Kĩ thuật:
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất 1 khuy hai lỗ, khuy đính đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đính khuy hai lỗ. Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
- Vải, chỉ khâu, kim khâu.
III. Hoạt động dạy và học:
12 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ ba ngày 09 tháng 9 năm 2013
Luyện Toán:
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
- Củng cố về phân số, tính chất cơ bản của phân số
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép hệ thống bài tập
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Củng cố kiến thức
- GV chốt kiến thức ôn tập
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 :
a) Viết thương dưới dạng phân số
8 : 15 ; 7 : 3 ; 23 : 6
b) Viết số tự nhiên dưới dạng phân số
19 ; 52 ; 7
Bài 2 : Quy đồng mẫu số các phân số sau:
và ; và
Bài 3 : (HSKG)
Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau
; ; ; ; ;
Bài 3 : Điền dấu > ;<;=
; ; .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm nhanh một số bài
- HS làm việc nhóm đôi, nói cho nhau nghe về tính chất cơ bản của phân số, cách quy đồng mẫu số hai phân số
- Từng nhóm HS hỏi đáp nhau trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- 4HS nối tiếp nêu yêu cầu bài tập
- Trao đổi nhóm đôi để cùng nhau tìm cách thực hiện các bài tập
- HS làm bài cá nhân theo khả năng của mình vào vở, 4 HS làm bài vào bảng phụ
- Cả lớp cùng GV chữa bài
Khoa học:
NAM HAY NỮ (T1)
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi 1 số quan niệm xã hội về vai trò của nam và nữ.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 6,7 SGK
- Các tấm phiếu:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Vở bài tập Khoa học
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề bài lên bảng, cả lớp theo dõi.
HĐ3:Thảo luận
- GV kết luận
HĐ4: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?’’
- Tổ chức và hướng dẫn. GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý trong trang 8 SGK và hướng dẫn HS cách chơi
- GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
HĐ5: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
+ Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?
- Làm việc theo nhóm 4 (nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1,2,3 trang 6 SGK).
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Một số HS: Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
- HS thực hiện trò chơi theo nhóm
+ Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây:
+ Lần lượt các nhóm giải thích tại sao lại xếp như vậy.Các nhóm khác có thể chất vấn. Cả lớp cùng đánh giá, tìm ra nhóm nào thắng cuộc.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích cách làm.
HDTH:
ATGT : KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu :
- HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật GTĐB.
- HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an tòan qua đường giao nhau.
- Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an tòan hay không an toàn khi đi xe đạp.
- Có ý thức diều khiển xe đạp an tồn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập.
- Sân bàn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Trò chơi đi xe đạp trên sân bàn.
GV nêu các tình huống, yêu cầu HS trả lời hoặc phải nêu cách xử lí đúng, an toàn.
- Để rẽ trái người đi xe đạp phải làm gì?
- Một số tình huống (xem tư liệu tr.18)
Hoạt động 2: Cho học sinh thực hành trên sân trường.
- GV kết luận.
Hoạt động 3:Thi lái xe an toàn.
- GV kẻ sơ đồ trên sân, có một số chướng ngại vật, các biển báo cấm xe đạp..., ngã tư có đèn tín hiệu...
