cầu HS trả lời
- Đọc và tìm hiểu nội dung.
- HS tìm ý trả lời đúng nhất và khoanh tròn đáp án đúng.
- Các đáp án đúng là:
1a; 2c; 3b; 4c; 5c; 6b;7a; 8c; 9a; 10b.
Cũng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở chuẩn bị bài mới.
- Lắng nghe
******************************
Tiết 3: Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I.MỤC TIÊU:Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
II.CHUẨN BỊ:
- Hình vẽ trong SGK trang114,115.
- Máy chiếu
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Đa số lồi vật chia thành mấy giống?
- Kể tên một số lòa động vật đẻ trứng ?
- Nhận xét.
- Hai giống: Đực và cái
- Kể
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Có rất nhiều lồi côn trùng. Có những loài có hại, có những loài có ích. Chúng sinh sản như thế nào ? Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu về sự sinh sản và quá trình phát triển của bướm cái, ruồi và gián.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bướm cải.
- YCHS làm việc theo nhóm 4, quan sát hình 1,2,3,4,5 trang 114 SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm .
- Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải ?
- Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất ?
- Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu ?
* Kết luận: Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải. Trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá rau để lớn.Hình 2a, b, c cho thấy sâu càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất. Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trông trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm.
Hoạt động 2:Tìm hiểu về ruồi, gián:
-YC hs quan sát H6,7/115 và trả lời câu hỏi:
+ Gián sinh sản như thế nào?
+ Ruồi sinh sản như thế nào?
+ So sánh chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì khác nhau và giống nhau?
+ Ruồi thường đẻ trứng ở đâu ?
+ Gián thường đẻ trứng ở đâu ?
+ Nêu cách diệt ruồi mà em biết ?
+ Nêu cách diệt gián mà em biết ?
+ Em có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng ?
- YCHS đọc Bạn cần biết
- YCHS vẽ dòng đời chu trình sinh sản của một côn trùng.
3. Hoạt động 3 : Trò chơi
AI NHANH AI ĐÚNG
- Nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm trình bày.
- KQ:
.H1:Trứng (thường được đẻ vào đầu hè, sau 6- 8 ngày, trứng nở thành sâu).
.H2; a,b,c:Sâu (sâu ăn lá dần cho đến khi da ngoài trở nên quá chật, chúng lột xác và lớp da mới hình thành.Khoảng 30 ngày sau, sâu ngừng ăn).
.H3:Nhộng (sâu leo lên tường, hàng rào hay ậu cửa.Vỏ sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng).
.H4:Bướm (trong vòng 2,3 tuần, một con bướm nhăn nheo chui ra khỏi kén. Tiếp đến bướm xòe rộng đôi cánh cho khô rồi bay đi).
.H5:Bướm cải đẻ trứng vào lá rau cải, bắp hay súp lơ.
- Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.
- Giai đoạn sâu (bướm cải) càng lớn.
- Áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm,...
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện các nhóm trình bày.
+ Đẻ trứng, trứng gián nở thành gián con.
+ Đẻ trứng, trứng nở ra dòi (ấu trùng) Dòi hóa nhộng, nhộng nở thành ruồi con.
+ Giống nhau: Đẻ trứng.
+ Khác nhau:
.Gián:trứng->con.
.Ruồi:trứng->dòi->nhộng->ruồi con.
+ Nơi có phân, rác thải, xác Đ-T-V.
+ Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo.
+ Giữ VS nhà ở, nhà VS, chuồng trại, rác, phun thuốc.
+ Giữ VS nhà ở, nhà bếp, nhà VS, nơi để rác, tủ bếp, phun thuốc diệt.
+ Đẻ trứng.
- 2HS đọc.
- HS vẽ:Trứng-gián.
Trứng-dòi-nhộng-ruồi.
- hs Tham gia
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị:“Sự sinh sản của ếch ”.
*KQ:
Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản:
- Giống nhau
- Khác nhau
- Đẻ trứng
- Trứng nở ra dòi (ấu trùng). Dòi hóa nhộng. Nhộng nở ra ruồi
- Đẻ trứng
- Trứng nở ra thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian
Nơi đẻ trứng
Nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,...
Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo,...
Cách tiêu diệt
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi,...
- Phun thuốc diệt ruồi.
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo,...
- Phun thuốc diệt gián.
*************************
Tiết 4: Đạo đức
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
- Kể được 1 số việc làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở VN hoặc ở địa phương.
II.CHUẨN BỊ:Tranh ảnh trụ sở LHQ và hình trong SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Trẻ em có quyền và trách nhiệm gì trong việc sống trong h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 28.doc