- 4 HS tham gia
- GV chốt ý toàn bài về kĩ năng đi xe đạp an toàn.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò:
- Giáo dục các em ý thức tham gia giao thông an toàn
- HS trả lời sau khi GV nêu tình huống
- Phải quan sát kĩ phía trước, sau rồi giơ tay xin đường qua
- HS tiến hành đi xe đạp trên sân trường
- HS đi xe quan sát các biển báo hiệu giao thông và chú ý tuân theo luật giao thông đường bộ
- HS lắng nghe
HĐGDNGLL:
THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG: LẮNG NGHE VÀ NGHE THẤY
I. Mục tiêu:
- Bài học giúp em phân biệt được lắng nghe và nghe thấy
- Lắng nghe có hiệu quả hơn
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở thực hành KNS
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phân biệt lắng nghe và nghe thấy
- GV kết luận: Lắng nghe có nghĩa là chú ý -> hiểu -> hỏi đáp -> ghi nhớ
2. So sánh lắng nghe với các kĩ năng khác
- GV đính bảng phụ chép bài tập
Bài 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
a. Đầu tiên, thứ hai, thứ ba, cuối cùng
b. Nhiều nhất, tương đối nhiều, tương đối ít, ít nhất
- GV kết luận: Kĩ năng nghe được học đầu tiên, được dạy đầu tiên và mức độ sử dụng nhiều nhất
3. Tìm hiểu về chữ “Thính”
a. Giới thiệu chữ “Thính”
- GV kết luận: Chữ thính trong tiếng Hán được ghép bởi 5 chữ khác nhau là “nhĩ, nhãn, nhất, tâm , vương”
b. Ý nghĩa của chữ “Thính”
- GV nêu câu hỏi
1. Chữ “thính” có chữ “nhĩ” có nghĩa là khi lắng nghe, cần nghe bằng tai. Đúng hay sai
2. Chữ “thính” có chữ “nhãn” có nghĩa là khi lắng nghe cần:
- Nhìn đi chỗ khác
- Nhìn vào người nói
- Liếc mắt khắp nơi
3. Chữ “thính” có chữ “tâm” có nghĩa là khi lắng nghe cần:
- Nghe bằng cả trái tim, tình cảm
- Phân tích, nhận xét
- Lấy thông tin
4. Chữ “thính” có chữ “nhất” có nghĩa là khi lắng nghe cần:
- Khi thì nhìn, khi thì để tâm
- Đồng nhất cả mắt, tai, tình cảm đặt vào việc nghe
5. Chữ “thính” có chữ “vương” có nghĩa là khi lắng nghe cần:
- Không quan tâm tới người nói
- Tôn trọng và coi người nói như vua
- Coi mình là vua
- GV rút ra bài học
4. Luyện tập
- HS nhắm mắt lại và nghe trong vòng 2 phút. Viết lại những âm thanh mà em vừa nghe thấy
- Em nhắm mắt lại và hướng sự tập trung của mình tới một địa điểm và chú ý xem những người ở đó đang nói chuyện gì. Em nghe được gì?
- Nối tiếp các HS trình bày
- HS thảo luận nhóm đôi cho biết điều khác biệt giữa hai lần trải nghiệm ở trên là do đâu?
+ Sự chú ý
+ Sự tập trung khi nghe
+ Người nghe ở trong hoàn cảnh khác nhau
+ Định hướng khi nghe
- HS trao đổi nhóm đôi
+ Chúng ta phải học kĩ năng nào đầu tiên trong các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết
+ Chúng ta phải sử dụng các kĩ năng đó theo các mức độ nào; những kĩ năng đó được dạy ở mức độ nào.
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
- HS thảo luận với bạn bên cạnh để biết được chữ “thính” có nghĩ là “nghe”.
- HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
Câu 1: Đúng
Câu 2: Nhìn vào người nói
Câu 3: Nghe bằng cả trái tim, tình cảm
Câu 4: Đồng nhất cả mắt, tai, tình cảm đặt vào việc nghe
Câu 5: Tôn trọng và coi người nói như vua
- 1 HS đọc truyện “Lắng nghe là hùng biện nhất”
- Em viết lại chữ thính vào khung giấy và giải nghĩa cho bố mẹ cùng nghe
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2013
Luyện Tiếng Việt:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại các kiến thức cơ bản về từ loại, cách tìm từ dựa vào từ loại ; xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn ôn tập
- GV ghi yêu cầu bài tập
Bài 1: Cho các từ sau: núi đồi: rực rỡ; chen chúc; vườn; dịu dàng; ngọt; thành phố; ăn; đánh đập.
Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo 2 cách:
a. Dựa vào cấu tạo( từ đơn, từ ghép, từ láy)
b. Dựa vào từ loại( danh từ, động từ, tính từ)
Bài 2: Xác định các bộ phận chủ ngữ , vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a. Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
b. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
c. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
Bài 3: Tạo 1 từ ghép và một từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen
2. Chấm bài và nhận xét
- GV chấm nhanh các bài làm của HS
- Nối tiếp 3 HS đọc bài tập
- HS thảo luận nhóm 4 để cùng làm bài tập
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận cùng nhóm sau đó hoàn thành bài cá nhân vào vở
- Nối tiếp HS trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung,
Kĩ thuật:
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất 1 khuy hai lỗ, khuy đính đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đính khuy hai lỗ. Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
- Vải, chỉ khâu, kim khâu.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Giới thiệu bài
GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ
HĐ3: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV nhận xét
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS quan sát 1 số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a.
+ Nêu nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc khuy hai lỗ?
- HS quan sát mẫu kết hợp với quan sát hình 1b.
+ Nêu vị trí đính phần mặt lồi, phần mặt lõm của khuy.
- HS nhận xét
- HS quan sát hình và đọc nội dung mục 1, 2 tìm hiểu các thao tác đính khuy hai lỗ.
- HS nêu kết qua tìm hiểu
- HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
HDTH:
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG: RỬA TAY
I. Mục tiêu:
- Nêu được khi nào cần phải rửa tay.
- kể ra những thứ có thể dùng để rửa tay.
- Biết cách rửa tay sạch sẽ và rửa tay đúng khi cần thiết.
- Có ý thức giữ sạch đôi bàn tay.
II. Đồ dùng dạy học:
- Xà phòng.
- Khăn hoặc giấy sạch.
- Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tìm hiểu khi nào cần phải rửa tay.
- Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ chúng ta phải làm gì?
- Chúng ta cần rửa tay khi nào?
HĐ2. Hướng dẫn thực hành
- Chia lớp thành các nhóm.
- Giáo viên làm mẫu.
- Giáo viên nhận xét kết quả thực hành.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Dặn dò HS thường xuyên rửa tay để giữ vệ sinh sạch sẽ
- Cả lớp hát bài "Em có đôi bàn tay trắng tinh".
+ Không nghịch đất cát, rửa tay,...
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ Rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi cầm vào đồ ăn.
+ Rửa tay sau khi đi tiêu, đi tiểu.
+ Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc chơi với các con vật.
- Các nhóm thực hành rửa tay
HĐGDNG:
XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM
I. Mục tiêu:
- HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp.
- Giáo dục HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự truyền thống của lớp
II. Đồ dùng dạy học:
- Một cuốn sổ bìa cứng
- Ảnh chụp chung HS cả lớp, ảnh chụp chung HS từng tổ, ảnh chụp cá nhân từng HS
- Thông tin về các cá nhân HS, các tổ và lớp
- Bút màu, keo dán
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuẩn bị
Bước 2: Tiến hành làm Sổ truyền thống của lớp
- Mỗi HS về chuẩn bị: 1 ảnh cá nhân và một vài dòng tự giới thiệu về bản thân
- Các tổ chuẩn bị : Một bức ảnh chung của tổ, một vài nét giới thiệu về tổ mình
- Cả lớp chuẩn bị : Chụp 1, 2 bức ảnh chung của cả lớp
- Thành lập Ban biên tập Sổ truyền thống
- Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp, về tổ và các cá nhân trong lớp
- Sắp xếp tranh ảnh, thông tin theo từng loại.
- Tổng hợp, biên soạn lại thông tin
- Trình bày, trang trí sổ truyền thống
Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2013
Đạo đức:
EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết học sinh lớp Năm là học sinh của lớp lớn nhất trường, có 1 vị thế mới so với học sinh các lớp dưới nên cần cố gắng học tập, rèn luyện, cần khắc phục những điểm yếu riêng của mỗi cá nhân trở thành điểm mạnh để xứng đáng là lớp đàn anh trong trường cho các em học sinh lớp dưới noi theo.
- Cảm thấy vui và tự hào vì mình là lớp Năm.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp Năm.
- Yêu quý và tự hào về trường, lớp mình.
- Nhận biết được trách nhiệm của mình: có kĩ năng tự nhận thức những mặt mạnh và những mặt yếu cần khắc phục của mình.
- Biết đặt mục tiêu và lập kế hoạch phấn đấu trong năm học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ các tình huống SGK.
- Sách giáo khoa
- Phiếu bài tập cho HĐ2.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
HĐ2: Tìm hiểu vị thế của học sinh lớp Năm
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
HĐ3: Nêu lên niềm tự hào “Em là học sinh lớp Năm”
- GV nhận xét.
HĐ4: Trò chơi “ MC và học sinh lớp Năm”
- GV chia lớp làm 3 nhóm và hướng dẫn HS cách chơi.
HĐ5: Hướng dẫn thực hành
- GV yêu cầu
- HS quan sát bức tranh thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi gợi ý của GV:
+ Bức ảnh thứ nhất chụp cảnh gì? Em thấy nét mặt các bạn như thế nào?
+ Bức tranh thứ hai vẽ gì? Cô giáo đã nói gì với các bạn? Em thấy các bạn có thái độ như thế nào?
+ Bức tranh thứ ba vẽ gì? Bố của bạn HS đã nói gì với bạn? Theo em, bạn HS đó đã làm gì để được bố khen?
+ Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên?
- HS thảo luận nhóm 2 và hoàn thành phiếu học tập (Mẫu phiếu theo thiết kế Đạo đức).
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS làm việc cá nhân:
+ Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình?
+ Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp Năm?
- HS nối tiếptrình bày, HS khác bổ sung
- Các nhóm thực hiện trò chơi.
- 1 HS làm MC dẫn chương trình cho cả lớp cùng chơi.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS về nhà thực hiện:
+ Lập kế hoạch phấn đấu cho bản thân trong năm học này.
+ Sưu tầm các câu chuyện các tấm gương về HS lớp Năm gương mẫu.
+ Về nhà vẽ tranh theo chủ đề “ Trường em”.
Địa lí:
VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Mô tả được vị trí địa lí và giới hạn của nước ta trên bản đồ và quả Địa cầu.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330.000 km2
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ và nêu được tên 1 số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
* HS khá, giỏi: Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại; biết phần đât liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S
* Quan tâm đến giáo dục KNS; giáo dục BVTN và MT biển đảo
II. Đồ dùng dạy học:
- Quả Địa cầu, bản đồ Việt Nam.
- Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á.
- Phiếu học tập (Vở bài tập Địa lí)
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề bài lên bảng.
HĐ2: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn của nước ta
- GV treo lược đồ
- GV nhận xét, nêu kết luận.
HĐ3: Tìm hiểu một số thuận lợi do vị trí địa lí mang lại cho nước ta.
- GV nêu yêu cầu:
+ Vì sao nói Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không?
- GV nhận xét, chốt ý.
* GD BVTN và MT biển đảo
HĐ4: Tìm hiểu về hình dạng và diện tích nước ta
- GV nêu yêu cầu
GV nhận xét, kết luận.
HĐ5: Củng cố, dặn dò
- GV tổ chức cho HS thi theo tổ cuộc thi giới thiệu “ Việt Nam đất nước tôi”.
- GV nhận xét tiết học
- HS quan sát và chỉ vị trí của nước ta trên quả Địa cầu.
- HS quan sát và thảo luận theo nhóm 2:
+ Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ?
+ Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta?
+ Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền nước ta? Tên biển là gì?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
- Nối tiếp các nhóm trình bày kết quả thảo luận, HS khác nhận xét.
- HS nghiên cứu SGK, sau đó nối tiếp nhau trình bày các ý mà mình vừa tìm hiểu
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
* HS biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí Việt Nam mang lại.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập (Mẫu phiếu theo thiết kế Địa lí tr 9).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện cuộc thi.
HDTH:
LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI TUẦN 1
I . Mục tiêu:
- Rèn HS kĩ năng đọc trôi chảy, rành mạch hai bài tập đọc “Thư gửi các học sinh” “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- HS khá giỏi đọc diễn cảm được hai bài tập đọc
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép nội dung luyện đọc diễn cảm của hai bài đọc
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Củng cố kiến thức
- GV chốt nhận xét
2. Hướng dẫn thực hành
- GV nêu yêu cầu hoạt động
- Theo dõi các nhóm luyện đọc
- GV nhận xét
- Đính bảng phụ chép sẵn hai đoạn văn luyện đọc diễn cảm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- 2 HS nêu tên hai bài tập đọc đã được học trong tuần học đầu tiên
- HS làm việc nhóm 4. Nhóm trưởng điều khiển các bạn luyện đọc trong nhóm, cùng nhau giúp đỡ những bạn yếu để bạn đọc trôi chảy, đặc biệt sửa sai các từ bạn hay đọc sai.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn thi đọc. Nhóm này được mời một bạn bất kì trong nhóm kia để đọc cho cả lớp cùng nghe
- Cả lớp nhận xét từng bạn đọc
- HS xung phong thi đọc diễn cảm hai đoạn trong hai bài tập đọc GV đã viết sẵn trên bảng phụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chiều.doc